-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hệ thống ôn tập và câu hỏi thi vấn đáp - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Khi vấn đáp có 02 phần: phần cơ bản (phần cứng) và phần mở rộng – nâng cao, phân bổ tương đối ở cấu trúc đề cương học phần và dễ cho việc hỏi vấn đáp thực tế mở rộng nội dung. - Điểm cho phần trả lời câu hỏi “phần cứng”, chuẩn bị trong đề là 5/10 (bao gồm SV trình bày phần đã chuẩn bị 3/10 + hỏi đáp của GV làm rõ thêm nội dung đã chuẩn bị 2/10). Mục đích đánh giá việc nhớ, thuộc, tái hiện kiến thức cơ bản của học phần, đạt mức độ trung bình. Chúng ta có 100 câu hỏi vấn đáp cho phần này. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Pháp luật đại cương (BK.HCM)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521 lOMoARcPSD|47206521
HỆ THỐNG ÔN TẬP VÀ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP
Học phần: LUẬT DÂN SỰ 1 Quy định :
- Khi vấn đáp có 02 phần: phần cơ bản (phần cứng) và phần mở rộng –
nâng cao, phân bổ tương đối ở cấu trúc đề cương học phần và dễ cho việc
hỏi vấn đáp thực tế mở rộng nội dung.
- Điểm cho phần trả lời câu hỏi “phần cứng”, chuẩn bị trong đề là 5/10 (bao
gồm SV trình bày phần đã chuẩn bị 3/10 + hỏi đáp của GV làm rõ thêm
nội dung đã chuẩn bị 2/10). Mục đích đánh giá việc nhớ, thuộc, tái hiện
kiến thức cơ bản của học phần, đạt mức độ trung bình. Chúng ta có 100
câu hỏi vấn đáp cho phần này.
- Điểm cho phần vấn đáp kiến thức mở rộng, nâng cao và chuyên sâu 5/10
(bao gồm hai mức: mở rộng 3/10, nâng cao và chuyên sâu 2/10), Mục
đích đánh giá khả năng hiểu và vận dụng kiến thức, phân loại mức độ khá
giỏi. Câu hỏi phần này được giảng viên nêu trực tiếp khi vấn đáp.
- Thời gian vấn đáp trung bình của mỗi sinh viên là 10 – 15 phút.
Kết cấu câu hỏi phần cơ bản Phần
Chủ đề nội dung Số câu hỏi Ghi chú 1 Nhập môn Luật Dân Sự 1 5 2
Cá nhân - chủ thể pháp luật dân sự 10 3
Pháp nhân và các tổ chức trong 10 quan hệ PLDS 4 Tài sản 10 5 Giao dịch dân sự 18 6 Đại diện 10 7 Thời hạn, thời hiệu 5 8 Quyền sở hữu 20 9 Thừa kế 12 Tổng cộng 100 lOMoARcPSD|47206521
Phần 1 – Nhập môn Luật dân sự 1
1. Hãy trình bày về nội dung đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh của luật dân sự.
2. Quan hệ pháp luật dân sự là gì? Hãy trình bày những đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự.
3. Nguồn luật là gì? Hãy trình bày về các nguồn của luật dân sự.
4. Hãy trình bày về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.
5. Hãy trình bày về thứ tự ưu tiên áp dụng pháp luật dân sự.
Phần 2 – Chủ thể cá nhân
6. Năng lực pháp luật dân sự dân sự là gì? Hãy trình bày về nội dung năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân.
7. Năng lực hành vi dân sự là gì? Hãy trình bày nội dung năng lực hành vi dân
sự của người chưa thành niên. Nêu ví dụ minh họa.
8. Năng lực hành vi dân sự là gì? Hãy trình bày nội dung năng lực hành vi dân
sự của người thành niên nhưng gặp trở ngại về nhận thức hoặc hành vi. Nêu ví dụ minh họa.
9. Quyền nhân thân là gì? Trình bày các đặc điểm pháp lý về quyền nhân
thân của cá nhân theo BLDS 2015.
10.Quyền nhân thân là gì? Trình bày các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân
của cá nhân theo quy định của BLDS 2015.
11.Giám hộ là gì? Trình bày điều kiện và đặc điểm pháp lý của các chủ thể
trong quan hệ giám hộ theo BLDS 2015.
12.Giám hộ là gì? Trình bày căn cứ xác lập và chấm dứt quan hệ giám hộ theo BLDS 2015.
13.Nơi cư trú là gì? Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản về nơi cư trú của
cá nhân theo quy định của BLDS 2015.
14.Tuyên bố mất tích là gì? Hãy mô tả trình tự yêu cầu và hậu quả pháp lý của
việc tuyên bố cá nhân mất tích.
15.Tuyên bố chế là gì? Hãy mô tả trình tự yêu cầu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân chết lOMoARcPSD|47206521
Phần 3 – Chủ thể tổ chức
16.Pháp nhân là gì? Hãy trình bày điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân theo BLDS 2015.
17. Pháp nhân là gì? Phân biệt pháp nhân với cá nhân.
18.Pháp nhân là gì? Phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương
mại. Cho ví dụ minh họa.
19.Pháp nhân là gì? Phân biệt pháp nhân với chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân.
20.Trình bày quy định về tên pháp nhân theo BLDS 2015. Cho biết quan điểm
của anh/chị về quy định này.
21.Phân biệt đặc điểm, điều kiện và hậu quả pháp lý của chia pháp nhân và tách pháp nhân.
22.Phân biệt đặc điểm, điều kiện và hậu quả pháp lý của hợp nhất pháp nhân và sáp nhập pháp nhân.
23.Hãy trình bày tư cách chủ thể và cách thức tham gia quan hệ pháp luật dân
sự của hộ gia đình theo BLDS 2015.
24.Hãy trình bày tư cách chủ thể và cách thức tham gia quan hệ pháp luật dân
sự của tổ hợp tác theo BLDS 2015.
25.Hãy trình bày cách thức tham gia quan hệ pháp luật dân sự của Nhà nước
CHXHCN Việt Nam theo BLDS 2015. Phần 4 – Tài sản
26. Trình bày và phân biệt đặc điểm của tài sản theo quy định tại K1, Đ105
BLDS 2015. Cho ví dụ minh họa.
27. Phân biệt động sản và bất động sản. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
28. Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Nêu ý
nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
29. Phân biệt vật chia được và vật không chia được. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
30. Phân biệt vật chính và vật phụ. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa. lOMoARcPSD|47206521
31. Phân biệt vật tiêu hao và vật tiêu hao. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
32. Phân biệt vật đặc định và vật cùng loại. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
33. Phân biệt hoa lợi và lợi tức. Nêu ý nghĩa ứng dụng và cho ví dụ minh họa.
34. Quyền tài sản là gì? Cho một ví dụ về quyền tài sản. Giải thích và làm rõ
các đặc điểm của tài sản thông qua ví dụ này.
35. Đăng ký tài sản là gì? Loại tài sản nào phải đăng ký? Cho biết ý nghĩa
pháp lý và thực tiễn của việc đăng ký tài sản.
Phần 5 – Giao dịch
36. Giao dịch dân sự là gì? Trình bày các dấu hiệu của giao dịch dân sự.
37.Phân biệt hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Cho ví dụ minh họa.
38.Hiệu lực của giao dịch dân sự là gì? Trình bày các điều kiện có hiệu
lực của giao dịch dân sự. Cho ví dụ minh họa.
39.Trình bày hậu quả của việc chủ thể giao dịch dân sự chưa có năng lực phù
hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Cho ví dụ minh họa.
40. Trình bày về hình thức của giao dịch dân sự. Cho ví dụ với mỗi hình thức.
41.Trình bày nội dung quy định giao dịch dân sự có điều kiện. Cho ví dụ minh họa.
42.Trình bày nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự theo quy định pháp luật hiện hành.
43.Giao dịch dân sự vô hiệu là gì? Trình bày đặc điểm và hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu.
44. Trình bày các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và cho ví dụ.
45. Trình bày các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và cho ví dụ.
46.Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu
tương đối. Cho ví dụ minh họa.
47.Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu toàn phần và giao dịch dân sự vô hiệu
một phần. Cho ví dụ mình họa.
48.Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật? Giải thích và cho ví dụ. lOMoARcPSD|47206521
49. Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo? Giải thích và cho ví dụ.
50.Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn? Giải thích và cho ví dụ.
51.Như thế nào là giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe dọa, cưỡng ép? Giải thích và cho ví dụ.
52.Trình bày về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. Cho ví dụ minh họa.
53.Hãy trình bày nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vô hiệu. Cho ví dụ minh họa.
Phần 6 – Đại diện
54.Đại diện là gì? Trình bày khái niệm và đặc điểm của quan hệ đại diện. Gợi
ý: dựa trên cấu thành của quan hệ pháp luật.
55. Trình bày điều kiện để cá nhân thực hiện vai trò của người đại diện.
56. Trình bày hậu quả pháp lý của hành vi đại diện.
57. Trình bày căn cứ xác lập quyền đại diện và cho ví dụ minh họa cụ thể.
58. Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
59. Trình bày nội dung quy định về người đại diện theo pháp luật của cá nhân.
60.Trình bày nội dung quy định về người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
61. Trình bày nội dung quan hệ đại diện theo ủy quyền.
62.Trình bày khái niệm phạm vi đại diện và cách xác định phạm vi đại diện. Cho ví dụ minh họa.
63.Trình bày hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện.
Phần 7 – Thời hạn / Thời hiệu
64.Trình bày khái niệm thời hạn và nêu ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời hạn.
65. Trình bày quy định về thời điểm bắt đầu thời hạn và kết thúc thời hạn.
66. Trình bày khái niệm và phân biệt các loại thời hiệu
67.Trình bày nội dung quy định của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ
nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ minh họa. lOMoARcPSD|47206521
68.Trình bày nội dung quy định của thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu
yêu cầu giải quyết việc dân sự. Cho ví dụ mình họa.
Phần 8 – Quyền đối với tài sản
69. Trình bày nội dung của quyền chiếm hữu theo pháp luật dân sự hiện hành.
70. Trình bày nội dung của quyền sử dụng theo pháp luật dân sự hiện hành.
71. Trình bày nội dung của quyền định đoạt theo pháp luật dân sự hiện hành.
72.Trình bày nội dung nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
73.Trình bày và phân loại các căn cứ xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
74.Trình bày quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với
tài sản. Cho ví dụ minh họa.
75.Trình bày đặc điểm và hậu quả pháp lý của xác lập quyền sở hữu đối với
trường hợp người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định
được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm.
76.Trình bày đặc điểm và hậu quả pháp lý của xác lập quyền sở hữu đối với
trường hợp người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc.
77. Trình bày nội dung về giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
78.Trình bày nội dung và trình tự áp dụng các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu theo pháp luật hiện hành.
79.Phân biệt chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
80.Phân biệt quyền của người chiếm hữu và quyền chiếm hữu của chủ sở hữu,
người được chủ sở hữu ủy quyền.
81.Trình bày và phân tích ý nghĩa thực tế của nguyên tắc suy đoán tình trạng
và quyền của người chiếm hữu.
82. Trình bày khái niệm và phân loại sở hữu chung.
83.Trình bày nguyên tắc xác lập, thực hiện và phân chia tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng. lOMoARcPSD|47206521
84.Trình bày nguyên tắc xác lập, thực hiện và phân chia tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
85.Trình bày nguyên tắc xác lập, thực hiện và phân chia tài sản thuộc sở hữu
chung của các thành viên gia đình.
86.Liệt kê các quyền đối với bất động sản liền kề theo BLDS 2015 và trình bày
nội dung của những quyền này.
87. Trình bày căn cứ xác lập và nguyên tắc thực hiện quyền hưởng dụng.
88. Trình bày căn cứ xác lập và nguyên tắc thực hiện quyền bề mặt.
Phần 9 – Thừa kế
89. Thừa kế là gì? Trình bày nội dung của quyền thừa kế.
90.Trình bày nội dung pháp lý về thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của
việc xác định thời điểm mở thừa kế. Cho ví dụ
91.Trình bày nội dung pháp lý về địa điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của
việc xác định địa điểm mở thừa kế. Cho ví dụ
92.Trình bày quy định về người thừa kế. Phân biệt người thừa kế và người để lại thừa kế.
93.Trình bày quy định về người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản.
94.Di chúc là gì? Nêu các điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp. Cho biết cơ sở pháp lý.
95. Di chúc miệng là gì? Trình bày các điều kiện để di chúc miệng có hiệu lực.
96.Trình bày phương thức xác định người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc. Cho ví dụ minh họa.
97.Thừa kế theo pháp luật là gì? Trình bày điều kiện áp dụng thừa kế theo pháp luật.
98.Trình bày nội dung quy định về người thừa kế theo pháp luật.
99.Thừa kế thế vị là gì? Nêu điều kiện để áp dụng thừa kế thế vị. Cho ví dụ minh họa.
100. Trình bày nội dung phân chia di sản thừa kế và cho một tình huống minh họa. lOMoARcPSD|47206521
Tài liệu đọc để chuẩn bị cho phần vấn đáp nâng cao - mở rộng
Tài liệu khoa học
1) Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên). Bình luận khoa học Bộ luật dân sự 2015. Án lệ 1) Án lệ 31/2020/AL. 2) Án lệ 02/2016/AL.
Một số bài viết gợi ý - tham khảo
1) Quy định về sở hữu chung và sở hữu chung trong thừa kế.
https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=12&cn=82&tc=6602
2) ThS Nguyễn Hoàng Long (2018). Quyền tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015. Tạp chí Tòa án. https://tapchitoaan.vn/quyen-tai-san-theo-quy-
dinh-cua-bo-luat-dan-su-nam-2015
3) Nguyễn Ngọc Điện (2015). Cần xây dựng lại khái niệm “Quyền tài sản” trong luật dân
sự. Tạp chí nghiên cứu Lập pháp. http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx? tintucid=209031
4) ThS. Nguyễn Văn Tiến (2021). Quyền tự bảo vệ - Một nội dung của quyền sở hữu tài
sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015. https://www.google.com/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&ved=2ahU KEwilmJ7Wy4b-
AhW3t1YBHSfPDIEQFnoECCgQAQ&url=https%3A%2F%2Fvjol.info.vn%2Findex
.php%2Ftks%2Farticle%2Fdownload%2F66775%2F56365%2F&usg=AOvVaw13iwt WZPbqLk-5JJ1RiUrI
5) Khác… (Sinh viên tự đọc và nghiên cứu, không nên giới hạn chỉ trong những bài trên này). Trang web
1) Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp: lapphap.vn
2) Thông tin pháp luật dân sự - https://phapluatdansu.edu.vn/