-
Thông tin
-
Quiz
Hoàng Thành Thăng Long - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Hoàng Thành Thăng Long - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa du lịch (VHDL) 32 tài liệu
Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Hoàng Thành Thăng Long - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Hoàng Thành Thăng Long - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa du lịch (VHDL) 32 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Hà Nội 243 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Hà Nội
Preview text:
HOÀNG THÀNH THĂNG LONG 1.Loại hình di sản
Hoàng Thành Thăng Long thuộc loại hình di sản văn hóa thế giới và những giá trị nổi bật toàn cầu của
khu di sản được ghi nhận bởi ba đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa; tính liên tục của tài sản
với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Ủy ban di sản thế giới đã công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn
hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí (trong số 6 tiêu chí của UNESCO).
Theo tiêu chí số 2, những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi
tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của
văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương
Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để
tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc
gia vùng châu thổ sông Hồng.
Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu
cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng
qua các thời kỳ lịch sử.
Theo tiêu chí số 3, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về
truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế
kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ
thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước
Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hóa trong gần 1.000
năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát
triển chính trị, văn hóa như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
Theo tiêu chí số 6, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di
sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông
Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và
khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi
đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành
độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Từ năm 2006, được sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Trung ương, Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của
các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, sự quyết tâm cao và cố gắng nỗ lực, hiệu quả của thành phố Hà Nội,
đặc biệt là sự tham gia rất nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trong nước và
quốc tế, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được bảo vệ, xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt và xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới.
Hồ sơ được đăng ký từ tháng 9-2008 và chính thức đệ trình UNESCO từ tháng 1-2009, được
UNESCO tiến hành các quy trình thẩm định chặt chẽ thông qua cơ quan tư vấn ICOMOS (Hội đồng
Quốc tế về Di tích và Di chỉ), và đến nay đã được Ủy ban di sản thế giới gồm 21 nước thành viên
công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Từ đó, ta thấy việc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là di sản văn
hóa thế giới là niềm vinh dự, tự hào của mọi người dân nước Việt, là sự tri ân công đức với các vị tổ
tiên đã có công khai sáng, xây dựng và bồi đắp giá trị lịch sử, văn hóa của Thăng Long - Hà Nội ngàn
năm văn hiến, là tài sản vô giá để lại cho muôn đời sau, cũng chính là tiềm năng, thế mạnh để phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội Thủ đô và đất nước.
Việc này cũng đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn của Thành phố Hà Nội
trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di sản, trước mắt cần tập trung tổ chức tốt
việc đón nhân dân và du khách trong nước, quốc tế đến tham quan di sản nhân dịp Đại lễ kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
2.Lịch sử hình thành của Hoàng thành Thăng Long
1. Giai đoạn tiền Thăng Long
Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, các triều đại Đinh, Tiền Lê đều đóng đô ở Hoa Lư
Thời kì nhà Đường, đây là trung tâm của An Nam đô hộ phủ, lần đầu tiên vùng đất này nằm giữ vai
trò một trung tâm quyền lực chính trị. Năm 886, Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình
được đổi tên thành Đại La. 2. Giai đoạn Lý – Trần
- Năm 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi vua, tháng 7 năm thuận thiên nguyên niên (1010) dời đô từ Hoa
Lư về thành Đại La. Ngay sau đó đã cho gấp rút xây dựng kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 hoàn thành
- Vào thời nhà Trần, vua Trần đã cho chỉnh đốn, sửa sang lại Hoàng Thành Thăng Long. Hai vòng
Cấm thành và Hoàng thành đều được nhà Trần tu sửa trên cơ sở thành cũ nhà Lý.
- Năm 11243, Trần Thái Tông cho đắp lại vòng thành trong cùng và gọi thành này là Phượng thành,
hay Long Phượng Thành, chính là Long thành thời Lý. Các vua thời Trần cũng cho xây dựng thêm rất nhiều công trình mới.
- Năm 1368, vua Trần Dụ Tông cho xây dựng hành lang nối từ gác Nguyên Huyền tới của Đại Triều ở
phía Tây. Với hành lang này, bá quan văn võ khi tiến triều yết kiên nhà vua đều có thể tránh nắng mưa.
- Dưới thời trần, cùng với 3 lần bị giặc Nguyên Mông vào đốt phá, lại nhiều lần gặp hỏa hoạn, lũ lụt
nên khiến Thăng Long thời Trần nhiều lần bị tàn phá. Đây là thời kì triều đình phải tốn nguồn lực
không nhỏ cho việc duy tu, tôn tạo và kiến khiết thành Thăng Long. 3. THẾ KỶ 15-18
- Năm 1400 chính quyền rơi vào tay nhà Hồ. Nhà Hồ đóng đô ở Thanh Hoá gọi là Tây Đô và đổi tên Thăng Long thành Đông Đô
- Năm 1407 giặc Minh xâm lược nước ta. Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo thắng lợi. Lê Lợi
lên ngôi năm 1428, khôi phục quốc hiệu Đại Việt chọn Thăng Long làm kinh đô lấy tên mới là Long Kinh
- Năm 1490 đề phòng loạn đảng nhà Lê xây dựng thành rộng thêm 8 dặm và xây thêm cung điện ,
vườn thượng lâm để nuổi bách thú
- Năm 1512 khởi công làm Cửu Trùng Đài nhưng chưa hoàn thành
- Năm 1514 Lê Trung Dực xây thêm mấy nghìn tượng bao bọc điện Tường Quang, quán Trấn Vũ và chùa Kim Cổ Thiên Hoa
- Năm 1516-1527 Nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê , phá huỷ hầu hết các điện
- Nửa cuối thế kỷ 15 cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên là Lê-Trịnh diễn ra
quyết liệt với ưu thế ngày càng thuộc về phe Nam triều.
- Năm 1592 nhà Mạc rút lên Cao Bằng , Hoàng Thành được tu sửa để đón vua Lê. Xây dựng nhiều
cung điện mới đều năm trong phủ chúa Trịnh
- Năm 1749 khởi nghĩa nông dân nổi dậy, chúa Trịnh cho đắp lại thành mới theo dấu tích thành Đại
La cũ đặt tên là Đại Đô
- Thời Tây Sơn vua Quang Trung đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành thủ phủ của trấn Bắc Thành,
Hoàng Thành Thăng Long bị đổ nát gần hết. Nhà Tây Sơn đã cho tu sửa và xây dựng thêm một số công trình mới 4. THẾ KỈ 19- NAY
- Năm 1802 Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, đóng đô ở Huế.
- Năm 1805 Gia Long cho phá dỡ Cấm Thành Thăng Long vì cho rằng đây chỉ là Trấn Bắc Thành nên
không được có quy mô lớn hơn Kinh thành Huế. Ông chi xây dựng 1 toà thành mới hình vuông, xây
thêm toà điện phía sau Điện Kính Thiên làm hành cung, xây các cửa thành Đông Nam, Tây Nam,
Đông, Tây và Bắc. Phía trước Hoàng Thành Thăng Long cũ xây cột cờ gọi là Kì Đài và bổ sung một
số cong trình ở Thăng Long
- Năm 1831 với cuộc cải cách hành chính vua Minh Mạng đổi tên Thăng Long thành Hà Nội
- Năm 1848 vua Tự Đức phá dỡ cung điện thời Hậu- Lê còn lại, những đồ vật chạm khắc mỹ thuật
được đưa về Huế trang trí cung điện. Còn lại 2 tượng rồng ở điện Kính Thiên.
- Từ năm 1873 cùng với việc chiếm đóng thành Hà Nội, người Pháp đã thay đổi phần lớn kiến trúc
của thành để phục vụ cho mục đích quân sự. Và diện mạo của một cung điện nguy nga trong quá khứ
đã dần chấm dứt. Ngoài việc tận dụng một số công trình cũ, quân đội Pháp còn xây dựng thêm các
công sự bảo vệ, các doanh trại làm trụ sở chỉ huy quân sự.
- Năm 1954, khu vực trung tâm thành Hà Nội là trụ sở của Bộ Quốc phòng. Năm 1967, để phòng
chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, Bộ Quốc phòng đã cho xây dựng ở
phía sau di tích điện Kính Thiên nhà D67 và hầm D67 làm nơi hội họp của các cấp lãnh đạo cao nhất
của Đảng, Nhà nước. Tại khu vực này, nhiều quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước đã được ra
đời, góp phần tạo nên những thắng lợi trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Có thể thấy, trải qua nhiều biến thiên lịch sử, Hoàng thành Thăng Long luôn giữ vai trò là trung tâm quyền lực trọn
3.Giá trị và đặc điểm
Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội mang trong mình những giá trị nổi bật toàn cầu.
Liên tục trong hơn một thiên niên kỷ, đây là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật, điêu khắc,
kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo.
Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh
chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển
của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.
Đặc biệt phải kể đến 3 giá trị nổi bật toàn cầu: -
Khu di tích với bề dày lịch sử khoảng 13 thế kỷ, trong đó có gần 10 thế kỷ từ khi vua Lý Thái Tổ định
đô Thăng Long đến nay, là nơi diễn ra sự giao thoa nhiều giá trị nhân văn có ý nghĩa toàn cầu của
phương Đông và thế giới, biểu thị trong quy hoạch đô thị, tạo dựng cảnh quan, trong nghệ thuật kiến
trúc, nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật xây dựng. Trên cơ sở nền văn hóa có cội nguồn bền vững bên
trong, các giá trị và ảnh hưởng bên ngoài được tiếp thu và kết hợp với các giá trị bên trong, được vận
dụng một cách hài hòa phù hợp với điều kiện thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc. Khu di tích với
những di tích khảo cổ học mới phát lộ và di trên trên mặt đất, là những minh chứng về sự giao thoa và
dung hợp văn hóa từ các nền văn minh phương Đông và phương Tây, như ảnh hưởng của Phật giáo,
Nho giáo, công nghệ quân sự phương Tây… -
Tất cả các di tích, di vật phát lộ trong vùng Cấm thành đều chứng tỏ tính liên tục và sự hội tụ, kết tinh
của một trung tâm văn hóa quốc gia có mối quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài. Trước
đó, khu vực này đã từng là trung tâm quyền lực của chính quyền đô hộ nhà Đường và sau đó là trung
tâm quyền lực của Đông Dương thuộc Pháp. Khu di tích tiêu biểu cho một truyền thống văn hóa lâu
dài mang tính đại diện và kết tinh của lịch sử, văn hóa Việt Nam. -
Khu di tích với lịch sử khoảng 13 thế kỷ không phải đã đi vào quá khứ mà còn hiện diện với thủ đô
Hà Nội của nước Việt Nam hiện đại, biểu đạt một quá trình lịch sử và văn hóa với những truyền
thống, những giá trị liên hệ trực tiếp và đang hiện hữu với cuộc sống hiện nay.
Những giá trị nổi bật toàn cầu của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được ghi nhận bởi 3 đặc
điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung
tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long của Việt nam đã được Tổ chức khoa học và giáo dục
của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.
(Để được ghi danh vào danh sách Di sản thế giới của Unesco, một tài sản phải đáp ứng các tiêu
chuẩn về văn hóa hoặc thiên nhiên theo Công ước Di sản thế giới đã được Ủy ban về Di sản thế giới
của Unesco phê duyệt. Có 6 tiêu chí được đưa ra đối với Di sản văn hóa, bao gồm:
(I) – Là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người
(II) – Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian
hoặc trong phạm vi một vùng văn hóa của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công
nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.
(III) – Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một
truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.
(IV) – Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan
minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.
(V) – Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính
truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương
dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.
(VI) – Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng,
hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này
chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)
Trở thành Di sản văn hóa thế giới là do Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội đã đáp
ứngđược các tiêu chí ii, iii và iv được quy định tại Bản Hướng dẫn thực hiện công ước Di sản thế giới.
Tiêu chí số II về chiều dài lịch sử văn hóa: Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng
đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao
lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư
tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy,
mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ
Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính
trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa
đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc
và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
Tiêu chí số III về các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng
Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ
sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng
văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau
liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính,
luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể
hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm
Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Tiêu chí số VI về tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực: Với các chức năng
chính trị và vai trò mang tính biểu tượng của mình, Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội có liên quan
trực tiếp tới rất nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng như các
tư tưởng luân lý, triết học, và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra tiếp nối nhau này đã đánh dấu quá trình
hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập trong suốt hơn một ngàn năm, bao gồm cả thời kỳ
thuộc địa và hai cuộc Chiến tranh giành độc lập thời hiện đại và thống nhất Việt Nam.)
4.Cách phát huy di sản đối với du lịch
Nhằm phát huy những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của Hoàng Thành Thăng Long, thời
gian qua, thành phố Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long đã thực hiện các giải pháp khác
nhau, trong đó có đẩy mạnh hoạt động du lịch để công chúng có nhiều cơ hội tiếp cận và tìm hiểu ý
nghĩa di sản đặc biệt này.
-Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm của Thủ đô Hà Nội, gần nhiều điểm di tích nổi tiếng khác như Lăng
Bác, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Phố cổ Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám,...
Hoàng Thành Thăng Long có nhiều điều kiện thuận lợi để kết nối với các điểm đến khác, hình thành
những tour, tuyến đặc sắc.
-Từ một khu di tích “kín cổng cao tường”, đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành điểm đến
hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn của thủ đô:
mức thu tăng trung bình mỗi năm gần 30%.
-Các cách phát huy tốt di sản Hoàng thành Thăng Long đối với du lịch:
1.Tổ chức các loại hình tour
Đại diện Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho biết, hiện nay đang có một số loại hình tour phục
vụ du khách như: “Tour về nguồn” tìm hiểu Hoàng thành; tour tham quan cho học sinh trung học cơ
sở và trung học phổ thông; tour dành riêng cho học sinh tiểu học. Theo đó, tour tham quan cho học
sinh cấp 2 và cấp 3 tham quan, xem phim, tương tác dán quạt, vẽ gốm. Tour dành học sinh tiểu học,
các em tham gia trò chơi, xem phim, tham quan di tích khảo cổ, tham gia chương trình tương tác “Em làm nhà khảo cổ”.
Ngoài ra, Ban quản lý Hoàng thành Thăng Long còn tổ chức tour tâm linh về nguồn tham quan thềm
điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn, dâng hương tưởng nhớ 52 vị vua các triều đại đối với du
khách là phụ nữ, người trung niên và người cao tuổi.
Bên cạnh đó là tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long”, và tour “Chạm vào quá khứ”,
đưa du khách tham quan khu di sản với lộ trình cơ bản, nhấn vào các điểm tham quan nổi bật nhất như
Đoan Môn, chiêm ngưỡng những di vật quý giá phát lộ từ lòng đất, khám phá nhà D67, trải nghiệm giếng Hoàng cung,...
2.Ban Quản lý di sản này cần có các bài thuyết minh đa ngôn ngữ, đồng thời dịch vụ đồ lưu niệm tại
khu di sản cần đa dạng, phong phú hơn nhằm bổ sung kiến thức về các giai đoạn lịch sử khác nhau
thông qua các hiện vật. Bên cạnh đầu tư cho hệ thống chỉ dẫn, thuyết minh tại các điểm di tích, cải tạo
cảnh quan khu vực, thi công tiểu cảnh theo mùa để thu hút khách du lịch, tại đây còn cung cấp các
dịch vụ tăng cường trải nghiệm như dâng hương tưởng niệm các bậc tiên đế, chụp ảnh trang phục
hoàng cung, thưởng thức nghệ thuật diễn xướng dân gian hoàng cung...
Trong khi đó, các doanh nghiệp lữ hành cho rằng, để thu hút khách tham quan nhiều hơn, đơn vị quản
lý Hoàng thành Thăng Long nên xây dựng điểm nghỉ chân cho du khách nghe thuyết minh, cho thuê
trang phục truyền thống mà một số nước trên thế giới đã thực hiện rất thành công như Hàn Quốc,
Trung Quốc... Ngoài ra, khu di sản này nên tổ chức định kỳ những chương trình tái hiện sinh hoạt
cung đình, biểu diễn nghệ thuật truyền thống... để giúp công chúng có thêm những trải nghiệm, kiến
thức văn hóa - lịch sử, từ đó giúp người dân cùng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản mà cha ông đã để lại.
3.Điều quan trọng nhất là để du khách trong cũng như ngoài nước thấy được sự hấp dẫn của Khu
trung tâm Hoàng thành Thăng Long thì cần tích cực các hoạt động quảng bá trên các phương tiện
truyền thông không chỉ tại Việt Nam, nhưng quảng bá không thì chưa đủ để du khách hiểu thì cần đến
một đội ngũ hướng dẫn viên giỏi cả tiếng Việt, tiếng Anh sau đó là các thứ tiếng khác. Ngoài ra để
tăng tính hấp dẫn khi tham quan Hoàng Thành cũng cần đầu tư, phục dựng một số công trình tiêu
biểu, trưng bày các hiện vật có tính đại diện cao và nổi bật…