Hình Thức Nhà Nước Việt Nam | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực, là phương thức chuyển ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí nhà nước. Nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều ngang, ở cấp tối cao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45876546
Hình Thức Nhà Nước Việt Nam
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức
quyền lực, là phương thức chuyển ý chí
của giai cấp thống trị thành ý chí nhà
nước. Nói đến hình thức nhà nước là nói
đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
theo chiều ngang, ở cấp tối cao; cách thức
tổ chức quyền lực nhà nước theo chiều
dọc, từ cấp tối cao xuống cấp cơ sở;
phương pháp, cách thức để thực
hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là khái niệm chung được hình thành
từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
Hình thức chính thể
Hình thức chính thể của nhà nước là cách thức và trình tự thành lập các
bộ máy, cơ quan nhà nước, các cơ quan quyền lực tối cao, xây dựng cơ
cấu và tạo nên, thiết lập các mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau
cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan
thông qua công tác bầu cử, ứng cử, giám sát… Có thể chia hình thức
chính thể thành hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
Quân chủ là chính thể mà trong đó quyền lực tối cao của nhà nước
tập trung toàn bộ hoặc một phần vào tay một cá nhân (vua, quốc
vương...) theo phương thức cha truyền con nổi (thế tập). Trong
chính thể quân chủ, về mặt pháp lí người đứng đầu nhà nước
được coi là người có quyền lực cao nhất của nhà nước. Thông
thường, nhà vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối, có
hai dạng cơ bản là quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
Quân chủ hạn chế là chính thể mà trong đỏ nhà vua chỉ
nắm giữ một phần quyền lực tối cao của nhà nước, bên lOMoAR cPSD| 45876546
cạnh vua còn có cơ quan khác để chia sẻ quyền lực với
vua. Trong chính thể này, nhà vua có thể chỉ nắm giữ
quyền lực tối cao của nhà nước trên danh nghĩa, thực tế
nhà vua có thể bị hạn chế một hoặc tất cả trong các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Quân chủ tuyệt đổi là chính thể mà trong đó nhà vua có
quyền lực tối cao và vô hạn trong cả ba lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp, không bị chia sẻ cho ai và cũng
không chịu một sự hạn chế nào. Đây là hình thức chính thể
mà nhà vua là người ban hành pháp luật, chỉ huy việc thực
hiện pháp luật và cũng là vị quan tòa tối cao.
Cộng hoà là chỉnh thể mà trong đó quyền lực cao nhẩt của nhà
nước thuộc về cơ quan (tập thể) đại diện của nhân dân. Mỗi nước
có thể có quy định riêng về trình tự, thủ tục thành lập, nhiệm vụ
quyền hạn... của cơ quan này.
Hình thức cấu trúc.
• Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước theo đơn vị hành
chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Nhà
nước, giữa các cơ quan Nhà nước trung ương và cơ quan Nhà nước địa
phương. Khi xem xét hình thức cấu trúc của một nhà nước là xem xét
cách thức cấu tạo nhà nước thành các cấp chính quyền từ trung ương
xuống địa phương, địa vị cùa chính quyền mỗi cấp cũng như quan hệ
giữa các cấp chính quyền với nhau, được chia làm hai dạng cơ bản là
nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang.
Nhà nước đơn nhất là hình thức cấu trúc nhà nước truyền thống
và rất phổ biến ữên thế giới, tuy nhiên hình thức cấu trúc này rất
đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội... của mỗi nước. Nhà nước đơn nhất có đặc điểm
cơ bản là: chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm lOMoAR cPSD| 45876546
giữ; địa phương là những đơn vị hành chính lãnh thổ không có
chủ quyền; cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật;…
Nhà nước liên bang được hình thành bằng nhiều con đường khác
nhau, rất đa dạng và phức tạp. Nhìn chung, nhà nước này có đặc
điểm cơ bản là: chủ quyền quốc gia vừa do chính quyền liên bang
vừa do chính quyền các bang nắm giữ; có sự phân chia quyền lực
giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang, sự phân
chia này có thể diễn ra trên một số hoặc cả ba lĩnh vực là lập
pháp, hành pháp, tư pháp;…
Chế độ chính trị
• Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp mà nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội... của đất nước mà chế độ chính trị có những biểu
hiện khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành hai dạng cơ bản là chế độ
chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
Dân chủ là chế độ chỉnh trị mà nhân dân có quyền tham gia vào
việc tố chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, bàn bạc, thảo
luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Trong
đó, nhà nước sử dụng các phương pháp dân chủ trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước; nhà nước thừa nhận, bảo đảm,
bảo vệ các quyền tự do chính trị của nhân dân; hoạt động của nhà
nước được thực hiện một cách công khai; phương pháp giáo dục
thuyết phục được coi trọng...
Phản dân chủ là chế độ chính trị mà nhân dân không có quyền
tham gia vào việc tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước,
không có quyền bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước. Trong đó, nhà nước sử dụng các cách
thức, thủ đoạn chuyên quyền, độc đoán trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước; các quyền, tự do chính trị của nhân lOMoAR cPSD| 45876546
dân không được nhà nước thừa nhận hoặc bị hạn chế, bị chà đạp;
phương pháp cưỡng chế được chú trọng...