Hoàng Thành Thăng Long | Bài thực hành số 3 học phần Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
Vào năm 1999, các nhà khảo cổ học đã khai quật, phát lộ ra một dấu tích các con đường của các triều đại nền móng kiến trúc của thời Lý, Trần, Lê trên cùng một vị trí và tọa lạc những văn hóa đan xen, thời Lê Sơ sâu 1,2m; thời Trần thế kỷ 13,14 sâu 1,9m con con đường lát gạch “hoa chanh” rất độc đáo và ở giữa chính là con đường của thời kỳ nhà Lý sâu 2m được đan xen và đây được gọi là trục chính tâm, trục thần đạo của cấm thành Thăng Long, vì con đường này thẳng với vòm cổng chính, cổng dành cho vua đi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA DU LỊCH
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
HỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH
ĐỊA ĐIỂM THUYẾT MINH:
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
Giảng viên: Thầy Lê Đình Tiến, Cô Nguyễn Thị Chi Nhóm : 20
Họ và tên : Trần Minh Phương – 21012388
Bùi Thị Hoài Thu – 21011945
Nguyễn Thị Thanh Loan – 21011936
Nguyễn Thị Khuyên – 21011481 Khóa : 15
HÀ NỘI, tháng 8 năm 2023 MỤC LỤC
I. LỊCH TRÌNH TOUR VÀ BẢNG PHÂN CÔNG II. MỞ ĐẦU III. NỘI DUNG 1. Cột cờ Hà Nội 2. Đoan Môn
3. Nhà trưng bày hiện vật
4. Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu
5. Hầm chỉ huy tác chiến T1 6. Điện Kính Thiên 7. Nhà hầm D67 8. Hậu Lâu 9. Cửa Bắc IV. KẾT THÚC 2
I. LỊCH TRÌNH TOUR VÀ BẢNG PHÂN CÔNG STT Thời gian Địa điểm Người Ghi chú thuyết minh thuyết minh 1 8h20’- 8h30’ Cột cờ Nguyễn Thị
- Chào đoàn, kiểm lại nhân Hà Nội Khuyên số đoàn khách, giao lưu trưởng đoàn,... - Tình huống: Khách đến muộn... - Hướng dẫn nội quy - Khái quát về Hoàng ThànhThăng Long, di chuyển vào bên trong,... - Khái quát tuyến
đường quaBảng chỉ dẫn - Đứng ở đối diện
Bảng chỉ dẫn thuyết minh về Cột cờ 2 8h30’- 8h40’ Đoan Môn - Đứng thuyết minh ở trước Đoan Môn - Di chuyển vào từ cửa
bên trái, ra ở cửa bên phải - Chào đoàn, chúc
đoàn, bàngiao lại đoàn,... 3 8h40’- 9h Nhà trưng Trần Minh - Nhận đoàn, chào bày hiện vật Phương
đoàn, kiểm tra nhanh nhân số - Dẫn đoàn di chuyển
vào Nhà trưng bày, vừa di
chuyển vừa thuyết minh ở từng gian trưng bày - Hướng dẫn đoàn di chuyển
tham quan không ảnh hưởng lối đi - Tình huống: Khách
mệt mỏi, yêu cầu nghỉ ngơi,
thay đổi lịch trình tour,... 3 4 9h00’ - 9h20’ Khu khảo cổ - Dẫn đoàn di chuyển học số 18 sang Hoàng Diệu Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu - Hướng dẫn khách sang đường - Di chuyển vào từ khu
B, raở khu A, vừa di chuyển,
vừa thuyết minh các hiện vật - Dẫn đoàn đi tham quan phòng trưng bày - Chào đoàn, chúc
đoàn, bàngiao lại đoàn,... 5 9h20’ - 9h40’ Hầm chỉ huy Nguyễn Thị - Nhận đoàn, chào tác chiến T1 Thanh Loan
đoàn, kiểm tra nhanh nhân số - Hướng dẫn khách di
chuyển vào trong hầm để tham quan, vừa di chuyển vừa thuyết minh - Nhắc khách chú ý
không sờ tay vào hiện vật 6 9h40’ - 10h Điện Kính - Tình huống: Khách Thiên lạc đoàn,... - Dẫn đoàn di chuyển
tới Điện Kính Thiên, đứng
thuyết minh trước Điện Kính Thiên - Chào đoàn, chúc
đoàn, bàngiao lại đoàn,... 7 10h - 10h20’ Nhà hầm D67 Bùi Thị - Nhận đoàn, chào Hoài Thu
đoàn, kiểm tra nhanh nhân số - Đứng thuyết minh bên ngoài Nhà hầm D67 - Di chuyển vào bên
trong và xuống dưới hầm tiếp tục thuyết minh 4 8 10h20’ - 10h35’ Hậu Lâu
- Dẫn khách di chuyển tham
quan Hậu Lâu, đứng thuyết minh ở trước Hậu Lâu 9 10h35’ - 10h50’ Cửa Bắc - Tiếp tục di chuyển tham quan Cửa Bắc (vì
khoảng cách từ Hậu Lâu đến
Cửa Bắc quá xa nên nếu
không đủ thời gian sẽ thuyết minh luôn tại Bảng chỉ dẫn...) - Tổng kết lại chuyến
hành trình, chào đoàn, chúc đoàn
- Tình huống: Khách yêu
cầu tiếp tục tham quan các
địa điểm nằm ngoài chương trình II. MỞ ĐẦU
Lời nói đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời chào tới quý đoàn, tôi xin tự giới thiệu tôi
tên là Nguyễn Thị Khuyên, hiện đang là hướng dẫn viên tại khu di sản văn hóa thế giới
Hoàng Thành Thăng Long, rất vinh dự cho tôi, khi được đón tiếp các bạn ngày hôm nay
cùng đến tham quan. Thay mặt ban quản lý di tích, gửi lời chào lời chúc trân trọng nhất tới
đoàn mình. Chúc đoàn chúng ta có buổi tham quan vui vẻ và bổ ích. Đoàn sẽ có thời gian
tham quan khoảng 60 phút tại Hoàng thành Thăng long. Trong khoảng thời gian này tôi
cùng các đồng nghiệp sẽ giới thiệu lịch sử, các công trình kiến trúc qua các triều đại tại nơi
mà chúng ta tham quan và học tập, để có những tài liệu quan trọng, hiệu quả cho quý đoàn ạ.
Hiện tại, nơi quý đoàn đang đứng trước là sơ đồ tổng thể khu di tích trung tâm Hoàng thành
Thăng Long với diện tích là 18,3 hecta bao gồm hai khu là khu Thành Cổ Hà Nội với những
điểm di tích nổi trên mặt đất, và khu Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Cụm di tích này được
bao bọc bởi bốn con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện
Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.
Thưa quý đoàn, về lịch sử của Hoàng thành Thăng Long, vào trước thời Lý kinh đô chúng
ta gắn liền với 2 triều đại nhà Đinh và nhà Lê đã đóng đô ở Hoa Lư – Ninh Bình. Và năm
1010, Lý Thái Tổ lên ngôi đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành đại la, sau khi về đây
thì nhà vua đã đổi tên thành Thăng Long. 5
Và tại đây thì cho phép hướng dân viên được hỏi rằng “Tại sao khi dời đô về đây, nhà vua
Lý thái tổ đặt tên là Thăng Long?”.
Thực ra thì có nhiều lý do, nó cũng liên quan đến những câu chuyện truyền thuyết về lịch
sử gắn liền với hoàng thành. Có câu chuyện kể lại rằng khi vua Lý Thái Tổ cùng với quần
thần dời đô về thành Đại La, khi ngồi trên thuyền ngự, nhà vua thấy rồng vàng bay lên và
từ đó đổi tên thành Thăng Long, nghĩa là rồng bay, nhưng ý nghĩa sâu xa hơn của hai từ
Thăng Long mà nhà vua muốn đặt tên cho mảnh đất này là “ mong muốn, là khát vọng của
nhà vua lý thái tổ muốn xây dựng một đất nước, một quốc gia hòa bình, độc lập và phát
triển, luôn muốn hưng thịnh như thế rồng bay lên”. Từ khi đó, nhà vua dời đô về đây đã bắt
đầu xây dựng kinh thành Thăng Long qua các triều đại Lý, Trần Lê và Mạc. Và giai đoạn
cuối cùng thì không đóng đô ở kinh đô Thăng Long và đóng đô tại Phú Xuân Huế. III. NỘI DUNG
1. Cột cờ Hà Nội
Thưa quý vị, đoàn mình đang đứng ở sân, phía trước là sân cột cờ xưa kia và bây giờ thì là
sân đoan môn vì đứng trước cổng đoan môn. Đây chính là di tích nằm trong những trục
thần đạo xưa kia của cấm thành Thăng Long. Tại lễ khai mạc đại lễ kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long Hà Nội vào năm 2010, khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà
Nội đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Đây là điểm di tích đầu tiên đoàn chúng ta sẽ dừng châm tham quan, nằm ở phía
Nam của cấm thành đó là kỳ đài cột cờ hay còn gọi là cột cờ Hà Nội. Cột cờ Hà Nội xây
dựng vào thời nhà Nguyễn thời vua Gia Long. Kỳ đài cột cờ cao 41.4m, gồm ba tầng đế
vuông và một thân cột, phía trên nóc có cắm cột cờ. Kỳ đài có 4 cửa theo hướng đông, tây, nam, bắc.
- Cửa hướng Đông được đắp hai chữ "Nghênh húc" (đón ánh nắng ban mai).
- Cửa hướng Tây với "Hồi quang" (ánh sáng phản chiếu).
- Cửa Nam với "Hướng minh" (hướng về ánh sáng).
- Cửa Bắc không đề chữ và có hai khẩu đại bác hai bên. 6
Và tại sân Đoan Môn này, thì lần đầu tiên ngày 2/9/1945, lá cờ đỏ sao vàng được cắm trên
nóc cột cờ Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay cột cờ hà nội vẫn nằm trong bảo tàng Lịch Sử Quân
Đội Việt Nam, nhưng trong hồ sơ di sản là thuộc trục trung tâm của cấm thành Thăng Long. 2. Đoan
Môn Thưa quý đoàn, đối diện cột cờ Hà Nội chính là cổng
Đoan Môn. Theo xưa kia thì kinh thành Thăng Long có kết cấu “ tam trùng thành quách”
nghĩa là gồm ba vòng thành, ngoài cùng đó là thành Đại La, ở giữa là Hoàng Thành và
trong cùng là Cấm Thành. Có nghĩa là nơi chúng ta đang đứng tại đây là hoàng thành của
khu di sản của kinh đô Thăng Long trước đây. Và khi bước qua cổng Đoan Môn chính là
bước vào nơi cung cấm, nơi ở làm việc của vua và hoàng gia.
Và xưa kia thì lịch sử ghi lại công trình Đoan Môn đã được xây dựng vào thế kỷ 15 dưới
vương triều Lý. Công trình này được xây dựng với cấu trúc có 5 vòm cửa, vòm cổng chính
giữa thì dành cho nhà vua đi, còn các cổng hai bên thì dành cho quần thần văn võ, bá quan
khi ra vào cấm thành thăng long. Vì được xây dựng với cấu trúc 5 cổng hình vòm cho nên
Đoan Môn có một tên gọi khác là Ngũ Môn Lâu tức là lầu có năm cửa. Đoan Môn còn có
nghĩa là cổng phía Nam hay là cổng chính bởi vì chúng ta nhìn thấy ở phần trên cổng Đoan
Môn hiện nay có hai chữ Hán đó là chữ bên phải là Đoan, trái là Môn. Ở đây thì các bạn có
thể hiểu rằng “ Đoan” nghĩa là đoan chính, chính yếu và “ Môn” nghĩa là cửa.
Song, công trình Đoan Môn hay các công trình của kinh đô Thăng Long, xưa kia thì đều
quay về hướng Nam. Đó là một hướng tốt cho phong thủy mang lại nhiều may mắn và tài
lộc, hướng của Thánh nhân, hướng của ánh sáng. Xưa kia, nếu như dân gian chúng ta có
câu nói rằng là “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” thì trong triều đình có câu “ Thánh
nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” đó là các bậc thánh nhân quay về hướng Nam để nghe
những tiếng kêu nhỏ nhoi của thiên hạ.
Mặc dù xây dựng cách chúng ta hơn 1000 năm lịch sử, nhưng công trình đoan môn vẫn còn
nguyên vẹn, đây là cấu trúc hết sức đặc biệt là chúng ta có thể nhìn thấy theo cấu trúc hình
chữ U, từ Đông sang tây dài 46,5m, và vật liệu xây dựng là gạch vồ xám, loại gạch phổ
biến thời Lê thế kỷ 15, và nguyên liệu kết nối giữa ngôi gạch vồ là mật mía trộn với một số nguyên liệu khác.
Vào năm 1999, các nhà khảo cổ học đã khai quật, phát lộ ra một dấu tích các con đường
của các triều đại nền móng kiến trúc của thời Lý, Trần, Lê trên cùng một vị trí và tọa lạc
những văn hóa đan xen, thời Lê Sơ sâu 1,2m; thời Trần thế kỷ 13,14 sâu 1,9m con con
đường lát gạch “hoa chanh” rất độc đáo và ở giữa chính là con đường của thời kỳ nhà Lý 7
sâu 2m được đan xen và đây được gọi là trục chính tâm, trục thần đạo của cấm thành Thăng
Long, vì con đường này thẳng với vòm cổng chính, cổng dành cho vua đi.
Thưa quý đoàn, nơi đây cũng chính là điểm cuối của khu di tích Đoan Môn. Tôi rất tiếc
phải nói lời tạm biệt và cảm ơn mọi người đã lắng nghe, tham quan trải nghiệm với hướng
dân viên. Tiếp theo sau đây thì đồng nghiệp Trần Minh Phương sẽ tiếp nối hành trình đưa
các bạn tham quan, tìm hiểu thêm về các di tích của Hoàng Thành Thăng Long ạ.
3. Nhà trưng bày hiện vật
Lời đầu tiên, tôi xin phép được gửi lời chào trân trọng nhất tới toàn thể các bạn sinh viên
Khoa Du lịch, Trường Đại học Phenikaa đang có mặt tại Quần thể di tích Quốc gia Hoàng thành Thăng Long.
Xin tự giới thiệu, tôi tên là Trần Minh Phương, hướng dẫn viên được phân công thuyết
minh tại điểm tham quan và cũng là người sẽ đồng hành cùng quý khách trong chuyến hành
trình ngắn sắp tới này.
Thay mặt ban quản lý di tích, xin chúc quý khách có một buổi tham quan, học tập hiệu quả và lý thú.
Kính thưa quý khách, thủ đô Hà Nội với tên gọi cũ là Thăng Long chính là kinh đô của
nước Đại Việt ta khi xưa, nơi đây đã từng rất phồn thịnh vào những thế kỷ XI đến XV dưới
các triều đại nhà Lý, Trần và Lê Sơ. Tuy nhiên, bởi rất nhiều các nguyên nhân cũng như là
những biến cố trong lịch sử mà những dấu tích đó đến nay chỉ còn là những hoài niệm trong
ký ức. Toàn bộ dấu ấn về diện mạo của kinh đô Thăng Long chỉ còn lưu lại trên mặt đất
từng đoạn thành của vòng thành ngoài, nhưng may mắn thay, vào năm 20022003, một cuộc
khai quật khảo cổ với quy mô lớn ở Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long đã lộ ra nhiều di
tích và di vật phong phú đa dạng để từ đó cho chúng ta hiểu sự phát triển liên tục của lịch sử Thăng Long- Hà Nội.
Những hiện vật ấy, một phần nhỏ đã được mang ra trưng bày tại Nhà trưng bày hiện vật mà
chúng ta sắp sửa tham quan sau đây, và một phần lớn còn lại, thì được lưu giữ nguyên trạng
tại Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu. 8
Xin mời quý khách theo chân hướng dẫn viên ạ!
Kính thưa quý khách, đây là niên biểu thời gian lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long, nhìn
vào đây, quý có thể hình dung rõ hơn về các mốc triều đại phong kiến, từ thời Đại La (618-
907)... đến thời Nguyễn (1802-1945).
Ở giữa chính là tượng đầu rồng được trang trí trên đầu nóc mái cung điện của nhà vua vào
thời kỳ nhà Lý thế kỷ thứ XI- XII. Tượng đầu rồng này được làm bằng đất nung, cao 1,1
mét và nặng hơn 1 tạ. Ngoài ra, bởi vì thời Lý coi Phật giáo là quốc giáo, nên hình tượng
đầu rồng này còn tượng trưng cho thần quyền.
Bây giờ chúng ta sẽ vào tham quan giá trị của 1000 năm văn vật.
Có thể thấy, thời kỳ Đại La chính là giai đoạn được khai quật sâu nhất của các nhà khảo cổ
học, đây cũng là giai đoạn đất nước ta 1000 năm Bắc thuộc. Năm 1010, Chiếu dời đô của
Lý Thái Tổ gọi La Thành của Cao Biển là thành Đại La. Kể từ đó, người đời sau gọi theo
là thành Đại La, thời Đại La.
Những dấu tích, những vật liệu kiến trúc của thời Đại La dù là dùng gạch ngói hay là tượng
nung đều có màu xám đen. Đặc biệt nhất ở đây phải kể đến 2 viên gạch này, quý khách có
thể thấy, trên 2 viên gạch đều có khắc cùng một dòng chữ đó là “Giang Tây Quân”. “Giang
Tây Quân” có nguồn gốc từ đội quân Giang Tây của Trung Quốc. Đây cũng là minh chứng
thể hiện sự áp bức về văn hóa của Trung Quốc đối với chúng ta khi xưa.
Thưa quý khách, vùng đất cổ của Thăng Long xưa kia là một vùng trũng, xung quanh có
rất nhiều đầm lầy và có rất nhiều cá sấu. Người Việt cổ khi xưa đã phải chiến đấu với loài
cá sấu hung dữ để sinh tồn, đó cũng chính là lý do tại sao hình tượng cá sấu vùng vẫy trên
sóng nước lại xuất hiện tại đây.
Đây là ngói tượng linh thú, có hình chữ nhật hoặc là hình vuông.
Và đây là tượng đầu linh thú, như quý khách có thể thấy thì bức tượng này được điêu khắc
khá là hung dữ, ngoài việc thể hiện sức mạnh của giai đoạn này thì nó còn có ý nghĩa canh
giữ sự bình yên cho ngôi nhà, cũng như là xua đuổi tà ma. Bức tượng này thường đặt ở
ngoài nóc mái cung điện. 9
Tiếp theo chúng ta sẽ đến với gian phòng của thời kỳ Đinh- Tiền Lê giai đoạn thế kỷ thứ X.
Vào năm 938 người đứng lên khởi nghĩa và chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng là Ngô Quyền. Trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng đó được các nhà sử học coi là
trận chiến thắng đã chấm dứt ách đô hộ 1000 năm Bắc thuộc của đất nước chúng ta. Nhưng
sau đó, nước ta lại rơi vào thời kỳ loạn lạc (trong sử sách gọi là loạn 12 sứ quân) và người
đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân là Đinh Bộ Lĩnh hay còn gọi là vua Đinh Tiên Hoàng. Sau
khi dẹp loạn xong 12 sứ quân thì vua Đinh quyết định đóng đô ở Hoa LưNinh Bình.
Dù giai đoạn này Kinh Đô nằm ở Hoa Lư- Ninh Bình nhưng vẫn nằm ở phía bắc và vẫn
được coi là Kinh Phủ của nước Đại Cồ Việt chúng ta. Chính vì vậy nên khi khai quật có thể
nhìn thấy rất nhiều dấu tích của thời kỳ còn để lại, ví dụ như chi tiết "móng cột âm" chẳng hạn.
Đây là những chiếc vò 4 quai, 5 quai, 6 quai, một biểu tượng cho nền văn minh lúa nước
của người Việt cổ xưa kia. Nghệ thuật làm gốm của thời đại này đang trong quá trình học
tập và phát triển nên chưa có gì đặc sắc.
Còn ở phía bên này, ngói lợp đã được làm bằng đất nung đã có những hình tượng vô cùng
độc đáo như là hình chim uyên ương hay là hình quầng sáng.
Ở phía dưới là một mảnh của viên gạch, bên trên khắc chữ “Đại Việt quốc quân thành
chuyên”, tức là gạch chuyên dùng để xây quân thành nước Đại Việt. Quý khách có thể thấy,
gạch "Giang Tây Quân" như chúng ta vừa tham quan khi trước tới thời kỳ này đã hoàn toàn biến mất.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng đến với không gian trưng bày của thời kỳ nhà Lý, một thời kỳ
mà Phật giáo phát triển cực thịnh.
Như chúng ta đã biết thì nhà Lý là giai đoạn bắt đầu xây dựng Kinh Đô Thăng Long, nên
khi các nhà khảo cổ học bắt đầu khai quật tầng cơ địa này, họ đã tìm thấy rất nhiều những
hiện vật có giá trị nằm chống xếp lên nhau ở dưới lòng đất.
Đây là tượng trang trí góc mái có thân và đầu rồng đều nằm gọn trong lá đề. Lá đề thực
chất là lá của cây bồ đề. Trong Phật giáo có 2 biểu tượng quan trọng đó là lá đề và hoa sen. 10
Hình tượng lá bồ đề còn gợi lại cho chúng ta sự tích về sự giác ngộ của Đức Phật. Thế
nhưng tùy theo thân phận địa vị, mái cung điện của Thái Hậu, Hoàng Hậu hay là Công
Chúa thì lá đề bên trong sẽ có song phượng, còn cung điện của Vua thì lá đề bên trong lại
trang trí một đôi song long. Còn về hình tượng hoa sen, chúng ta có thể lấy ví dụ ở hoa văn
trang trí chân cột bên kia, hoa sen có ý nghĩa là điểm tựa cho sự thuần khiết, cho sự trường sinh.
Thời kỳ nhà Lý kéo dài đến năm 1225 khi vị nữ vương cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu
Hoàng đã nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần sau đó tiếp tục kéo dài đến năm
1400, đây là thời kỳ được kế thừa một cách khá là nguyên vẹn những tinh hoa, những giá
trị về văn hóa của thời kỳ nhá Lý thế kỷ XI- XII. Và chúng ta có thể thấy, những hiện vật ở
đây thừa hưởng khá nhiều phong cách nghệ thuật của thời Lý, nhưng nếu quan sát một cách
tỉ mỉ hơn, chúng ta lại phát hiện ra, vẫn là những hiện vật ấy nhưng các đường nét hoa văn
đơn giản hơn, tiết chế hơn vì giai đoạn này đất nước ta chiến tranh lên miên, nên việc đơn
giản hóa những chi tiết cầu kỳ là một việc thiết yếu.
Tuy nhiên ở vương triều nhà Trần vẫn có sự sáng tạo chi tiết khác biệt khá lớn so với nhà
Lý, như là những viên gạch hình hoa mẫu đơn, hay những viên gạch hình hoa chanh mà
quý khách có thể quan sát được ở phía bên này. Chi tiết hoa chanh này còn được thể hiện
rõ hơn ở trên các loại đồ gốm, đặc biệt là gốm hình hoa chanh dây, đây cũng là đặc trưng
chỉ có ở vương triều nhà Trần.
Và nếu nói về một nhà nước phong kiến có một chế độ quân chủ và chế độ quản lý nhà
nước cao thì phải nói đến thời kỳ Lê Sơ vào thế kỷ thứ XV.
Sau 20 năm đánh thắng quân Minh thì vua Lê Lợi đã thiết lập nên Triều Lê và xây dựng
nên kinh đô Thăng Long. Nếu giai đoạn thời Lý- Trần, Phật giáo là quốc giáo, thì giai đoạn
này, tư tưởng thế Thiên Hành Đạo Nho giáo lên ngôi, cho nên nhà vua thay trời quyết định
mọi việc và biểu trưng của nhà vua ở thời kỳ này là biểu trưng cho sự mạnh mẽ và uy quyền.
Và đó cũng chính là hình tượng của con rồng trên ngói Thanh Lưu Ly trải dài trên mái của
cung điện thời kỳ này. Thân rồng của thời Lý Trần mềm mại nhẹ nhàng uốn lượn theo hình
Sin, nhiều nhà sử học nhận định nó giống như một con giun đất hay một con rắn nước, còn
rồng của thời kỳ hội tụ nhiều đặc điểm các con vật khác nhau, mạnh mẽ dung hòa vào hình
tượng đầu rồng sao cho thể hiện được quyền uy của nhà vua một cách tối cao nhất. 11
Ngay bên cạnh đây là phần trưng bày của thời kỳ Lê Trung Hưng. Đặc trưng của thời kỳ
Lê Trung Hưng đó là gốm, đồ ngự dụng của vua chúa thời kì này tất cả đều được trạm khắc
hình rồng. Và món đồ đặc biệt và quý nhất ở đây đó chính là chiếc bát này. Nó có tên là bát
“Thấu quang” tức là hấp thụ ánh sáng và chỉ khi chiếu ánh sáng vào thì chúng ta mới có
thể nhìn thấy được vân rồng đang bay ở bên trong. Chiếc bát này cũng đã từng được công
nhận là bảo vật quốc gia (25/12/2021). Khi nghiên cứu kỹ hơn các nhà khảo cổ học và các
chuyên gia đã thấy được rằng cái vân rồng bay được in chìm giữa 2 lớp men gốm.
Trong lòng loại gốm này thường được trang trí hoa văn ám họa theo cách in nổi hình hai
con rồng chân có 5 móng và giữa lòng in chữ Quan. Chữ Quan ở đây được hiểu theo hai
nghĩa: Quan diêu là sản phẩm của lò quan và quan dụng là đồ dùng dành cho vua quan.
Cuối cùng là gian phòng thời kỳ nhà Nguyễn, quý khách có thể thấy, đây là các tấm ảnh
của vương triều nhà Nguyễn. Thật may mắn khi chúng ta có thể giữ lại được những bức
ảnh như thế này, vì Điện Kính Thiên khi xưa đã bị người Pháp phá rồi hoại mất rồi.
Và chúng ta đã hoàn thành chuyến tham quan tại Nhà trưng bày hiện vật, tiếp sau đây, xin
mời quý khách theo chân hướng dẫn viên đến với Khu di tích khảo cổ sổ 18 Hoàng Diệu nằm ở bên kia đường.
4. Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu
Kính thưa quý khách, hiện tại chúng ta đang đứng ở tại Khu di tích khảo cổ học số 18
Hoàng Diệu, nằm ở phía tây điện Kinh Thiên và là một phần cấu thành của Cấm thành từ
thời Lý cho đến cuối thời Lê Trung Hưng. Khu di tích có diện tích rộng 4,530 ha, được bao
quanh bởi đường Hoàng Văn Thụ về phía bắc, đường Bắc Sơn ở phía nam, đường Hoàng
Diệu ở phía đông và đường Độc Lập ở phía tây.
Khu vực này được khai quật từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 3 năm 2004 trong diện tích
rộng trên 19.000m. Các lớp văn hoá khảo cổ phát lộ cho thấy khu vực Kinh thành Thăng
Long chính là một trung tâm chính trị trong suốt thời gian dài khoảng 1.300 năm. Và tính
đến thời điểm tháng 12 năm 2009, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã bước đầu xác định
được 168 di tích bao gồm: 95 di tích nền móng kiến trúc, 16 di tích móng tường bao, 24 12
giếng nước và 33 cống nước thuộc 5 thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau, có niên đại từ
thời Đại La, thời Đinh-Tiền Lê đến thời Lý, Trần, Lê. Phải công nhận một điều rằng, chính
nhờ vào khu khảo cổ này mà Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Viện khảo cổ học chia nơi này lần lượt làm 4 khu và đặt tên lần lượt là A, B, C, D. Tuy
nhiên, hai khu chỉnh thể cho khách tham quan chỉ có khu A và khu B. Vậy nên sau đây, quý
khách hãy cùng theo chân hướng dẫn viên tới thăm quan hai khu khảo cổ này.
Chúng ta có thể nhìn thấy trước tiên đó là vật liệu gạch qua các thời kỳ:
Lớp dưới cùng là những viên gạch thuộc thời Tiền Thăng Long hay còn gọi là thời An Nam
đô hộ phủ hoặc Đại La, những viên gạch này có màu xám đen rất đặc trưng, thể hiện rõ qua
hệ thống đường cống tiêu thoát nước, giếng nước và di vật như gạch “Giang Tây quân” mà
chúng ta đã được tham quan ở tại nhà trưng bày trước đó.
Bên trên là những viên gạch thuộc về thời Lý – Trần (thế kỉ XI– XIV), gọi là gạch đất nung,
biểu hiện rõ qua các lớp nền gạch, sân gạch, đường cống thoát nước.
Còn lớp bên trên cùng là gạch vồ, thuộc về thời kì Lê –Sơ thế kỉ thứ XV. Đây cũng là chất
liệu gạch được sử dụng để xây dựng Đoan Môn.
Tiếp đến là một số vật dụng và chân tảng bằng đá thời Lê.
Còn đây là vật liệu ngói qua các thời kỳ, cũng được xếp chồng theo các niên đại mà hướng
dẫn viên đã giới thiệu trước đó.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng tiến vào từ khu B, quý khách có thể dễ dàng quan sát thấy nền
móng của các cung điện, bệ đá, chân cột, hệ thống thoát nước và đặc biệt là rất nhiều giếng khơi phải không ạ?
Và nằm ở giữa khu A và khu B là dòng Sông Đào, hay dòng Sông Cổ ngay trong Cấm Thành. 13
Thưa quý khách, giếng nước cổ trong Hoàng Thành được tìm thấy đã gây ngạc nhiên lớn
cho các nhà khoa học về độ bền chắc và mức độ trong lành của nguồn nước. Điều đó cũng
cho thấy trình độ cao siêu của người Việt thời xa xưa.
Cái giếng sớm nhất ở khu vực Hoàng cung thuộc về thời Đại La. Các nhà khảo cổ đã khám
phá một cái giếng hình tròn, đường kính miệng phía trong 75cm, phía ngoài 1,35cm và sâu
gần 6m. Giếng được xây bằng loại gạch màu xám đặc trưng của thời Đại La. Cứ 34 lớp
gạch xếp nằm ngang lại xen một lớp gạch xếp đứng. Miệng giếng lại được xây một hàng
gạch chữ nhật của thời Lý, màu đỏ xếp nghiêng. Bên trong lòng giếng cũng có nhiều bình,
vò, lon sành và những mảnh đất nung hình lá đề trang trí chim phượng đặc trưng của triều
Lý. Điều đó cũng cho thấy dấu vết từng được sử dụng lại của chiếc giếng, qua đó thấy được
vua Lý Thái Tổ đã kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của thành Đại La xưa cũ,
không phung phí tiền bạc để làm mới mọi thứ trong Hoàng Thành .
Đi dọc theo khu khảo cổ là di tích móng tường bao thời Lý thể kỷ XI- XII .Móng tường bao
nằm theo chiều Đông- Tây, có chiều dài 85,5m, rộng 2,18m được xây dựng kiên cố bằng
sỏi và gạch, ngói vỡ. Theo nghiên cứu bước đầu, bức tường này có thể đóng vai trò phân
chia các không gian kiến trúc trong Hoàng thành Thăng Long, giữa khu vực phía Bắc và
phía Nam của Cấm thành Thăng Long.
Tiếp theo là tầng lớp kiến trúc của thời kỳ nhà Lý- Trần đan xen và chồng xếp lên nhau.
Các móng trụ sỏi hình vuông được xếp thành hàng và đó chính là cột, bộ khung của ngôi
nhà bằng gỗ. Các móng trụ sỏi này trang trí hoa sen làm đặc trưng bởi ảnh hưởng từ phật
giáo vào thời kỳ Lý- Trần. Dựa theo phân bố của các móng trụ này có thể thấy ở tại vị trí
này là hai công trình kiến trúc cung điện rất lớn có mặt bằng hình chữ nhật 13 gian và 8
gian. Các móng trụ sở được sử dụng sỏi sông và đất đồi để bện thật chặt, sau đó để tảng đá
lên trên và dựng cột để không bị lún. Trong quá trình xây dựng, cung điện có kết cấu 3
phần: phần móng trụ, phần thân cột và phần mái.
Bên cạnh các dấu tích công trình kiến trúc lớn thời kỳ được phát hiện, trong khu di tích còn
tim thấy nhiều hệ thống đường cống tiêu, thoát nước. Các đường cống này được xây dựng
bằng gạch, đá công phu, khoa học. Hệ thống này bao gồm: cống lớn nằm ngầm dưới đất,
cống nhỏ chạy song song các công trình hoặc hai bên đường đi, cống có nắp hoặc không
có nắp... Hệ thống đường cống nước này cho thấy sự đồng bộ trong quy hoạch và xây dựng Hoàng cung Thăng Long xưa. 14
Tại đây chúng ta cũng bắt gặp một chiếc giếng nước thời Lê. Sang thời kỳ này giếng nước
được phát triển ngay từ những vật liệu xây dựng. Giếng nước thời Lê được xếp hầu như
toàn bộ bằng đá, bao gồm đá chân tảng, đá hộc hay đá phiến. Đây là một bước tiến trong kĩ
thuật làm giếng khơi, bởi đá có tác dụng thanh lọc nước ngầm rất tốt. Bởi vậy, nước giếng
khơi được xây dựng bằng đá thường có độ trong, mát và ngọt cao hơn so với giếng xếp
bằng gạch đỏ thông thường.
Và tiếp sau đây, chúng ta sẽ cùng tham quan sang khu A.
Khu A nằm ở đối diện khu B, tại đây chúng ta có thể thấy dấu tích của nền móng kiến trúc
cung điện và lầu lục giác thời Lý (thế kỉ XI-XII). Thật ra trước đó ở khu B chúng ta cũng
đã thấy qua kiến trúc này. Dấu tích nền móng kiến trúc cung điện thời Lý quy mô lớn nằm
theo chiều Bắc- Nam, có 12 gian, 2 chái, kết cấu gồm 6 hàng cột, diện tích xuất lộ 1166
mét vuông, được nhận diện rõ qua các móng cột sỏi hình vuông. Phía tây của công trình
này là hệ thống móng cột của 11 kiến trúc kiểu “lầu lục giác” chạy dài 82m theo chiều Bắc-
Nam, được nhận biết qua các cụm móng cột tròn xếp thành hình bông hoa 6 cánh. Khoảng
giữa lòng kiến trúc là dấu tích móng tường bao thời Trần thế kỷ XV- XVI được đào cắt qua
kiến trúc lục giác thời Lý .
Cũng tại khu khảo cổ này các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra di tích của một lòng hồ của
thời kì nhà Trần. Sử sách có ghi chép lại, lòng hồ này được xây vào thời vua Trần Dụ Tông.
Ông đã cho binh lính đào lòng hồ đem nước mặn lên để nuôi thủy hải sản ngay trong Cấm thành Thăng Long.
Thưa quý khách, phía trước tôi đây là một chiếc giếng có niên đại thời Trần, thế kỷ XIIXIV.
Có thể nói, trong các giếng được tìm thấy ở đây thì giếng nước này là đặc sắc nhất. Nó đặc
sắc ở đâu? Về cách cấu tạo, giếng có cấu tạo được sắp xếp theo hình ziczac, hay còn gọi là
hoa văn xương cá, đây không chỉ là một hoa văn trang trí mà còn là một cách xây dựng để
tránh sự sụt lún cho chiếc giếng, ngoài ra, một chức năng khác nữa đó chính là tránh được
các mạch nước ngang thấm vào. Cũng vì vậy mà sau 7 thế kỷ, khi giếng được khơi thông
thì quý khách có thể thấy nước trong giếng lại được khơi đầy lên mà nước ở trong đó lại
vẫn rất là trong. Và từ những hệ thống giếng được tìm thấy, ta biết được rằng, nơi đây chính
là nơi sinh hoạt của Hoàng Cung tại khu vực Cấm Thành Thăng Long.
Tại đây chúng ta có thể quan sát thấy tổ hợp hai công trình kiến trúc thời Lý thế kỷ XIXII.
Dấu tích nền móng của tổ hợp hai mặt bằng công trình thời Lý: một mặt bằng kiểu kiến
trúc hành lang gồm 3 hàng cột chạy theo chiều Đông Tây ở phía Bắc và một mặt bằng kiến 15
trúc Cung điện quy mô rất lớn gồm có 7 hàng cột chạy theo chiều Đông Tây ở phía Nam.
Khoảng cách giữa hai kiến trúc là dấu tích sân gạch và dấu tích móng nền kết nối. Kiến trúc
7 hàng cột chạy theo chiều Đông Tây được đánh giá có thể có quy mô lớn nhất hiện nay
với diện tích hơn 2000 mét vuông.
Một chi tiết thú vị nữa mà chúng ta gặp bắt gặp ở tầng khảo cổ của nhà Lê đó là dấu tích
con thuyền gỗ có mái chèo được tìm thấy, cho thấy phương tiện đi lại trong kinh thành và
ghi chép của sử cũ về những chuyến du ngoạn bằng thuyền của nhà vua. Và điều này cũng
một lần nữa chứng minh được rằng Hà Nội là một thành phố sông hồ, khi mà ngay cả ở
giữa khu vực Cấm Thành cũng có cả một đường sông, cũng như là một con thuyền 16 mét
đi lại ở trong khu vực này.
Và gần cuối chuyến hành trình tham quan Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu ngày hôm
nay, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một số những hình ảnh của đội khảo cổ học trong quá trình
khai thác khu khảo cổ và các hiện vật quý giá tại nơi đây, mời quý khách theo chân hướng
dẫn viên vào tham quan phòng trưng bày.
Kính thưa quý khách, quần thể dấu tích nền móng kiến trúc phát hiện được tại 18 Hoàng
Diệu cho dù không còn nguyên vẹn, nhưng mang tính xác thực và có giá trị khoa học rất
cao, cùng với hàng triệu di vật được phát hiện đã phản ánh tính liên tục của quá trình lịch
sử lâu dài hàng nghìn năm của một trung tâm quyền lực, minh chứng cho sự giao thoa và
hội nhập văn hóa với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á của Thăng Long- Hà
Nội, tạo ra nền văn hóa Đại Việt mang đậm bản sắc dân tộc.
Đến đây, chúng ta cũng đã chính thức kết lại chuyến tham quan từ Nhà trưng bày hiện vật
đến Khu khảo cổ học số 18 Hoàng Diệu, cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng hướng dẫn
viên suốt chặng đường ngắn vừa qua, một lần nữa, xin chúc quý khách có một buổi tham
quan học tập hiệu quả và lý thú. Xin chân thành cảm ơn!
5. Hầm chỉ huy tác chiến T1
Lời nói đầu tiên cho mình xin gửi lời chào tới toàn thể các bạn sinh viên trường đại học
Phenikaa. Mình xin tự giới thiệu, mình là Thanh Loan đến từ công ty Phenikaa tourism. 16
Hôm nay mình rất vui khi đồng hành cùng các bạn trong chuyến tham quan Hoàng Thành
Thăng Long. Cảm ơn hướng dẫn viên Minh Phương đã có những chia sẻ về Nhà trưng bày
và Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu rất thú vị. Vâng thưa quý đoàn, để tiếp nối chuyến hành
trình của chúng ta ngày hôm nay thì ngay bây giờ mình sẽ dẫn các bạn đến tham quan nơi
làm việc của cơ quan lãnh đạo, đầu não trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và điển hình là
trận chiến Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
Một vầng lửa lớn dần rồi sa xuống
Đèn Hà Nội tắt, nhưng bầu trời rực sáng
Chúng tôi nhìn rõ, không sai Chính nó đấy Bê năm hai!".
(Trích thơ chiến sĩ - Nguyễn Huy Hùng).
Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc lúc bấy giờ, Bộ Tổng tham mưu cũng như Bộ chính
trị và Quân ủy trung ương nhận định tình hình là Đế quốc Mĩ sẽ bắn phá miền Bắc và cao
điểm là để đối phó với chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ hai của đế quốc Mỹ và
đặc biệt là 12 ngày đêm Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không năm 1972 , với tình hình nhận
định của bác Hồ của Đảng ta như vậy thì ngay tại trong lòng di sản Hoàng thành Thăng
Long( khi xưa là thành cổ Hà Nội) thì Bộ tổng tham mưu đã xây dựng hầm chỉ huy tác
chiến T1 là nơi họp bàn cũng như là chỉ đạo trực tiếp đến các chiến khu chiến trường. Hầm
chỉ huy tác chiến được xây dựng vào cuối năm 1964 đầu năm 1965 và xây dựng vô cùng
kiên cố với ba lớp nóc 2 lớp bê tông và lớp cát ở giữa , nóc dày 1,5 m có tác dụng giảm lực
nếu như bom đạn đánh trúng điểm hầm.
Căn hầm này có 3 phòng : đây là phòng đầu tiên là phòng giao ban tác chiến rộng 20 m,
phòng thứ 2 chính là phòng trực ban tác chiến rộng 34m, và phòng cuối cùng là phòng
thông hơi lọc đọc thông gió tự nhiên( đặt máy móc kĩ thuật) rộng 10m. Điều đặc biệt của
căn hầm này là các buồng điện thoại bởi vì đây chính là căn hầm chỉ huy trực tiếp đến các
khu chiến trường . Trong sự kiện 12 ngày đêm Hà Nội- Điện Biên phủ trên không là những
ngày tháng vô cùng căng thẳng trên bầu trời Hà Nội thì những cái buồng điện thoại ấy để
trực tiếp trực ban trưởng trả lời và đưa ra những phương án tác chiến nhanh chóng nhất. Có
những buồng điện thoại phát ra âm thanh đó là những chiếc điện thoại để trực ban trưởng
nghe và trả lời nhưng mà khi mà tình hình cấp bách thì phải đặt cái hệ thống ánh sáng tức
là buồng điện thoại nào reo lên thì phát ra ánh sáng để chạy nhanh nhất đến đấy để trả lời
và đưa ra những phương án tác chiến. 17
Căn hầm này thì như chúng ta đang nhìn thấy những bảng tiêu đồ , những bảng tiêu đồ này
là cách thức các cô tiêu đồ viên khi đấy đeo những hệ thống tai nghe như ở phía bên trên
này xác định của máy bay máy bay B52 để phía bên trong kia vẽ ngược đường bay máy
bay B52 để trực ban trưởng ngồi trên chiếc bàn này nhìn vào đây và đưa ra những những
quyết định nhanh chóng nhất để bắn phá máy bay B52 . Còn đây chính là một cái loa truyền
thanh hữu tuyến được nối với trên cột cờ Hà Nội , và khi mà vọng quan sát viên quan sát
trên đấy tình hình báo động thì sẽ loa để toàn bộ khu vực nào xuống hầm trú ẩn hoặc là
nhân dân sẽ xuống hầm trú ẩn. Chúng ta còn nhớ đến câu loa của phát thanh viên Nguyễn
Thị Thìn vào những năm 1972 rất là nổi tiếng là : “Đồng bào chú ý, đồng báo chú ý, máy
bay địch cách thủ đô Hà Nội 50 km về hướng tây lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu thì
nhân dân xuống hầm trú ẩn”, những cái câu nói đó như là một thời kỳ lịch sử vang lên làm
chúng ta đã nhớ lại được cái không khí của những ngày tháng đấy là trong chiến tranh lúc
nào cũng sẵn sàng với tư thế chiến đấu. Nếu như vang lên câu nói đó thì cạnh đây có một
nút còi, nếu như không có thuyết minh bình thường khách không mấy khi nhìn thấy và
không có để ý vì nó rất là nhỏ và đơn giản nhưng mà thông nối với bên Quảng trường Ba
đình tức là nếu mà toàn bộ hệ thống báo động thì bên đấy sẽ xuống hầm trú ẩn và toàn bộ
hệ thống này chính là đầu não chỉ huy của Đảng ta nơi mà đưa ra những quyết sách nhanh
chóng và kịp thời. Và để tiếp tục lộ trình tham quan một số những di tích thì bây giờ mình
sẽ tạm biệt với căn hầm này để tiếp tục tham quan Điện Kính Thiên. 6. Điện Kính Thiên
Hiện tại, chúng ta đang đứng trước nền điện Kính Thiên, mình sẽ trình bày qua một vài nét
về lịch sử của cung điện nguy nga bậc nhất trong quá khứ này.
Ngược dòng thời gian, vào năm 1010, Lý Công Uẩn cho xây dựng điện Càn Nguyên trên
núi Nùng, là nơi hội tụ khí thiêng của đất trời làm nơi thiết triều. Tương truyền rằng, ở dưới
ngọn núi này có một lỗ thông với một cái đầm , nên núi này có tên “ Long đỗ ” (Rốn rồng ).
Nhưng đến năm 1017, điện Càn Nguyên bị sét đánh làm cho hư hại. Đến năm 1028, vua
Lý Thánh Tông cho xây dựng lại các cung điện trung tâm trên nền cũ, có mở rộng thêm và
đổi tên “ Thiên An .Về sau điện Thiên An lại đổi thành điện Phụng Thiên. Đầu triều Trần,
trên khu đất điện Phụng Thiên, vua Trần cho xây các điện Thiên An, Bát Giác và Diên Hiền.
Ba điện này là nơi vua làm việc, thiết triều và thiết yến bá quan văn võ. Cuối thời Trần, do
những biến động chính trị, do giặc ngoại xâm, những cung điện trên đều bị phá hủy. 18
Đến thời nhà Lê, theo “Đại Việt Sử ký toàn thư”, điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428
đời Vua Lê Thái Tổ và hoàn thiện vào đời Vua Lê Thánh Tông. Điện Kính Thiên được xây
dựng trên núi Nùng, ngay trên nền cũ của cung Càn Nguyên – Thiên An thời Lý, Trần.
Năm 1886, thực dân Pháp đã phá bỏ điện Kính Thiên chỉ còn lại nền điện cùng đôi rồng đá
và xây dựng tòa nhà hai tầng , bảy gian làm Sở chỉ huy Pháo binh. Sau tháng 10/1954, khu
vực điện Kính Thiên, nhà con Rồng nói riêng và Thành cổ Hà Nội nói chung là nơi làm
việc của Bộ Quốc Phòng. Những di tích cổ được bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo.
Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, là hạt nhân chính trong tổng thể các địa danh lịch sử
của Thành cổ Hà Nội. Phía trước điện Kính Thiên là Đoan Môn rồi tới Cột cờ Hà Nội, phía
sau có Hậu Lâu, Cửa Bắc, hai phía đông và tây có tường bao và mở cửa nhỏ.
Dấu tích điện Kính Thiên hiện nay chỉ còn là khu nền cũ. Nền điện dài 57 m, rộng 41,5 m,
cao 2,3 m và thềm bậc xây bằng đá xanh tạo thành ba lối vào. Mặt trước, hướng chính nam
của điện Kính Thiên là thềm điện xây bằng những phiến đá hộp lớn gồm 10 bậc có 4 rồng
đá chia thành 3 lối lên đều nhau tạo thành Thềm Rồng. Thềm bậc có kích thước: ngang 13,7
m, dọc 4,45 m, cao 2,1m với đôi rồng đá khắc chạm năm 1467 là những bộ phận điêu khắc
bằng đá còn tương đối nguyên vẹn.
Rồng đá điện Kính Thiên là một di sản kiến trúc nghệ thuật tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ
thuật điêu khắc thời Lê sơ. Được chạm trổ bằng đá xanh, rồng đá có đầu nhô cao, đầu to,
mắt tròn lồi, sừng dài có nhánh, bờm lượn ra sau. Thân rồng uốn lượn mềm mại thành nhiều
vòng cung, nhỏ dần về phía nền điện, trên lưng có đường vây dài nhấp nhô như vân mây, tia lửa.
Phía bắc của nền Điện Kính Thiên còn có một thềm 7 bậc lên xuống nhỏ hơn so với bậc
thềm chính ở phía nam. Hai bên bậc thềm có 2 rồng đá mang niên đại Lê Trung Hưng (thế
kỷ XVII-XVIII ), rồng dài 3,4m; uốn 7 khúc, thân có vẩy, lưng như hàng vây cá, chân rồng
5 móng… Hai bên lan can trang trí hoa sen, sóng nước, đao, lửa, vân mây… 19
Nền và thềm bậc điện là di tích ít ỏi trong kiến trúc hoàng cung thời Lê còn sót lại đến ngày
nay, phần nào phản ánh được quy mô hoành tráng của điện Kính Thiên xưa. Sau khi tham
quan di tích nền điện Kính Thiên thì cũng đã kết thúc chuyến hành trình của mình khi được
đồng hành cùng các bạn tham quan Hoàng Thành Thăng Long trong ngày hôm nay. Mình
xin chúc đoàn mình có một chuyến tham quan, học tập thật vui vẻ và bổ ích. Sau đây mình
xin giới thiệu hướng dẫn viên Bùi Hoài Thu sẽ dẫn các bạn tới thăm các di tích tiếp theo.
Cảm ơn các bạn rất nhiều! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chuyến hành trình sau! 7. Nhà hầm D67
Xin chào các vị quý khách. Tôi là hướng dẫn viên Bùi Hoài Thu, rất vinh dự được là người
đồng hành cùng qúy khách ngày hôm nay. Thưa quý khách Hoàng thành Thăng Long là
quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Đây là điểm đến bổ ích và
lí thú mà bất kì khách du lịch nào cũng muốn đặt chân tới, và đặc biệt, đây là di tích lịch sử
rất thu hút du khách nước ngoài bởi bên cạnh việc tham quan, họ có thể biết thêm nhiều
kiến thức lịch sử Việt Nam. Và để tiếp nối chuyến tham quan di tích Hoàng thành Thăng
Long thì sau đây tôi xin thuyết trình về Hậu Lâu, Cửa Bắc và nhà D67 để từ đó cung cấp
cho mọi người những hiểu biết khái quát, sơ lược nhất về các khu vực này.
Kính mong quý khách chú ý lắng nghe.
Trong di tích lịch sử Hoàng Thành Thăng Long, có một khu vực chúng ta nhất định phải
nhắc đến, đó là Nhà cách mạng D67, hay còn gọi là Phòng họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương.
Nhà D67 thuộc khu A thành cổ Hà Nội, là một di tích lịch sử cách mạng, một công trình
đặc biệt bên cạnh những di tích kiến trúc cổ xưa, ghi dấu ấn tiêu biểu cho cuộc kháng chiến
chống Mỹ, thống nhất đất nước.
Sau giải phóng thủ đô năm 1954, Chính phủ và quân đội Việt Nam đã tiếp quản khu thành
cổ Hà Nội, vốn trước đó được người Pháp sử dụng là đại bản doanh quân sự và đã xây dựng
nhiều công trình phục vụ quân sự nơi đây. Tòa nhà sở chỉ huy pháo binh của quân Pháp
được xây dựng trên nền điện Kính Thiên xưa được sử dụng thành nhà làm việc của Bộ
Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung ương.
Tòa nhà này được gọi là nhà Con Rồng vì phía trước có những con rồng đá chầu (thềm
Rồng của điện Kính Thiên) trong những năm 60 của thế kỷ 20, Mỹ ném bom đánh phá ác 20