Hoàn cảnh lịch sử đất nước ta sau CM tháng Tám
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những thuận lợi , vừa gặp phải nhiều khó khăn. Thuận lợi: đất nước giành được độc lập, hoạt động hợp pháp công khai, đừng đầu là Đảng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45650917
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử đất nước ta sau CM tháng Tám
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta đứng trước bối cảnh vừa có những
thuận lợi , vừa gặp phải nhiều khó khăn. Thuận lợi: đất nước giành được độc lập, hoạt
động hợp pháp công khai, đừng đầu là Đảng
● Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền về tay nhân dân.
● Đảng, chính quyền Hồ Chí Minh giành được sự uy tín tuyệt đối, khối đại đoàn kết toàn dân sâu rộng.
Khó khăn ● Về quân sự: nhiều kẻ thù, 5 lực lượng chiếm đóng, gồm: ○
20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc
○ Hơn 1 vạn quân Anh ở miền Nam
○ Hơn 10 vạn quân Pháp quay lại xâm lược lần 2 ○ 6 vạn
quân Nhật chờ cướp vũ khí
○ Nội phản (tay sai của Tưởng) và giật dây từ Mỹ.
● Về chính trị: hệ thống chính quyền non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt. ● Về kinh tế: ○
Nền kinh tế xơ xác, đìu hiu, tiêu điều, công nghiệp đình trệ, nông nghiệp bị
hoang hóa, ngân sách kiệt quệ, kho bạc trống rỗng.
○ Thiên tai hạn hán, lũ lụt hoành hành làm 9 tỉnh miền Bắc mất mùa, hơn 2
triệu đồng bào chết đói, các xí nghiệp nằm trong tay tư bản Pháp, ngân sách nhà nước
trống rỗng ● Về văn hoá – xã hội:
○ Giặc đói, giặc dốt (khoảng 90% dân số không biết chữ) hoành hành
○ Các hủ tục, thói hư, tật xấu, tệ nạn xã hội là tàn dư văn hoá lạc hậu của chế độ
thực dân và phong kiến chưa được khắc phục.
➔ Tình thế ngàn cân treo sợi tóc, thù trong giặc ngoài Thế giới ● Thuận lợi
○ Sau WW2, cục diện khu vực và thế giới có sự thay đổi có lợi cho Cách mạng Việt Nam
○ Liên Xô trở thành thành trì của chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở
Đông Trung Âu, được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã chọn con
đường phát triển theo CNXH
○ Phong trào giải phóng dân tộc ở các lục địa Á, Phi, Mỹ-La tinh Đảng cao lOMoAR cPSD| 45650917
○ Phong trào hòa bình dân chủ ở các nước Tư bản. ● Khó khăn
○ Phe đế quốc chủ nghĩa ra sức tấn công đàn áp phong trào cách mạng thế giới,
trong đó có cách mạng Việt Nam.
○ Các nước đế quốc với danh nghĩa quân Đồng Minh ồ ạt tiến vào nước ta giải giáp quân Nhật
○ Nền độc lập và địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Công hòa chưa
được các nước lớn công nhận
Câu 2: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng, bảo vệ chính quyền CM (1945- 1946)
Chủ trương của Đảng về xây dựng, bảo vệ chính quyền Cách mạng:
● Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định ngay nhiệm vụ lớn trước mắt là: diệt giặc đói, diệt
giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm.
● Về chỉ đạo chiến lược, Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của cách mạng Việt Nam
lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên
hết”, nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
● Về xác định kẻ thù, Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông
Dương và chỉ rõ “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập
trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”. Vì vậy, phải “lập Mặt trận dân tộc thống nhất
chống thực dân Pháp xâm lược”; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng
lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt – Miên – Lào.
● Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần
khẩn trương thực hiện là: “củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài
trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc
thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” đối với quân đội
Tưởng Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.
Sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng, bảo vệ chính quyền Cách mạng:
● Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng và cấp bách lúc bấy
giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên mọi tầng
lớp nhân dân tham gia các phong trào lớn, các cuộc vận động như: tăng gia sản xuất,
thực hành tiết kiệm với khẩu hiệu tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa; lập
hũ gạo tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, gây Quỹ độc lập, …. Chính phủ cũng bãi bỏ
nhiều thứ thuế vô lý, thực hiện chính sách giảm tô (25%). Việc sửa chữa đê điều
được khuyến khích, tổ chức khuyến nông, tịch thu đất của đế quốc, Việt gian, đất
hoang hóa chia cho dân nghèo. Đến đầu năm 1946, nạn đói ở Việt Nam cơ bản được
đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định.
● Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Bình dân học vụ”, toàn dân học chữ quốc
ngữ để từng bước xóa bỏ nạn dốt; vận động người dân đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, lOMoAR cPSD| 45650917
thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ. Nhiều trường cấp tiểu học trở lên được thành
lập. Đến cuối năm 1946, hơn 2,5 triệu người dân biết đọc, biết viết Quốc ngữ.
● Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng: Để khẳng định địa vị pháp lý
của nhà nước Việt Nam, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương sớm tổ chức
một cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội
và thành lập Chính phủ chính thức. Ngày 6/1/1946, cả nước tham gia cuộc bầu cử và
có hơn 89% số cử tri đã đi bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên với tinh thần “mỗi lá phiếu
là một viên đạn bắn vào quân thù”, làm thất bại âm mưu chia rẽ, lật đổ của các kẻ
thù. Bầu cử thành công đã bầu ra 333 đại biểu Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà
Nội và ngày 2/3/1946 và lập ra Chính phủ chính thức với 10 bộ và kiện toàn nhân sự
bộ máy Chính phủ do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Các địa phương cũng đã bầu ra Hội
đồng nhân dân các cấp và kiện toàn Ủy ban hành chính các cấp. Tại kỳ họp thứ 2
(9/11/1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.