-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Học sĩ quan dự bị ra làm gì? Những điều cần biết về sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, cụ thể theo pháp luật hiện hành thì ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 696 tài liệu
Tài liệu khác 768 tài liệu
Học sĩ quan dự bị ra làm gì? Những điều cần biết về sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, cụ thể theo pháp luật hiện hành thì ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 696 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Học sĩ quan dự bị ra làm gì? Những điều cần biết về sĩ quan dự bị
Mục lục bài viết
1. Hiểu thế nào về sĩ quan dự bị?
2. Những quy định chung về sĩ quan dự bị.
2.1. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị.
2.2. Trách nhiệm của sĩ quan dự bị
2.3. Quyền lợi của sĩ quan dự bị
2.4. Phong, tặng quân hàm sĩ quan dự bị.
3. Học sĩ quan dự bị ra làm gì?
1. Hiểu thế nào về sĩ quan dự bị?
Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, cụ thể theo pháp luật hiện hành thì ngạch sĩ quan dự bị
là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện
để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
Sĩ quan dự bị sẽ được phân hạng theo tuổi, được phong, thăng quân hàm theo luật sĩ quan quân
đội nhân dân Việt Nam . Sĩ quan dự bị là những sĩ quan được phân hạn theo tuổi bao gồm sĩ quan
hạng 1 và hạng 2 được phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của pháp luật theo luật sĩ quan
quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị sẽ được đăng ký và được quản lý bởi cơ quan quân sự
địa phương nơi sĩ quan đang công tác hoặc cư trú.
Ngoài ra sĩ quan dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra, có đầy đủ nghĩa vụ và
quyền lợi như sĩ quan tại ngũ. Sĩ quan sẽ được huấn luyện và tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đồng
thời được đứng trong hàng ngũ dự bị và khi có nhu cầu sẽ được huy động.
2. Những quy định chung về sĩ quan dự bị.
Luật Minh Khuê cung cấp những vấn đề chung cần biết về sĩ quan dự bị như sau:
2.1. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị.
Căn cứ theo Điều 39 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam thì những đối tượng sau đây
phải đăng ký sĩ quan dự bị:
Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều
kiện của sĩ quan dự bị;
Cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, được
phong quân hàm sĩ quan dự bị;
Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị hạng 1, đã qua
đào tạo sĩ quan dự bi, được phong quân hàm sĩ quan dự bị;
Cán bộ, công chức ngoài quân đội, những người tốt nghiệp đại học trở lên đã qua đào tạo sĩ quan
dự bị được phong quân hàm sĩ quan dự bị.
2.2. Trách nhiệm của sĩ quan dự bị
Căn cứ theo Điều 42 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam thì sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây:
Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công
tác và đơn vị dự bị động viên
Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàn động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy
định của Bộ trưởng Bộ quốc phòng
Hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên
Vào phục vụ tại ngũ theo quy định đó là trong thời bị đối với sĩ quan dự bị chưa phục vụ tại ngũ,
thời gian phục vụ tại ngũ là 2 năm; trong thời chiến, khi có lệnh tổng động viên, động viên cục
bộ hoặc khi có nhu cầu sĩ quan làm nhiện vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà chưa đến
mức động viên cục bộ.
2.3. Quyền lợi của sĩ quan dự bị
Căn cứ điều 43 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. theo đó thì sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:
Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn
luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ
cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính
phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan
hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội
có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.
2.4. Phong, tặng quân hàm sĩ quan dự bị.
Điều 20 Nghị định 78/2020/NĐ-CP sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam quy định đối với
trường hợp phong quân hàm sĩ quan dự bị.
- Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ
huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị; ĂNG TEN
Xem bóng đá, giải đấu thể thao miễn phí trọn đời với thiết bị này TÌM HIỂU THÊM
- Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; tốt nghiệp đào tạo sĩ
quan dự bị loại khá trở lên, kết quả rèn luyện tốt thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các
đơn vị dự bị động viên và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng
Đối với trường hợp thăng quân hàm sĩ quan dự bị thì sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau
thì được xét thăng quân hàm.
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; trình độ kiến thức năng lực tương ứng với chức vụ
đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý,
huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động, động viên của cấp có thẩm quyền;
- Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên và chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy
quân sự cấp xã có nhu cầu cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại;
- Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị theo quy định của Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành
tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng
chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng
quân hàm trước thời hạn.
3. Học sĩ quan dự bị ra làm gì?
Sau khi huấn luyện xong khóa học sĩ quan dự bị, quân nhân là sĩ quan dự bị về địa phương đăng
ký tại cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã nơi cư trú. Khi đến đăng ký phải đem theo giấy chứng
minh, sổ đăng ký quản lý huấn luyện sĩ quan dự bị. Cơ quan công an và các ngành có liên quan
chỉ đăng ký hộ khẩu, sắp xếp công tác giải quyết các quyền lợi sau khi cơ quan quân sự đã đăng ký sĩ quan dự bị.
Và tùy thuộc vào từng yêu cầu và nhiệm vụ của quân đội, sĩ quan dự bị sữ được biên chế vào các
đơn vị dự bị động viên để quản lý chặt chẽ vào từng người để tiếp tục bồi dưỡng để nâng cao trình
độ quân sự, bảo đảm các yêu cầu động viên.
Sau khi về địa phương thì sĩ quan dự bị giống như các công dân bình thường, lao động, học tập,
làm việc như những người dân bình thường. Chỉ có điều là một năm thì phải tập trung huấn luyện
tại đơn vị được đăng ký dự bị 1 tháng. Hoặc là khi có chiến tranh hoặc những vấn đề khác phát
sinh đến ổn định đời sống người dân thì những sĩ quan dự bị này sẽ trở thành những sĩ quan, chỉ
huy quản lý đơn vị như những sĩ quan khác.