Hội nghị Diên Hồng - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Hội nghị Diên Hồng - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
23 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hội nghị Diên Hồng - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Hội nghị Diên Hồng - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

25 13 lượt tải Tải xuống
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
1. Phe chủ chiến
* Hậu Lê
1. Triều đình
Muôn tâu Thái Thượng Hoàng và bệ hạ,
Tâu các quan thần cùng các bô lão hiện diện tại điện Diên Hồng,
Năm Tân Dậu, trong chiếu do đích thân Hoàng đế Hốt Tất Liệt phương Bắc gởi nước
ta ghi nguyên văn như sau: “Ta đã cấm các biên tướng vùng tỉnh Vân Nam ko
được đem quân xâm phạm bờ cõi nước ngươi, quấy rối nhân dân nước ngươi. Quan
liêu sĩ thứ nước ngươi hãy cứ yên ổn làm ăn như cũ”. Ấy giờ đây, chúng lại muốn
lấy cái mượn đường dẹp yên Chiêm Thành làm cớ cho những ý đồ xâm lược thâm
độc. Điều này thật trái với những gì mà nhà Nguyên hứa hẹn.
Nhà Nguyên đối với Đại Việt ta luôn nhăm nhe xâm lược. Để làm điều này, chúng
không từ thủ đoạn nào. 26 năm trước, bọn chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành ta.
Từ đó đến nay, bọn thống trị Mông Cổ ngày càng lấn tới, chúng đưa ra những yêu sách
không khác nào ép triều đình ta bán nước. Chúng ra sức vét đồ cống phú, bắt ta
cống người, cống vàng bạc, châu sa, trầm hương, sừng tê, đồi mồi, ngà voi,... Quá quắt
hơn, chúng cử tên “đạt lỗ hoa xích” nghênh ngang hoành hành, thăm nước ta, cho
rằng có thể khuất phục được vương triều, nô dịch được nhân dân ta. Tiếp tục hòa hoãn
chẳng phải càng khiến bọn chúng được thế mà lấn tới, được thời mà tự đắc hay sao?
Thưa Thái Thượng Hoàng, Nam Tống, xứ sở xưa kia, đã rơi vào tay quân Nguyên, giờ
đây, mắt chúng lại hướng về phía Đại Việt. Song, Nhà Nguyên đã từng một lần thất
bại trước quân ta nên chúng hãy còn dè chừng. Vùng Nam Tống hãy còn loạn lạc, nội
tình trong nước thì rối ren, nhà Mông - Nguyên ắt hẳn đương bận rộn lo liệu những sự
ấy. Đây là cơ hội ngàn vàng để ta chủ động tấn công, chặn đứng âm mưu xâm lược của
chúng.
Việc thận trọng trước sức mạnh quân thù điều dễ hiểu. Tuy nhiên, triều đình ta từ
lâu đã được nhân dân tin tưởng ủng hộ. Đây chính nguồn lực mạnh mẽ nhất
chúng ta có thể phát huy. Chỉ cần triều đình giương cao ngọn cờ đấu tranh, chúng thần
tin rằng nhân dân sẽ đồng lòng đứng lên, kề vai sát cánh cùng chiến đấu.
Lại nói, sau chiến thắng quân Mông - Nguyên năm Mậu Ngọ, nước ta đã hơn 20
năm để khôi phục và xây dựng đất nước, có khả năng tiếp ứng lương thực, quân trang
phục vụ cho cuộc chiến tiếp theo, nhuệ khí của quân dân ta càng thêm hừng hực, lòng
người càng thêm thống nhất. Sức mạnh của ta không chỉ nằm binh khí thế quân
sự, mà còn trong lòng tin và quyết tâm của mỗi con dân, trong sự tinh nhuệmưu
lược của các vị chủ tướng.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
1/23
Bởi lẽ thế, chúng thần tin rằng, chỉ sức mạnh mới thể ngăn lại bàn tay hung ác
của kẻ thù. Ta phải dùng chiến tranh để dập tắt chiến tranh. Đại Việt đã đánh thắng
chúng một lần, há lại chẳng làm được lần hai?
Kính mong Thái thượng hoàng và Bệ hạ xem xét
2. Nhân dân (Binh sĩ)
Muôn tâu Thái Thượng Hoàng cùng Bệ hạ, tâu các quan thần cùng các bô lão
hiện diện tại điện Diên Hồng, thần, Trần Quốc Tuấn xin được diện kiến. Nay đến với
hội họp tại điện Diên Hồng, thần lấy làm vinh hạnh khi được thay mặt cho toàn thể các
binh sĩ Đại Việt xin được tỏ rõ lòng quân dân trước thế sự nguy biến bấy giờ.
LĐ 1: Ý chí quyết tâm chống giặc của binh sĩ Đại Việt.
Khởi bẩm bệ hạ, hay tin giặc Nguyên âm mưu xâm lược, trai tráng khắp nơi đã tề
tựu về dưới ngọn cờ lãnh đạo của triều đình. Chẳng thiếu người dũng lược, cũng chẳng
thiếu người không ngại chết họp thành quân mạo nhẫn; có những người bầy tôi thất
thế muốn lập công danh, hợp thành một toán là quân tử đấu; có những người là con em
tướng chết trận muốn trả thù họp lại một toán gọi là quân căm thù …
Tháng 8 vừa qua, tuân lệnh vua, thần điều quân của các vương hầu, tập trận,
duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung
yếu khác. Sau cuộc duyệt binh, binh sĩ Đại Việt đã khắc hai chữ Sát Thát lên cánh tay
của mình. Càng phải kể đến tướng lĩnh trẻ tuổi Trần Quốc Toản đã lập nên một đội
quân hơn một nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, chờ ngày
giết giặc cứu nước.
LĐ 2: Kinh nghiệm chiến đấu trong cuộc chiến tranh Mông-Nguyên lần I
Muôn tâu bệ hạ, trong trận chiến năm Mậu Ngọ, quân ta quả đã thua kém về
nhiều mặt. Ấy vậy mà 3 vạn kỵ binh Mông Cổ cũng chẳng thể làm ta nao núng. Ta chủ
động rút lui, tránh đối đầu trực diện nhằm bảo toàn quân chủ lực; ta lại dùng kế “thanh
dã” và cắt nguồn tiếp tế lương thảo, đẩy quân địch vào cảnh thiếu thốn, đói khát, khiến
chúng nao núng, sĩ khí giảm sút. Giờ đây, kinh nghiệm đã sẵn có, lòng quân lại sẵn
sàng, sách lược đã soạn xong, chỉ còn đợi lệnh từ triều đình.
LĐ 3: Sách lược tài tình của các vị tướng lĩnh và kế hoạch tổ chức quân đội.
Tâu bệ hạ, sau hội nghị Bình Than, những ngả đường quan trọng các tuyến
biên giới đều trọng binh trấn giữ. Tuy rằng nước địch lớn, nước ta nhỏ; quân địch
đông, quân ta ít nhưng "Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến 100 vạn
quân như Bồ Kiên thì cũng làm được gì”. thể quân ta thua về số lượng, nhưng
quyết không thua về sự đồng lòng.
Khởi bẩm bệ hạ, đã là người Đại Việt, lại chẳng đau xót cảnh quê hương bị
gót ngựa quân thù giày xéo, phần mộ tổ tiên bị quân thù chà đạp, muôn dân trăm họ
rơi vào cảnh lầm than?
Tại đây, thần thay mặt cho các tướng lính cũng như binh Đại Việt, khẩn cầu
bệ hạ hạ lệnh “Đánh!”.
Nếu bệ hạ muốn hoà hoãn, thì xin hãy chém đầu thần trc rồi hãy hàng.
Nhà Nguyễn
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
2/23
3. Nhân dân (Bô lão)
Thánh thượng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế!
Hoàn cảnh:
Muôn tâu Bệ hạ, tâu các quan thần, cùng các lão hiện diện tại thềm điện
Diên Hồng, nay lần đầu chúng thần được Thánh thượng triệu kiến, lại để
đại diện cho nhân dân, bàn xem nên chiến hay hòa trước thế nguy biến này,
chúng thần thực đã ăn chớ ngon, ngủ chớ yên bao ngày.
Bẩm Bệ hạ, nước Nam này, ta đã sống bao đời, tiền nhân trăm tộc cùng
tắc đều từ giang sơn này lập nghiệp. Chúng thần nay được góp lòng mình
giữ gìn mệnh nước, một lòng đều phấn chấn muốn chóng lên đến Kinh thành để
thưa bẩm Thánh thượng, tỏ bày lòng yêu nước muôn phần.
Muôn tâu, dẫu biết khi chiến sự trăm dân sẽ thiệt thòi, trong lòng Thánh
thượng đau xót như đứt từng khúc ruột, song nếu không phản kháng thì ắt sẽ mất
nước, bấy giờ há chẳng sẽ cực khổ hơn muôn phần!
Luận điểm 1: Tinh thần đoàn kết của nhân dân + Sự tín nhiệm mà nhân dân
dành cho lão sẽ giúp lão dễ dàng huy động, truyền đạt ý kiến tới nhân
dân => góp phần giúp cuộc chiến thắng lợi
Khởi bẩm Bệ hạ, hạ thần xin được nói mấy lời hèn mọn thế này.
Trước là, hạ thần sống đến nay cũng đã biết, đã thấy nhiều. Nước Nam ta
ngàn đời nay đã bao lần nhân dân cùng đồng lòng chống giặc. Giang sơn ta
chẳng đã chứng kiến trăm dân quật khởi cùng Tiền Ngô Vương đánh đuổi Nam
Hán Triều năm Mậu Tuất (938), sau lại quyết chiến cùng Đại Tướng quân
Thường Kiệt dẹp tan nhà Tống năm Bính Thìn đó sao.
Bẩm Bệ hạ, mặc dầu hàng vạn tinh binh quân Nguyên - Mông đã thắng lợi
khắp nơi, song, năm Mậu Ngọ, muôn dân ta như cổ kim vẫn luôn đoàn kết đã
thắng chúng một lần, nay lại đang sẵn khí thế ấy, nếu cùng chung chí, ắt sẽ dẹp
yên chúng lần nữa. Đã vậy rồi, hà cớ gì ta phải lo sợ mà hòa?
Chúng thần thân bậc cao lão chăm lo cho vạn sự trong nhân dân, được
nhân dân nhiều bề tin tưởng, sẽ dễ dàng tuân truyền ý chỉ, kế sách của triều
đình, thuyết phục quân dân cùng đứng lên giữ nước. Chúng thần cúi xin
Thánh thượng anh minh xét đến những điều ấy hạ chỉ. Chúng thần đều đã
già cả, hận không thể cầm binh đao lên giết giặc, nay chỉ nguyện làm tròn
bổn phận đốc thúc tinh thần quân dân, cầu nối giữa triều đình với nhân dân
phía dưới, để giang sơn ta vạn lòng như một mà chống giặc.
Luận điểm 2: Nhân dân đồng lòng muốn đánh + Lợi dụng khí thế chiến
thắng lần 1 của nhân dân + Sự kinh nghiệm của các lão => góp phần
khiến cuộc chiến thắng lợi
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
3/23
Muôn tâu Thánh thượng, sau là, hạ thần cũng được hay lòng dân phần nhiều
là muốn đánh, nếu chọn hòa ắt sẽ nảy sinh bất mãn trong dân. Lúc bấy giờ, nước
thời mất, dân thời khởi nghĩa, thù trong giặc ngoài khó bề dẹp yên, hạ thần quả
thực không dám nghĩ tới hậu quả khôn lường. Quân ta đang trong lúc mấy bề
thuận lợi, nếu không chớp lấy thời cơ này mà phản kháng thì không biết tới bao
giờ xã tắc mới được bình yên. Nếu chỉ thấy cái lợi trước mắt, muốn giữ cho máu
không đổ, đầu không rơi, giữ cho nguyên khí không hao tổn mà thuận ý hòa với
chúng, ắt sẽ mất nước, muôn dân sẽ phải chịu cảnh nô dịch đời đời.
Bẩm, ngoài lẽ ấy, chúng thần người sống trong dân gian, cả đời đã lên
rừng xuống biển kiếm ăn lập nghiệp, nay coi như đã nắm trọn thế rừng, thế núi
nước ta. Đất nước ta rừng thiêng nước độc, nắng mưa thất thường, mà tiền nhân
ta đã dạy: Đánh muốn thắng thì phải biết trời, biết đất, điều ấy thì dân gian
chúng thần cũng tường thông hiểu thạo, quân cướp nước kia sao có thể bì được?
Tựu chung, chúng hạ thần cúi xin Thánh thượng suy xét chọn đánh, chớ chọn
hòa, ắt đánh ắt thắng.
Tiền Lê
1. Trí thức
Thánh thượng vạn tuế! vạn tuế! vạn vạn tuế!
Muôn tâu thánh thượng. Nhận được tin được đến Hội nghị Diên Hồng này là để
giúp vua việc nước. Chúng thần rất lấy làm vinh hạnh, vui mừng vì được góp một
phần công sức, quyết định nhỏ bé vào vận mệnh đất nước. Xong cũng lấy làm lo sợ vì
thế nước đang nguy, quân địch thì đang nhăm nhe bờ cõi nước ta.
Bẩm Bệ hạ, chúng ta cũng biết rằng quyết định đánh hay hoà là quyết định được ăn
cả ngã về không. Vì lúc bấy giờ giặc đã áp sát biên giới phía Bắc, nước ta cộng thêm
dã tâm đánh chiếm nước ta của chúng là vô cùng lớn. Nếu bây giờ quyết định không
đánh thì ta chắc chắn sẽ bị mất nước và dường như tay không dâng đất nước cho
chúng vậy nên chỉ có thể chọn đánh để bảo vệ đất nước và một khi dân ta đồng lòng
đánh giặc thì ta vẫn có khả năng giữ được độc lập dân tộc.
Chẳng những thế, sự xâm nhập của họ còn là nguy cơ đối với văn hóa, giáo dục và
tri thức mà tổ tiên ta đã hy sinh hàng ngàn năm để bảo tồn và phát triển. Không đứng
lên chống lại có nghĩa là chấp nhận mất nước, mất quê hương, mất tự do của dân tộc,
và mất đi văn hóa, tri thức, giá trị tinh thần đã được gìn giữ từ ngàn xưa bởi thứ văn
hóa của quân vó ngựa đó.
Nội bộ, tình hình chính trị lúc bấy giờ của nhà Trần ổn định, lòng dân hướng về
triều đình, có binh sĩ đông và dũng mãnh, có tướng tài mưu lược, há gì không đánh,
liều mình giữ lại giang sơn Đại Việt?
Kính mong bệ hạ xem xét kỹ lưỡng quyết định lần này.
2. Nông dân
Thánh thượng vạn tuế! vạn tuế! vạn vạn tuế!
Chúng bần nông đến đây thật lấy làm vinh hạnh, chỉ mong sao cho đất nước thái
bình thịnh thế đến vạn năm sau không lung chuyển.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
4/23
Chúng thần không dám có ý kiến nhiều đến việc nước, đó là việc các bậc quan
quân anh minh hẳn có những dự tính riêng trong lòng. Đánh hay hòa, chúng thần một
lòng đi theo góp sức, cho dù phải bỏ cả cái mạng nơi chiến trường.
Tuy nhiên chúng thần cũng xin có ý kiến như này
Bao đời làm nông, chân nấm tay bùn, biết thế nào việc nước, việc quân? Có
chăng chỉ là những câu chuyện làng xóm nói nơi gốc đa, gốc đề trong giờ nghỉ trưa mà
thôi. Nhưng chúng tôi lại biết rõ mười mươi tội ác và tính hung tàn của quân Nguyên
sắp sang xâm lược nước ta lần 2.
Bởi lẽ, chúng tôi ai cũng từng trải qua hoặc là nghe ông bà kể lại. Cái ngày
chúng sang xâm lược chúng ta thuở trước, tiếng vó ngựa hí ầm trời, bao nhiêu ruộng
vườn công chúng tôi chăm sóc ngày đêm đều bị vó ngựa ấy làm đổ sông đổ biển.
Trong thời gian giúp triều đình thực hiện kế sách, do không có lương thực dự trữ mà
chúng đã cướp bóc, ngay cả giết người để giành lương thực ít ỏi với chúng tôi- những
người nông dân vùng Kinh kỳ. Chúng tôi căm phẫn thái độ, cũng như hành động của
chúng. Nguyện theo quan quân đi đánh đuổi chúng ra khỏi nước ta
Hơn cả là chúng tôi cũng biết rằng, nếu chúng ta hòa, hàng loạt những yêu sách
của chúng không 2 thì 1 cũng sẽ được thực hiện. Những yêu sách đó sẽ làm cho cuộc
sống của chúng tôi thêm khốn cùng mất! Khẩn xin bệ hạ có thể ra quyết sách anh minh
để chúng không bao giờ có thể làm hại dân ta được nữa!
lực lượng hùng hậu của nhà nguyên tổ chức 1 cuộc chiến tiêu hao
=> làm rõ sách lược
ảnh hưởng kinh tế
2. Phe chủ hoà
Muôn tâu Quan gia!
Quan gia đã nâng đỡ đất nước ta lớn mạnh, nhân dân ta sống an nh. Nay quân
Nguyên lăm le xâm lăng bờ cõi, giẫm đạp lên nền hoà bình thiêng liêng ấy, ắt không
thể ngồi yên chịu trận. Nhưng trước ấy, xin Quan gia chớ quên đi tiếng khóc của mẹ
già, tiếng cười của trẻ thơ hai chữ “yên dân” trở thành cốt tủy. Thần thiết tha xin
kính cẩn trình lên ngai vàng:
Thấm thía lời dạy của tổ tiên, chúng thần bách tính luôn mong muốn được sống
trong hòa bình. Thần xin mạnh dạn đề xuất hãy tìm đến lời giải hòa hiệp, đề cao lẽ
phải, thấu tình đạt lý, để nhân dân được miễn khỏi kiếp nạn chiến tranh, từ đó tạo dựng
nên hội vững mạnh, thịnh vượng. Bởi sự yên bình mảnh đất màu mỡ nuôi
dưỡng tài năng, là nền tảng vững chắc để xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh.
Thần kính cẩn cúi đầu, hiến dâng trí tuệ sức lực, cầu mong Quan gia thiên uyên
thâm, quyết định sáng suốt, đưa đất nước ta tránh khỏi họa diệt vong, giữ gìn trăm họ
yên vui. Xin Quan gia đem cái tâm hướng thiện của mình để thương lượng hòa ước,
không vì danh lợi nhất thờiquên đi lợi ích lâu dài của quốc gia, của dân tộc. Thần
dân chúng thần, không ai mong muốn thấy cảnh tan hoang, đổ nát, chỉ mong mỏi được
sống trong hòa khí, làm ăn sinh sôi, nảy nở. Rồi kinh tế nước ta sẽ ra sao, tắc ta sẽ
đi về đâu nếu cuộc chiến cứ kéo dài mãi. Thần còn e ngại rằng chính sự phản công của
ta sẽ dẫn đến sự lan rộng của cuộc chiến, gây náo loạn và ảnh hưởng tới các nước láng
giềng.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
5/23
Tâu Quan gia, ở đây chúng thần mỗi một người dù là tầng lớp, hay địa vị nào
cũng mong ước được sống dưới thời thái bình, thịnh vượng, đất nước bình yên không
một bóng giặc. Chỉ có thế đời sống nhân dân mới có ngày ấm no, yên tâm sản xuất,
phát triển đất nước. Bởi vậy trước tình thế loạn lạc, quân Nguyên lăm le xâm chiếm
nước ta, những con dân Đại Việt như chúng thần đều sục sôi tinh thần bảo vệ đất nước,
bờ cõi của ông cha. Chúng thần cầu hòa không có nghĩa là cầu bại, xin hàng để quân
giặc ngang nhiên cướp nước ta mà mà dùng hòa hoãn để kéo dài thời gian chuẩn bị sẵn
sàng cho cuộc chiến quyết định vận mệnh đất nước.
Điều thứ hai, lần này quân Nguyên xuất chinh với quân số lớn, so với dân số
thời đó thì đoàn quân này có quy mô cực lớn. Tổng số quân Nguyên có thể ước chừng
khoảng 40-50 vạn người. Có thể thấy, lực lượng quân Nguyên vô cùng mạnh và đông.
Để so sánh thì khi nhà Nguyên đem quân đánh xứ Phù Tang vào năm 1281, họ cũng
chỉ huy động 14 vạn người (tính cả quân chính quy và dân phu), dù dân số và diện tích
xứ ấy bằng hai Đại Việt ta. Thêm nữa, về chiến thuật, quân binh nhà Nguyên mạnh
hơn, thiện chiến hơn, chiến thuật quân Đại Việt biết ít; chưa kể, lực lượng
Hốt Tất Liệt huy động các tướng quân người Trung Hoa, những kẻ thế
mạnh hiểu biết vùng phía Nam, đưa đến cho quân Nguyên lợi thế về tri thức quân
sự, kinh nghiệm chiến tranh khả năng tác chiến mạnh mẽ tại lãnh thổ chúng ta.
Chính thế, ta cần cẩn cẩn trọng suy xét việc dẩy binh, nhất trong tình thế lực
lượng phần yếu thế hơn, Đại Việt ta khó lòng địch nổi. Lãnh thổ của Đế chế
Mông Cổ trải dài rộng khắp, kéo dài từ bờ Hoàng Hải, bao trùm đất đai và thiên hạ của
người Hoa, tới những nơi xa xôi nhất tới Ba nơi những con buôn phương Tây
sinh sống. Về của cải, hàng chục vạn tấn vàng, tấn lương thực; về nhân, hàng trăm vạn
mạng dân lính thể huy động. Không chỉ thế, dọc suốt các vùng biên nước Đại
Việt ta các nước láng giềng như Đại Lý, như Champa, các trưởng phía Nam
Trung Hoa trong các khu vực lãnh thổ của ta. Xin mạn phép hỏi các vị đây, nếu
người Nguyên phân chia lợi ích cùng các nhóm dân tộc này, cùng sẻ đất đai cha
ông ta để lại mà mở cuộc tấn công xâm lược, ta làm thế nào mà bảo vệ quốc gia?
Sau cuộc chiến với quân Nguyên-Mông lần thứ nhất, triều ta cũng đã gặp phải
nhiều thách thức và biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Cuộc chiến đã gây
ra nhiều tổn thất về tài nguyên nhân lực, đồng thời gây áp lực lớn lên quốc khố.
Chính vậy, nếu chiến loạn xảy ra lần nữa, thì e rằng những tổn thất đó cũng không
kém phần nặng nề.
Đáng nói, theo chúng thần nhận định, cuộc chiến tranh với quân Nguyên -
Mông sẽnhững ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chính trị kinh tế của Đại Việt.
Cuộc chiến tranh thể gây ra sự căng thẳng chia rẽ trong hội chính trị nội
bộ. Sự phân chia các nhóm phe phái trong xã hội có thể xuất hiện, đặc biệt là khi cuộc
chiến kéo dài và gây ra nhiều thiệt hại, nhân dân lâm vào cảnh lầm than cơ cực, hẳn dễ
xảy ra bất mãn khởi phát thành nổi dậy, khi ấy giang sơn của quan gia, địa vị
của triều đình ta khó tránh khỏi phong ba thời đại.
Bằng sự sáng suốt uyên thâm, kính mong Quan gia thương cho thiên hạ, thấu tỏ
lòng dân con tìm cách ổn định thời cuộc, không bằng gươm giáo bằng trí tuệ,
lòng từ bi. Hãy để lại cho hậu thế một tấm lòng khoan dung, một vị vua vì dân, để sử
sách ghi danh, muôn đời ngợi ca. Thần không dám lớn mật, chỉ cầu mong ngàn vàng
khôn xiết, trọng sự thái bình quốc gia.
Sức mạnh quân scủa nhà Mông-Nguyên thể nói rằng mạnh gấp ngàn lần so
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
6/23
với Đại Việt chưa kể về quân lực: Nhà Mông-Nguyên sở hữu nhiều chiến mã cùng với
đội quân thiện chiến hơn. Xin thưa, Quân Đại Việt thể huy động được bao nhiêu
đây? Về chiến thuật: Đại Việt biết rất ít, mà nếu biết thì cũng không có nhiều thông tin
về chiến thuật của nhà Mông-Nguyên. Chiến thuật của cuộc chiến mới hoàn toàn
không thể nắm bắt được, ngoại trừ những ta đã trải qua trong đợt kháng chiến lần
thứ nhất. Đồng thời, xét về chiến thuật, dù có thể nắm chắc rằng nhà Mông-Nguyên sẽ
vẫn sử dụng chiến thuật mang tính động cao tối ưu hóa sức mạnh thông qua
ngựa, cung thủ lực lượng kỵ binh nhằm tiêu diệt quân Đại Việt, sẽ rất khó để.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
7/23
Bài học kinh nghiệm từ chính sách đối ngoại triều Tiền Lê:
Những chính sách đối ngoại có ý nghĩa lịch sử to lớn:
Làm sụp ý chí xâm lược của nhà Tống, phải nhượng bộ trước những tiến
công ngoại giao liên tiếp của Lê Hoàn,
thể hiện lên được giác quan chính trị nhạy bén của Lê Hoàn, giữ vững
được nền độc lập, chủ quyền của nước ta, đồng thời tăng uy thế của ta đối
với phương Bắc, cho nước bạn thấy được sự cường thịnh của nước ta, bên
cạnh đó hai bên hoà hảo
Bài học kinh nghiệm
Lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ là tối thượng. Luôn đề cao
tinh thần độc lập, tự cường, dựa vào sức mạnh nội tại. Bên cạnh đó, người
làm công tác ngoại giao cần thường trực lòng yêu nước nhiệt thành, bản
lĩnh chính trị vững vàng; trình độ cao về kiến thức và nghiệp vụ; thái độ
và tư duy nhạy bén, linh hoạt, kiên quyết, kiên trì để từng bước giành
thắng lợi trong cuộc chiến ngoại giao trường kỳ.
-> Vì vậy có thể nói rằng đường lối ngoại giao dưới thời Tiền Lê xứng đáng
là những đường lối đối ngoại thành công nhất trong lịch sử Việt Nam.
3. Đánh giá thành quả ngoại giao dưới triều đại nhà Tiền Lê (KL)
Có sự lãnh đạo đúng đắn, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc đưa
ra chính sách ngoại giao với Trung Quốc. Cứng rắn về nguyên tắc –
mềm dẻo về sách lược qua chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng
vương”. “Ngoài xưng vương” là thể hiện sự hòa hiếu với nước lớn
phương Bắc, “trong xưng đế” là thể hiện ý thức độc lập, tự tôn dân tộc.
Hòa mục bên trong, hòa hiếu bên ngoài. Hòa mục không có nghĩa là
khuất phục, mà là sự thức thời trong việc định vị nước Việt ở vị trí chiến
lược trong khu vực, phù hợp với tương quan thế và lực mỗi thời kỳ. Muốn
bảo vệ lợi ích của quốc gia thì phải hòa mục. Phan Huy Chú đã đúc kết
từ trong lịch sử: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc
lớn”. Do đó, các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử thường thực
hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương”. “Ngoài xưng
vương” là thể hiện sự hòa hiếu với nước lớn phương Bắc, “trong xưng
đế” là thể hiện ý thức độc lập, tự cường và bản lĩnh bất khuất của dân
tộc. Đó được coi là chiến lược ngoại giao xuyên suốt của một nước Việt
nhỏ, sát cạnh một nước phương Bắc lớn.
Chiến lược “dùng ngòi bút thay giáp binh”- ngoại giao tâm công, lấy
lẽ phải, chính nghĩa để thuyết phục lòng người là một triết lý quan
trọng, có giá trị quyết định. Từ đó giúp quốc thái dân an, giảm thiểu mất
mát xương máu mà vẫn bảo toàn nền độc lập, để lại bài học về công tác
ngoại giao về sau
Điểm nổi bật trong đường lối ngoại giao thời Tiền Lê là việc thực hiện
chính sách cương nhu kết hợp. Sách lược đối ngoại khéo léo của nhà
Tiền Lê không chỉ được vận dụng ở duy nhất một triều đại mà còn được
áp dụng thành công ở các triều đại sau như Lý, Trần.
Ngoại giao thời Tiền Lê không có hiệu quả
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
8/23
Quan điểm này không đúng. Ngoại giao thời Tiền Lê đã góp phần bảo vệ độc
lập dân tộc, giữ gìn hòa bình và phát triển đất nước. Nhờ chính sách ngoại giao
khôn khéo, nhà Tiền Lê đã tạo được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế,
văn hóa.
Ngoại giao thời Tiền Lê không có ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam
Quan điểm này thiếu cơ sở khoa học. Ngoại giao thời Tiền Lê đã đặt nền móng
cho những thành tựu sau này của Việt Nam trong việc đối phó với các thế lực
xâm lược. Kinh nghiệm ngoại giao thời Tiền Lê vẫn còn giá trị cho đến ngày
nay.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
9/23
2.4 Đánh giá
1. Nhận xét về đường lối đối ngoại của triều Lý với nhà Tống (vừa cứng
vừa mỏng như thế nào? Minh chứng cụ thể ?)
Linh hoạt chỗ biết cương biết nhu đúng lúc. Nước ta không sự nể
trọng, kính trọng nước láng giềng sẵn sàng cắt đất chia phần. Đứng
trước những âm mưu xâm lược thì luôn sẵn sàng tấn công trả lại, không
nhượng bộ không ngừng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do. Biểu hiện
giai đoạn những năm 1025-1034, nhà Tống đã nhiều lần đem quân rối
trấn, thậm chí còn mua chuộc trưởng Trần Công Vĩnh ép 600 dân theo
Tống nhưng đều bị vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông sai quân đón đánh và
đuổi bắt, buộc Tống phải trả lại dân. Nhưng ngược lại, khi thấy địch rơi
vào tình cảnh túng quẫn lại áp dụng chính sách hòa giải, không những
không gây thêm thiệt hại về người của còn giữ được mối hòa khí
giữa 2 nước. để thu hồi lại hết đất từng bị chiếm đóng, ta lại tiếp tục
đấu tranh ngoại giao nhằm thu hồi toàn bộ lãnh thổ cuộc đấu tranh đó
rất phức tạp nhưng lại cùng kiên trì. Đầu năm 1078, nhà cử Đào
Tông Nguyên làm chánh sứ sang Trung Quốc để thương lượng khi ấy
sự bộ mang 5 con voi tặng nhà vua Tống. Quà tặng này nhằm tạo ra
không khí hữu hảo trước khi bắt đầu thương thuyết. cuối cùng ta vẫn
nhận được phần đất bị chiếm đóng nhưng vẫn giữ được mối quan hệ với
nước láng giềng.
=> Ta không chỉ dùng đấu tranh ngoại giao để bảo vệ lợi ích dân tộc còn
mở rộng được mối quan hệ bang giao giữa nước ta với các nước lân cận.
Đường lối ngoại giao của ĐV trước những xung đột với Champa
Đứng trước sự đe dọa, lăm le xâm lấn lãnh thổ của Champa, nhà Lý đã thực hiện
đường lối đấu tranh cứng rắn, cương quyết. Nhiều lần nhà Lý đã đem quân đi
chinh phạt Champa nhằm trấn áp sự quấy nhiễu đó.
Một số lần tiêu biểu như:
1020: Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ
đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành ở Bố Chính (nay thuộc Quảng
Bình), chém được tướng của Chiêm Thành là Bố Linh tại trận, quân
Chiêm chết đến quá nửa.
1044: Mùa xuân, tháng giêng, phát khí giới trong kho ban cho các quân.
Ngày Quý Mão, vua (Lý Thái Tông) thân đi đánh Chiêm Thành” nhằm
giải quyết tận gốc vấn đề an ninh biên giới phía Nam cho Đại Việt. Trong
cuộc chinh phạt này, vua Lý Thái Tông đã “đem quân vào thành Phật
Thệ… Sai sứ đi khắp các hương ấp phủ dụ nhân dân”. Sử chép: “…Mùa
xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là
Chế Củ và dân chúng 5 vạn người”. Sau cuộc chinh phạt Chiêm Thành
này, bên cạnh khối lượng “tù binh” Chăm khá lớn, Đại Việt còn lấy được
đất đai do Chế Củ dâng để chuộc tội.
1069: Lý Thánh tông thân chinh đánh Chăm Pa lần thứ 2, Lý Thường
Kiệt chỉ huy hải quân tấn công đốt phá kinh đô Vijaya Vua Rudravarman
(Chế Củ) bị bắt làm tù binh và sau đó phải đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
10/23
và Bố Chính (3 châu này thuộc vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay)
để được trả tự do.
Bên cạnh đó, quan quân nhà Lý tiến đánh Chiêm Thành ngoài lý do nhằm
bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và sự an toàn về tính mạng, tài sản của người
dân Đại Việt, còn có những nguyên do khác (chẳng hạn, nhằm buộc nước
Chiêm Thành phải lo giữ chức phận “phiên thần” và “dâng cống” không
thiếu hoặc chỉ để ra “oai” với Chiêm Thành).
=> Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý trong quan hệ với các nước lân bang thực
hiện đường lối hoà hiếu, coi trọng hòa bình, đồng thời kiên quyết chống lại
những hành động xâm lấn, xâm lược của các “ngoại bang” để bảo vệ chủ
quyền, lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, nhân phẩm và tính mạng, tài sản
của nhân dân Đại Việt.
3.1.3 Đánh giá
Quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt thời Lý và Champa đóng vai trò
quan trọng trong lịch sử và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Dù có những
giai đoạn xung đột và tranh chấp, cũng như những giai đoạn hòa bình và hợp
tác, mối quan hệ này đã phản ánh sự đa dạng và phức tạp trong sự tương
tác giữa các dân tộc và quốc gia trong khu vực.
Mặc dù có những cuộc xung đột về lãnh thổ và quyền lực, nhưng cũng có
các giai đoạn khi hai quốc gia hòa giải và thiết lập các thỏa thuận hòa bình. Có
những ví dụ về việc thiết lập các liên minh hoặc hợp tác để đối phó với các thế
lực ngoại xâm hoặc những mối đe dọa từ các vùng lân cận.
Ngoài ra, quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt thời Lý và Champa cũng dẫn
đến sự giao lưu văn hóa và tôn giáo. Cả hai quốc gia đã ảnh hưởng lẫn nhau
trong các lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa và tôn giáo. Việc trao đổi
diễn ra thông qua việc kết hôn, truyền thống và các nghi lễ, tạo ra một môi
trường đa dạng và phong phú cho văn hóa khu vực.
3.2 Mối quan hệ ngoại giao giữa triều Lý với Ai Lao
Vào thời điểm triều Lý thành lập, Ai Lao vẫn còn là một nhà nước sơ khai do
thủ lĩnh các bộ lạc đứng đầu. Quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Ai Lao được
sử sách ghi nhận lần đầu vào năm 1067. Ai Lao triều cống nhà nước Đại Việt
bằng các cống phẩm quý như vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ
sản vật địa phương.
Việc ngoại giao hai quốc gia không được duy trì thường xuyên, do sự thù địch
giữa hai bên. Nhà Lý đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai Lao do những xung đột
tại biên giới vào các năm 1048, 1159, 1183 và đều thắng lợi.
2. Bài học
Từ thực tiễn quan hệ bang giao giữa quốc gia Đại Việt với các nước láng giềng
dưới thời Lý, có thể khái quát một số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, phải luôn coi việc xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền
vững giữa nước ta với các nước láng giềng là nhiệm vụ chiến lược,
trọng yếu.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
11/23
o Sở dĩ dưới thời Lý (và cả thời Trần), quốc gia Đại Việt đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước về nhiều mặt và trong việc bảo vệ vững chắc nền độc lập dân
tộc, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia là vì triều Lý luôn lấy việc
"hoà hiếu", xây dựng và duy trì môi trường hòa bình là nhiệm vụ
chính trị đặc biệt quan trọng. Với nước ta hiện nay, để xây dựng và
phát triển đất nước thì phải tạo lập và duy trì mối quan hệ hoà bình
bền vững, luôn quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ hữu nghị với
các nước mà trước hết là các nước láng giềng.
Hai là, xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế phải gắn liền
với bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc.
o Kinh nghiệm được rút ra từ mối quan hệ bang giao giữa quốc gia
Đại Việt với các quốc gia láng giềng dưới thời Lý cho thấy xây
dựng và phát triển đất nước về mọi mặt không phải bằng mọi giá,
không thể hy sinh những lợi ích cơ bản của quốc gia, nền độc lập
dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ. Các vua triều Lý (và các triều đại
phong kiến sau này) luôn coi đó là điều hết sức thiêng liêng.
o Nước ta khi phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, quan hệ với các
nước trong khu vực và trên thế giới cần bảo đảm những lợi ích cơ
bản của dân tộc, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Hợp tác và quan
hệ với các nước khác chỉ thật sự có hiệu quả, bền vững và lâu dài
trên tinh thần tôn trọng nên độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam.
Ba là, để xây dựng mối quan hệ hữu hảo, môi trường hoà bình, bảo vệ
vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia phải xây dựng thế
trận lòng dân.
o Một trong những nguyên nhân chủ yếu mà quốc gia Đại Việt thời
Lý đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng, phát triển đất
nước về mọi mặt là xây dựng vững chắc thế trận lòng dân và phát
huy sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc.
o Theo đó, nhà vua đã ban ra nhiều chính sách hợp với ý dân, lòng
dân từ đó tạo nên thế trận lòng dân vững chắc, nhà vua đã nhiều lần
đại xá cho thiên hạ (không chỉ khi nhà vua lên ngôi mà chủ yếu khi
đất nước gặp thiên tai, dịch hoạ như mất mùa, lụt, hạn hán, lúc đói
to và chiến tranh); khoan hồng cho những lương dân vì nhiều lý do
mà phạm tội; giảm tù hoặc tha tù cho kẻ phạm tội; thẳng tay trừng
trị những kẻ lợi dụng chức quyền, ân sủng của nhà vua mà hà hiếp
dân lành; tham ô, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của dân. Hơn
nữa, tất cả những hành động xâm lấn, cướp phá, xâm hại tính mạng,
tài sản của nhân dân từ các nước láng giềng đều bị nghiêm trị kịp
thời và kiên quyết nhất.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
12/23
PHẦN 5: TỔNG KẾT
1. Kết quả của bang giao Việt Nam dưới triều Trần
Triều Trần giữ vững độc lập và toàn vẹn lãnh thổ đồng thời khối đoàn kết toàn dân
được củng cố vững chắc Trong quá trình thực hiện bang giao đấu tranh bảo vệ độc lập
và toàn vẹn lãnh thổ, khối đoàn kết toàn dân của Đại Việt đã được củng cố thống nhất
từ ý chí tới hành động. Ý chí quyết chiến chống ngoại xâm được thống nhất từ trong
nội bộ quan quân triều đình đến các tầng lớp nhân dân.
2. Triều Trần khẳng định vị thế trong hoạt động bang giao với Chiêm Thành
Trước hết cần phải khẳng định chính trong cuộc kháng chiến chống Nguyên vào cuối
thế kỷ XIII, hai dân tộc Việt – Chiêm đã luôn sát cánh bên nhau. Theo Nguyên sử vào
cuối năm 1282, vua Trần Nhân Tông đã gửi 2 vạn người cùng 500 chiến thuyền hỗ trợ
Chiêm Thành chiến đấu chống quân Nguyên. Việc triều Trần kiên quyết không cung
cấp binh lực và từ chối cho mượn đường đánh Chiêm Thành đã gây những bất lợi
không nhỏ đối với quân Nguyên. Với sự chiến đấu bền bỉ, Chiêm Thành đã làm thất
bại kế hoạch thôn tính của triều Nguyên. Sau năm 1288, Chiêm Thành tiếp tục cử sứ
giả tới Đại Việt dâng vật phẩm vào các năm 1293, 1301 và 1307 nhằm duy trì bang
giao hòa hảo với triều Trần. (Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm 1972, tr. 125–127; Lê
Mạnh Thát 1999, chương II: "Tuổi trẻ vua Trần Nhân Tông")
Điểm mới trong bang giao giữa hai quốc gia vào đầu thế kỷ XIV đó chính là Chiêm
Thành đã phải chấp nhận việc sứ thần triều Trần không thực hiện nghi thức quỳ lạy đối
với vua Chiêm Thành và tự nguyện cắt đất dâng cho Đại Việt. Sự Sự kiện này là minh
chứng rõ ràng cho sự nâng cao vị thế của triều Trần trong bang giao với Chiêm Thành.
[ /]https://nghiencuuquocte.org/2021/02/06/dai-viet-duoi-thoi-vua-tran-anh-tong-p2
3. Đặc điểm của bang giao Việt Nam dưới triều Trần
3.1. Tinh thần độc lập và tự chủ trong hoạt động bang giao của triều Trần
Mặc dù triều Nguyên đã đề ra “lục sự” gây áp lực đối với triều Trần từ năm 1267
nhưng triều Trần vẫn kiên quyết từ chối một số yêu cầu gây tổn hại đến thể diện và lợi
ích quốc gia. Triều Nguyên nhiều lần nhắc nhở về nghĩa vụ thân vào triều kiến thậm
chí dùng sức mạnh quân sự để đe dọa nhưng từ vua Trần Thái Tông cho đến vua Trần
Hiến Tông đều chưa một lần vào triều kiến.
3.2. Tính linh hoạt trong hoạt động bang giao của triều Trần
Triều Trần song song thực hiện bang giao với triều Nam Tống và triều Nguyên, tiến
hành cầu phong ứng biến tùy theo từng vương triều trong giai đoạn 1260 - 1279 Đây là
một nét đặc sắc trong quá trình triều Trần thực hiện bang giao với các vương triều
Nam Tống, Nguyên đồng thời đây cũng là đặc điểm riêng biệt duy nhất tồn tại trong
lịch sử bang giao Việt Nam với Trung Quốc thời kỳ phong kiến.
Từ năm 1260 đến năm 1279, lịch sử Trung Quốc chứng kiến cuộc chiến tranh giành
quyền lực giữa triều Nam Tống và triều Nguyên. Trong bối cảnh cuộc chiến giữa triều
Nam Tống và Nguyên chưa phân thắng bại, triều Trần lựa chọn con đường hòa hiếu
với cả hai vương triều. Những biểu hiện trong hoạt động bang giao của triều Trần với
triều Nam Tống và triều Nguyên thể hiện tính chất hai mặt. Triều Nam Tống vẫn là
một lực lượng mà triều Trần đã đặt quan hệ ngay từ khi mới thành lập vào năm 1226.
Nhưng không vì mối quan hệ truyền thống này mà triều Trần lại thể hiện thái độ thù
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
13/23
địch đối với lực lượng đối đầu với triều Nam Tống là triều Nguyên. Triều Trần ý thức
rất rõ về tầm quan trọng trong việc duy trì quan hệ hòa hảo với cả triều Nam Tống và
triều Nguyên.
Căn cứ vào tiềm lực quốc gia ở từng thời điểm mà triều Trần quyết định tiến hành cầu
phong khi thưa thớt khi dồn dập. Sự thay đổi linh hoạt này phục vụ cho những mục
tiêu bang giao riêng của triều Trần đối với triều Nam Tống và triều Nguyên. Điều này
càng cho thấy triều Trần thực hiện bang giao bám sát theo những biến động chính trị
trong nước cũng như của Trung Quốc chứ không hề rập khuôn cứng nhắc.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
14/23
2. Các yếu tố tác động
* Sự lãnh đạo tài tình, linh hoạt, sắc bén của những người đứng đầu là Lê Lợi -
Nguyễn Trãi, đặc biệt là Nguyễn Trãi
Về tài ngoại giao tuyệt trần của Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn ở cuối thế kỷ 18 đã
đánh giá : "Nguyễn Trãi viết văn, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời đại ", còn
Phan huy Chú ở đầu thế kỷ 19 thì khẳng định "Quân trung từ mệnh tập của
Nguyễn Trãi có sức mạnh của 10 vạn quân".
-> Công tác ngoại giao của Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng vào công cuộc đánh
thắng hoàn toàn quân Minh xâm lược. Đường lối và thành tích ngoại giao của Nguyễn
Trãi cùng với đường lối và thành tích chính trị, quân sự của ông đã góp phần tạo nên
những chiến công vô cùng rực rỡ của dân tộc ta trong chiến tranh chống xâm lược ở
đầu thế kỷ XV.
* Yếu tố chủ quan:
- Cuộc xâm lược của nhà Minh là phi chính nghĩa, còn cuộc kháng chiến của dân tộc
ta giành lại độc lập, chống lại sự xâm lược ấy là chính nghĩa. Vì vậy ta phải “ Đem đại
nghĩa để thắng hung tàn” Đây là cơ sở để ta có thể huy động sức mạnh toàn dân, đoàn
kết dân tộc vào trong cuộc đấu tranh.-> Với ủng hộ của nhân nhân, các cuộc đấu
tranh của ta sẽ ngày càng thuận lợi hơn - 1 trong những điều kiện để ta thực hiện chủ
trương đánh vào lòng người
- Trong quá trình đấu tranh, nghĩa quân của ta càng về sau càng được tôi luyện, có
nhiều kinh nghiệm chiến đấu, được nhân dân “ nuôi dưỡng” thế quân sự của ta ngày
càng mạnh lên và từng bước giành được những thắng lợi to lớn -> Những thắng lợi
quân sự tạo cơ sở cho ta đấu tranh ngoại giao, ép buộc quân địch phải hòa đàm thương
lượng với ta, thế của ta trong" vừa đánh vừa đàm" càng mạnh
- Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh cùng những kinh
nghiệm quý báu trong truyền thống đấu tranh ngoại giao của tổ tiên đi trước cũng giúp
cho nghĩa quân lúc này rút ra được những bài học, sách lược phù hợp vào trong cuộc
đấu tranh
* Yếu tố khách quan:
- Quân nhà Minh vốn từ trước đã là một nước lớn hùng mạnh, còn Đại Việt ta là một
đất nước nhỏ thua yếu về nhiều mặt. Nhất là trong thời kỳ đầu, lực lượng quân khởi
nghĩa còn thua kém địch. Do đó bằng đấu tranh ngoại giao nghĩa quân sẽ khắc phục
được sự thua kém về lực, tạo cơ hội để xây dựng và phát triển lực lượng và hạn chế tối
đa sự tàn phá về người và của trong cuộc chiến tranh Hoạt động ngoại giao đó phù
hợp với cách đánh địch của ta - 1 dân tộc nhỏ chống lại kẻ địch mạnh hơn mình gấp
nhiều lần: “Lấy yếu chống mạnh, Lấy ít địch nhiều”
-> Ví dụ thời kì tạm hoãn 1423 - 1424, đạt được đấu tranh ngoại giao, lực lượng
nghĩa quân ko những được củng cố phát triển mạnh hơn nhiều so với trước, địa bàn
hoạt động được mở rộng. Cũng từ đó mới có trận “ như sấm vang chớp giật, như trúc
chẻ tro bay” và cuối cùng đạo quân xâm lược phải đầu hàng
- Trong cuộc xâm lược nước ta của nhà Minh, đã không ít lần quân Minh rơi vào tình
thế suy yếu, bị uy hiếp từ Bắc và Tây Nam Trung Quốc, lại bị thua ở Đại Việt trong
nhiều cuộc chiến buộc phải giảng hòa, thương lượng với ta.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
15/23
-Trong quá trình chiến đấu, nghĩa quân Lam Sơn và quân dân Lào đã liên kết chặt chẽ
để chống quân Minh. Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi đã cử các tướng
liên lạc với vua Lào để mua voi, lương thực, vũ khí, nhờ đất Lào để lập căn cứ, huấn
luyện nghĩa quân.
Tiểu kết
- Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta phong trào Lam Sơn là một cuộc
khởi nghĩa có quy mô to lớn nhất, có đường lối và phương châm đánh địch toàn diện
nhất. Các mặt đấu tranh chính trị ngoại giao được coi trọng kết hợp chặt chẽ với đấu
tranh quân sự đấu tranh ngoại giao ngay từ đầu đã được sử dụng là một trong những
mũi tiến công sắc bén và có hiệu quả. Hai mặt đấu tranh quân sự và loại ngoại giao
luôn luôn kết hợp với nhau hỗ trợ cho nhau trên nhiều mặt
Nguyên tắc chủ chốt của ngoại giao trong giai đoạn này là tính độc lập dân tộc và chủ
quyền đất nước.
-> Bởi vậy từ việc tố cáo tội ác của giặc và bọn tay sai trong giai đoạn đầu của cuộc
khởi nghĩa đến việc dụ hàng và thương lượng với tổng binh giặc ở giai đoạn cuối đều
không ngoài mục đích nhất quán và đòi quân xâm lược rút khỏi nước ta trả lại đất cho
nhân dân ta. Và chỉ khi quân địch thực hiện được các điều kiện đó thì mới được an
toàn rút về nước và thắng lợi của dân tộc ta mới được trọn vẹn đúng như Nguyễn Trãi
tổng kết trong Bình Ngô Đại Cáo.
=> Khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ 15 đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về đấu tranh
ngoại giao của ông cha ta đặc biệt đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau này
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
16/23
NHÀ MẠC
*ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NHÀ MẠC
1. Về những mặt hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Mạc với nhà Minh
Đầu tiên, về mặt lãnh thổ. Việc nhà Mạc cắt lãnh thổ được coi sự ‘’bán
nước’’, bán đất đai của tổ tiên cho một nước khác. Điều này được thấy khá
nét trong các nhận định của duy sử cũ, Những nhận định nghiên cứu của
những nhà nghiên cứu như Nguyễn Quang Ngọc trong quyển Tiến trình Lịch Sử
Việt Nam, có viết rằng việc nhà Mạc đem trao 5 động cho nhà Minh đã tác động
tiêu cực tới tiến trình phát triển của nhà Mạc, làm cho dân chúng mất niềm tin,
chán nản phẫn nộ. Nguyễn Khắc Thuần cũng chung nhận xét, viết rằng việc
cắt đất đã xúc phạm đến tình cảm ý chí độc lập của dân tộc, dẫn đến sự thất
bại của nhà Mạc trong cục diện Nam-Bắc triều. Trần Trọng Kim nhận xét, ’Mạc
Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người
nghịch thần; đã làm chủ một nước không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất
dâng cho người, ấy là một người phản quốc.’’
Thứ hai, về việc nhục hàng trước nhà Minh. Trần Trọng Kim nhận xét
‘’Làm ông vua không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi
trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy trước cửa một người tướng của quân
nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình một nhà mình, ấy một
người không biết liêm sỉ.’ Mạc Đăng Dung đã có những hành động, được xem là
xúc phạm tới danh dự của người đứng đầu quốc gia, tiêu biểu với sự kiện năm
1540 khi Mão Bá Ôn đem quân chuẩn bị tiến đánh từ Quảng Tây (Trung Quốc),
Mạc Đăng Dung cùng với những người thân cận đã quỳ xuống tại trấn Nam
Quan để xin hàng. Đồng thời, nhà Mạc cũng những hành động làm suy yếu
nội lực quốc gia gây bất bình trong nhân dân, qua việc đút lót vàng bạc cho
sứ nhà Minh.
Thứ ba, về việc lệ thuộc nhà Minh. Xuyên suốt quá trình tồn tại của mình,
đặc biệt đến giai đoạn cuối, việc lệ thuộc nhà Minh đã tạo điều kiện để nhà
Minh lũng đoạn vào nội bộ chính trị lãnh thổ của Việt Nam. Điều này được
thấy vào cuối giai đoạn nhà Mạc, khi Mạc Kính Cung chiếm giữ đất Cao
bằng Lạng Sơn. Trịnh Tùng sai quân lên đuổi đánh, tuy nhiên, do Mạc Kính
Cung sang kêu với nhà Minh, Trịnh Tùng và vua Lê buộc phải để đất Cao Bằng
cho con cháu họ Mạc ở dưới sức ép của nhà Minh.
2. Về đánh giá những ưu điểm trong chính sách ngoại giao của nhà Mạc với nhà
Minh
Sử gia Trần Trọng Kim viết ‘’Đối với vua nghịch thần, đối với nước
phản quốc’’, khi đánh giá về nhà Mạc.
Tuy vậy, cần phải đặt ra một câu hỏi khi đánh giá về chính sách ngoại giao của
nhà Mạc đối với nhà Minh: Hướng đi nào cho nhà Mạc trong thời điểm lúc bấy
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
17/23
giờ? Khi xét lại bằng góc nhìn khách quan hơn, thể thấy, những chính sách
ngoại giao nhà Mạc đã bảo toàn được nội lực cho đất nước, giữ sinh mạng cho
triệu người, đồng thời cũng cho thấy sự chắc chắn không quy phục đối với nhà
Minh.
Trước tiên, nhà Mạc đã sách lược bang giao mềm dẻo, thông qua ‘’khổ
nhục kế’’, việc cắt lãnh thổ chính sách triều cống, đối với nhà Minh
nhằm tránh chiến tranh. Khi nhìn nhận lại bối cảnh lịch sử-chính trị lúc bấy
giờ, nhà Mạc đứng trước hàng loạt những thách thức bên ngoài: cuộc chiến với
vua Trịnh Tùng còn đang dang dở, nhà Minh sẵn sàng can thiệp vào Đại
Việt, các nước nhỏ xung quanh như Xạ Lý, Lão Qua Bát Bách được nhà
Minh hứa hẹn cho phép cai quản các lãnh thổ nếu cùng tấn công vào Đại Việt,
và mối đe dọa đến từ Champa hiện hữu đặt nhà Mạc vào một vị trícùng khó
khăn, ép buộc nhà Mạc phải tìm kiếm một giải pháp bang giao hiệu quả.
Thêm nữa, cần hiểu mối quan hệ giữa nhà Minh nhà Mạc lúc bấy giờ rất
căng thẳng. Nhà Mạc, theo như định kiến lúc đó, thoán ngôi đoạt vị, Ngụy
Triều chứ không phải ‘’Hán Triều’’, chống lại thiên tử của quốc gia Đại Việt
để tiếm ngôi cho chính mình, cho nên ắt tạo ra do cho sự tức giận từ nhà
Minh và cái cớ để can thiệp vào Đại Việt. Cùng với đó, nhà Minh lúc này có
sở nhằm thực hiện một cuộc chiến tranh tại Đại Việt do những yếu tố đang đe
dọa nhà Minh bên ngoài, bao gồm việc cướp biển đánh phá Quảng Đông, Phúc
Kiến, các cuộc nổi dậy nông dân chống lại triều đình, cùng với việc xung đột với
các lực lượng người Mông Cổ phương bắc. Những do này tạo ra sở cho
nhà Minh mong muốn một cuộc phiêu lưu, chiến thắng quân sự nhằm an dân,
tạo ra khí thế cho binh sĩ và làm khiếp sợ kẻ thù của mình.
Cộng thêm vào đó những quan lại của nhà do Duy Ninh (hay vua Lê
Trang Tông) gửi sang đã thúc đẩy nhà Minh lúc bấy giờ điều động lực lượng sẵn
sàng tiến đánh Đại Việt. Sức mạnh quân sự của các phe phái, trong đó lực lượng
quân sự do Mao Bá Ôn thống lĩnh đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của nhà Mạc.
những do này, bắt buộc nhà Mạc phải tìm ra giải pháp ngoại giao đối
với nhà Minh. Điều này thể thấy thông qua các sự kiện trong đó Mạc Đăng
Dung trực tiếp thực hiện các đối sách ngoại giao trên phương diện, trước hết
khổ nhục kế. Đại Việt Sử Toàn Thư chép về việc Mạc Đăng Dung nhanh
chóng tự xin hàng khi cùng với cháu là Văn Minh bề tôi là bọn Nguyễn Như
Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị,... qua Trấn nam Quan, dập đầu quỳ dâng tờ
biểu xin hàng. Đây là một hành động, dù được xétsự tự nhục, về bản chất
thành công trong ngoại giao khi đã lợi dụng được việc Mão Bá Ôn tuyên bố
nếu tự quỳ gối hàng, nạp khoản thì sẽ tha tội. Về bản chất, cũng chính
một sự kế thừa chính sách ngoại giao của các thời kỳ trước bởi nhà Mạc, vì việc
Đại Việt ‘’cúi mình’’ trước nhà Minh không phải chỉ đến khi Mạc Đăng Dung
nghĩ ra mới hay nhà Mạc mới bắt đầu thực hiện, các triều đại trước từ
Trần, Lý, Tiền Lê, Lê sơ đều thực hiện.
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
18/23
Bên cạnh đó, ta thấy được việc chủ động triều cống của nhà Mạc cũng đã
góp phần tạo ra sở hòa bình, tránh được một cuộc đổ máu không cần thiết
giữa Trung Quốc Việt Nam. Việc chủ động xin nhận triều cống, nhận sắc
phong của nhà Minh đã giữ được trọn vẹn quyền tự chủ về chính trị và lãnh thổ;
đồng thời, mặc chỉ được phong làm Đô Thống Sứ, về bản chất nhà Mạc vẫn
toàn quyền kiểm soát các vấn đề trên lãnh thổ Đại Việt. đã phải đút lót cho
nhà Minh vàng bạc, và trong thời kì tồn tại của mình cống nạp một số lượng khá
lớn vật phẩm cho nhà Minh, số lượng này về bản chất không nhiều so với các
triều đại trước, là một hành động ngoại giao hợp lý khi lấy vàng bạccống
phẩm đánh đổi cho độc lập và hòa bình quốc gia.
Một điều cần được nhắc đến là nhà Mạc đã có sự hy sinh về lãnh thổ để bảo đảm
không một cuộc chiến giữa Đại Việt nhà Minh. Đồng ý rằng hành động
cắt các động tại lãnh thổ phía Bắc nước ta là tự cắt đi chính lãnh thổ của dân tộc,
hành động ngoại giao sai lầm về nguyên tắc. Tuy nhiên, khi xét lại bối cảnh
lịch sử lúc bấy giờ, với rất nhiều các mối đe dọa từ bên ngoài bên trong nội
tại quốc gia; cùng với đó là sự cần thiết nhằm nhanh chóng tránh một cuộc chiến
với nhà Minh các nước, việc cắt đất sự hy sinh cần thiết để được hòa
bình. Để so sánh, Thái Lan đã từng phải cắtnhượng bộ đất vào thế kỉ thứ 19
cho Anh Pháp nhằm đánh đổi lấy nền hòa bình; một chính sách đi ngược lại
lợi ích dân tộc về lãnh thổ nhưng đã bảo toàn được nền hòa bình của Thái Lan
trước mối nguy hiểm của việc trở thành một thuộc địa. Xét lại thêm nữa, sự
mâu thuẫn trong chính việc ghi chép về số liệu động được cắt đi thông qua các
bộ sử của Trung Quốc Việt Nam, bản chép bốn động bị cắt, bản khác
chép năm hoặc sáu, trong đó những địa danh đến hiện tại vẫn còn Việt
Nam như ( ). Có ác nghiên cứu khác chỉ rõ rằng việc cắt những lãnh thổ trên, về
bản chất, cũng chẳng qua chỉ việc trả lại lãnh thổ đã bị lấn từ các thời vua
trước, hay chỉ ‘’nộp vở’’, lừa gạt nhà Minh trao trả những lãnh thổ vốn đã
thuộc về nhà Minh nhưng quan lại nhà Minh không rõ lãnh thổ có thuộc về mình
không. Đây là một vấn đề nhóm không thể giải quyết được, tuy vậy, xin bàn
rằng về vấn đề này, nhà Mạc chắc chắn sự toan tính khéo léo khi thực hiện
việc trao lãnh thổ. Dẫn chứng cuối cùng thể đưa lên đây tài liệu tính
trực tiếp tới tiến trình ngoại giao của nhà Mạc về vấn đề này, qua biểu của Mạc
Đăng Dung viết năm 1540
‘’Thần nghe viên Tri châu ở Khâm Châu, Quảng Đông là Lâm
Hy Nguyên' tâu rằng 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẩm,
Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, ấy là đất cũ Khâm Châu. Nếu quả như
lời nói đó, thần xin nghe theo lệnh…’’
Cũng cần phải nói thêm, Nhà Mạc có lẽ cũng hiểu rằng, một cuộc chiến đối với
nhà Minh không chỉ tốn ngườitốn của, sẽ kéo theo hệ lụy tới toàn bộ con
người và tương lai của Đại Việt. Chínhvậy cũng cho thấy rằng lúc đó
các sách lược của nhà Mạc với nhà Minh sở. Chế độ cai trị của nhà
Minh về văn hóa, con người,v.v từ 1403 đến 1427 cho thấy rằng sẽ không chỉ có
nhà Mạc bị diệt như nhà Hồ trước đây khi quân Minh tiến vào Đại Việt,
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
19/23
cùng với đó chắc chắn xương, máu, văn hóa của người dân Đại Việt sẽ chịu
chung số phận.
=> “Hành động “đầu hàng” của nhà Mạc do Minh sử chép một sự phóng đại
để khoe khoang, hành động ấy vua Lê sau này cũng lặp lại gần nguyên xi thì lại
không bị sử gia nhà nêu lên để phê phán. Thực chất chẳng gì cả chẳng
qua chỉ là một sự “nhún mình” (có thể nói là hơi quá đáng của một nước nhỏ với
một nước lớn). Tuy nhiên thì xét thấy lúc đó Mạc Đăng Dung cũng đã bãi nhiệm
được 10 năm rồi, việc ông quỳ gối xin hàng cũng khônggọi ảnh hưởng
tới thể diện của quốc gia dân tộc cả, thì chỉ mất thể diện của chính Mạc
Đăng Dung thôi.
=> Tất cả ứng xử của Mạc với Minh cũng chỉ nằm trong một chiến lược ngoại
giao hằng xuyên của Việt nhỏ Hoa lớn “thần phục giả vờ, độc lập thực sự”
(Vassalité fidive, Indépendance réelle). thực sự thời Mạc không bóng
một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ, dù hình thức như chức “Đạt
lỗ hoa xích” Thăng Long triều Trần. Thì việc này quả thực là điều đáng khen,
đáng ngưỡng mộ của triều nhà Mạc trong việc thực hiện chiến lược ngoại giao
của mình.
=> Như vậy, Mạc Đăng Dung đã cùng triều đình nhà Mạc lựa chọn phương
thức đấu tranh khéo léo kết hợp sức mạnh tổng hợp rất thông minh, nắm tâm
của kẻ địch: hống hách, sỹ diện, kiêu ngạo nhưng cũng lo sợ không muốn tiến
quân. Ông đã làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ nhưng vẫn để Thiên triều giữ
được thể diện nước lớn. Ông lại đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên sỹ
diện cá nhân.
Thứ ba, nhà Mạc có sự tính toán trong chính chính sách ngoại giao của mình. Có
thể khẳng định được thông qua những nguồn tư liệu và bằng chứng lịch sử, rằng
nhà Mạc không dễ dàng đầu hàng trước mối đe dọa từ nhà Minh. những
sở cho thấy chính sách ngoại giao nhà Mạc một sách lược mang tính chiến
lược, nhằm chuẩn bị tạo ra sức mạnh để thực hiện một cuộc chiến chống lại
nhà Minh. Nhà Mạc, một mặt thực hiện những hoạt động ngoại giao để trở thành
một nước phiên thuộc của nhà Minh, nhận tước hiệu nhà Minh, thực hiện triều
cống theo lịch nhà Minh, mặt khác lại chuẩn bị về lực lượng quân sự. Nhà
Mạc được ghi chép lại rằng đã nhanh chóng sửa soạn lại hải quân chuẩn bị
cho bộ binh, họp bàn với các tướng lĩnh về một cuộc chiến với nhà Minh (liền tu
sửa trại sách, luyện tập thủy quân, trưng cầu hết thẩy các cựu thần lão tướng để
cùng bàn việc nước-Đại Việt Thông Sử, Quý Đôn). Sách Thù Vực Chu
Lục chép tại An Nam lúc đó, người người chuẩn bị kiếm tẩm độc, chôn lấp bẫy
tre để chống ngựa nhà Minh, bỏ độc vào suối nước; nhà Mạc còn gửi đi
một lực lượng năm 1537 đi đường thủy đổ bộ tấn công Trung Hoa từ biển
vào đất liền, tuy nhiên thất bại, vào năm 1543 lực lượng này đã bị xét xử tử
hình bởi nhà Minh. Cùng với đó, nhà Mạc các hoạt động tình báo, do thám
nhằm xem xét tiềm lực đối phương, điển hình trường hợp tri châu Nguyễn
Cảnh vào năm 1537 bị thổ quan của Vân Nam giữ lại. Đây là những cơ sở, bằng
00:04 7/8/24
Lsngvn
about:blank
20/23
| 1/23

Preview text:

00:04 7/8/24 Lsngvn
HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG 1. Phe chủ chiến * Hậu Lê 1. Triều đình
Muôn tâu Thái Thượng Hoàng và bệ hạ,
Tâu các quan thần cùng các bô lão hiện diện tại điện Diên Hồng,
Năm Tân Dậu, trong chiếu do đích thân Hoàng đế Hốt Tất Liệt phương Bắc gởi nước
ta có ghi nguyên văn như sau: “Ta đã cấm các biên tướng ở vùng tỉnh Vân Nam ko
được đem quân xâm phạm bờ cõi nước ngươi, quấy rối nhân dân nước ngươi. Quan
liêu sĩ thứ nước ngươi hãy cứ yên ổn làm ăn như cũ”. Ấy mà giờ đây, chúng lại muốn
lấy cái lý mượn đường dẹp yên Chiêm Thành làm cớ cho những ý đồ xâm lược thâm
độc. Điều này thật trái với những gì mà nhà Nguyên hứa hẹn.
Nhà Nguyên đối với Đại Việt ta luôn nhăm nhe xâm lược. Để làm điều này, chúng
không từ thủ đoạn nào. 26 năm trước, bọn chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành ta.
Từ đó đến nay, bọn thống trị Mông Cổ ngày càng lấn tới, chúng đưa ra những yêu sách
không khác nào ép triều đình ta bán nước. Chúng ra sức vơ vét đồ cống phú, bắt ta
cống người, cống vàng bạc, châu sa, trầm hương, sừng tê, đồi mồi, ngà voi,... Quá quắt
hơn, chúng cử tên “đạt lỗ hoa xích” nghênh ngang hoành hành, thăm dò nước ta, cho
rằng có thể khuất phục được vương triều, nô dịch được nhân dân ta. Tiếp tục hòa hoãn
chẳng phải càng khiến bọn chúng được thế mà lấn tới, được thời mà tự đắc hay sao?
Thưa Thái Thượng Hoàng, Nam Tống, xứ sở xưa kia, đã rơi vào tay quân Nguyên, giờ
đây, mắt chúng lại hướng về phía Đại Việt. Song, Nhà Nguyên đã từng một lần thất
bại trước quân ta nên chúng hãy còn dè chừng. Vùng Nam Tống hãy còn loạn lạc, nội
tình trong nước thì rối ren, nhà Mông - Nguyên ắt hẳn đương bận rộn lo liệu những sự
ấy. Đây là cơ hội ngàn vàng để ta chủ động tấn công, chặn đứng âm mưu xâm lược của chúng.
Việc thận trọng trước sức mạnh quân thù là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, triều đình ta từ
lâu đã được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Đây chính là nguồn lực mạnh mẽ nhất mà
chúng ta có thể phát huy. Chỉ cần triều đình giương cao ngọn cờ đấu tranh, chúng thần
tin rằng nhân dân sẽ đồng lòng đứng lên, kề vai sát cánh cùng chiến đấu.
Lại nói, sau chiến thắng quân Mông - Nguyên năm Mậu Ngọ, nước ta đã có hơn 20
năm để khôi phục và xây dựng đất nước, có khả năng tiếp ứng lương thực, quân trang
phục vụ cho cuộc chiến tiếp theo, nhuệ khí của quân dân ta càng thêm hừng hực, lòng
người càng thêm thống nhất. Sức mạnh của ta không chỉ nằm ở binh khí và thế quân
sự, mà còn ở trong lòng tin và quyết tâm của mỗi con dân, trong sự tinh nhuệ và mưu
lược của các vị chủ tướng. about:blank 1/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
Bởi lẽ thế, chúng thần tin rằng, chỉ có sức mạnh mới có thể ngăn lại bàn tay hung ác
của kẻ thù. Ta phải dùng chiến tranh để dập tắt chiến tranh. Đại Việt đã đánh thắng
chúng một lần, há lại chẳng làm được lần hai?
Kính mong Thái thượng hoàng và Bệ hạ xem xét 2. Nhân dân (Binh sĩ)
Muôn tâu Thái Thượng Hoàng cùng Bệ hạ, tâu các quan thần cùng các bô lão
hiện diện tại điện Diên Hồng, thần, Trần Quốc Tuấn xin được diện kiến. Nay đến với
hội họp tại điện Diên Hồng, thần lấy làm vinh hạnh khi được thay mặt cho toàn thể các
binh sĩ Đại Việt xin được tỏ rõ lòng quân dân trước thế sự nguy biến bấy giờ.
LĐ 1: Ý chí quyết tâm chống giặc của binh sĩ Đại Việt.
Khởi bẩm bệ hạ, hay tin giặc Nguyên âm mưu xâm lược, trai tráng khắp nơi đã tề
tựu về dưới ngọn cờ lãnh đạo của triều đình. Chẳng thiếu người dũng lược, cũng chẳng
thiếu người không ngại chết họp thành quân mạo nhẫn; có những người bầy tôi thất
thế muốn lập công danh, hợp thành một toán là quân tử đấu; có những người là con em
tướng chết trận muốn trả thù họp lại một toán gọi là quân căm thù …
Tháng 8 vừa qua, tuân lệnh vua, thần điều quân của các vương hầu, tập trận,
duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu, chia các quân đóng giữ Bình Than và những nơi xung
yếu khác. Sau cuộc duyệt binh, binh sĩ Đại Việt đã khắc hai chữ Sát Thát lên cánh tay
của mình. Càng phải kể đến tướng lĩnh trẻ tuổi Trần Quốc Toản đã lập nên một đội
quân hơn một nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, chờ ngày giết giặc cứu nước.
LĐ 2: Kinh nghiệm chiến đấu trong cuộc chiến tranh Mông-Nguyên lần I
Muôn tâu bệ hạ, trong trận chiến năm Mậu Ngọ, quân ta quả đã thua kém về
nhiều mặt. Ấy vậy mà 3 vạn kỵ binh Mông Cổ cũng chẳng thể làm ta nao núng. Ta chủ
động rút lui, tránh đối đầu trực diện nhằm bảo toàn quân chủ lực; ta lại dùng kế “thanh
dã” và cắt nguồn tiếp tế lương thảo, đẩy quân địch vào cảnh thiếu thốn, đói khát, khiến
chúng nao núng, sĩ khí giảm sút. Giờ đây, kinh nghiệm đã sẵn có, lòng quân lại sẵn
sàng, sách lược đã soạn xong, chỉ còn đợi lệnh từ triều đình.
LĐ 3: Sách lược tài tình của các vị tướng lĩnh và kế hoạch tổ chức quân đội.
Tâu bệ hạ, sau hội nghị Bình Than, những ngả đường quan trọng ở các tuyến
biên giới đều có trọng binh trấn giữ. Tuy rằng nước địch lớn, nước ta nhỏ; quân địch
đông, quân ta ít nhưng "Quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông. Dẫu đến 100 vạn
quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm được gì”. Có thể quân ta thua về số lượng, nhưng
quyết không thua về sự đồng lòng.
Khởi bẩm bệ hạ, đã là người Đại Việt, há lại chẳng đau xót cảnh quê hương bị
gót ngựa quân thù giày xéo, phần mộ tổ tiên bị quân thù chà đạp, muôn dân trăm họ rơi vào cảnh lầm than?
Tại đây, thần thay mặt cho các tướng lính cũng như binh sĩ Đại Việt, khẩn cầu
bệ hạ hạ lệnh “Đánh!”.
Nếu bệ hạ muốn hoà hoãn, thì xin hãy chém đầu thần trc rồi hãy hàng.  Nhà Nguyễn about:blank 2/23 00:04 7/8/24 Lsngvn 3. Nhân dân (Bô lão)
Thánh thượng vạn tuế! Vạn tuế! Vạn vạn tuế! Hoàn cảnh:
Muôn tâu Bệ hạ, tâu các quan thần, cùng các bô lão hiện diện tại thềm điện
Diên Hồng, nay là lần đầu chúng thần được Thánh thượng triệu kiến, lại là để
đại diện cho nhân dân, bàn xem nên chiến hay hòa trước thế nguy biến này,
chúng thần thực đã ăn chớ ngon, ngủ chớ yên bao ngày.
Bẩm Bệ hạ, nước Nam này, ta đã sống bao đời, tiền nhân trăm tộc cùng xã
tắc đều từ giang sơn này mà lập nghiệp. Chúng thần nay được góp lòng mình
giữ gìn mệnh nước, một lòng đều phấn chấn muốn chóng lên đến Kinh thành để
thưa bẩm Thánh thượng, tỏ bày lòng yêu nước muôn phần.
Muôn tâu, dẫu biết khi chiến sự trăm dân sẽ thiệt thòi, trong lòng Thánh
thượng đau xót như đứt từng khúc ruột, song nếu không phản kháng thì ắt sẽ mất
nước, bấy giờ há chẳng sẽ cực khổ hơn muôn phần!
Luận điểm 1: Tinh thần đoàn kết của nhân dân + Sự tín nhiệm mà nhân dân
dành cho bô lão sẽ giúp bô lão dễ dàng huy động, truyền đạt ý kiến tới nhân
dân => góp phần giúp cuộc chiến thắng lợi
Khởi bẩm Bệ hạ, hạ thần xin được nói mấy lời hèn mọn thế này.
Trước là, hạ thần sống đến nay cũng đã biết, đã thấy nhiều. Nước Nam ta
ngàn đời nay đã bao lần nhân dân cùng đồng lòng chống giặc. Giang sơn ta
chẳng đã chứng kiến trăm dân quật khởi cùng Tiền Ngô Vương đánh đuổi Nam
Hán Triều năm Mậu Tuất (938), sau lại quyết chiến cùng Đại Tướng quân Lý
Thường Kiệt dẹp tan nhà Tống năm Bính Thìn đó sao.
Bẩm Bệ hạ, mặc dầu hàng vạn tinh binh quân Nguyên - Mông đã thắng lợi
khắp nơi, song, năm Mậu Ngọ, muôn dân ta như cổ kim vẫn luôn đoàn kết đã
thắng chúng một lần, nay lại đang sẵn khí thế ấy, nếu cùng chung chí, ắt sẽ dẹp
yên chúng lần nữa. Đã vậy rồi, hà cớ gì ta phải lo sợ mà hòa?
Chúng thần thân là bậc cao lão chăm lo cho vạn sự trong nhân dân, được
nhân dân nhiều bề tin tưởng, sẽ dễ dàng tuân truyền ý chỉ, kế sách của triều
đình, thuyết phục quân dân cùng đứng lên mà giữ nước. Chúng thần cúi xin
Thánh thượng anh minh xét đến những điều ấy mà hạ chỉ. Chúng thần đều đã
già cả, hận không thể cầm binh đao lên mà giết giặc, nay chỉ nguyện làm tròn
bổn phận đốc thúc tinh thần quân dân, là cầu nối giữa triều đình với nhân dân
phía dưới, để giang sơn ta vạn lòng như một mà chống giặc.
Luận điểm 2: Nhân dân đồng lòng muốn đánh + Lợi dụng khí thế chiến
thắng lần 1 của nhân dân + Sự kinh nghiệm của các bô lão => góp phần
khiến cuộc chiến thắng lợi
about:blank 3/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
Muôn tâu Thánh thượng, sau là, hạ thần cũng được hay lòng dân phần nhiều
là muốn đánh, nếu chọn hòa ắt sẽ nảy sinh bất mãn trong dân. Lúc bấy giờ, nước
thời mất, dân thời khởi nghĩa, thù trong giặc ngoài khó bề dẹp yên, hạ thần quả
thực không dám nghĩ tới hậu quả khôn lường. Quân ta đang trong lúc mấy bề
thuận lợi, nếu không chớp lấy thời cơ này mà phản kháng thì không biết tới bao
giờ xã tắc mới được bình yên. Nếu chỉ thấy cái lợi trước mắt, muốn giữ cho máu
không đổ, đầu không rơi, giữ cho nguyên khí không hao tổn mà thuận ý hòa với
chúng, ắt sẽ mất nước, muôn dân sẽ phải chịu cảnh nô dịch đời đời.
Bẩm, ngoài lẽ ấy, chúng thần là người sống trong dân gian, cả đời đã lên
rừng xuống biển kiếm ăn lập nghiệp, nay coi như đã nắm trọn thế rừng, thế núi
nước ta. Đất nước ta rừng thiêng nước độc, nắng mưa thất thường, mà tiền nhân
ta đã dạy: Đánh muốn thắng thì phải biết trời, biết đất, điều ấy thì dân gian
chúng thần cũng tường thông hiểu thạo, quân cướp nước kia sao có thể bì được?
Tựu chung, chúng hạ thần cúi xin Thánh thượng suy xét chọn đánh, chớ chọn
hòa, ắt đánh ắt thắng.  Tiền Lê 1. Trí thức
Thánh thượng vạn tuế! vạn tuế! vạn vạn tuế!
Muôn tâu thánh thượng. Nhận được tin được đến Hội nghị Diên Hồng này là để
giúp vua việc nước. Chúng thần rất lấy làm vinh hạnh, vui mừng vì được góp một
phần công sức, quyết định nhỏ bé vào vận mệnh đất nước. Xong cũng lấy làm lo sợ vì
thế nước đang nguy, quân địch thì đang nhăm nhe bờ cõi nước ta.
Bẩm Bệ hạ, chúng ta cũng biết rằng quyết định đánh hay hoà là quyết định được ăn
cả ngã về không. Vì lúc bấy giờ giặc đã áp sát biên giới phía Bắc, nước ta cộng thêm
dã tâm đánh chiếm nước ta của chúng là vô cùng lớn. Nếu bây giờ quyết định không
đánh thì ta chắc chắn sẽ bị mất nước và dường như tay không dâng đất nước cho
chúng vậy nên chỉ có thể chọn đánh để bảo vệ đất nước và một khi dân ta đồng lòng
đánh giặc thì ta vẫn có khả năng giữ được độc lập dân tộc.
Chẳng những thế, sự xâm nhập của họ còn là nguy cơ đối với văn hóa, giáo dục và
tri thức mà tổ tiên ta đã hy sinh hàng ngàn năm để bảo tồn và phát triển. Không đứng
lên chống lại có nghĩa là chấp nhận mất nước, mất quê hương, mất tự do của dân tộc,
và mất đi văn hóa, tri thức, giá trị tinh thần đã được gìn giữ từ ngàn xưa bởi thứ văn
hóa của quân vó ngựa đó.
Nội bộ, tình hình chính trị lúc bấy giờ của nhà Trần ổn định, lòng dân hướng về
triều đình, có binh sĩ đông và dũng mãnh, có tướng tài mưu lược, há gì không đánh,
liều mình giữ lại giang sơn Đại Việt?
Kính mong bệ hạ xem xét kỹ lưỡng quyết định lần này. 2. Nông dân
Thánh thượng vạn tuế! vạn tuế! vạn vạn tuế!
Chúng bần nông đến đây thật lấy làm vinh hạnh, chỉ mong sao cho đất nước thái
bình thịnh thế đến vạn năm sau không lung chuyển. about:blank 4/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
Chúng thần không dám có ý kiến nhiều đến việc nước, đó là việc các bậc quan
quân anh minh hẳn có những dự tính riêng trong lòng. Đánh hay hòa, chúng thần một
lòng đi theo góp sức, cho dù phải bỏ cả cái mạng nơi chiến trường.
Tuy nhiên chúng thần cũng xin có ý kiến như này
Bao đời làm nông, chân nấm tay bùn, biết thế nào việc nước, việc quân? Có
chăng chỉ là những câu chuyện làng xóm nói nơi gốc đa, gốc đề trong giờ nghỉ trưa mà
thôi. Nhưng chúng tôi lại biết rõ mười mươi tội ác và tính hung tàn của quân Nguyên
sắp sang xâm lược nước ta lần 2.
Bởi lẽ, chúng tôi ai cũng từng trải qua hoặc là nghe ông bà kể lại. Cái ngày
chúng sang xâm lược chúng ta thuở trước, tiếng vó ngựa hí ầm trời, bao nhiêu ruộng
vườn công chúng tôi chăm sóc ngày đêm đều bị vó ngựa ấy làm đổ sông đổ biển.
Trong thời gian giúp triều đình thực hiện kế sách, do không có lương thực dự trữ mà
chúng đã cướp bóc, ngay cả giết người để giành lương thực ít ỏi với chúng tôi- những
người nông dân vùng Kinh kỳ. Chúng tôi căm phẫn thái độ, cũng như hành động của
chúng. Nguyện theo quan quân đi đánh đuổi chúng ra khỏi nước ta
Hơn cả là chúng tôi cũng biết rằng, nếu chúng ta hòa, hàng loạt những yêu sách
của chúng không 2 thì 1 cũng sẽ được thực hiện. Những yêu sách đó sẽ làm cho cuộc
sống của chúng tôi thêm khốn cùng mất! Khẩn xin bệ hạ có thể ra quyết sách anh minh
để chúng không bao giờ có thể làm hại dân ta được nữa!
lực lượng hùng hậu của nhà nguyên tổ chức 1 cuộc chiến tiêu hao => làm rõ sách lược ảnh hưởng kinh tế 2. Phe chủ hoà Muôn tâu Quan gia!
Quan gia đã nâng đỡ đất nước ta lớn mạnh, nhân dân ta sống an lành. Nay quân
Nguyên lăm le xâm lăng bờ cõi, giẫm đạp lên nền hoà bình thiêng liêng ấy, ắt không
thể ngồi yên chịu trận. Nhưng trước ấy, xin Quan gia chớ quên đi tiếng khóc của mẹ
già, tiếng cười của trẻ thơ và hai chữ “yên dân” trở thành cốt tủy. Thần thiết tha xin
kính cẩn trình lên ngai vàng:
Thấm thía lời dạy của tổ tiên, chúng thần và bách tính luôn mong muốn được sống
trong hòa bình. Thần xin mạnh dạn đề xuất hãy tìm đến lời giải hòa hiệp, đề cao lẽ
phải, thấu tình đạt lý, để nhân dân được miễn khỏi kiếp nạn chiến tranh, từ đó tạo dựng
nên xã hội vững mạnh, thịnh vượng. Bởi vì sự yên bình là mảnh đất màu mỡ nuôi
dưỡng tài năng, là nền tảng vững chắc để xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh.
Thần kính cẩn cúi đầu, hiến dâng trí tuệ và sức lực, cầu mong Quan gia thiên tư uyên
thâm, quyết định sáng suốt, đưa đất nước ta tránh khỏi họa diệt vong, giữ gìn trăm họ
yên vui. Xin Quan gia đem cái tâm hướng thiện của mình để thương lượng hòa ước,
không vì danh lợi nhất thời mà quên đi lợi ích lâu dài của quốc gia, của dân tộc. Thần
dân chúng thần, không ai mong muốn thấy cảnh tan hoang, đổ nát, chỉ mong mỏi được
sống trong hòa khí, làm ăn sinh sôi, nảy nở. Rồi kinh tế nước ta sẽ ra sao, xã tắc ta sẽ
đi về đâu nếu cuộc chiến cứ kéo dài mãi. Thần còn e ngại rằng chính sự phản công của
ta sẽ dẫn đến sự lan rộng của cuộc chiến, gây náo loạn và ảnh hưởng tới các nước láng giềng. about:blank 5/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
Tâu Quan gia, ở đây chúng thần mỗi một người dù là tầng lớp, hay địa vị nào
cũng mong ước được sống dưới thời thái bình, thịnh vượng, đất nước bình yên không
một bóng giặc. Chỉ có thế đời sống nhân dân mới có ngày ấm no, yên tâm sản xuất,
phát triển đất nước. Bởi vậy trước tình thế loạn lạc, quân Nguyên lăm le xâm chiếm
nước ta, những con dân Đại Việt như chúng thần đều sục sôi tinh thần bảo vệ đất nước,
bờ cõi của ông cha. Chúng thần cầu hòa không có nghĩa là cầu bại, xin hàng để quân
giặc ngang nhiên cướp nước ta mà mà dùng hòa hoãn để kéo dài thời gian chuẩn bị sẵn
sàng cho cuộc chiến quyết định vận mệnh đất nước.
Điều thứ hai, lần này quân Nguyên xuất chinh với quân số lớn, so với dân số
thời đó thì đoàn quân này có quy mô cực lớn. Tổng số quân Nguyên có thể ước chừng
khoảng 40-50 vạn người. Có thể thấy, lực lượng quân Nguyên vô cùng mạnh và đông.
Để so sánh thì khi nhà Nguyên đem quân đánh xứ Phù Tang vào năm 1281, họ cũng
chỉ huy động 14 vạn người (tính cả quân chính quy và dân phu), dù dân số và diện tích
xứ ấy bằng hai Đại Việt ta. Thêm nữa, về chiến thuật, quân binh nhà Nguyên mạnh
hơn, thiện chiến hơn, có chiến thuật mà quân Đại Việt biết ít; chưa kể, lực lượng mà
Hốt Tất Liệt huy động có các tướng và quân sĩ người Trung Hoa, những kẻ có thế
mạnh và hiểu biết vùng phía Nam, đưa đến cho quân Nguyên lợi thế về tri thức quân
sự, kinh nghiệm chiến tranh và khả năng tác chiến mạnh mẽ tại lãnh thổ chúng ta.
Chính vì thế, ta cần cẩn cẩn trọng suy xét việc dẩy binh, nhất là trong tình thế lực
lượng có phần yếu thế hơn, Đại Việt ta khó lòng mà địch nổi. Lãnh thổ của Đế chế
Mông Cổ trải dài rộng khắp, kéo dài từ bờ Hoàng Hải, bao trùm đất đai và thiên hạ của
người Hoa, tới những nơi xa xôi nhất tới Ba Tư và nơi những con buôn phương Tây
sinh sống. Về của cải, hàng chục vạn tấn vàng, tấn lương thực; về nhân, hàng trăm vạn
mạng dân và lính có thể huy động. Không chỉ thế, dọc suốt các vùng biên nước Đại
Việt ta là các nước láng giềng như Đại Lý, như Champa, các tù trưởng ở phía Nam
Trung Hoa và trong các khu vực lãnh thổ của ta. Xin mạn phép hỏi các vị ở đây, nếu
người Nguyên phân chia lợi ích cùng các nhóm và dân tộc này, cùng sẻ đất đai cha
ông ta để lại mà mở cuộc tấn công xâm lược, ta làm thế nào mà bảo vệ quốc gia?
Sau cuộc chiến với quân Nguyên-Mông lần thứ nhất, triều ta cũng đã gặp phải
nhiều thách thức và biến động về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Cuộc chiến đã gây
ra nhiều tổn thất về tài nguyên và nhân lực, đồng thời gây áp lực lớn lên quốc khố.
Chính vì vậy, nếu chiến loạn xảy ra lần nữa, thì e rằng những tổn thất đó cũng không kém phần nặng nề.
Đáng nói, theo chúng thần nhận định, cuộc chiến tranh với quân Nguyên -
Mông sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đến tình hình chính trị và kinh tế của Đại Việt.
Cuộc chiến tranh có thể gây ra sự căng thẳng và chia rẽ trong xã hội và chính trị nội
bộ. Sự phân chia các nhóm phe phái trong xã hội có thể xuất hiện, đặc biệt là khi cuộc
chiến kéo dài và gây ra nhiều thiệt hại, nhân dân lâm vào cảnh lầm than cơ cực, hẳn dễ
xảy ra bất mãn mà khởi phát thành nổi dậy, và khi ấy giang sơn của quan gia, địa vị
của triều đình ta khó tránh khỏi phong ba thời đại.
Bằng sự sáng suốt uyên thâm, kính mong Quan gia thương cho thiên hạ, thấu tỏ
lòng dân con mà tìm cách ổn định thời cuộc, không bằng gươm giáo mà bằng trí tuệ,
lòng từ bi. Hãy để lại cho hậu thế một tấm lòng khoan dung, một vị vua vì dân, để sử
sách ghi danh, muôn đời ngợi ca. Thần không dám lớn mật, chỉ cầu mong ngàn vàng khôn xiết, trọng sự thái bình quốc gia.
Sức mạnh quân sự của nhà Mông-Nguyên có thể nói rằng mạnh gấp ngàn lần so about:blank 6/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
với Đại Việt chưa kể về quân lực: Nhà Mông-Nguyên sở hữu nhiều chiến mã cùng với
đội quân thiện chiến hơn. Xin thưa, Quân Đại Việt có thể huy động được bao nhiêu
đây? Về chiến thuật: Đại Việt biết rất ít, mà nếu biết thì cũng không có nhiều thông tin
về chiến thuật của nhà Mông-Nguyên. Chiến thuật của cuộc chiến mới hoàn toàn
không thể nắm bắt được, ngoại trừ những gì ta đã trải qua trong đợt kháng chiến lần
thứ nhất. Đồng thời, xét về chiến thuật, dù có thể nắm chắc rằng nhà Mông-Nguyên sẽ
vẫn sử dụng chiến thuật mang tính cơ động cao và tối ưu hóa sức mạnh thông qua vó
ngựa, cung thủ và lực lượng kỵ binh nhằm tiêu diệt quân Đại Việt, sẽ rất khó để. about:blank 7/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
Bài học kinh nghiệm từ chính sách đối ngoại triều Tiền Lê:
Những chính sách đối ngoại có ý nghĩa lịch sử to lớn: 
Làm sụp ý chí xâm lược của nhà Tống, phải nhượng bộ trước những tiến
công ngoại giao liên tiếp của Lê Hoàn, 
thể hiện lên được giác quan chính trị nhạy bén của Lê Hoàn, giữ vững
được nền độc lập, chủ quyền của nước ta, đồng thời tăng uy thế của ta đối
với phương Bắc, cho nước bạn thấy được sự cường thịnh của nước ta, bên
cạnh đó hai bên hoà hảo Bài học kinh nghiệm 
Lợi ích quốc gia, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ là tối thượng. Luôn đề cao
tinh thần độc lập, tự cường, dựa vào sức mạnh nội tại. Bên cạnh đó, người
làm công tác ngoại giao cần thường trực lòng yêu nước nhiệt thành, bản
lĩnh chính trị vững vàng; trình độ cao về kiến thức và nghiệp vụ; thái độ
và tư duy nhạy bén, linh hoạt, kiên quyết, kiên trì để từng bước giành
thắng lợi trong cuộc chiến ngoại giao trường kỳ.
-> Vì vậy có thể nói rằng đường lối ngoại giao dưới thời Tiền Lê xứng đáng
là những đường lối đối ngoại thành công nhất trong lịch sử Việt Nam.

3. Đánh giá thành quả ngoại giao dưới triều đại nhà Tiền Lê (KL)
Có sự lãnh đạo đúng đắn, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc đưa
ra chính sách ngoại giao với Trung Quốc
. Cứng rắn về nguyên tắc –
mềm dẻo về sách lược qua chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng
vương”. “Ngoài xưng vương” là thể hiện sự hòa hiếu với nước lớn
phương Bắc, “trong xưng đế” là thể hiện ý thức độc lập, tự tôn dân tộc.
Hòa mục bên trong, hòa hiếu bên ngoài. Hòa mục không có nghĩa là
khuất phục, mà là sự thức thời trong việc định vị nước Việt ở vị trí chiến
lược trong khu vực, phù hợp với tương quan thế và lực mỗi thời kỳ. Muốn
bảo vệ lợi ích của quốc gia thì phải hòa mục. Phan Huy Chú đã đúc kết
từ trong lịch sử: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc
lớn”. Do đó, các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử thường thực
hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương”. “Ngoài xưng
vương” là thể hiện sự hòa hiếu với nước lớn phương Bắc, “trong xưng
đế” là thể hiện ý thức độc lập, tự cường và bản lĩnh bất khuất của dân
tộc. Đó được coi là chiến lược ngoại giao xuyên suốt của một nước Việt
nhỏ, sát cạnh một nước phương Bắc lớn.

Chiến lược “dùng ngòi bút thay giáp binh”- ngoại giao tâm công, lấy
lẽ phải, chính nghĩa để thuyết phục lòng người
là một triết lý quan
trọng, có giá trị quyết định. Từ đó giúp quốc thái dân an, giảm thiểu mất
mát xương máu mà vẫn bảo toàn nền độc lập, để lại bài học về công tác ngoại giao về sau 
Điểm nổi bật trong đường lối ngoại giao thời Tiền Lê là việc thực hiện
chính sách cương nhu kết hợp
. Sách lược đối ngoại khéo léo của nhà
Tiền Lê không chỉ được vận dụng ở duy nhất một triều đại mà còn được
áp dụng thành công ở các triều đại sau như Lý, Trần. 
Ngoại giao thời Tiền Lê không có hiệu quả about:blank 8/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
Quan điểm này không đúng. Ngoại giao thời Tiền Lê đã góp phần bảo vệ độc
lập dân tộc, giữ gìn hòa bình và phát triển đất nước. Nhờ chính sách ngoại giao
khôn khéo, nhà Tiền Lê đã tạo được môi trường hòa bình để phát triển kinh tế, văn hóa. 
Ngoại giao thời Tiền Lê không có ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam
Quan điểm này thiếu cơ sở khoa học. Ngoại giao thời Tiền Lê đã đặt nền móng
cho những thành tựu sau này của Việt Nam trong việc đối phó với các thế lực
xâm lược. Kinh nghiệm ngoại giao thời Tiền Lê vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. about:blank 9/23 00:04 7/8/24 Lsngvn 2.4 Đánh giá
1. Nhận xét về đường lối đối ngoại của triều Lý với nhà Tống (vừa cứng
vừa mỏng như thế nào? Minh chứng cụ thể ?)
Linh hoạt ở chỗ biết cương biết nhu đúng lúc. Nước ta không vì sự nể
trọng, kính trọng nước láng giềng mà sẵn sàng cắt đất chia phần. Đứng
trước những âm mưu xâm lược thì luôn sẵn sàng tấn công trả lại, không
nhượng bộ và không ngừng chiến đấu bảo vệ độc lập tự do. Biểu hiện ở
giai đoạn những năm 1025-1034, nhà Tống đã nhiều lần đem quân rối
trấn, thậm chí còn mua chuộc tù trưởng Trần Công Vĩnh ép 600 dân theo
Tống nhưng đều bị vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông sai quân đón đánh và
đuổi bắt, buộc Tống phải trả lại dân. Nhưng ngược lại, khi thấy địch rơi
vào tình cảnh túng quẫn lại áp dụng chính sách hòa giải, không những
không gây thêm thiệt hại về người và của mà còn giữ được mối hòa khí
giữa 2 nước. Và để thu hồi lại hết đất từng bị chiếm đóng, ta lại tiếp tục
đấu tranh ngoại giao nhằm thu hồi toàn bộ lãnh thổ và cuộc đấu tranh đó
rất phức tạp nhưng lại vô cùng kiên trì. Đầu năm 1078, nhà Lý cử Đào
Tông Nguyên làm chánh sứ sang Trung Quốc để thương lượng và khi ấy
sự bộ mang 5 con voi tặng nhà vua Tống. Quà tặng này nhằm tạo ra
không khí hữu hảo trước khi bắt đầu thương thuyết. Và cuối cùng ta vẫn
nhận được phần đất bị chiếm đóng nhưng vẫn giữ được mối quan hệ với nước láng giềng.
=> Ta không chỉ dùng đấu tranh ngoại giao để bảo vệ lợi ích dân tộc mà còn
mở rộng được mối quan hệ bang giao giữa nước ta với các nước lân cận.

Đường lối ngoại giao của ĐV trước những xung đột với Champa
Đứng trước sự đe dọa, lăm le xâm lấn lãnh thổ của Champa, nhà Lý đã thực hiện
đường lối đấu tranh cứng rắn, cương quyết. Nhiều lần nhà Lý đã đem quân đi
chinh phạt Champa nhằm trấn áp sự quấy nhiễu đó.
Một số lần tiêu biểu như: 
1020: Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ
đem quân đi chinh phạt Chiêm Thành ở Bố Chính (nay thuộc Quảng
Bình), chém được tướng của Chiêm Thành là Bố Linh tại trận, quân
Chiêm chết đến quá nửa. 
1044: Mùa xuân, tháng giêng, phát khí giới trong kho ban cho các quân.
Ngày Quý Mão, vua (Lý Thái Tông) thân đi đánh Chiêm Thành” nhằm
giải quyết tận gốc vấn đề an ninh biên giới phía Nam cho Đại Việt. Trong
cuộc chinh phạt này, vua Lý Thái Tông đã “đem quân vào thành Phật
Thệ… Sai sứ đi khắp các hương ấp phủ dụ nhân dân”. Sử chép: “…Mùa
xuân, tháng 2, vua thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là
Chế Củ và dân chúng 5 vạn người”. Sau cuộc chinh phạt Chiêm Thành
này, bên cạnh khối lượng “tù binh” Chăm khá lớn, Đại Việt còn lấy được
đất đai do Chế Củ dâng để chuộc tội. 
1069: Lý Thánh tông thân chinh đánh Chăm Pa lần thứ 2, Lý Thường
Kiệt chỉ huy hải quân tấn công đốt phá kinh đô Vijaya Vua Rudravarman
(Chế Củ) bị bắt làm tù binh và sau đó phải đổi ba châu Địa Lý, Ma Linh about:blank 10/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
và Bố Chính (3 châu này thuộc vùng Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để được trả tự do. 
Bên cạnh đó, quan quân nhà Lý tiến đánh Chiêm Thành ngoài lý do nhằm
bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và sự an toàn về tính mạng, tài sản của người
dân Đại Việt, còn có những nguyên do khác (chẳng hạn, nhằm buộc nước
Chiêm Thành phải lo giữ chức phận “phiên thần” và “dâng cống” không
thiếu hoặc chỉ để ra “oai” với Chiêm Thành).
=> Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý trong quan hệ với các nước lân bang thực
hiện đường lối hoà hiếu, coi trọng hòa bình, đồng thời kiên quyết chống lại
những hành động xâm lấn, xâm lược của các “ngoại bang” để bảo vệ chủ
quyền, lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, nhân phẩm và tính mạng, tài sản
của nhân dân Đại Việt.
3.1.3 Đánh giá
Quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt thời Lý và Champa đóng vai trò
quan trọng trong lịch sử và văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Dù có những
giai đoạn xung đột và tranh chấp, cũng như những giai đoạn hòa bình và hợp
tác, mối quan hệ này đã phản ánh sự đa dạng và phức tạp trong sự tương
tác giữa các dân tộc và quốc gia trong khu vực
.
Mặc dù có những cuộc xung đột về lãnh thổ và quyền lực, nhưng cũng có
các giai đoạn khi hai quốc gia hòa giải và thiết lập các thỏa thuận hòa bình. Có
những ví dụ về việc thiết lập các liên minh hoặc hợp tác để đối phó với các thế
lực ngoại xâm hoặc những mối đe dọa từ các vùng lân cận.
Ngoài ra, quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt thời Lý và Champa cũng dẫn
đến sự giao lưu văn hóa và tôn giáo. Cả hai quốc gia đã ảnh hưởng lẫn nhau
trong các lĩnh vực như nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa và tôn giáo. Việc trao đổi
diễn ra thông qua việc kết hôn, truyền thống và các nghi lễ, tạo ra một môi
trường đa dạng và phong phú cho văn hóa khu vực.
3.2 Mối quan hệ ngoại giao giữa triều Lý với Ai Lao
Vào thời điểm triều Lý thành lập, Ai Lao vẫn còn là một nhà nước sơ khai do
thủ lĩnh các bộ lạc đứng đầu. Quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Ai Lao được
sử sách ghi nhận lần đầu vào năm 1067. Ai Lao triều cống nhà nước Đại Việt
bằng các cống phẩm quý như vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương.
Việc ngoại giao hai quốc gia không được duy trì thường xuyên, do sự thù địch
giữa hai bên. Nhà Lý đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai Lao do những xung đột
tại biên giới vào các năm 1048, 1159, 1183 và đều thắng lợi. 2. Bài học
Từ thực tiễn quan hệ bang giao giữa quốc gia Đại Việt với các nước láng giềng
dưới thời Lý, có thể khái quát một số bài học kinh nghiệm như sau: 
Một là, phải luôn coi việc xây dựng, duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền
vững giữa nước ta với các nước láng giềng là nhiệm vụ chiến lược, trọng yếu.
about:blank 11/23 00:04 7/8/24 Lsngvn o
Sở dĩ dưới thời Lý (và cả thời Trần), quốc gia Đại Việt đạt được
nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước về nhiều mặt và trong việc bảo vệ vững chắc nền độc lập dân
tộc, chủ quyền thiêng liêng của quốc gia là vì triều Lý luôn lấy việc
"hoà hiếu", xây dựng và duy trì môi trường hòa bình là nhiệm vụ
chính trị đặc biệt quan trọng. Với nước ta hiện nay, để xây dựng và
phát triển đất nước thì phải tạo lập và duy trì mối quan hệ hoà bình
bền vững, luôn quan tâm đến việc duy trì mối quan hệ hữu nghị với
các nước mà trước hết là các nước láng giềng. 
Hai là, xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế phải gắn liền
với bảo vệ vững chắc nền độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc.
o
Kinh nghiệm được rút ra từ mối quan hệ bang giao giữa quốc gia
Đại Việt với các quốc gia láng giềng dưới thời Lý cho thấy xây
dựng và phát triển đất nước về mọi mặt không phải bằng mọi giá,
không thể hy sinh những lợi ích cơ bản của quốc gia, nền độc lập
dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ. Các vua triều Lý (và các triều đại
phong kiến sau này) luôn coi đó là điều hết sức thiêng liêng. o
Nước ta khi phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, quan hệ với các
nước trong khu vực và trên thế giới cần bảo đảm những lợi ích cơ
bản của dân tộc, chủ quyền lãnh thổ của quốc gia. Hợp tác và quan
hệ với các nước khác chỉ thật sự có hiệu quả, bền vững và lâu dài
trên tinh thần tôn trọng nên độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 
Ba là, để xây dựng mối quan hệ hữu hảo, môi trường hoà bình, bảo vệ
vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia phải xây dựng thế trận lòng dân.
o
Một trong những nguyên nhân chủ yếu mà quốc gia Đại Việt thời
Lý đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng, phát triển đất
nước về mọi mặt là xây dựng vững chắc thế trận lòng dân và phát
huy sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc. o
Theo đó, nhà vua đã ban ra nhiều chính sách hợp với ý dân, lòng
dân từ đó tạo nên thế trận lòng dân vững chắc, nhà vua đã nhiều lần
đại xá cho thiên hạ (không chỉ khi nhà vua lên ngôi mà chủ yếu khi
đất nước gặp thiên tai, dịch hoạ như mất mùa, lụt, hạn hán, lúc đói
to và chiến tranh); khoan hồng cho những lương dân vì nhiều lý do
mà phạm tội; giảm tù hoặc tha tù cho kẻ phạm tội; thẳng tay trừng
trị những kẻ lợi dụng chức quyền, ân sủng của nhà vua mà hà hiếp
dân lành; tham ô, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của dân. Hơn
nữa, tất cả những hành động xâm lấn, cướp phá, xâm hại tính mạng,
tài sản của nhân dân từ các nước láng giềng đều bị nghiêm trị kịp
thời và kiên quyết nhất. about:blank 12/23 00:04 7/8/24 Lsngvn PHẦN 5: TỔNG KẾT
1. Kết quả của bang giao Việt Nam dưới triều Trần
Triều Trần giữ vững độc lập và toàn vẹn lãnh thổ đồng thời khối đoàn kết toàn dân
được củng cố vững chắc Trong quá trình thực hiện bang giao đấu tranh bảo vệ độc lập
và toàn vẹn lãnh thổ, khối đoàn kết toàn dân của Đại Việt đã được củng cố thống nhất
từ ý chí tới hành động. Ý chí quyết chiến chống ngoại xâm được thống nhất từ trong
nội bộ quan quân triều đình đến các tầng lớp nhân dân.
2. Triều Trần khẳng định vị thế trong hoạt động bang giao với Chiêm Thành
Trước hết cần phải khẳng định chính trong cuộc kháng chiến chống Nguyên vào cuối
thế kỷ XIII, hai dân tộc Việt – Chiêm đã luôn sát cánh bên nhau. Theo Nguyên sử vào
cuối năm 1282, vua Trần Nhân Tông đã gửi 2 vạn người cùng 500 chiến thuyền hỗ trợ
Chiêm Thành chiến đấu chống quân Nguyên. Việc triều Trần kiên quyết không cung
cấp binh lực và từ chối cho mượn đường đánh Chiêm Thành đã gây những bất lợi
không nhỏ đối với quân Nguyên. Với sự chiến đấu bền bỉ, Chiêm Thành đã làm thất
bại kế hoạch thôn tính của triều Nguyên. Sau năm 1288, Chiêm Thành tiếp tục cử sứ
giả tới Đại Việt dâng vật phẩm vào các năm 1293, 1301 và 1307 nhằm duy trì bang
giao hòa hảo với triều Trần. (Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm 1972, tr. 125–127; Lê
Mạnh Thát 1999, chương II: "Tuổi trẻ vua Trần Nhân Tông")

Điểm mới trong bang giao giữa hai quốc gia vào đầu thế kỷ XIV đó chính là Chiêm
Thành đã phải chấp nhận việc sứ thần triều Trần không thực hiện nghi thức quỳ lạy đối
với vua Chiêm Thành và tự nguyện cắt đất dâng cho Đại Việt. Sự Sự kiện này là minh
chứng rõ ràng cho sự nâng cao vị thế của triều Trần trong bang giao với Chiêm Thành.
[https://nghiencuuquocte.org/2021/02/06/dai-viet-duoi-thoi-vua-tran-anh-tong-p2/]
3. Đặc điểm của bang giao Việt Nam dưới triều Trần
3.1. Tinh thần độc lập và tự chủ trong hoạt động bang giao của triều Trần
Mặc dù triều Nguyên đã đề ra “lục sự” gây áp lực đối với triều Trần từ năm 1267
nhưng triều Trần vẫn kiên quyết từ chối một số yêu cầu gây tổn hại đến thể diện và lợi
ích quốc gia. Triều Nguyên nhiều lần nhắc nhở về nghĩa vụ thân vào triều kiến thậm
chí dùng sức mạnh quân sự để đe dọa nhưng từ vua Trần Thái Tông cho đến vua Trần
Hiến Tông đều chưa một lần vào triều kiến.
3.2. Tính linh hoạt trong hoạt động bang giao của triều Trần
Triều Trần song song thực hiện bang giao với triều Nam Tống và triều Nguyên, tiến
hành cầu phong ứng biến tùy theo từng vương triều trong giai đoạn 1260 - 1279 Đây là
một nét đặc sắc trong quá trình triều Trần thực hiện bang giao với các vương triều
Nam Tống, Nguyên đồng thời đây cũng là đặc điểm riêng biệt duy nhất tồn tại trong
lịch sử bang giao Việt Nam với Trung Quốc thời kỳ phong kiến.
Từ năm 1260 đến năm 1279, lịch sử Trung Quốc chứng kiến cuộc chiến tranh giành
quyền lực giữa triều Nam Tống và triều Nguyên. Trong bối cảnh cuộc chiến giữa triều
Nam Tống và Nguyên chưa phân thắng bại, triều Trần lựa chọn con đường hòa hiếu
với cả hai vương triều. Những biểu hiện trong hoạt động bang giao của triều Trần với
triều Nam Tống và triều Nguyên thể hiện tính chất hai mặt. Triều Nam Tống vẫn là
một lực lượng mà triều Trần đã đặt quan hệ ngay từ khi mới thành lập vào năm 1226.
Nhưng không vì mối quan hệ truyền thống này mà triều Trần lại thể hiện thái độ thù about:blank 13/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
địch đối với lực lượng đối đầu với triều Nam Tống là triều Nguyên. Triều Trần ý thức
rất rõ về tầm quan trọng trong việc duy trì quan hệ hòa hảo với cả triều Nam Tống và triều Nguyên.
Căn cứ vào tiềm lực quốc gia ở từng thời điểm mà triều Trần quyết định tiến hành cầu
phong khi thưa thớt khi dồn dập. Sự thay đổi linh hoạt này phục vụ cho những mục
tiêu bang giao riêng của triều Trần đối với triều Nam Tống và triều Nguyên. Điều này
càng cho thấy triều Trần thực hiện bang giao bám sát theo những biến động chính trị
trong nước cũng như của Trung Quốc chứ không hề rập khuôn cứng nhắc. about:blank 14/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
2. Các yếu tố tác động
* Sự lãnh đạo tài tình, linh hoạt, sắc bén của những người đứng đầu là Lê Lợi -
Nguyễn Trãi, đặc biệt là Nguyễn Trãi

Về tài ngoại giao tuyệt trần của Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn ở cuối thế kỷ 18 đã
đánh giá : "Nguyễn Trãi viết văn, thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời đại ", còn
Phan huy Chú ở đầu thế kỷ 19 thì khẳng định "Quân trung từ mệnh tập của
Nguyễn Trãi có sức mạnh của 10 vạn quân".

-> Công tác ngoại giao của Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng vào công cuộc đánh
thắng hoàn toàn quân Minh xâm lược. Đường lối và thành tích ngoại giao của Nguyễn
Trãi cùng với đường lối và thành tích chính trị, quân sự của ông đã góp phần tạo nên
những chiến công vô cùng rực rỡ của dân tộc ta trong chiến tranh chống xâm lược ở đầu thế kỷ XV.
* Yếu tố chủ quan:
- Cuộc xâm lược của nhà Minh là phi chính nghĩa, còn cuộc kháng chiến của dân tộc
ta giành lại độc lập, chống lại sự xâm lược ấy là chính nghĩa. Vì vậy ta phải “ Đem đại
nghĩa để thắng hung tàn” Đây là cơ sở để ta có thể huy động sức mạnh toàn dân, đoàn
kết dân tộc vào trong cuộc đấu tranh.-> Với ủng hộ của nhân nhân, các cuộc đấu
tranh của ta sẽ ngày càng thuận lợi hơn - 1 trong những điều kiện để ta thực hiện chủ
trương đánh vào lòng người

- Trong quá trình đấu tranh, nghĩa quân của ta càng về sau càng được tôi luyện, có
nhiều kinh nghiệm chiến đấu, được nhân dân “ nuôi dưỡng” thế quân sự của ta ngày
càng mạnh lên và từng bước giành được những thắng lợi to lớn -> Những thắng lợi
quân sự tạo cơ sở cho ta đấu tranh ngoại giao, ép buộc quân địch phải hòa đàm thương
lượng với ta, thế của ta trong" vừa đánh vừa đàm" càng mạnh
- Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh cùng những kinh
nghiệm quý báu trong truyền thống đấu tranh ngoại giao của tổ tiên đi trước cũng giúp
cho nghĩa quân lúc này rút ra được những bài học, sách lược phù hợp vào trong cuộc đấu tranh
* Yếu tố khách quan:
- Quân nhà Minh vốn từ trước đã là một nước lớn hùng mạnh, còn Đại Việt ta là một
đất nước nhỏ thua yếu về nhiều mặt. Nhất là trong thời kỳ đầu, lực lượng quân khởi
nghĩa còn thua kém địch. Do đó bằng đấu tranh ngoại giao nghĩa quân sẽ khắc phục
được sự thua kém về lực, tạo cơ hội để xây dựng và phát triển lực lượng và hạn chế tối
đa sự tàn phá về người và của trong cuộc chiến tranh Hoạt động ngoại giao đó phù
hợp với cách đánh địch của ta - 1 dân tộc nhỏ chống lại kẻ địch mạnh hơn mình gấp
nhiều lần: “Lấy yếu chống mạnh, Lấy ít địch nhiều”
-> Ví dụ thời kì tạm hoãn 1423 - 1424, đạt được đấu tranh ngoại giao, lực lượng
nghĩa quân ko những được củng cố phát triển mạnh hơn nhiều so với trước, địa bàn
hoạt động được mở rộng. Cũng từ đó mới có trận “ như sấm vang chớp giật, như trúc
chẻ tro bay” và cuối cùng đạo quân xâm lược phải đầu hàng
- Trong cuộc xâm lược nước ta của nhà Minh, đã không ít lần quân Minh rơi vào tình
thế suy yếu, bị uy hiếp từ Bắc và Tây Nam Trung Quốc, lại bị thua ở Đại Việt trong
nhiều cuộc chiến buộc phải giảng hòa, thương lượng với ta. about:blank 15/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
-Trong quá trình chiến đấu, nghĩa quân Lam Sơn và quân dân Lào đã liên kết chặt chẽ
để chống quân Minh. Khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi đã cử các tướng
liên lạc với vua Lào để mua voi, lương thực, vũ khí, nhờ đất Lào để lập căn cứ, huấn luyện nghĩa quân. Tiểu kết
- Lần đầu tiên trong lịch sử đấu tranh của dân tộc ta phong trào Lam Sơn là một cuộc
khởi nghĩa có quy mô to lớn nhất, có đường lối và phương châm đánh địch toàn diện
nhất. Các mặt đấu tranh chính trị ngoại giao được coi trọng kết hợp chặt chẽ với đấu
tranh quân sự đấu tranh ngoại giao ngay từ đầu đã được sử dụng là một trong những
mũi tiến công sắc bén và có hiệu quả. Hai mặt đấu tranh quân sự và loại ngoại giao
luôn luôn kết hợp với nhau hỗ trợ cho nhau trên nhiều mặt
Nguyên tắc chủ chốt của ngoại giao trong giai đoạn này là tính độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước.
-> Bởi vậy từ việc tố cáo tội ác của giặc và bọn tay sai trong giai đoạn đầu của cuộc
khởi nghĩa đến việc dụ hàng và thương lượng với tổng binh giặc ở giai đoạn cuối đều
không ngoài mục đích nhất quán và đòi quân xâm lược rút khỏi nước ta trả lại đất cho
nhân dân ta. Và chỉ khi quân địch thực hiện được các điều kiện đó thì mới được an
toàn rút về nước và thắng lợi của dân tộc ta mới được trọn vẹn đúng như Nguyễn Trãi
tổng kết trong Bình Ngô Đại Cáo.
=> Khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ 15 đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về đấu tranh
ngoại giao của ông cha ta đặc biệt đối với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sau này about:blank 16/23 00:04 7/8/24 Lsngvn NHÀ MẠC
*ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NHÀ MẠC
1. Về những mặt hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Mạc với nhà Minh
Đầu tiên, về mặt lãnh thổ. Việc nhà Mạc cắt lãnh thổ được coi là sự ‘’bán
nước’’, bán đất đai của tổ tiên cho một nước khác. Điều này được thấy khá rõ
nét trong các nhận định của tư duy sử cũ, Những nhận định và nghiên cứu của
những nhà nghiên cứu như Nguyễn Quang Ngọc trong quyển Tiến trình Lịch Sử
Việt Nam, có viết rằng việc nhà Mạc đem trao 5 động cho nhà Minh đã tác động
tiêu cực tới tiến trình phát triển của nhà Mạc, làm cho dân chúng mất niềm tin,
chán nản phẫn nộ. Nguyễn Khắc Thuần cũng có chung nhận xét, viết rằng việc
cắt đất đã xúc phạm đến tình cảm và ý chí độc lập của dân tộc, dẫn đến sự thất
bại của nhà Mạc trong cục diện Nam-Bắc triều. Trần Trọng Kim nhận xét, ’Mạc
Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người
nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại đem cắt đất mà
dâng cho người, ấy là một người phản quốc.’’
Thứ hai, về việc nhục hàng trước nhà Minh. Trần Trọng Kim có nhận xét
‘’Làm ông vua mà không giữ được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi
trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy ở trước cửa một người tướng của quân
nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một
người không biết liêm sỉ.’ Mạc Đăng Dung đã có những hành động, được xem là
xúc phạm tới danh dự của người đứng đầu quốc gia, tiêu biểu với sự kiện năm
1540 khi Mão Bá Ôn đem quân chuẩn bị tiến đánh từ Quảng Tây (Trung Quốc),
Mạc Đăng Dung cùng với những người thân cận đã quỳ xuống tại trấn Nam
Quan để xin hàng. Đồng thời, nhà Mạc cũng có những hành động làm suy yếu
nội lực quốc gia và gây bất bình trong nhân dân, qua việc đút lót vàng bạc cho sứ nhà Minh.
Thứ ba, về việc lệ thuộc nhà Minh. Xuyên suốt quá trình tồn tại của mình, và
đặc biệt là đến giai đoạn cuối, việc lệ thuộc nhà Minh đã tạo điều kiện để nhà
Minh lũng đoạn vào nội bộ chính trị và lãnh thổ của Việt Nam. Điều này được
thấy rõ vào cuối giai đoạn nhà Mạc, khi Mạc Kính Cung chiếm giữ đất ở Cao
bằng và Lạng Sơn. Trịnh Tùng sai quân lên đuổi đánh, tuy nhiên, do Mạc Kính
Cung sang kêu với nhà Minh, Trịnh Tùng và vua Lê buộc phải để đất Cao Bằng
cho con cháu họ Mạc ở dưới sức ép của nhà Minh.
2. Về đánh giá những ưu điểm trong chính sách ngoại giao của nhà Mạc với nhà Minh
Sử gia Trần Trọng Kim có viết ‘’Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là
phản quốc’’, khi đánh giá về nhà Mạc.
Tuy vậy, cần phải đặt ra một câu hỏi khi đánh giá về chính sách ngoại giao của
nhà Mạc đối với nhà Minh: Hướng đi nào cho nhà Mạc trong thời điểm lúc bấy about:blank 17/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
giờ? Khi xét lại bằng góc nhìn khách quan hơn, có thể thấy, những chính sách
ngoại giao nhà Mạc đã bảo toàn được nội lực cho đất nước, giữ sinh mạng cho
triệu người, đồng thời cũng cho thấy sự chắc chắn không quy phục đối với nhà Minh.
Trước tiên, nhà Mạc đã có sách lược bang giao mềm dẻo, thông qua ‘’khổ
nhục kế’’, việc cắt lãnh thổ và chính sách triều cống, đối với nhà Minh
nhằm tránh chiến tranh
. Khi nhìn nhận lại bối cảnh lịch sử-chính trị lúc bấy
giờ, nhà Mạc đứng trước hàng loạt những thách thức bên ngoài: cuộc chiến với
vua Lê và Trịnh Tùng còn đang dang dở, nhà Minh sẵn sàng can thiệp vào Đại
Việt, các nước nhỏ xung quanh như Xạ Lý, Lão Qua và Bát Bách được nhà
Minh hứa hẹn cho phép cai quản các lãnh thổ nếu cùng tấn công vào Đại Việt,
và mối đe dọa đến từ Champa hiện hữu đặt nhà Mạc vào một vị trí vô cùng khó
khăn, ép buộc nhà Mạc phải tìm kiếm một giải pháp bang giao hiệu quả.
Thêm nữa, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa nhà Minh và nhà Mạc lúc bấy giờ rất
căng thẳng. Nhà Mạc, theo như định kiến lúc đó, là thoán ngôi đoạt vị, là Ngụy
Triều chứ không phải ‘’Hán Triều’’, là chống lại thiên tử của quốc gia Đại Việt
để tiếm ngôi cho chính mình, cho nên ắt tạo ra lý do cho sự tức giận từ nhà
Minh và cái cớ để can thiệp vào Đại Việt. Cùng với đó, nhà Minh lúc này có cơ
sở nhằm thực hiện một cuộc chiến tranh tại Đại Việt do những yếu tố đang đe
dọa nhà Minh bên ngoài, bao gồm việc cướp biển đánh phá Quảng Đông, Phúc
Kiến, các cuộc nổi dậy nông dân chống lại triều đình, cùng với việc xung đột với
các lực lượng người Mông Cổ phương bắc. Những lý do này tạo ra cơ sở cho
nhà Minh mong muốn một cuộc phiêu lưu, chiến thắng quân sự nhằm an dân,
tạo ra khí thế cho binh sĩ và làm khiếp sợ kẻ thù của mình.
Cộng thêm vào đó là những quan lại của nhà Lê do Lê Duy Ninh (hay vua Lê
Trang Tông) gửi sang đã thúc đẩy nhà Minh lúc bấy giờ điều động lực lượng sẵn
sàng tiến đánh Đại Việt. Sức mạnh quân sự của các phe phái, trong đó lực lượng
quân sự do Mao Bá Ôn thống lĩnh đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của nhà Mạc.
Vì những lý do này, mà bắt buộc nhà Mạc phải tìm ra giải pháp ngoại giao đối
với nhà Minh. Điều này có thể thấy thông qua các sự kiện trong đó Mạc Đăng
Dung trực tiếp thực hiện các đối sách ngoại giao trên phương diện, trước hết là
khổ nhục kế. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép về việc Mạc Đăng Dung nhanh
chóng tự xin hàng khi cùng với cháu là Văn Minh và bề tôi là bọn Nguyễn Như
Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị,... qua Trấn nam Quan, dập đầu quỳ dâng tờ
biểu xin hàng. Đây là một hành động, dù được xét là sự tự nhục, về bản chất là
thành công trong ngoại giao khi đã lợi dụng được việc Mão Bá Ôn tuyên bố
nếu tự quỳ gối hàng, nạp khoản thì sẽ tha tội.
Về bản chất, nó cũng chính là
một sự kế thừa chính sách ngoại giao của các thời kỳ trước bởi nhà Mạc, vì việc
Đại Việt ‘’cúi mình’’ trước nhà Minh không phải chỉ đến khi Mạc Đăng Dung
nghĩ ra mới có hay nhà Mạc mới bắt đầu thực hiện, mà các triều đại trước từ
Trần, Lý, Tiền Lê, Lê sơ đều thực hiện. about:blank 18/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
Bên cạnh đó, ta thấy được việc chủ động triều cống của nhà Mạc cũng đã
góp phần tạo ra cơ sở hòa bình
, tránh được một cuộc đổ máu không cần thiết
giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việc chủ động xin nhận triều cống, nhận sắc
phong của nhà Minh đã giữ được trọn vẹn quyền tự chủ về chính trị và lãnh thổ;
đồng thời, mặc dù chỉ được phong làm Đô Thống Sứ, về bản chất nhà Mạc vẫn
toàn quyền kiểm soát các vấn đề trên lãnh thổ Đại Việt. Dù đã phải đút lót cho
nhà Minh vàng bạc, và trong thời kì tồn tại của mình cống nạp một số lượng khá
lớn vật phẩm cho nhà Minh, số lượng này về bản chất không nhiều so với các
triều đại trước, và là một hành động ngoại giao hợp lý khi lấy vàng bạc và cống
phẩm đánh đổi cho độc lập và hòa bình quốc gia.
Một điều cần được nhắc đến là nhà Mạc đã có sự hy sinh về lãnh thổ để bảo đảm
không có một cuộc chiến giữa Đại Việt và nhà Minh. Đồng ý rằng hành động
cắt các động tại lãnh thổ phía Bắc nước ta là tự cắt đi chính lãnh thổ của dân tộc,
là hành động ngoại giao sai lầm về nguyên tắc. Tuy nhiên, khi xét lại bối cảnh
lịch sử lúc bấy giờ, với rất nhiều các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong nội
tại quốc gia; cùng với đó là sự cần thiết nhằm nhanh chóng tránh một cuộc chiến
với nhà Minh và các nước, việc cắt đất là sự hy sinh cần thiết để có được hòa
bình. Để so sánh, Thái Lan đã từng phải cắt và nhượng bộ đất vào thế kỉ thứ 19
cho Anh và Pháp nhằm đánh đổi lấy nền hòa bình; một chính sách đi ngược lại
lợi ích dân tộc về lãnh thổ nhưng đã bảo toàn được nền hòa bình của Thái Lan
trước mối nguy hiểm của việc trở thành một thuộc địa. Xét lại thêm nữa, có sự
mâu thuẫn trong chính việc ghi chép về số liệu động được cắt đi thông qua các
bộ sử của Trung Quốc và Việt Nam, có bản chép là bốn động bị cắt, bản khác
chép là năm hoặc sáu, trong đó có những địa danh đến hiện tại vẫn còn ở Việt
Nam như ( ). Có ác nghiên cứu khác chỉ rõ rằng việc cắt những lãnh thổ trên, về
bản chất, cũng chẳng qua chỉ là việc trả lại lãnh thổ đã bị lấn từ các thời vua
trước, hay chỉ là ‘’nộp vở’’, lừa gạt nhà Minh trao trả những lãnh thổ vốn dĩ đã
thuộc về nhà Minh nhưng quan lại nhà Minh không rõ lãnh thổ có thuộc về mình
không. Đây là một vấn đề nhóm không thể giải quyết được, tuy vậy, xin bàn
rằng về vấn đề này, nhà Mạc chắc chắn có sự toan tính khéo léo khi thực hiện
việc trao lãnh thổ. Dẫn chứng cuối cùng có thể đưa lên đây là tài liệu có tính
trực tiếp tới tiến trình ngoại giao của nhà Mạc về vấn đề này, qua biểu của Mạc Đăng Dung viết năm 1540
‘’Thần nghe viên Tri châu ở Khâm Châu, Quảng Đông là Lâm
Hy Nguyên' tâu rằng 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẩm,
Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, ấy là đất cũ Khâm Châu. Nếu quả như
lời nói đó, thần xin nghe theo lệnh…’’
Cũng cần phải nói thêm, Nhà Mạc có lẽ cũng hiểu rằng, một cuộc chiến đối với
nhà Minh không chỉ tốn người và tốn của, nó sẽ kéo theo hệ lụy tới toàn bộ con
người và tương lai của Đại Việt. Chính vì vậy mà nó cũng cho thấy rằng lúc đó
các sách lược của nhà Mạc với nhà Minh là có cơ sở. Chế độ cai trị của nhà
Minh về văn hóa, con người,v.v từ 1403 đến 1427 cho thấy rằng sẽ không chỉ có
nhà Mạc bị diệt như nhà Hồ trước đây khi quân Minh tiến vào Đại Việt, mà about:blank 19/23 00:04 7/8/24 Lsngvn
cùng với đó chắc chắn xương, máu, văn hóa của người dân Đại Việt sẽ chịu chung số phận.
=> “Hành động “đầu hàng” của nhà Mạc do Minh sử chép là một sự phóng đại
để khoe khoang, hành động ấy vua Lê sau này cũng lặp lại gần nguyên xi thì lại
không bị sử gia nhà Lê nêu lên để phê phán. Thực chất nó chẳng có gì cả chẳng
qua chỉ là một sự “nhún mình” (có thể nói là hơi quá đáng của một nước nhỏ với
một nước lớn). Tuy nhiên thì xét thấy lúc đó Mạc Đăng Dung cũng đã bãi nhiệm
được 10 năm rồi, việc ông quỳ gối xin hàng cũng không có gì gọi là ảnh hưởng
tới thể diện của quốc gia dân tộc cả, có thì chỉ có mất thể diện của chính Mạc Đăng Dung mà thôi.
=> Tất cả ứng xử của Mạc với Minh cũng chỉ nằm trong một chiến lược ngoại
giao hằng xuyên của Việt nhỏ Hoa lớn “thần phục giả vờ, độc lập thực sự”
(Vassalité fidive, Indépendance réelle). Mà thực sự ở thời Mạc không có bóng
một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ, dù hình thức như chức “Đạt
lỗ hoa xích” ở Thăng Long triều Trần. Thì việc này quả thực là điều đáng khen,
đáng ngưỡng mộ của triều nhà Mạc trong việc thực hiện chiến lược ngoại giao của mình.
=> Như vậy, Mạc Đăng Dung đã cùng triều đình nhà Mạc lựa chọn phương
thức đấu tranh khéo léo kết hợp sức mạnh tổng hợp rất thông minh, nắm tâm lý
của kẻ địch: hống hách, sỹ diện, kiêu ngạo nhưng cũng lo sợ không muốn tiến
quân. Ông đã làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ nhưng vẫn để Thiên triều giữ
được thể diện nước lớn. Ông lại đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên sỹ diện cá nhân.
Thứ ba, nhà Mạc có sự tính toán trong chính chính sách ngoại giao của mình. Có
thể khẳng định được thông qua những nguồn tư liệu và bằng chứng lịch sử, rằng
nhà Mạc không dễ dàng đầu hàng trước mối đe dọa từ nhà Minh. Có những cơ
sở cho thấy chính sách ngoại giao nhà Mạc là một sách lược mang tính chiến
lược, nhằm chuẩn bị và tạo ra sức mạnh để thực hiện một cuộc chiến chống lại
nhà Minh. Nhà Mạc, một mặt thực hiện những hoạt động ngoại giao để trở thành
một nước phiên thuộc của nhà Minh, nhận tước hiệu nhà Minh, thực hiện triều
cống và theo lịch nhà Minh, mặt khác lại chuẩn bị về lực lượng quân sự. Nhà
Mạc được ghi chép lại rằng đã nhanh chóng sửa soạn lại hải quân và chuẩn bị
cho bộ binh, họp bàn với các tướng lĩnh về một cuộc chiến với nhà Minh (liền tu
sửa trại sách, luyện tập thủy quân, trưng cầu hết thẩy các cựu thần lão tướng để
cùng bàn việc nước-Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn)
. Sách Thù Vực Chu Tư
Lục chép tại An Nam lúc đó, người người chuẩn bị kiếm tẩm độc, chôn lấp bẫy
tre để chống vó ngựa nhà Minh, bỏ bã độc vào suối nước; nhà Mạc còn gửi đi
một lực lượng năm 1537 đi đường thủy và đổ bộ tấn công Trung Hoa từ biển
vào đất liền, tuy nhiên thất bại, và vào năm 1543 lực lượng này đã bị xét xử tử
hình bởi nhà Minh. Cùng với đó, nhà Mạc có các hoạt động tình báo, do thám
nhằm xem xét tiềm lực đối phương, điển hình là trường hợp tri châu Nguyễn
Cảnh vào năm 1537 bị thổ quan của Vân Nam giữ lại. Đây là những cơ sở, bằng about:blank 20/23