Hóa học 9 Bài 19: Sắt
Hóa học 9 Bài 19: Sắt được biên soạn nội dung gồm 3 phần, phần đầu tóm tắt trọng tâm kiến thức tính chất của sắt, phần 2 là các bài tập vận dụng đi kèm, và cuối cùng là hướng dẫn giải bài tập Hóa 9 bài 19.
Preview text:
HÓA HỌC 9 BÀI 19: SẮT
A. Tóm tắt nội dung Hóa 9 bài 19 Thông tin chung: Tên nguyên tố: Sắt Kí hiệu hóa học: Fe NTK: 56 đvC
I. Tính chất vật lí của sắt
Màu xám trắng, có ánh kim
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt (kém hơn Al)
Có tính dẻo, dễ rèn
Là kim loại nặng, nhiệt độ nóng chảy cao
Có tính nhiễm từ (bị nam châm hút)
2. Tính chất hóa học của sắt
a. Tác dụng với phi kim Với oxi: 3Fe + 2O2 o t Fe3O4 Với clo: 2Fe + 3Cl2 o t 2FeCl3 Với lưu huỳnh: Fe + S o t FeS
Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.
b. Tác dụng với dung dịch axit
Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội
c. Tác dụng với dung dịch muối
Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
B. Bài tập mở rộng nâng cao
1. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Dung dịch FeSO4 có lẫn một lượng nhỏ CuSO4. Dùng kim loại nào dưới
đây để loại bỏ hết CuSO4 ra khỏi dung dịch trên? A. Al B. Cu C. Fe D. Zn
Câu 2. Kim loại nào dưới đây không phản ứng được HNO3 đặc, nguội A. Cu B. Ag C. Zn D. Fe
Câu 3. Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào trong bình chứa
chứa khí clo, xảy ra hiện tượng là:
A. Sợi dây sắt cháy áng tạo khói màu nâu đỏ
B. Sợi dây sắt bốc cháy tạo khói màu đỏ
C. Sợi dây sắt không cháy, có khói màu nâu đỏ
D. Sợi dây sắt cháy sáng tạo khói màu vàng
Câu 4. Sắt không phản ứng được với dung dịch nào dưới đây A. dung dịch HCl B. Dung dịch HNO3 loãng C. Dung dịch CuSO4 D. Dung dịch ZnSO4
Câu 5. Phản ứng nào dưới đây không tạo ra muối sắt (II)? A. Fe tác dụng với HCl
B. Fe tác dụng với khí Cl2
C. FeO tác dụng với H2SO4 loãng
D. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 Đáp án Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 C D A D B 2. Phần tự luận
Câu 1. Cho dẫy biến đổi chuyển hóa học sau, tìm công thức hóa học của X,Y,Z và
viết phương trình hóa học xảy ra. Fe , o Cl t 2
X → Y → Z → Fe Hướng dẫn giải Fe + Cl2 o t FeCl3
FeCl3 + NaOH → Fe(OH)3 + NaCl 2Fe(OH)3 o t Fe2O3 + 3H2O Fe2O3 + 3H2 o t 3Fe + 3H2O
Câu 2. Điền các chất thích hợp vào chỗ trống (....) để hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) .... + HCl → FeCl2 + H2
b) Al + .... + H2O → NaAlO2 + ....
c) .... + ..... → FeSO4 + Ag d) .... + ..... → FeCl3
e) Fe + HNO3 → ..... + NO2 + H2O Hướng dẫn giải a) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
b) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 c) Fe + AgNO3 → FeSO4 + Ag d) Fe + Cl2 → FeCl3
e) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Câu 3. Trình bày 2 phương pháp hóa học tác riêng Fe ra khỏi hỗn hợp gồm Al và Fe. Hướng dẫn giải
Cách 1: Hòa tan hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch NaOH dư, chỉ có Al phản
ứng. Lọc dung dịch, thu được Fe.
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Cách 2: Hòa tan hoàn toàn 2 kim loại trên vào dung dịch muối sắt (ví dụ FeSO4),
chỉ có Al phản ứng. Lọc dung dịch thu được Fe.
2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe
Câu 4. Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối
Cu(NO3)2 và AgNO3 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D
tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí thoát ra. Xác định các chất có trong B
và D. Viết các phương trình phản ứng hóa học của phản ứng xảy ra. Hướng dẫn giải
Khi cho Al và Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Phản ứng có thể xảy ra:
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Vì rắn D chứa 3 kim loại, khi cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có khí
thoát ra => D gồm: Cu, Ag, Fe
Dung dịch B chứa muối Al(NO3)3, có thể có Fe(NO3)2