Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay | Tiểu luận Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại nhân dân đã xuất hiện rất sớm kể từ thuở hồng hoang khai sinh đất nước, xuất phát từ những nhu cầu giao lưu, giao thương đầu tiên giữa người Việt ta với  các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
39 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay | Tiểu luận Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại nhân dân đã xuất hiện rất sớm kể từ thuở hồng hoang khai sinh đất nước, xuất phát từ những nhu cầu giao lưu, giao thương đầu tiên giữa người Việt ta với  các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

11 6 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
TÊN ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Thị Quế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo
sinh viên: 2151070045
Lớp: Truyền thông quốc tế K41
Lớp tín chỉ: QT02615_K41.3
Nội, tháng 12 năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................3
7. Kết cấu đề tài........................................................................................... 3
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN
DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC T
HIỆN NAY....................................................................................................4
1.1. sở luận..........................................................................................4
1.2. sở thực tiễn.......................................................................................9
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY..........................................................11
2.1. Các định hướng đối ngoại nhân dân chủ yếu....................................11
2.2. Quá trình Đảng Nhà nước ta triển khai các chính sách đối ngoại
nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay...............................14
2.3. Đánh giá việc triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng
Nhà nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay............................23
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA NƯỚC TA
TRONG THỜI GIAN TỚI..........................................................................29
3.1. Những thách thức đặt ra với công tác đối ngoại nhân dân trong tình
hình mới........................................................................................................29
3.2. Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động Đối ngoại nhân dân
trong bối cảnh hội nhập hiện nay..............................................................31
KẾT LUẬN..................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................36
1
MỞ ĐẦU
1. do chọn đề tài
Đối ngoại nhân dân đã xuất hiện rất sớm kể từ thuở hồng hoang khai
sinh đất nước, xuất phát từ những nhu cầu giao lưu, giao thương đầu tiên giữa
người Việt ta với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,...
Việt Nam trải qua lịch sử thăng trầm 4000 năm dựng nước giữ nước,
nhưng những nhu cầu đó từ ngàn xưa của nhân dân ta không hề mai một
còn ngày một mở rộng, phát triển sâu sắc n với bạn khắp năm châu.
thể khẳng định, đối ngoại nhân dân kênh sớm nhất đã hỗ trợ cách mạng
Việt Nam chiến đấu chiến thắng đế quốc, tay sai thậm chí góp sức
ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt những bước chân đầu tiên ra đi tìm
đường cứu nước. Sự giao lưu, hỗ trợ, cổ nhiệt tình từ nhân dân thế giới
cũng đặt nền móng đầu tiên để Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận được ánh sáng
của chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra con đường Cách mạng vô sản giải cứu dân
tộc thoát khỏi xiềng xích lệ. Nếu không sự ủng hộ của nhân dân yêu
chuộng hòa bình chính nghĩa trên toàn thế giới, sự nghiệp cách mạng Việt
Nam sẽ gặp những khó khăn lớn hơn, hy sinh nhiều hơn để giành lại nền độc
lập tự do cho nước nhà. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai
trò quan trọng của nhân dân đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc:
“Trong bầu trời không quý bằng nhân dân. Trong thế giới không
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Trong thời đại hiện nay - khi toàn cầu hóa hòa bình đang xu thế
chủ đạo, thì vai trò của hoạt động đối ngoại nhân dân càng phải phát huy hiệu
quả to lớn, từ đó nhân lên sức mạnh mềm của quốc gia, nhất nêu bật được
tinh thần ngoại giao hòa hiếu, nhân nghĩa thấm nhuần tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, dựa vào thực tế triển khai thực hiện một số chỉ
thị của Đảng Nhà nước ta thể thấy nhận thức của một số cấp ủy, địa
phương, đơn vị về đối ngoại nhân dân chưa đầy đủ, thấu đáo, chưa thấy vị
2
trí vai trò và tầm quan trọng của đối ngoại nhân dân trong mặt trận ngoại giao
nói chung trong tình hình hiện nay. Không ít đoàn thể chính trị - hội coi
công tác đối ngoại nhân dân mặt phụ, hoạt động thứ yếu nên không phân
công lãnh đạo trực tiếp phụ trách, thiếu sự quan tâm cần thiết về kinh phí, về
xây dựng đội ngũ cán bộ điều kiện cho hoạt động đối ngoại nhân dân. Mặt
khác, sự xuất hiện đại dịch Covid 19 trong 2 năm qua gây ra rất nhiều khó
khăn cho hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng Nhà nước ta. Chúng ta
cần những giải pháp phù hợp để ứng phó với những rào cản ấy. Thiết nghĩ,
hoạt động đối ngoại nhân dân vai t cùng quan trọng nên tôi đã chọn
đề tài “Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
hiện nay” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được vai trò quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân của
Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Các Chỉ thị chính sách về hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng ta
từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu nội dung các chính sách đối ngoại của Việt Nam việc
triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng ta trong bối cảnh hội nhập
hiện nay.
- Nhận thức, đánh giá sự quan tâm của Đảng ta đối với hoạt động đối
ngoại nhân dân.
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong triển khai
thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân hiện nay từ đó đưa ra những kiến nghị
3
giải pháp phù hợp để hoạt động đối ngoại nhân dân ngày càng được chú
trọng phát triển.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Bao gồm phương pháp phân loại hệ thống hóa thuyết, phương
pháp lịch sử, phương pháp giả thuyết, phương pháp phân tích tổng hợp lý
thuyết, phương pháp hình hóa,…
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3
chương 7 tiết.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN
DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
HIỆN NAY
1.1. sở luận
1.1.1. tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động đối ngoại nhân dân
Đối ngoại nhân dân thực chất công tác dân vận, do các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức chính trị - hội, các tổ chức hội, tổ chức hội - nghề
nghiệp; các quan, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp không nhân
danh Đảng, Nhà nước và Chính phủ; các nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân,
thực hiện nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân Việt Nam trong ngoài
nước thực hiện chủ trương, chính sách hòa bình, hữu nghị hợp tác của
nước ta đối với nước ngoài; đồng thời, vận động nhân dân các nước ủng hộ
đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, Nhà nước ta.
Thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh Pháp hoạt động chính trị đối ngoại,
Người đã nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác quan trọng này
đặt công tác này vào mặt bằng mới về cả luận lẫn thực tiễn nhờ đó đã vận
động được nhân dân thế giới ủng hộ đoàn kết với nhân dân ta chống thực dân
Pháp xâm lược, đặc biệt hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng
hộ đoàn kết với nhân dân ta chống Mỹ cứu nước. Nội dung tưởng của
Người về đối ngoại nhân dân đã trở thành định hướng to lớn trong việc hoạch
định chính sách cho hoạt động đối ngoại nhân dân:
-Thêm bạn bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết
nhân dân thế giới lợi ích chân chính của nhân dân ta nhân dân thế
giới.
5
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ phải “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết
nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh Đảng ta đều phân bạn, thù, bạn gần, bạn xa, bạn lâu dài,
bạn nhất thời, tìm cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với hai kẻ thù cùng một
lúc, xác định kẻ thù chính để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.
Người giáo dục nhân dân ta phân biệt bạn, thù, phân biệt bọn thực
dân Pháp bọn Mỹ xâm lược với nhân dân Pháp nhân dân Mỹ để tranh
thủ sự ủng hộ đoàn kết của nhân dân Pháp nhân dân Mỹ, lập chĩa
mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền của thực dân Pháp chính quyền của
đế quốc xâm lược Mỹ. Người khẳng định với nhân dân Pháp: “Chúng tôi
muốn hòa bình ngay để máu người Pháp người Việt ngừng chảy. Những
dòng máu đỏ chúng tôi đều quý như nhau”. Người nêu nhân dân Việt Nam
không chống Mỹ chỉ muốn chiến tranh sớm chấm dứt để nhân dân hai
nước giảm được mất mát, đau thương sống hòa bình hữu nghị với nhau.
Người đã nói với những người bạn Mỹ vào đầu năm 1964: “Chẳng những
chúng tôi đau xót đồng bào chúng tôi phải gian khổ hy sinh, chúng tôi
cũng thương xót cho các mẹ người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng trong
cuộc chiến tranh phi nghĩa miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến
hành”.
Gắn liền đoàn kết nhân dân trong nước với đoàn kết quốc tế chính
kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế
cao cả, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế. Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn giải thích thực hiện mối quan hệ thân thiện hữu nghị, bầu
bạn với nhân dân các nước, "bốn phương sản đều là anh em".
-Kết hợp ngoại giao Nhà nước với công c đối ngoại của Đảng đối
ngoại nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp.
6
tưởng Hồ Chí Minh vận dụng đối ngoại nhân dân để gây dựng
phong trào, tuyên truyền cho cách mạng, hỗ trợ cho đối ngoại của Đảng trong
thời kỳ trứng nước. Từ khi chính quyền, ba "binh chủng" đối ngoại chính
thức được xây dựng củng cố. Mỗi binh chủng này đặc thù, thế mạnh
mũi tiến công riêng, nhưng kết hợp với nhau hỗ trợ cho nhau một cách chặt
chẽ, hài hòa theo đó tùy hoàn cảnh, tình hình đối tượng thích hợp công
tác đối ngoại sẽ được tiến hành qua kênh nhà nước, Đảng hay nhân dân. Nhờ
đó, công tác đối ngoại được thực hiện hiệu quả, đồng b uyển chuyển
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
-Luôn luôn coi trọng, phát huy vai trò lợi thế của công tác đối ngoại
nhân dân.
Người cho rằng, quan hệ nhân dân với nhân dân luôn sở cho mối
quan hệ giữa nước ta với các nước, mối quan hệ bền vững lâu dài,
thái độ của chính phủ nước ta quan hệ thay đổi thế nào thì quan hệ nhân
dân ta với nhân dân nước đó vẫn không phai mờ hoặc mất đi.
Công tác đối ngoại nhân dân sức mạnh của nhân dân làm hậu thuẫn
cho nên lợi thế đặc thù. Chủ tịch H Chí Minh nói, ngoại giao phải thực
lực phải biểu dương lực lượng, chính là nói đến sức mạnh của nhân dân
trong công tác đối ngoại. Lợi thế của đối ngoại nhân dân còn chỗ thể sử
dụng cả lẽ tình cảm để thuyết phục, tranh thủ s ủng hộ quốc tế; vận
động luận nhân dân ta nhân dân các nước lên tiếng phản đối các âm
mưu hành động thù địch của các thế lực thù địch bên ngoài.
-Có nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa dạng linh hoạt đồng
thời đa dạng hóa quan hệ đối tác.
7
Công tác đối ngoại nhân dân vận động quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ đạo trực tiếp nội dung đặc biệt phong phú, sức thuyết phục
mạnh mẽ: làm chính nghĩa, chống phi nghĩa, lấy nhân nghĩa chống bạo tàn,
kêu gọi hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau...
Hình thức hoạt động đối ngoại nhân dân cũng rất đa dạng: nói chuyện,
viết báo, viết sách, tiếp xúc vận động nhân tổ chức, nói chuyện trình bày
quan điểm các diễn đàn của nước đối tác diễn đàn quốc tế, họp mặt, liên
hoan hữu nghị, hội thảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, trao đổi khoa
học - kỹ thuật, hợp tác về giáo dục, vận động viện trợ nhân đạo phát triển.
Công tác đối ngoại nhân dân luôn mở rộng đối tác vận động quan hệ
từ các nhân thuộc các tầng lớp, nghề nghiệp, khuynh hướng chính trị khác
nhau đến các tổ chức chính trị - hội, tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính
phủ…; đồng thời duy trì, củng cố quan hệ với các bạn cũ, tìm kiếm quan
hệ với các bạn mới.
-Tập hợp lực lượng rộng rãi tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân
Như Người đã chỉ rõ, công tác đối ngoại nhân dân do nhiều lực lượng
rộng rãi tham gia, bao gồm không chỉ các đoàn thể nhân dân, các tổ chức
chính trị hội, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật, khoa học thuật, các hội
nghề nghiệp rộng ra nhân dân, n cả các tổ chức của Đảng các
quan nhà nước các cấp ngành, các lực lượng trang (tiến hành với đối
tượng hình thức thích hợp. Đồng thời, những tổ chức chính trị - hội
được thành lập để chuyên trách hoạt động đối ngoại nhân dân trong các lĩnh
vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, viện trợ nhân dân như Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị Việt Khẳng định đối ngoại nhân dân phương tiện chủ yếu
cùng quan trọng để tiếp cận thế giới nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn
đồng bào mình bằng những hoạt động khôn khéo để chinh phục nhân dân các
8
nước, trước hết đối xử văn minh với công dân của các nước đế quốc đang
sống làm việc nước ta, để nhờ đó nhân dân nước họ nhân dân thế
giới hiểu Việt Nam, tình cảm với Việt Nam. Không chỉ quan tâm định
hướng cho đồng bào trong nước cho cả đồng bào nước ngoài để tạo ra
phong trào nhân dân làm đối ngoại, để mọi người Việt Nam đâu cũng
tham gia mặt trận đối ngoại với mục đích nâng cao vị thế của dân tộc mình.
Hồ Chí Minh căn dặn: “Kiều bào nước ngoài phải yêu thương giúp đỡ lẫn
nhau, luôn luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, mở rộng tình thân thiện giữa nhân
dân ta nhân dân các nước”. Phải chan hòa, gắn với họ theo tinh thần
“bán con xa mua láng giềng gần” để thuyết phục họ, cảm hóa họ.
thể nói, cả về luận thực tiễn, đối ngoại nhân dân trong
tưởng Hồ Chí Minh một hệ thống những quan điểm sáng bản chất cách
mạng khoa học. Đó chính nền tảng tưởng của đối ngoại nhân dân
Đảng Chính phủ cùng nhân dân Việt Nam thường xuyên tiếp cận, tiếp thu
phát triển sáng tạo trong hành động.
1.1.2. Truyền thống đối ngoại nhân dân
Trong lịch sử thăng trầm dựng nước giữ nước, ông cha ta không chỉ
tạo nên những chiến tích vẻ vang còn để lại những sách lược ngoại giao
làm vẻ vang các thế hệ sau, trong đó ông cha ta luôn đề cao hoạt động đối
ngoại nhân dân. Chính sách đối ngoại nhân dân thời phong kiến bản hương
hướng đến các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Từ truyền
thống đối ngoại nhân dân của ông cha, Đảng ta đã rút ra những bài học quý
báu về công tác đối ngoại nhân dân: Để tạo nên cầu nối giữa nước mình với
thế giới, ngoại giao phải tận dụng được sứ mạnh của dân tộc với sức mạnh
thời đại để tạo cho đất nước sức mạnh tổng hợp, đảm bảo thắng lợi trong mọi
giai đoạn cách mạng. Việt Nam đặc thù trong thời chiến phải đối chọi
9
với những địch thủ mạnh hơn mình gấp bội phần, trong thời bình thì sức
mạnh vật chất so với các đối tác lại yếu kém hơn nhiều. Do đó, chúng ta phải
kết hợp mọi lĩnh vực hình thức hoạt động, huy động mọi lực lượng của đất
nước, đồng thời gần sức mạnh đó với những khả năng bên ngoài mình chủ
động ra sức tranh thu nhóm nhân sức mạnh của mình lên gấp bội nhằm giành
thắng lợi trong mọi thời kỳ. Đồng thời phải phát huy truyền thống hòa hiếu
của dân tộc, sẵn sàng bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế.
1.2. sở thực tiễn
*Tình hình thế giới
Thế giới đang tiếp tục thay đổi nhanh chóng, chuyển giai đoạn sang
một trật tự mới chưa được định hình rõ, ngày càng bất ổn, bất định, bất an.
Mặc xu thế chung hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn được duy t song
các nhân tố gây mất ổn định gia tăng bởi suy thoái kinh tế, các thách thức an
ninh phi truyền thống mặt trái của toàn cầu hóa, chủ nghĩa đơn phương,
nước lớn không tôn trọng Luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương, hợp tác
quốc tế đứng trước thách thức lớn.
Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc
lên hàng đầu, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Mỹ Trung
Quốc bước sang một giai đoạn đối đầu trực diện, toàn diện từ địa chiến lược,
thương mại, công nghệ đến chính trị, an ninh, hình phát triển hệ giá trị,
không chỉ khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên c phạm vi toàn cầu,
trong quan hệ chính trị, ngoại giao song phương đa phương với những biểu
hiện ngày càng của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Hoa Kỳ tăng cường sử dụng con bài “ý thức hệ” để tập hợp lực lượng
chống Trung Quốc. Hình thái mới trong cục diện thế giới đang hình thành,
10
không đơn thuần đa cực “Mạng Đa trung tâm”, ngoài Mỹ - Trung
Quốc Nga cũng trung tâm khác (một hoặc nhóm nước). Cùng với đó
sự xuất hiện vai trò ngày càng nổi lên của c tập hợp lực lượng do các
cường quốc tầm trung dẫn dắt các nhân tố phi nhà nước.
khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tình hình Biển Đông diễn biến
ngày càng phức tạp do các hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế
của Trung Quốc cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc đẩy mạnh triển khai toàn diện các biện pháp chính trị, ngoại giao,
pháp lý, tuyên truyền quân sự hóa, dân sự hóa trên thực địa nhằm thực hiện
chiến lược kiểm soát Biển Đông, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán lợi ích hợp pháp của Việt Nam một số nước khác, đe dọa hòa
bình, ổn định trong khu vực. Hoa Kỳ tăng cường hiện diện, mạnh mẽ bác bỏ
các yêu sách phi pháp của Trung Quốc Biển Đông, một số nước trong khu
vực ASEAN các nước lớn như Nhật, Úc, Anh, Pháp, Đức thể hiện lập
trường mạnh mẽ hơn, phản đối các yêu sách hành động của Trung Quốc.
Mặc hòa bình, độc lập dân tộc, phát triển tiến bộ hội vẫn
mục tiêu chung, đích hướng tới của nhân loại tiến bộ, song phong trào nhân
dân trên thế giới đã nhiều thay đổi so với các khái niệm truyền thống trước
kia cả về mục tiêu tập hợp lực lượng.
Nếu như trước đây sự phân tuyến rệt dựa trên ý thức hệ giữa một
bên lực lượng tiến bộ như phong trào cộng sản công nhân quốc tế;
phong trào cánh tả; phong trào giải phóng dân tộc với một bên lực lượng
hiếu chiến, chống cộng, phân biệt chủng tộc, phát xít mới… thì hiện nay bên
cạnh tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ truyền thống (chống chủ nghĩa đế quốc,
chống chiến tranh xâm lược, hòa bình…) tập hợp lực lượng đã trở nên rất
linh hoạt đa dạng trên sở lợi ích của từng quốc gia, dân tộc, đảng
11
phái, cộng đồng dân cư, trên từng vấn đề như dân sinh, dân chủ, biến đổi
khí hậu, chống chạy đua trang, chống toàn cầu hóa các hiệp định
thương mại tự do…
Tiểu kết chương 1
Như vậy Chương I đã khái quát được những luận chung nhất về
sở hoạch định các chính sách đối ngoại nhân dân của Việt Nam, trong đó bao
gồm tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân, truyền thống đối ngoại
nhân dân của Việt Nam ta từ thời xưa đến nay. Đồng thời những nét tiêu
biểu về tình hình thế giới khu vực.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG TA TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
2.1. Các định hướng đối ngoại nhân dân chủ yếu
2.1.1. Mục tiêu, tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại
a, Mục tiêu đối ngoại: tạo lập được môi trường quốc tế hòa bình thuận
lợi để phát triển trong thời đại đổi mới, từ đó tranh thủ được sự ủng hộ, giúp
đỡ, hợp tác của các nước trên thế giới.
b, tưởng chỉ đạo nguyên tắc đối ngoại: giữ vững nguyên tắc
độc lập, thống nhất chủ nghĩa hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng
động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam cũng
như diễn biến tình hình thế giới khu vực, phù hợp với từng đối tượng
Việt Nam quan hệ.
c, Nhiệm vụ đối ngoại: xuyên suốt thời kỳ đổi mới đến nay, Đảng ta
luôn xác định ràng một nhiệm vụ đối ngoại: “Giữ vững môi trường hòa
bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ
vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị
12
thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ tiến bộ hội trên thế giới”.
2.1.2. Phương châm hoạt động đối ngoại:
Một là, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đối ngoại phục
vụ lợi ích chân chính của dân tộc đó cũng cách thực hiện tốt nhất nghĩa
vụ quốc tế, sự đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hai là, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Đây sự phát triển sáng tạo bài học của
cách mạng Việt Nam về kết hợp giữa sức mạnh dân tộc sức mạnh thời đại,
sức mạnh trong nước sức mạnh quốc tế trong điều kiện lịch sử mới.
Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa
dạng hóa, Việt Nam đứng trước những hội mới song nguy thách thức
từ bên ngoài cũng gia tăng. Do đó, cần phải nhận thức đúng nắm vững vấn
để hợp tác đấu tranh, coi đây hai mặt gắn hữu của quan hệ quốc tế
phải hết sức tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều. Trong phương
châm nắm vững hai mặt hợp tác đấu tranh, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn
mạnh một nhận thức mới đó đấu tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực
diện đối đầu, không để cho các thế lực thù địch đẩy vào thế bị lập, đặc biệt
tránh bị xung đột quân sự hoặc bị khiêu khích trang.
Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả
các nước. Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng Nhà
nước Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định,
phát triển khu vực trên thế giới. Việt Nam đặc biệt chú trọng hợp tác khu
vực nhất đối với các nước láng giềng nhằm tạo một môi trường hòa bình,
ổn định lâu dài chung quanh đất nước.
2.1.3. Phương hướng hoạt động đối ngoại nhân dân chủ yếu hiện nay
13
Việt Nam luôn coi trọng nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao
nhân dân theo phương châm “chủ động linh hoạt, sáng tạo hiệu quả”, tăng
cường quan hệ song phương đa phương với c tổ chức nhân dân các nước,
hợp tác với c tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển kinh tế - hội.
Chính sách đối ngoại nhân dân đã được quán triệt xuyên suốt trong các văn
kiện Đại hội Đảng:
*Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã nêu:
“Mở rộng hoạt động đối ngoại của Đảng đối ngoại nhân dân nhằm tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tổ chức nhân dân các nước đối
với sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước”. Đảng Cộng sản Việt Nam tăng
cường quan hệ với các đảng cộng sản công nhân, góp phần tích cực vào sự
đoàn kết hợp tác với các đảng anh em trên sở chủ nghĩa Mác-Lênin, đấu
tranh những mục tiêu cao cả của thời đại.
*Đại hội VIII của Đảng khẳng định : “Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân
dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ
rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác,
phát triển”.
*Đến Đại hội IX của Đảng đã nêu : “Mở rộng hơn nữa công tác đối
ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương đa phương với các tổ
chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính
phủ quốc gia quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta nhân dân các nước trong khu vực
trên thế giới”.
*Đại hội X của Đảng đã đề ra: “Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo hiệu quả”. Tích cực tham
gia các diễn đàn hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động
viện trợ nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài để phát triển kinh tế - hội”.
14
*Đại hội XI kế thừa, bổ sung phát triển toàn diện hơn về công tác
đối ngoại nhân dân được Đại hội nhấn mạnh: “Coi trọng nâng cao hiệu quả
của công tác đối ngoại nhân dân… Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của
Đảng, ngoại giao Nhà nước ngoại giao nhân dân”.
*Đại hội XII (2016) của Đảng vẫn tiếp tục tinh thần chỉ đạo của Đại hội
XI về công tác đối ngoại nhân dân được nhấn mạnh hơn: “Mở rộng, làm sâu
sắc hơn nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà
nước đối ngoại nhân dân”. Trong đó chú trọng: “Đẩy mạnh công tác người
Việt Nam nước ngoài. Khuyến khích hỗ trợ đồng bào ta nước ngoài
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển hòa nhập tốt với cộng đồng nước
sở tại, đóng góp tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các
nước”. Điểm mới của đối ngoại nhân dân theo tinh thần Đại hội XII được
tiếp cận theo phương cách mới, thuật ng “ngoại giao nhân dân” được chuyển
thành “đối ngoại nhân dân”, phù hợp với các định hướng về hội nhập quốc tế
thực tiễn công tác đối ngoại trong bối cảnh mới.
2.2. Quá trình Đảng Nhà nước ta triển khai các chính sách đối ngoại
nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
2.2.1. Quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng khu vực
a. Quan hệ Việt Nam với Lào
Thời gian gian qua, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân
Việt - Lào. Đặc biệt năm 2016 Việt Nam kết hợp giao lưu nhân dân với giáo
dục truyền thống nhất trong giới trẻ về mối quan hệ đặc biệt Việt Lào như
tổ chức cho các bạn trẻ Lào đi thăm các khu di tích lịch sử cách mạng tại Việt
Nam, tổ chức cho các cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia Việt Nam đã
từng chiến đấu làm việc tại Lào đi thăm lại chiến trường xưa, thăm các di
tích lịch sử văn hóa, cách mạng.
Các tỉnh thành tại Việt Nam cũng tăng cường hoạt động đối ngoại nhân
dân với Lào hành động theo pơng châm “chủ động, linh hoạt, ng tạo,
15
hiệu quả”. Tại Tuyên Quang hằng năm, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện công tác tuyên truyền về
đối ngoại nhân dân, công tác về người Việt Nam nước ngoài; về công tác
thông tin đối ngoại, công tác tuyên truyền về biển đảo, công tác biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào, trong hệ thống Mặt trận của tỉnh. Năm 2019, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức Đoàn cán bộ, gồm 24 đồng chí đi thăm, giao
lưu hữu nghị, trao đổi kinh nghiệm về công tác Mặt trận tại thủ đô Viêng
Chăn, thăm quan chào giao lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận
Lào xây dựng đất nước. Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng đã đón tiếp nhiều Đoàn
đại biểu cấp cao của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước;
đoàn đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước thủ đô Viêng chăn; phối hợp
tham gia đón tiếp làm việc với nhiều đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm
làm việc tại tỉnh Tuyên Quang đồng thời hỗ trợ 300 chiếc xe lăn cho người
khuyết tật tại tỉnh.
Năm 2022, Việt - Lào tiếp tục tăng cường các hoạt động đối ngoại nhân
dân. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) sẽ tạo mọi điều kiện
trong khả năng để Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, Ủy ban Hòa bình Việt Nam
các tổ chức thành viên khác không ngừng tăng cường quan hệ với các tổ
chức nhân dân Lào; giao u hữu nghị song phương, tiếp tục phối hợp chặt
chẽ với các bạn Lào trong các chế hợp tác nhân dân đa phương.
Nguyễn Phương Nga, chủ tịch của VUFO đề xuất: thời gian tới, hai bên cần
phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác để thực hiện hiệu quả vai
trò làm cầu nối hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt cần
tăng cường giáo dục truyền thống cho nhân dân hai nước, nhất thế hệ trẻ,
hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị trong sáng hiếm Việt Nam -
Lào.
b. Quan hệ Việt Nam với Campuchia
16
Với Campuchia, rất nhiều hoạt động được triển khai trong năm qua, đặc
biệt phải kể đến các hoạt động giao lưu giữa nhân dân các tỉnh biên giới hai
nước, phong trào “Ươm mầm hữu nghị” phong trào đỡ đầu học sinh, sinh
viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ
tình cảm giữa các gia đình Việt Nam với học sinh, sinh viên Campuchia để
sau này các em sẽ những người tiếp tục vun đắp tình hữu nghị giữa hai
nước. thể nói, hoạt động đối ngoại nhân dân giữa Đảng ta với Campuchia
trong những năm qua sắp tới tăng cường phối hợp giáo dục, tuyên truyền
để các tầng lớp nhân dân, nhất thế hệ trẻ hai nước nhận thức hơn về ý
nghĩa tầm quan trọng của việc giữ gìn vun đắp cho quan hệ hữu nghị tốt
đẹp giữa hai nước. Mặc quan hệ 2 nước đang phát triển thuận lợi nhưng
vẫn chứa đựng những yếu tố không ổn định bởi vấn đề biên giới lãnh thổ
âm mưu chia rẽ của các thế lực bên ngoài, vậy Đảng ta luôn coi trọng hoạt
động đối ngoại nhân dân nhằm tăng cường tình hữu nghị với nhân dân Lào.
c. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
thể thấy, sợi dây thân tình Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các vị tiền bối dày công vun đắp qua hơn 7
thập kỷ qua đã được các tầng lớp, thế hệ nhân dân hai nước cùng nhau tiếp
nối, ngày càng bền chặt. Nhiều năm qua, Hội hữu nghị Việt-Trung đã cùng
quan chủ quản Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ
chức nhiều hoạt động giao lưu nhân dân ý nghĩa, quy lớn như Liên
hoan Nhân dân biên giới Việt-Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung. Các
hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam-Trung Quốc đã góp phần củng cố
tình hữu nghị - nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.
Đặc biệt, các hoạt động hữu ngh nhân dân quy lớn thu hút đông đảo quần
chúng tham gia như Liên hoan Nhân dân biên giới Việt-Trung đã được tổ
chức vào các năm 2009, 2010, 2012 2015.
17
Nổi bật các cuộc triển lãm tranh ảnh cũng như triển lãm ảnh Chủ tịch
Hồ Chí Minh với quan h Việt-Trung (2015); “Thành tựu công cuộc đổi mới,
hội nhập quốc tế của Việt Nam cải cách mở cửa của Trung Quốc”
(2018)… Để chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, các hội nghị, hội thảo
được tổ chức với các chủ đề liên quan đến thúc đẩy hợp tác hữu nghị giao
lưu nhân dân giữa các tỉnh, thành hai nước. Nhằm chung tay ủng hộ giúp đỡ
nhân dân các vùng thiên tai của Việt Nam Trung Quốc, nhiều hoạt động
từ thiện nhân đạo được các cấp Hội từ trung ương đến địa phương quan tâm
vận động các tổ chức, doanh nghiệp trong ngoài nước, các doanh nghiệp
Trung Quốc đang hợp tác, làm ăn tại Việt Nam tích cực tham gia.
Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung còn tồn tại bất đồng liên quan đến vấn
đề biển đảo, biên giới,...cũng như một số vấn đề khác, tác động tiêu cực đến
tâm tư, tình cảm nhân dân, luận hội hai nước, Hội hữu nghị Việt -
Trung đã phối hợp chặt chẽ với các quan hữu quan triển khai công tác
tuyên truyền định hướng luận, vừa nêu cao được lập trường chính nghĩa
của ta trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vừa không để vấn đề này ảnh hưởng
tiêu cực đến tổng thể quan hệ hợp c hữu nghị giữa hai nước.
Hội cũng chủ động phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu thanh
thiếu niên ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị các tổ chức hữu nghị nhân dân
ASEAN-Trung Quốc, gặp g lãnh đạo các tổ chức hữu nghị nhân dân
ASEAN-Trung Quốc. thể thấy, công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần
làm tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam
Trung Quốc, góp phần vào giữ gìn ổn định, hữu nghị, phát triển thịnh vượng
của khu vực thế giới.
d. Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN
| 1/39

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN
LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
TÊN ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: PGS,TS. Nguyễn Thị Quế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo Mã sinh viên: 2151070045
Lớp: Truyền thông quốc tế K41
Lớp tín chỉ: QT02615_K41.3 Hà Nội, tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................3
7. Kết cấu đề tài........................................................................................... 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN
DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
HIỆN NAY....................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................4
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................9
CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY..........................................................11
2.1. Các định hướng đối ngoại nhân dân chủ yếu....................................11
2.2. Quá trình Đảng và Nhà nước ta triển khai các chính sách đối ngoại
nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay...............................14
2.3. Đánh giá việc triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng và
Nhà nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay............................23
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA NƯỚC TA
TRONG THỜI GIAN TỚI..........................................................................29
3.1. Những thách thức đặt ra với công tác đối ngoại nhân dân trong tình
hình mới........................................................................................................29
3.2. Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động Đối ngoại nhân dân
trong bối cảnh hội nhập hiện nay..............................................................31
KẾT LUẬN..................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................36 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Đối ngoại nhân dân đã xuất hiện rất sớm kể từ thuở hồng hoang khai
sinh đất nước, xuất phát từ những nhu cầu giao lưu, giao thương đầu tiên giữa
người Việt ta với các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Thái Lan,... Dù
Việt Nam trải qua lịch sử thăng trầm 4000 năm dựng nước và giữ nước,
nhưng những nhu cầu đó từ ngàn xưa của nhân dân ta không hề mai một mà
còn ngày một mở rộng, phát triển sâu sắc hơn với bạn bè khắp năm châu. Có
thể khẳng định, đối ngoại nhân dân là kênh sớm nhất đã hỗ trợ cách mạng
Việt Nam chiến đấu và chiến thắng bè lũ đế quốc, tay sai thậm chí góp sức
ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt những bước chân đầu tiên ra đi tìm
đường cứu nước. Sự giao lưu, hỗ trợ, cổ vũ nhiệt tình từ nhân dân thế giới
cũng đặt nền móng đầu tiên để Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận được ánh sáng
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường Cách mạng vô sản giải cứu dân
tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Nếu không có sự ủng hộ của nhân dân yêu
chuộng hòa bình và chính nghĩa trên toàn thế giới, sự nghiệp cách mạng Việt
Nam sẽ gặp những khó khăn lớn hơn, hy sinh nhiều hơn để giành lại nền độc
lập tự do cho nước nhà. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai
trò quan trọng của nhân dân đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc:
“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì
mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Trong thời đại hiện nay - khi toàn cầu hóa và hòa bình đang là xu thế
chủ đạo, thì vai trò của hoạt động đối ngoại nhân dân càng phải phát huy hiệu
quả to lớn, từ đó nhân lên sức mạnh mềm của quốc gia, nhất là nêu bật được
tinh thần ngoại giao hòa hiếu, nhân nghĩa và thấm nhuần tư tưởng ngoại giao
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, dựa vào thực tế triển khai và thực hiện một số chỉ
thị của Đảng và Nhà nước ta có thể thấy nhận thức của một số cấp ủy, địa
phương, đơn vị về đối ngoại nhân dân chưa đầy đủ, thấu đáo, chưa thấy rõ vị 1
trí vai trò và tầm quan trọng của đối ngoại nhân dân trong mặt trận ngoại giao
nói chung và trong tình hình hiện nay. Không ít đoàn thể chính trị - xã hội coi
công tác đối ngoại nhân dân là mặt phụ, hoạt động thứ yếu nên không phân
công lãnh đạo trực tiếp phụ trách, thiếu sự quan tâm cần thiết về kinh phí, về
xây dựng đội ngũ cán bộ và điều kiện cho hoạt động đối ngoại nhân dân. Mặt
khác, sự xuất hiện đại dịch Covid 19 trong 2 năm qua gây ra rất nhiều khó
khăn cho hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta
cần những giải pháp phù hợp để ứng phó với những rào cản ấy. Thiết nghĩ,
hoạt động đối ngoại nhân dân có vai trò vô cùng quan trọng nên tôi đã chọn
đề tài “Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
hiện nay” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được vai trò quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân của
Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động đối ngoại nhân dân của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu:
Các Chỉ thị và chính sách về hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng ta
từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII đến nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu nội dung các chính sách đối ngoại của Việt Nam và việc
triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân của Đảng ta trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
- Nhận thức, đánh giá sự quan tâm của Đảng ta đối với hoạt động đối ngoại nhân dân.
- Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong triển khai và
thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân hiện nay từ đó đưa ra những kiến nghị 2
và giải pháp phù hợp để hoạt động đối ngoại nhân dân ngày càng được chú trọng và phát triển.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Bao gồm phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương
pháp lịch sử, phương pháp giả thuyết, phương pháp phân tích tổng – hợp lý
thuyết, phương pháp mô hình hóa,… 7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương và 7 tiết. 3 NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN
DÂN CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động đối ngoại nhân dân
Đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, do các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở các cấp không nhân
danh Đảng, Nhà nước và Chính phủ; các cá nhân thuộc mọi tầng lớp nhân dân,
thực hiện nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài
nước thực hiện chủ trương, chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác của
nước ta đối với nước ngoài; đồng thời, vận động nhân dân các nước ủng hộ
đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, Nhà nước ta.
Thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp hoạt động chính trị đối ngoại,
Người đã nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác quan trọng này và
đặt công tác này vào mặt bằng mới về cả lý luận lẫn thực tiễn nhờ đó đã vận
động được nhân dân thế giới ủng hộ đoàn kết với nhân dân ta chống thực dân
Pháp xâm lược, đặc biệt là hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng
hộ đoàn kết với nhân dân ta chống Mỹ cứu nước. Nội dung tư tưởng của
Người về đối ngoại nhân dân đã trở thành định hướng to lớn trong việc hoạch
định chính sách cho hoạt động đối ngoại nhân dân:
-Thêm bạn bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết
nhân dân thế giới vì lợi ích chân chính của nhân dân ta và nhân dân thế giới. 4
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ phải “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết
và nhiều bạn đồng minh hơn hết”. Trong từng giai đoạn cách mạng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta đều phân rõ bạn, thù, bạn gần, bạn xa, bạn lâu dài,
bạn nhất thời, tìm cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với hai kẻ thù cùng một
lúc, xác định kẻ thù chính để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.
Người giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ bạn, thù, phân biệt bọn thực
dân Pháp và bọn Mỹ xâm lược với nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ để tranh
thủ sự ủng hộ và đoàn kết của nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ, cô lập và chĩa
mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền của thực dân Pháp và chính quyền của
đế quốc xâm lược Mỹ. Người khẳng định với nhân dân Pháp: “Chúng tôi
muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy. Những
dòng máu đỏ chúng tôi đều quý như nhau”. Người nêu rõ nhân dân Việt Nam
không chống Mỹ và chỉ muốn chiến tranh sớm chấm dứt để nhân dân hai
nước giảm được mất mát, đau thương và sống hòa bình hữu nghị với nhau.
Người đã nói với những người bạn Mỹ vào đầu năm 1964: “Chẳng những
chúng tôi đau xót vì đồng bào chúng tôi phải gian khổ hy sinh, mà chúng tôi
cũng thương xót cho các bà mẹ và người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng trong
cuộc chiến tranh phi nghĩa ở miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến hành”.
Gắn liền đoàn kết nhân dân trong nước với đoàn kết quốc tế chính là
kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế
cao cả, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế. Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn giải thích và thực hiện mối quan hệ thân thiện hữu nghị, bầu
bạn với nhân dân các nước, "bốn phương vô sản đều là anh em".
-Kết hợp ngoại giao Nhà nước với công tác đối ngoại của Đảng và đối
ngoại nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp. 5
Tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng đối ngoại nhân dân để gây dựng
phong trào, tuyên truyền cho cách mạng, hỗ trợ cho đối ngoại của Đảng trong
thời kỳ trứng nước. Từ khi có chính quyền, ba "binh chủng" đối ngoại chính
thức được xây dựng và củng cố. Mỗi binh chủng này có đặc thù, thế mạnh và
mũi tiến công riêng, nhưng kết hợp với nhau và hỗ trợ cho nhau một cách chặt
chẽ, hài hòa theo đó tùy hoàn cảnh, tình hình và đối tượng thích hợp mà công
tác đối ngoại sẽ được tiến hành qua kênh nhà nước, Đảng hay nhân dân. Nhờ
đó, công tác đối ngoại được thực hiện hiệu quả, đồng bộ và uyển chuyển
nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
-Luôn luôn coi trọng, phát huy vai trò và lợi thế của công tác đối ngoại nhân dân.
Người cho rằng, quan hệ nhân dân với nhân dân luôn là cơ sở cho mối
quan hệ giữa nước ta với các nước, là mối quan hệ bền vững và lâu dài, dù
thái độ của chính phủ nước ta có quan hệ thay đổi thế nào thì quan hệ nhân
dân ta với nhân dân nước đó vẫn không phai mờ hoặc mất đi.
Công tác đối ngoại nhân dân có sức mạnh của nhân dân làm hậu thuẫn
cho nên có lợi thế đặc thù. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, ngoại giao phải có thực
lực và phải biểu dương lực lượng, chính là nói đến sức mạnh của nhân dân
trong công tác đối ngoại. Lợi thế của đối ngoại nhân dân còn ở chỗ có thể sử
dụng cả lý lẽ và tình cảm để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; vận
động dư luận nhân dân ta và nhân dân các nước lên tiếng phản đối các âm
mưu hành động thù địch của các thế lực thù địch bên ngoài.
-Có nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa dạng và linh hoạt đồng
thời đa dạng hóa quan hệ đối tác. 6
Công tác đối ngoại nhân dân và vận động quốc tế do Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ đạo trực tiếp có nội dung đặc biệt phong phú, có sức thuyết phục
mạnh mẽ: làm rõ chính nghĩa, chống phi nghĩa, lấy nhân nghĩa chống bạo tàn,
kêu gọi hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau...
Hình thức hoạt động đối ngoại nhân dân cũng rất đa dạng: nói chuyện,
viết báo, viết sách, tiếp xúc vận động cá nhân và tổ chức, nói chuyện trình bày
quan điểm ở các diễn đàn của nước đối tác và diễn đàn quốc tế, họp mặt, liên
hoan hữu nghị, hội thảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, trao đổi khoa
học - kỹ thuật, hợp tác về giáo dục, vận động viện trợ nhân đạo và phát triển.
Công tác đối ngoại nhân dân luôn mở rộng đối tác vận động và quan hệ
từ các cá nhân thuộc các tầng lớp, nghề nghiệp, khuynh hướng chính trị khác
nhau đến các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính
phủ…; đồng thời duy trì, củng cố quan hệ với các bạn bè cũ, tìm kiếm quan
hệ với các bạn bè mới.
-Tập hợp lực lượng rộng rãi tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân
Như Người đã chỉ rõ, công tác đối ngoại nhân dân do nhiều lực lượng
rộng rãi tham gia, bao gồm không chỉ các đoàn thể nhân dân, các tổ chức
chính trị xã hội, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, các hội
nghề nghiệp và rộng ra là nhân dân, mà còn cả các tổ chức của Đảng và các
cơ quan nhà nước các cấp ngành, các lực lượng vũ trang (tiến hành với đối
tượng và hình thức thích hợp. Đồng thời, có những tổ chức chính trị - xã hội
được thành lập để chuyên trách hoạt động đối ngoại nhân dân trong các lĩnh
vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, viện trợ nhân dân như Liên hiệp các tổ chức
hữu nghị Việt Khẳng định đối ngoại nhân dân là phương tiện chủ yếu và vô
cùng quan trọng để tiếp cận thế giới nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn
đồng bào mình bằng những hoạt động khôn khéo để chinh phục nhân dân các 7
nước, trước hết là đối xử văn minh với công dân của các nước đế quốc đang
sống và làm việc ở nước ta, để nhờ đó là nhân dân nước họ và nhân dân thế
giới hiểu rõ Việt Nam, có tình cảm với Việt Nam. Không chỉ quan tâm định
hướng cho đồng bào ở trong nước mà cho cả đồng bào ở nước ngoài để tạo ra
phong trào nhân dân làm đối ngoại, để mọi người Việt Nam dù ở đâu cũng
tham gia mặt trận đối ngoại với mục đích nâng cao vị thế của dân tộc mình.
Hồ Chí Minh căn dặn: “Kiều bào ở nước ngoài phải yêu thương giúp đỡ lẫn
nhau, luôn luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, mở rộng tình thân thiện giữa nhân
dân ta và nhân dân các nước”. Phải chan hòa, gắn bó với họ theo tinh thần
“bán bà con xa mua láng giềng gần” để thuyết phục họ, cảm hóa họ.
Có thể nói, cả về lý luận và thực tiễn, đối ngoại nhân dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm sáng rõ bản chất cách
mạng và khoa học. Đó chính là nền tảng tư tưởng của đối ngoại nhân dân mà
Đảng và Chính phủ cùng nhân dân Việt Nam thường xuyên tiếp cận, tiếp thu
và phát triển sáng tạo trong hành động.
1.1.2. Truyền thống đối ngoại nhân dân
Trong lịch sử thăng trầm dựng nước và giữ nước, ông cha ta không chỉ
tạo nên những chiến tích vẻ vang mà còn để lại những sách lược ngoại giao
làm vẻ vang các thế hệ sau, trong đó ông cha ta luôn đề cao hoạt động đối
ngoại nhân dân. Chính sách đối ngoại nhân dân thời phong kiến cơ bản hương
hướng đến các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc. Từ truyền
thống đối ngoại nhân dân của ông cha, Đảng ta đã rút ra những bài học quý
báu về công tác đối ngoại nhân dân: Để tạo nên cầu nối giữa nước mình với
thế giới, ngoại giao phải tận dụng được sứ mạnh của dân tộc với sức mạnh
thời đại để tạo cho đất nước sức mạnh tổng hợp, đảm bảo thắng lợi trong mọi
giai đoạn cách mạng. Việt Nam có đặc thù là trong thời chiến phải đối chọi 8
với những địch thủ mạnh hơn mình gấp bội phần, trong thời bình thì sức
mạnh vật chất so với các đối tác lại yếu kém hơn nhiều. Do đó, chúng ta phải
kết hợp mọi lĩnh vực và hình thức hoạt động, huy động mọi lực lượng của đất
nước, đồng thời gần sức mạnh đó với những khả năng bên ngoài mà mình chủ
động ra sức tranh thu nhóm nhân sức mạnh của mình lên gấp bội nhằm giành
thắng lợi trong mọi thời kỳ. Đồng thời phải phát huy truyền thống hòa hiếu
của dân tộc, sẵn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế. 1.2. Cơ sở thực tiễn *Tình hình thế giới
Thế giới đang và tiếp tục thay đổi nhanh chóng, chuyển giai đoạn sang
một trật tự mới chưa được định hình rõ, ngày càng bất ổn, bất định, bất an.
Mặc dù xu thế chung là hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn được duy trì song
các nhân tố gây mất ổn định gia tăng bởi suy thoái kinh tế, các thách thức an
ninh phi truyền thống và mặt trái của toàn cầu hóa, chủ nghĩa đơn phương,
nước lớn không tôn trọng Luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương, hợp tác
quốc tế đứng trước thách thức lớn.
Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc
lên hàng đầu, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn. Mỹ và Trung
Quốc bước sang một giai đoạn đối đầu trực diện, toàn diện từ địa chiến lược,
thương mại, công nghệ đến chính trị, an ninh, mô hình phát triển và hệ giá trị,
không chỉ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mà trên cả phạm vi toàn cầu,
trong quan hệ chính trị, ngoại giao song phương và đa phương với những biểu
hiện ngày càng rõ của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.
Hoa Kỳ tăng cường sử dụng con bài “ý thức hệ” để tập hợp lực lượng
chống Trung Quốc. Hình thái mới trong cục diện thế giới đang hình thành, 9
không đơn thuần là đa cực mà là “Mạng – Đa trung tâm”, ngoài Mỹ - Trung
Quốc – Nga cũng có trung tâm khác (một hoặc nhóm nước). Cùng với đó là
sự xuất hiện và vai trò ngày càng nổi lên của các tập hợp lực lượng do các
cường quốc tầm trung dẫn dắt và các nhân tố phi nhà nước.
Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, tình hình Biển Đông diễn biến
ngày càng phức tạp do các hành động đơn phương, vi phạm luật pháp quốc tế
của Trung Quốc và cạnh tranh chiến lược gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc đẩy mạnh triển khai toàn diện các biện pháp chính trị, ngoại giao,
pháp lý, tuyên truyền quân sự hóa, dân sự hóa trên thực địa nhằm thực hiện
chiến lược kiểm soát Biển Đông, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền
tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam và một số nước khác, đe dọa hòa
bình, ổn định trong khu vực. Hoa Kỳ tăng cường hiện diện, mạnh mẽ bác bỏ
các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, một số nước trong khu
vực ASEAN và các nước lớn như Nhật, Úc, Anh, Pháp, Đức thể hiện lập
trường mạnh mẽ hơn, phản đối các yêu sách và hành động của Trung Quốc.
Mặc dù hòa bình, độc lập dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội vẫn là
mục tiêu chung, là đích hướng tới của nhân loại tiến bộ, song phong trào nhân
dân trên thế giới đã có nhiều thay đổi so với các khái niệm truyền thống trước
kia cả về mục tiêu và tập hợp lực lượng.
Nếu như trước đây có sự phân tuyến rõ rệt dựa trên ý thức hệ giữa một
bên là lực lượng tiến bộ như phong trào cộng sản và công nhân quốc tế;
phong trào cánh tả; phong trào giải phóng dân tộc với một bên là lực lượng
hiếu chiến, chống cộng, phân biệt chủng tộc, phát xít mới… thì hiện nay bên
cạnh tập hợp lực lượng dưới ngọn cờ truyền thống (chống chủ nghĩa đế quốc,
chống chiến tranh xâm lược, vì hòa bình…) tập hợp lực lượng đã trở nên rất
linh hoạt và đa dạng và trên cơ sở lợi ích của từng quốc gia, dân tộc, đảng 10
phái, cộng đồng dân cư, và trên từng vấn đề như dân sinh, dân chủ, biến đổi
khí hậu, chống chạy đua vũ trang, chống toàn cầu hóa và các hiệp định thương mại tự do… Tiểu kết chương 1
Như vậy Chương I đã khái quát được những lý luận chung nhất về cơ
sở hoạch định các chính sách đối ngoại nhân dân của Việt Nam, trong đó bao
gồm Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân, truyền thống đối ngoại
nhân dân của Việt Nam ta từ thời xưa đến nay. Đồng thời là những nét tiêu
biểu về tình hình thế giới và khu vực. CHƯƠNG II.
NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN CỦA ĐẢNG TA TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
2.1. Các định hướng đối ngoại nhân dân chủ yếu
2.1.1. Mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại
a, Mục tiêu đối ngoại: tạo lập được môi trường quốc tế hòa bình thuận
lợi để phát triển trong thời đại đổi mới, từ đó tranh thủ được sự ủng hộ, giúp
đỡ, hợp tác của các nước trên thế giới.
b, Tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc đối ngoại: giữ vững nguyên tắc vì
độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng
động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam cũng
như diễn biến tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng mà Việt Nam có quan hệ.
c, Nhiệm vụ đối ngoại: xuyên suốt thời kỳ đổi mới đến nay, Đảng ta
luôn xác định rõ ràng một nhiệm vụ đối ngoại: “Giữ vững môi trường hòa
bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ
vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị 11
thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
2.1.2. Phương châm hoạt động đối ngoại:
Một là, bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Đối ngoại phục
vụ lợi ích chân chính của dân tộc và đó cũng là cách thực hiện tốt nhất nghĩa
vụ quốc tế, là sự đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng thế giới.
Hai là, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Đây là sự phát triển sáng tạo bài học của
cách mạng Việt Nam về kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại,
sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế trong điều kiện lịch sử mới.
Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Trong điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa
dạng hóa, Việt Nam đứng trước những cơ hội mới song nguy cơ và thách thức
từ bên ngoài cũng gia tăng. Do đó, cần phải nhận thức đúng và nắm vững vấn
để hợp tác và đấu tranh, coi đây là hai mặt gắn bó hữu cơ của quan hệ quốc tế
phải hết sức tránh hợp tác một chiều hoặc đấu tranh một chiều. Trong phương
châm nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn
mạnh một nhận thức mới đó là đấu tranh nhằm thúc đẩy hợp tác, tránh trực
diện đối đầu, không để cho các thế lực thù địch đẩy vào thế bị cô lập, đặc biệt
là tránh bị xung đột quân sự hoặc bị khiêu khích vũ trang.
Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả
các nước. Phương châm này thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà
nước Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần vào hòa bình, ổn định,
phát triển ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam đặc biệt chú trọng hợp tác khu
vực nhất là đối với các nước láng giềng nhằm tạo một môi trường hòa bình,
ổn định lâu dài chung quanh đất nước.
2.1.3. Phương hướng hoạt động đối ngoại nhân dân chủ yếu hiện nay 12
Việt Nam luôn coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao
nhân dân theo phương châm “chủ động linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, tăng
cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ chức nhân dân các nước,
hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách đối ngoại nhân dân đã được quán triệt xuyên suốt trong các văn kiện Đại hội Đảng:
*Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã nêu:
“Mở rộng hoạt động đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân nhằm tranh
thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của các tổ chức và nhân dân các nước đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước”. Đảng Cộng sản Việt Nam tăng
cường quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân, góp phần tích cực vào sự
đoàn kết và hợp tác với các đảng anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, đấu
tranh vì những mục tiêu cao cả của thời đại.
*Đại hội VIII của Đảng khẳng định : “Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân
dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ
rộng rãi của nhân dân các nước, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển”.
*Đến Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ : “Mở rộng hơn nữa công tác đối
ngoại nhân dân, tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các tổ
chức nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính
phủ quốc gia và quốc tế, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân ta và nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới”.
*Đại hội X của Đảng đã đề ra: “Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Tích cực tham
gia các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động
viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài để phát triển kinh tế - xã hội”. 13
*Đại hội XI kế thừa, bổ sung và phát triển toàn diện hơn về công tác
đối ngoại nhân dân được Đại hội nhấn mạnh: “Coi trọng và nâng cao hiệu quả
của công tác đối ngoại nhân dân… Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của
Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân”.
*Đại hội XII (2016) của Đảng vẫn tiếp tục tinh thần chỉ đạo của Đại hội
XI về công tác đối ngoại nhân dân được nhấn mạnh hơn: “Mở rộng, làm sâu
sắc hơn và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà
nước và đối ngoại nhân dân”. Trong đó chú trọng: “Đẩy mạnh công tác người
Việt Nam ở nước ngoài. Khuyến khích và hỗ trợ đồng bào ta ở nước ngoài
đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển và hòa nhập tốt với cộng đồng nước
sở tại, đóng góp và tăng cường hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các
nước”. Điểm mới của đối ngoại nhân dân theo tinh thần Đại hội XII là được
tiếp cận theo phương cách mới, thuật ngữ “ngoại giao nhân dân” được chuyển
thành “đối ngoại nhân dân”, phù hợp với các định hướng về hội nhập quốc tế
và thực tiễn công tác đối ngoại trong bối cảnh mới.
2.2. Quá trình Đảng và Nhà nước ta triển khai các chính sách đối ngoại
nhân dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
2.2.1. Quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng và khu vực
a. Quan hệ Việt Nam với Lào
Thời gian gian qua, Việt Nam đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân
Việt - Lào. Đặc biệt năm 2016 Việt Nam kết hợp giao lưu nhân dân với giáo
dục truyền thống nhất là trong giới trẻ về mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào như
tổ chức cho các bạn trẻ Lào đi thăm các khu di tích lịch sử cách mạng tại Việt
Nam, tổ chức cho các cựu quân tình nguyện, cựu chuyên gia Việt Nam đã
từng chiến đấu và làm việc tại Lào đi thăm lại chiến trường xưa, thăm các di
tích lịch sử văn hóa, cách mạng.
Các tỉnh thành tại Việt Nam cũng tăng cường hoạt động đối ngoại nhân
dân với Lào và hành động theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, 14
hiệu quả”. Tại Tuyên Quang hằng năm, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện công tác tuyên truyền về
đối ngoại nhân dân, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; về công tác
thông tin đối ngoại, công tác tuyên truyền về biển đảo, công tác biên giới trên
đất liền Việt Nam - Lào, trong hệ thống Mặt trận của tỉnh. Năm 2019, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức Đoàn cán bộ, gồm 24 đồng chí đi thăm, giao
lưu hữu nghị, trao đổi kinh nghiệm về công tác Mặt trận tại và thủ đô Viêng
Chăn, thăm cơ quan và chào xã giao lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận
Lào xây dựng đất nước. Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng đã đón tiếp nhiều Đoàn
đại biểu cấp cao của Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước;
đoàn đại biểu Mặt trận Lào xây dựng đất nước thủ đô Viêng chăn; phối hợp
tham gia đón tiếp và làm việc với nhiều đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm và
làm việc tại tỉnh Tuyên Quang đồng thời hỗ trợ 300 chiếc xe lăn cho người khuyết tật tại tỉnh.
Năm 2022, Việt - Lào tiếp tục tăng cường các hoạt động đối ngoại nhân
dân. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) sẽ tạo mọi điều kiện
trong khả năng để Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào, Ủy ban Hòa bình Việt Nam
và các tổ chức thành viên khác không ngừng tăng cường quan hệ với các tổ
chức nhân dân Lào; giao lưu hữu nghị song phương, tiếp tục phối hợp chặt
chẽ với các bạn Lào trong các cơ chế hợp tác nhân dân đa phương. Bà
Nguyễn Phương Nga, chủ tịch của VUFO đề xuất: thời gian tới, hai bên cần
phối hợp tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, hợp tác để thực hiện hiệu quả vai
trò làm cầu nối hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt cần
tăng cường giáo dục truyền thống cho nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ,
hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ hữu nghị trong sáng và hiếm có Việt Nam - Lào.
b. Quan hệ Việt Nam với Campuchia 15
Với Campuchia, rất nhiều hoạt động được triển khai trong năm qua, đặc
biệt phải kể đến các hoạt động giao lưu giữa nhân dân các tỉnh biên giới hai
nước, phong trào “Ươm mầm hữu nghị” – phong trào đỡ đầu học sinh, sinh
viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ
tình cảm giữa các gia đình Việt Nam với học sinh, sinh viên Campuchia để
sau này các em sẽ là những người tiếp tục vun đắp tình hữu nghị giữa hai
nước. Có thể nói, hoạt động đối ngoại nhân dân giữa Đảng ta với Campuchia
trong những năm qua và sắp tới là tăng cường phối hợp giáo dục, tuyên truyền
để các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước nhận thức rõ hơn về ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ gìn và vun đắp cho quan hệ hữu nghị tốt
đẹp giữa hai nước. Mặc dù quan hệ 2 nước đang phát triển thuận lợi nhưng
vẫn chứa đựng những yếu tố không ổn định bởi vấn đề biên giới lãnh thổ và
âm mưu chia rẽ của các thế lực bên ngoài, vì vậy Đảng ta luôn coi trọng hoạt
động đối ngoại nhân dân nhằm tăng cường tình hữu nghị với nhân dân Lào.
c. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Có thể thấy, sợi dây thân tình Việt-Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các vị tiền bối dày công vun đắp qua hơn 7
thập kỷ qua đã được các tầng lớp, thế hệ nhân dân hai nước cùng nhau tiếp
nối, và ngày càng bền chặt. Nhiều năm qua, Hội hữu nghị Việt-Trung đã cùng
cơ quan chủ quản là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) tổ
chức nhiều hoạt động giao lưu nhân dân ý nghĩa, có quy mô lớn như Liên
hoan Nhân dân biên giới Việt-Trung, Diễn đàn Nhân dân Việt-Trung. Các
hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam-Trung Quốc đã góp phần củng cố
tình hữu nghị - nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước tiếp tục phát triển.
Đặc biệt, các hoạt động hữu nghị nhân dân quy mô lớn thu hút đông đảo quần
chúng tham gia như Liên hoan Nhân dân biên giới Việt-Trung đã được tổ
chức vào các năm 2009, 2010, 2012 và 2015. 16
Nổi bật là các cuộc triển lãm tranh ảnh cũng như triển lãm ảnh Chủ tịch
Hồ Chí Minh với quan hệ Việt-Trung (2015); “Thành tựu công cuộc đổi mới,
hội nhập quốc tế của Việt Nam và cải cách mở cửa của Trung Quốc”
(2018)… Để chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, các hội nghị, hội thảo
được tổ chức với các chủ đề liên quan đến thúc đẩy hợp tác hữu nghị và giao
lưu nhân dân giữa các tỉnh, thành hai nước. Nhằm chung tay ủng hộ giúp đỡ
nhân dân các vùng có thiên tai của Việt Nam và Trung Quốc, nhiều hoạt động
từ thiện nhân đạo được các cấp Hội từ trung ương đến địa phương quan tâm
vận động các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp
Trung Quốc đang hợp tác, làm ăn tại Việt Nam tích cực tham gia.
Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung còn tồn tại bất đồng liên quan đến vấn
đề biển đảo, biên giới,...cũng như một số vấn đề khác, tác động tiêu cực đến
tâm tư, tình cảm nhân dân, dư luận xã hội hai nước, Hội hữu nghị Việt -
Trung đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan triển khai công tác
tuyên truyền định hướng dư luận, vừa nêu cao được lập trường chính nghĩa
của ta trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ vừa không để vấn đề này ảnh hưởng
tiêu cực đến tổng thể quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
Hội cũng chủ động và phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu thanh
thiếu niên ASEAN-Trung Quốc, Hội nghị các tổ chức hữu nghị nhân dân
ASEAN-Trung Quốc, gặp gỡ lãnh đạo các tổ chức hữu nghị nhân dân
ASEAN-Trung Quốc. Có thể thấy, công tác đối ngoại nhân dân đã góp phần
làm tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và
Trung Quốc, góp phần vào giữ gìn ổn định, hữu nghị, phát triển thịnh vượng
của khu vực và thế giới.
d. Quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN 17