Hồ Chí Minh và bản tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 môn Tư tưởng hồ chí minh | Đại học Văn Lang

Hồ Chí Minh và bản tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 môn Tư tưởng hồ chí minh | Đại học Văn Lang  giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học

HỒ CHÍ MINH VÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 2/9/1945
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
(NHÓM TRƯỞNG - CÁT TƯỜNG) Đó là những dòng đầu tiên trong bản “Tuyên
ngôn Độc lập”. 70 năm trước vào ngày 2/9, vang khắp bầu trời Hà Nội là lời tuyên bố
hùng hồn và đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh
nước Việt Nam Dân
PHẦN 2: BỐI CẢNH VÀ DIỄN BIẾN
(YẾN VY) Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến Hà Nội. Vào
ngày hôm sau là 26/8, Người quyết định triệu tập và là chủ tọa trong phiên họp của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được tổ chức tại số nhà 48 phố Hàng Ngang. Cuộc
họp này đã bàn thảo về những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng.
(XUÂN NHI) Từ ngày 28/8/1945, theo sự phân công của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau đó, bản Tuyên
ngôn được bổ sung và hoàn chỉnh vào ngày 31/8/1945. Hà Nội (nay là thủ đô của
nước ta) được vinh dự thay mặt các địa phương trên cả nước, tổ chức ngày lễ độc lập
để Chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào.
(KHẢI VINH) Từ sáng sớm, cả Hà Nội bừng lên trong màu cờ đỏ sao vàng và đèn
hoa rực rỡ. Từ giữa trưa, nhân dân thành phố và các vùng lân cận đã cuồn cuộn đổ về
quảng trường Ba Đình, nơi dựng lễ đài Độc lập Đúng 14 giờ, các thành viên của
Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng, lá cờ đỏ
sao vàng được từ từ kéo lên. Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
của chúng ta ngày nay.
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA
(QUANG VINH) Trong phần mở đầu, Bác đã trích dẫn 2 ý quan trọng trong Tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền dân quyền của nước
Pháp (1791) rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
(MINH TUYỀN) Với bản Tuyên ngôn độc lập, Bác đã vận dụng sáng tạo các tư
tưởng đó. Từ quyền con người, Bác suy rộng ra quyền dân tộc. Người khẳng định
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền
chính đáng, thiêng liêng, không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải
phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã
giương cao.
(HỒNG YẾN) Ngoài ra, Tuyên ngôn Độc lập cũng đồng thời tố cáo và lên án những
tội ác của thực dân Pháp. Chúng đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp
đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Điều này cho thấy cuộc chiến của ta là chính nghĩa.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự
do! Dân tộc đó phải được độc lập”.
(PHƯƠNG UYÊN) Qua sự kiện này, nước Việt Nam đã công bố với thế giới về
quyền độc lập và chính thức thiết lập thể chế Dân chủ Cộng hòa, thủ tiêu hoàn toàn
chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt
Nam trước toàn thể nhân dân Việt Nam và với toàn thế giới. “Một dân tộc đã gan góc
chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng
minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được
độc lập”.
(THANH VY) Sự kiện ngày 2/9/1945 là dấu son chói lọi trong lịch sử của dân tộc
Việt Nam. Chính vì vậy nó đã đi vào thơ ca tự bao giờ. Một trong số đó là bài thơ
“Sáng mồng Hai tháng Chín” được cất lên bằng hồn thơ xúc động của nhà thơ Tố Hữu
Hôm nay, sáng mồng Hai tháng Chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán… ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
Nhà thơ không giấu nổi niềm tự hào và xúc động của mình. Những câu thơ có âm tiết
vang cao, nhiều câu cảm thán như cất lên cho tiếng lòng của đồng bào Việt Nam.
(QUANG VIỆT) Dẫn ra như vậy, nhằm khẳng định chế độ chính trị mới của nước
Việt Nam cũng đi theo dòng chảy tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Vấn đề nhân quyền,
cụ thể là quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc cũng chính
là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(QUỐC UY) Tuyên ngôn độc lập quả thật là một áng văn chính luận mẫu mực, đây
cũng chính là một trong những lí do khiến nhóm chúng tôi chọn đề tài này. Dám nói
rằng, những ai có mặt vào sự kiện vĩ đại đó sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc khi
Bác cất giọng vang khắp vùng trời Hà Nội. Ngôn ngữ đanh thép hùng hồn khi tố cáo
tội ác của kẻ thù nhưng cũng lại chan chứa tình cảm khi nêu cao tinh thần bảo vệ đất
nước của dân tộc.
PHẦN 4: TỔNG KẾT
(TÚ UYÊN) Khi thời gian qua đi, trang giấy này có thể úa vàng, những nét chữ có thể
phai màu nhưng giá trị của bản Tuyên ngôn đối với cách mạng và con người Việt
Nam sẽ không bao giờ mất. Những ngàn năm sau nữa, Tuyên ngôn độc lập vẫn là một
văn kiện lịch sử mang tầm vóc thời đại và sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945 mãi mãi
là niềm tự hào của chúng ta.
| 1/3

Preview text:

HỒ CHÍ MINH VÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 2/9/1945 PHẦN 1: MỞ ĐẦU
(NHÓM TRƯỞNG - CÁT TƯỜNG) Đó là những dòng đầu tiên trong bản “Tuyên
ngôn Độc lập”. 70 năm trước vào ngày 2/9, vang khắp bầu trời Hà Nội là lời tuyên bố
hùng hồn và đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân
PHẦN 2: BỐI CẢNH VÀ DIỄN BIẾN
(YẾN VY) Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về đến Hà Nội. Vào
ngày hôm sau là 26/8, Người quyết định triệu tập và là chủ tọa trong phiên họp của
Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được tổ chức tại số nhà 48 phố Hàng Ngang. Cuộc
họp này đã bàn thảo về những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng.
(XUÂN NHI) Từ ngày 28/8/1945, theo sự phân công của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau đó, bản Tuyên
ngôn được bổ sung và hoàn chỉnh vào ngày 31/8/1945. Hà Nội (nay là thủ đô của
nước ta) được vinh dự thay mặt các địa phương trên cả nước, tổ chức ngày lễ độc lập
để Chính phủ lâm thời ra mắt đồng bào.
(KHẢI VINH) Từ sáng sớm, cả Hà Nội bừng lên trong màu cờ đỏ sao vàng và đèn
hoa rực rỡ. Từ giữa trưa, nhân dân thành phố và các vùng lân cận đã cuồn cuộn đổ về
quảng trường Ba Đình, nơi dựng lễ đài Độc lập Đúng 14 giờ, các thành viên của
Chính phủ lâm thời bước lên lễ đài. Bài Tiến quân ca vang lên hùng tráng, lá cờ đỏ
sao vàng được từ từ kéo lên. Trong không khí trang nghiêm, Chủ tịch Hồ Chí Minh
trang trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta ngày nay.
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA
(QUANG VINH) Trong phần mở đầu, Bác đã trích dẫn 2 ý quan trọng trong Tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền dân quyền của nước
Pháp (1791) rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ
những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
(MINH TUYỀN) Với bản Tuyên ngôn độc lập, Bác đã vận dụng sáng tạo các tư
tưởng đó. Từ quyền con người, Bác suy rộng ra quyền dân tộc. Người khẳng định
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền
chính đáng, thiêng liêng, không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải
phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.
(HỒNG YẾN) Ngoài ra, Tuyên ngôn Độc lập cũng đồng thời tố cáo và lên án những
tội ác của thực dân Pháp. Chúng đã “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp
đất nước ta, áp bức đồng bào ta”. Điều này cho thấy cuộc chiến của ta là chính nghĩa.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã
gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự
do! Dân tộc đó phải được độc lập”.
(PHƯƠNG UYÊN) Qua sự kiện này, nước Việt Nam đã công bố với thế giới về
quyền độc lập và chính thức thiết lập thể chế Dân chủ Cộng hòa, thủ tiêu hoàn toàn
chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt
Nam trước toàn thể nhân dân Việt Nam và với toàn thế giới. “Một dân tộc đã gan góc
chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng
minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.
(THANH VY) Sự kiện ngày 2/9/1945 là dấu son chói lọi trong lịch sử của dân tộc
Việt Nam. Chính vì vậy nó đã đi vào thơ ca tự bao giờ. Một trong số đó là bài thơ
“Sáng mồng Hai tháng Chín” được cất lên bằng hồn thơ xúc động của nhà thơ Tố Hữu
Hôm nay, sáng mồng Hai tháng Chín
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài, lặng phút giây
Trông đàn con đó, vẫy hai tay
Cao cao vầng trán… ngời đôi mắt
Độc lập bây giờ mới thấy đây!
Nhà thơ không giấu nổi niềm tự hào và xúc động của mình. Những câu thơ có âm tiết
vang cao, nhiều câu cảm thán như cất lên cho tiếng lòng của đồng bào Việt Nam.
(QUANG VIỆT) Dẫn ra như vậy, nhằm khẳng định chế độ chính trị mới của nước
Việt Nam cũng đi theo dòng chảy tư tưởng tiến bộ của nhân loại. Vấn đề nhân quyền,
cụ thể là quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc cũng chính
là tư tưởng xuyên suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(QUỐC UY) Tuyên ngôn độc lập quả thật là một áng văn chính luận mẫu mực, đây
cũng chính là một trong những lí do khiến nhóm chúng tôi chọn đề tài này. Dám nói
rằng, những ai có mặt vào sự kiện vĩ đại đó sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc khi
Bác cất giọng vang khắp vùng trời Hà Nội. Ngôn ngữ đanh thép hùng hồn khi tố cáo
tội ác của kẻ thù nhưng cũng lại chan chứa tình cảm khi nêu cao tinh thần bảo vệ đất nước của dân tộc. PHẦN 4: TỔNG KẾT
(TÚ UYÊN) Khi thời gian qua đi, trang giấy này có thể úa vàng, những nét chữ có thể
phai màu nhưng giá trị của bản Tuyên ngôn đối với cách mạng và con người Việt
Nam sẽ không bao giờ mất. Những ngàn năm sau nữa, Tuyên ngôn độc lập vẫn là một
văn kiện lịch sử mang tầm vóc thời đại và sự kiện ngày 2 tháng 9 năm 1945 mãi mãi
là niềm tự hào của chúng ta.