Hoàn cảnh ra đời của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15. Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Trên vũ đài quốc tế sau năm 1954,có những thay đổi lớn, tác động đến cách mạng miền Nam. Mỹ thể hiện ý đồ bá chủ thế giới với chiến lược toàn cầu phản cách mạng hết sức thâm độc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45932808
1
MỞ ĐẦU
Trong suốt quá trình lãnh đạo các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
ý thức được vị trí, trọng trách của mình trước vận mệnh dân tộc, tương lai của đất
nước. Để gây dựng nên được một đất nước trên đà phát triển vững mạnh, tiến tới
một cường quốc như hiện nay thì Đảng ta phải xác định được tầm nhìn chiến lược,
đồng thời linh hoạt vận dụng kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề xuyên suốt
lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Ðảng lần thứ 15 là một minh chứng điển hình thành công trong lãnh đạo,
chỉ đạo của Ðảng đối với cuộc đấu tranh cách mạng Miền Nam nói riêng
cách mạng Việt Nam nói chung. Để làm rõ hơn về những bước đi lịch sử đã giúp
dân tộc tiến đến thành công độc lập tự do, em xin phép được bày tỏ quan điểm và
nghiên cứu của bản thân về chủ đề “Phân tích chủ trương của Đảng về phát
động đấu tranh trang đối với cách mạng miền Nam thể hiện trong Nghị
quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15, Khóa II (1-1959) ý
nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay”.
NỘI DUNG
1. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15
chủtrương của Đảng về phát động đấu tranh trang đối với cách mạng
miền
Nam
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần th
15
lOMoARcPSD| 45932808
2
1.1.1. Hoàn cảnh thế giới
Trên vũ đài quốc tế sau năm 1954,có những thay đổi lớn, tác động đến cách
mạng miền Nam. Mỹ thể hiện ý đồ bá chủ thế giới với chiến lược toàn cầu phản
cách mạng hết sức thâm độc. Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức
chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang thực hiện chủ nghĩa thực dân mới,
đồng thời lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội
chủ nghĩa. Điều này tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới. Hệ thống xã hội
chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng to lớn làm đối trọng với Mỹ và các thế lực
phản động quốc tế.
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn
cầu từ rất sớm, trong đó Việt Nam là một trong những trọng điểm. Việt Nam nằm
trong khu vực tiềm năng lớn về kinh tế rất giàu khoáng sản, nguyên nhiên
liệu, lại nguồn nhân lực lao động dồi dào. Ngoài ra còn vị trí chiến lược
quan trọng về quân sự cho cả vùng Đông Nam Á. Việt Nam lại tiêu điểm của
phong trào giải phóng dân tộc đang sục sôi tại Châu Á.
1.1.2. Hoàn cảnh trong nước trở thành điều kiện để Nghị quyết 15 ra đời
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai
miền. Lực lượng cách mạng đang phát triển thuận lợi trên phạm vi toàn cục nay
lại tập trung thế và lực lượng cách mạng lớn mạnh ở miền Bắc nhưng vô cùng bất
lợi ở miền Nam. Trái lại với việc nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp
định, cả Mỹ chính quyền Ngô Ðình Diệm tìm mọi cách phá bHiệp định, cự
tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ
kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân
chủ, hòa bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm cho phong trào
đấu tranh cách mạng bị tổn thất nặng nề.
Trong hai năm 1957-1958, Ðảng đã có những cuộc họp bàn về cách mạng
miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào
lOMoARcPSD| 45932808
3
cách mạng tiếp tục bị đàn áp tổn thất nặng nề. Thực tế từ tháng 6-1956, Đảng
Bộ ta cũng đề cập đến vấn đề bạo lực cách mạng đấu tranh trang, song chúng
ta chưa sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang một cách mạnh mẽ, thích hợp để đối
phó với sự đàn áp, khủng bố tàn bạo của kẻ thù, nên cách mạng miền Nam vẫn
tiếp tục bị tổn thất. Dù vậy, nhờ vào sự tin tưởng và chờ đợi thay đổi chủ trương,
phương pháp đấu tranh của Đảng, nhân dân miền Nam vẫn mạnh mẽ chống lại
chính quyền Ngô Đình Diệm, nghiêm túc chấp hành chủ trương đấu tranh chỉ
đạo của Đảng.
1.2. Chủ trương của Đảng về phát động đấu tranh vũ trang đối với cách mạng
miền Nam thông qua Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15
1.2.1. Khởi nguồn của việc phát động đấu tranh vũ trang với cách mạng miền
Nam
Căn cứ theo hoàn cảnh cách mạng thời điểm đó, Đảng ta nhận định: về phía
lực lượng cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có s
thay đổi lớn kể từ khi chuyển quân tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ.
Ta ưu thế về mặt chính trị nhận được sự ủng hộ từ quân chúng nhân dân
đông đảo nhưng lực lượng vũ trang chính quyền lại không còn. Kẻ thù nhờ vào
sức mạnh kinh tế quân sự đã thẳng tay tiêu diệt nhiều phong trào cách mạng,
gây tổn thất to lớn.
Từ nguyên do đó, Đảng đã quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân
sự sang đấu tranh chính trị, biểu tình buộc Mỹ - Diệm phải thi hành hiệp định và
thực hiện một số chính sách dân sinh. Nhân dân miền Nam với hàng triệu lượt
người tích cực tham gia đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống bầu cử
lừa bịp, chống cướp đất, đuổi nhà, dồn dân, đòi công ăn việc làm... Bên cạnh đó,
các đảng bở miền Nam tổ chức hoạt động mật với chủ trương “điều” lắng”
cán bđtheo sát nhân dân, lãnh đạo phong trào. Tuy nhiên, hành động từ phía
địch ngày càng trở nên tàn bạo, khó kiểm soát. Điều này đã đặt ra yêu cầu bức
bách để giải quyết vấn đề trước mắt là cần phải vũ trang chống khủng bố.
lOMoARcPSD| 45932808
4
1.2.2. Phân tích chủ trương của Đảng về phát động đấu tranh vũ trang đối với
miền Nam được thể hiện thông qua Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành
Trung ương lần thứ 15
Về bản, Nghị quyết Trung ương 15 vừa chra các mâu thuẫn cách
mạng Việt Nam phải giải quyết, đó mâu thuẫn giữa một bên chủ nghĩa đế
quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến bọn sản mại bản quan liêu thống
trị ở miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam, bao
gồm nhân dân miền Bắc nhân dân miền Nam; mâu thuẫn thứ hai giữa con
đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc.
Trên sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (01/1959) đã vạch rõ: Nhiệm vụ cơ bản của
cách mạng miền Nam giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc
phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc người cày ruộng, hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ giàu mạnh”. Con đường phát
triển bản của cách mạng miền Nam khởi nghĩa giành chính quyền về tay
nhân dân. Đó con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính
trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh đổ
chính quyền thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập một chính quyền liên hiệp
dân tộc, dân chủ miền Nam. Hội nghị nhận định “đế quốc Mlà đế quốc hiếu
chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân
miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh trang trường kỳ...
thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”. Nghị quyết nêu cần tăng cường công
tác mặt trận để mở rộng khi đại đoàn kết toàn dân, củng cố, xây dựng Đảng bộ
miền Nam vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.
Nhiệm vụ miền Nam là hết sức nặng nề, đtăng cường lực lượng, phát huy
sức mạnh tổng hợp của miền Nam. Nghị quyết chủ trương thành lập Mặt trận Dân
lOMoARcPSD| 45932808
5
tộc thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất nhiệm vụ miền Nam, điều
quan trọng và là nhân tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng miền Nam là sự
tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam.
Việc phát động trang miền Nam được Nghị quyết xác định, mặc
đấu tranh chính trị vẫn hình thức chủ yếu, tuy nhiên, trên những địa bàn nhất
định đã xuất hiện lực lượng vũ trang tự vệ, căn cứ vào tình hình thực tế về sự tàn
bạo và hiếu chiến trên diện rộng của quân địch, trong một số điều kiện cuộc khởi
nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ
trang trường kỳ. Như vậy, Nghị quyết 15 cũng đã cho thấy Đảng ta rất linh hoạt
trong công tác cách mạng vào thời điểm đó, cần sự mở đường cho một hình
thức đấu tranh mới, giúp cho cách mạng miền Nam trở nên hiệu quả hơn.
Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng đòi hỏi của tình hình nguyện vọng
của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển
đi lên của cách mạng miền Nam phải dùng bạo lực cách mạng, phải chuyển
hướng sang đấu tranh trang, để đưa phong trào vượt thoát khỏi tình thế hiểm
nghèo. Ðây một văn kiện ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến về
tưởng chỉ đạo đấu tranh cách mạng cấp lãnh đạo cao nhất, sự chuyển hướng
mạnh mẽ về hình thức và phương pháp đấu tranh.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ trương của Đảng thể hiện trong Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 đối với vấn đề xây dựng và bảo vệ T
quốc hiện nay
Thứ nhất, nghiên cứu chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 15 giúp ta
định hình được tầm nhìn chiến lược để xây dựng đất nước trong tương lai. Không
thể phủ nhận giá trị của chủ trương mà Đảng đề ra trong Nghị quyết 15
(1-1959) vẫn còn nguyên giá trị cho đến thời điểm hiện nay, khi đất nước đang
từng bước khẳng định vị trí của mình trên bản đồ lịch sbằng shội nhập, giao
lưu quốc tế. Chúng ta hiểu rằng, thế kỉ 21 là một món quà ban tặng cho con người
bởi sự kết nối, phát triển của văn minh nhân loại. Chính lđó, luôn cần đến một
lOMoARcPSD| 45932808
6
đường lối đúng đắn để định hướng từng ớc đi của dân tộc trong thời đại mới.
Nghị quyết 15 thể hiện được sự linh hoạt trong áp dụng những hình thức đấu tranh
về cả chính trị quân sự, tương tự như vậy, hiện nay Đảng ta vẫn luôn không
ngừng đề cao chủ trương “tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc những thành quả phát triển đã đạt được”. Để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, điều kiện tiên quyết
phải duy trì hòa bình, ổn định thì mới phát triển kinh tế hội bền vững. Để
bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân thế trận chiến tranh
nhân dân, trong đó xây dựng tiềm lực quốc phòng nhiệm vụ trung tâm, chúng
ta trang bị khí để phòng thủ, tự vệ; xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh
thì chúng ta mới có thể tự mình bảo vệ chủ quyền được.
Thứ hai, nghiên cứu Nghị quyết 15 của Đảng giúp mỗi người nhận thức
hơn về tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại vào cuộc đấu tranh chung. Chúng ta cần phải linh hoạt trong việc tăng
cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo
phát huy vai trò hạt nhân chính trị của cấp ủy đảng trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị; phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, tổ chức
thực hiện tTrung ương đến địa phương. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong,
gương mẫu của người đứng đầu. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn “diễn biến hoa bình” của các thế lực thù địch, kiên quyết bảo vquan
điểm, sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước , toàn hội với sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta
KẾT LUẬN
Nghị quyết 15 như một luồng sinh khí mới thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
của quần chúng cách mạng mà đỉnh cao phong trào đồng khởi cuối năm 1959
đầu năm 1960, đưa cách mạng miền Nam vượt qua thử thách nghiêm trọng nhất,
lOMoARcPSD| 45932808
7
chuyển sang thế tiến công đập tan hình thức xâm lược, thống trị điển hình của chủ
nghĩa thực dân mới đế quốc Mỹ dày công tạo dựng miền nam Việt Nam.
Nghị quyết 15 tiếp đó Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ III của Ðảng
(tháng 9-1960) đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đường
lối phương pháp cách mạng Việt Nam miền nam nói riêng trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết cũng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và
sáng tạo của Ðảng ta. Nghị quyết 15 là một quyết định lịch sử và vẫn còn nguyên
giá trị cho đến thời đại hiện nay để áp dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước.
lOMoARcPSD| 45932808
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc
gia,Hà Nội, tr 102.
2. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Nxb. Bộ Giáo dục
vàđào tạo, Hà Nội.
3. Văn kiện Ðảng toàn tập, tập 20, NXB CTQG, H, 2002, tr 62, 63, 71.
4. Ngô Thị Thúy Mai (2020), Nghị quyết 15 của Đảng đối với cách mạng
miềnNam, Trường Chính trị tỉnh Kon Tum,
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/nghi-quyet15-
cua-dang-doi-voi-cach-mang-mien-nam-59.html .
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45932808 MỞ ĐẦU
Trong suốt quá trình lãnh đạo các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
ý thức được vị trí, trọng trách của mình trước vận mệnh dân tộc, tương lai của đất
nước. Để gây dựng nên được một đất nước trên đà phát triển vững mạnh, tiến tới
một cường quốc như hiện nay thì Đảng ta phải xác định được tầm nhìn chiến lược,
đồng thời linh hoạt vận dụng kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề xuyên suốt
lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Ðảng lần thứ 15 là một minh chứng điển hình thành công trong lãnh đạo,
chỉ đạo của Ðảng đối với cuộc đấu tranh cách mạng ở Miền Nam nói riêng và
cách mạng Việt Nam nói chung. Để làm rõ hơn về những bước đi lịch sử đã giúp
dân tộc tiến đến thành công độc lập tự do, em xin phép được bày tỏ quan điểm và
nghiên cứu của bản thân về chủ đề “Phân tích chủ trương của Đảng về phát
động đấu tranh vũ trang đối với cách mạng miền Nam thể hiện trong Nghị
quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15, Khóa II (1-1959) và ý
nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”. NỘI DUNG 1.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 và
chủtrương của Đảng về phát động đấu tranh vũ trang đối với cách mạng miền Nam
1.1. Hoàn cảnh ra đời của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 1 lOMoAR cPSD| 45932808
1.1.1. Hoàn cảnh thế giới
Trên vũ đài quốc tế sau năm 1954,có những thay đổi lớn, tác động đến cách
mạng miền Nam. Mỹ thể hiện ý đồ bá chủ thế giới với chiến lược toàn cầu phản
cách mạng hết sức thâm độc. Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức
chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực dân mới,
đồng thời lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội
chủ nghĩa. Điều này tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới. Hệ thống xã hội
chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng to lớn làm đối trọng với Mỹ và các thế lực phản động quốc tế.
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn
cầu từ rất sớm, trong đó Việt Nam là một trong những trọng điểm. Việt Nam nằm
trong khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế vì rất giàu khoáng sản, nguyên nhiên
liệu, lại có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Ngoài ra còn có vị trí chiến lược
quan trọng về quân sự cho cả vùng Đông Nam Á. Việt Nam lại là tiêu điểm của
phong trào giải phóng dân tộc đang sục sôi tại Châu Á.
1.1.2. Hoàn cảnh trong nước trở thành điều kiện để Nghị quyết 15 ra đời
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai
miền. Lực lượng cách mạng đang phát triển thuận lợi trên phạm vi toàn cục nay
lại tập trung thế và lực lượng cách mạng lớn mạnh ở miền Bắc nhưng vô cùng bất
lợi ở miền Nam. Trái lại với việc nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp
định, cả Mỹ và chính quyền Ngô Ðình Diệm tìm mọi cách phá bỏ Hiệp định, cự
tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ
kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân
chủ, hòa bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm cho phong trào
đấu tranh cách mạng bị tổn thất nặng nề.
Trong hai năm 1957-1958, Ðảng đã có những cuộc họp bàn về cách mạng
miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào 2 lOMoAR cPSD| 45932808
cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề. Thực tế là từ tháng 6-1956, Đảng
Bộ ta cũng đề cập đến vấn đề bạo lực cách mạng và đấu tranh vũ trang, song chúng
ta chưa sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang một cách mạnh mẽ, thích hợp để đối
phó với sự đàn áp, khủng bố tàn bạo của kẻ thù, nên cách mạng miền Nam vẫn
tiếp tục bị tổn thất. Dù vậy, nhờ vào sự tin tưởng và chờ đợi thay đổi chủ trương,
phương pháp đấu tranh của Đảng, nhân dân miền Nam vẫn mạnh mẽ chống lại
chính quyền Ngô Đình Diệm, nghiêm túc chấp hành chủ trương đấu tranh và chỉ đạo của Đảng.
1.2. Chủ trương của Đảng về phát động đấu tranh vũ trang đối với cách mạng
miền Nam thông qua Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15
1.2.1. Khởi nguồn của việc phát động đấu tranh vũ trang với cách mạng miền Nam
Căn cứ theo hoàn cảnh cách mạng thời điểm đó, Đảng ta nhận định: về phía
lực lượng cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở miền Nam đã có sự
thay đổi lớn kể từ khi chuyển quân tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ.
Ta có ưu thế về mặt chính trị và nhận được sự ủng hộ từ quân chúng nhân dân
đông đảo nhưng lực lượng vũ trang và chính quyền lại không còn. Kẻ thù nhờ vào
sức mạnh kinh tế và quân sự đã thẳng tay tiêu diệt nhiều phong trào cách mạng, gây tổn thất to lớn.
Từ nguyên do đó, Đảng đã quyết định thay đổi phương thức đấu tranh quân
sự sang đấu tranh chính trị, biểu tình buộc Mỹ - Diệm phải thi hành hiệp định và
thực hiện một số chính sách dân sinh. Nhân dân miền Nam với hàng triệu lượt
người tích cực tham gia đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống bầu cử
lừa bịp, chống cướp đất, đuổi nhà, dồn dân, đòi công ăn việc làm... Bên cạnh đó,
các đảng bộ ở miền Nam tổ chức hoạt động bí mật với chủ trương “điều” và lắng”
cán bộ để theo sát nhân dân, lãnh đạo phong trào. Tuy nhiên, hành động từ phía
địch ngày càng trở nên tàn bạo, khó kiểm soát. Điều này đã đặt ra yêu cầu bức
bách để giải quyết vấn đề trước mắt là cần phải vũ trang chống khủng bố. 3 lOMoAR cPSD| 45932808
1.2.2. Phân tích chủ trương của Đảng về phát động đấu tranh vũ trang đối với
miền Nam được thể hiện thông qua Nghị quyết Hội nghị ban chấp hành
Trung ương lần thứ 15
Về cơ bản, Nghị quyết Trung ương 15 vừa chỉ ra các mâu thuẫn mà cách
mạng Việt Nam phải giải quyết, đó là mâu thuẫn giữa một bên là chủ nghĩa đế
quốc xâm lược, giai cấp địa chủ phong kiến và bọn tư sản mại bản quan liêu thống
trị ở miền Nam và một bên là dân tộc Việt Nam, nhân dân cả nước Việt Nam, bao
gồm nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam; mâu thuẫn thứ hai là giữa con
đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc.
Trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mỹ - Diệm, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (01/1959) đã vạch rõ: Nhiệm vụ cơ bản của
cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc
và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Con đường phát
triển cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay
nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính
trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh đổ
chính quyền thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, thành lập một chính quyền liên hiệp
dân tộc, dân chủ ở miền Nam. Hội nghị nhận định “đế quốc Mỹ là đế quốc hiếu
chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân
miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ...
và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”. Nghị quyết nêu rõ cần tăng cường công
tác mặt trận để mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố, xây dựng Đảng bộ
miền Nam vững mạnh đủ sức lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi.
Nhiệm vụ miền Nam là hết sức nặng nề, để tăng cường lực lượng, phát huy
sức mạnh tổng hợp của miền Nam. Nghị quyết chủ trương thành lập Mặt trận Dân 4 lOMoAR cPSD| 45932808
tộc thống nhất riêng cho phù hợp với tính chất và nhiệm vụ ở miền Nam, điều
quan trọng và là nhân tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng miền Nam là sự
tồn tại và trưởng thành của Đảng bộ miền Nam.
Việc phát động vũ trang ở miền Nam được Nghị quyết xác định, mặc dù
đấu tranh chính trị vẫn là hình thức chủ yếu, tuy nhiên, trên những địa bàn nhất
định đã xuất hiện lực lượng vũ trang tự vệ, căn cứ vào tình hình thực tế về sự tàn
bạo và hiếu chiến trên diện rộng của quân địch, trong một số điều kiện cuộc khởi
nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc đấu tranh vũ
trang trường kỳ. Như vậy, Nghị quyết 15 cũng đã cho thấy Đảng ta rất linh hoạt
trong công tác cách mạng vào thời điểm đó, cần có sự mở đường cho một hình
thức đấu tranh mới, giúp cho cách mạng miền Nam trở nên hiệu quả hơn.
Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng đòi hỏi của tình hình và nguyện vọng
của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển
đi lên của cách mạng miền Nam là phải dùng bạo lực cách mạng, phải chuyển
hướng sang đấu tranh vũ trang, để đưa phong trào vượt thoát khỏi tình thế hiểm
nghèo. Ðây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến về tư
tưởng chỉ đạo đấu tranh cách mạng ở cấp lãnh đạo cao nhất, sự chuyển hướng
mạnh mẽ về hình thức và phương pháp đấu tranh.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ trương của Đảng thể hiện trong Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương lần thứ 15 đối với vấn đề xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Thứ nhất, nghiên cứu chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 15 giúp ta
định hình được tầm nhìn chiến lược để xây dựng đất nước trong tương lai. Không
thể phủ nhận giá trị của chủ trương mà Đảng đề ra trong Nghị quyết 15
(1-1959) vẫn còn nguyên giá trị cho đến thời điểm hiện nay, khi đất nước đang
từng bước khẳng định vị trí của mình trên bản đồ lịch sử bằng sự hội nhập, giao
lưu quốc tế. Chúng ta hiểu rằng, thế kỉ 21 là một món quà ban tặng cho con người
bởi sự kết nối, phát triển của văn minh nhân loại. Chính vì lẽ đó, luôn cần đến một 5 lOMoAR cPSD| 45932808
đường lối đúng đắn để định hướng từng bước đi của dân tộc trong thời đại mới.
Nghị quyết 15 thể hiện được sự linh hoạt trong áp dụng những hình thức đấu tranh
về cả chính trị và quân sự, tương tự như vậy, hiện nay Đảng ta vẫn luôn không
ngừng đề cao chủ trương “tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới; không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ
quốc và những thành quả phát triển đã đạt được”. Để thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, điều kiện tiên quyết
là phải duy trì hòa bình, ổn định thì mới phát triển kinh tế xã hội bền vững. Để
bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh
nhân dân, trong đó xây dựng tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ trung tâm, chúng
ta trang bị vũ khí để phòng thủ, tự vệ; xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh
thì chúng ta mới có thể tự mình bảo vệ chủ quyền được.
Thứ hai, nghiên cứu Nghị quyết 15 của Đảng giúp mỗi người nhận thức rõ
hơn về tầm quan trọng của việc phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh
thời đại vào cuộc đấu tranh chung. Chúng ta cần phải linh hoạt trong việc tăng
cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo
và phát huy vai trò hạt nhân chính trị của cấp ủy đảng trong thực hiện nhiệm vụ
chính trị; phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, tổ chức
thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong,
gương mẫu của người đứng đầu. Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu,
thủ đoạn “diễn biến hoa bình” của các thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ quan
điểm, sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước , toàn xã hội với sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta KẾT LUẬN
Nghị quyết 15 như một luồng sinh khí mới thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
của quần chúng cách mạng mà đỉnh cao là phong trào đồng khởi cuối năm 1959
đầu năm 1960, đưa cách mạng miền Nam vượt qua thử thách nghiêm trọng nhất, 6 lOMoAR cPSD| 45932808
chuyển sang thế tiến công đập tan hình thức xâm lược, thống trị điển hình của chủ
nghĩa thực dân mới mà đế quốc Mỹ dày công tạo dựng ở miền nam Việt Nam.
Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Ðại hội toàn quốc lần thứ III của Ðảng
(tháng 9-1960) đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, đường
lối và phương pháp cách mạng Việt Nam ở miền nam nói riêng trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước. Nghị quyết cũng thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và
sáng tạo của Ðảng ta. Nghị quyết 15 là một quyết định lịch sử và vẫn còn nguyên
giá trị cho đến thời đại hiện nay để áp dụng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 7 lOMoAR cPSD| 45932808
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nxb Chính trị quốc gia,Hà Nội, tr 102. 2.
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (2019), Nxb. Bộ Giáo dục vàđào tạo, Hà Nội. 3.
Văn kiện Ðảng toàn tập, tập 20, NXB CTQG, H, 2002, tr 62, 63, 71. 4.
Ngô Thị Thúy Mai (2020), Nghị quyết 15 của Đảng đối với cách mạng miềnNam, Trường Chính trị tỉnh Kon Tum,
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/nghi-quyet15-
cua-dang-doi-voi-cach-mang-mien-nam-59.html . 8