Hội nghị Paris 1973 trước thách thức của mâu thuẫn Xô-Trung - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Hội nghị Paris 1973 trước thách thức của mâu thuẫn Xô-Trung - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO --------------------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tùng Dương
Mã sinh viên: QHQT49C11168
Lớp: CSĐNVN1945-1975-QHQT49.2_LT Nhóm: 9
Số lượng từ: 8752 từ Hà Nội - 2024 BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO --------------------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ ĐỀ TÀI:
YẾU TỐ DÂN TỘC - CƠ SỞ NHẬN THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ
MÂU THUẪN LIÊN XÔ - TRUNG QUỐC TRONG TIẾN TRÌNH
ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH PARIS 1968 - 1973
Giảng viên hướng dẫn : T.S Vũ Đoàn Kết G.V Nguyễn Phương Ly
G.V Nguyễn Thị Ngân Giang Sinh viên thực hiện
: Nguyễn Tùng Dương Mã sinh viên : QHQT49C11168 Lớp : QHQT49C1.5 Hà Nội - 2024 MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Câu hỏi nghiên cứu: 3
III. Giả thuyết nghiên cứu 3 IV. Mục tiêu nghiên cứu 3 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
VI. Phương pháp nghiên cứu 3
VII. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
VIII. Tình hình nghiên cứu 4
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 4
I. Yếu tố dân tộc và nhận thức trong chính sách đối ngoại 4
II. Xung đột quyền lực giữa nước lớn 6
III. Chính sách đối ngoại của nước nhỏ trong cân bằng quan hệ với nước lớn 6
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ CHI PHỐI CỦA YẾU TỐ DÂN TỘC ĐẾN NHẬN
THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ MÂU THUẪN LIÊN XÔ - TRUNG QUỐC TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN TẠI PARIS 1968 -1973 7
I. Khái quát mâu thuẫn Xô - Trung 7
II. Yếu tố dân tộc trong nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Xô - Trung 8
1. Bản chất mâu thuẫn Xô - Trung trong nhận thức của Việt Nam 8
2. Nhận thức về vai trò của Việt Nam trong mâu thuẫn Xô - Trung 10
3. Nhận thức trong hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam về mâu thuẫn
Xô - Trung trong quá trình đàm phán ở Paris 1968 - 1973 11
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG TỚI THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI VIỆT NAM TẠI HỘI NGHỊ ĐÀM PHÁN PARIS 1968-1973 12
I. Giải quyết mâu thuẫn Xô - Trung về vấn đề đánh và đàm của Việt Nam 13
II. Đoàn kết Liên Xô - Trung Quốc 14
III. Duy trì đường lối đấu tranh độc lập, tự chủ với Mỹ tại hội nghị Paris (1968 - 1973) 15 IV. Đánh giá 17 KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 PHIẾU CHẤM ĐIỂM 22
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Với nền tảng là yếu tố dân tộc, hay còn có thể được định nghĩa là yếu tố lợi ích
quốc gia - dân tộc, bài tiểu luận tập trung phân tích nhận thức của Việt Nam về bản chất
mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc và tác động của nhận thức này tới quá trình triển khai
chính sách đối ngoại của Việt Nam tại hội nghị Paris (1968 - 1973). Cụ thể, cơ sở của bài
tiểu luận là những vấn đề lý thuyết cơ bản về (i) yếu tố dân tộc và nhận thức trong hoạch
định chính sách đối ngoại, (ii) bản chất xung đột quyền lực giữa các nước lớn và (iii)
chính sách cân bằng quan hệ giữa các nước lớn của các nước nhỏ. Từ cơ sở lý luận trên,
bài tiểu luận hướng tới phân tích nhận thức của Việt Nam về bản chất mâu thuẫn giữa
Liên Xô - Trung Quốc, về vai trò của Việt Nam trong mâu thuẫn Xô - Trung, từ đó, đưa
ra nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn giữa hai nước lớn xã hội chủ nghĩa trong chính
sách đối ngoại tại tiến trình đàm phán Paris (1968 - 1973). Cuối cùng, bài tiểu luận làm rõ
tác động của nhận thức nói trên tới quá trình triển khai đường lối, sách lược ngoại giao
của Việt Nam với mâu thuẫn Xô - Trung tại hội nghị Paris (1968 - 1973). 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Với đề tài thảo luận nhóm là “Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong chính sách
đối ngoại Việt Nam tại hội nghị Paris giai đoạn 1968-1973”, sinh viên đã được tiếp cận
với nhiều đầu tài liệu quan trọng và nghiên cứu chuyên sâu về những tác động của yếu tố
quốc tế tới quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại hội nghị Paris (1968 - 1973).
Với nhiệm vụ tìm hiểu về cơ sở thực tiễn nhận thức và quá trình triển khai chính sách đối
ngoại Việt Nam, sinh viên có cơ hội được tiếp cận với các tài liệu liên quan tới mâu thuẫn
giữa Liên Xô và Trung Quốc và tác động của mâu thuẫn này tới Việt Nam trong tiến trình
đàm phán Paris (1968 - 1973). Sinh viên nhận thấy đây là một khía cạnh thú vị, mở ra
nhiều dư địa để phân tích và đánh giá dựa trên góc độ của yếu tố dân tộc (hay có thể hiểu
là lợi ích quốc gia - dân tộc). Cá nhân sinh viên có hứng thú tìm hiểu về yếu tố dân tộc
trong nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Xô - Trung trong quá trình hoạch định chính
sách đối ngoại tại hội nghị Paris (1968 - 1973).
Ngoài ra, một trong những lý do quan trọng sinh viên lựa chọn tìm hiểu và phân
tích đề tài trên là tính cấp thiết của đề tài. Hiện nay, trong bối cảnh quan hệ quốc tế diễn
biến khó lường, chứng kiến cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai siêu cường là Mỹ và
Trung Quốc; và quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ ngày càng trở nên phức tạp. Từ đó,
việc nghiên cứu về yếu tố dân tộc trong nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Xô -
Trung trong chính sách đối ngoại ngày càng trở nên cấp thiết, khi mà Việt Nam phải duy
trì chính sách độc lập, tự chủ và tiến hành xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước
láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác.1
Bên cạnh đó, sinh viên lựa chọn nghiên cứu về chủ đề liên quan tới rạn nứt trong
quan hệ Xô - Trung và tác động của mâu thuẫn nói trên tới chính sách đối ngoại Việt
Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) vì chủ đề này chưa có nhiều
nguồn tài liệu phổ biến, chưa được tiếp cận nghiên cứu một cách rộng rãi. Cuối cùng,
sinh viên đánh giá đây là một đề tài khả thi để trình bày trong giới hạn của tiểu luận cá
nhân, đồng thời phù hợp với khả năng và định hướng nghiên cứu của sinh viên.
1 “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng | Ban Chấp hành Trung ương Đảng.” Tư liệu - Văn kiện, ngày 23/3/2021.
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/bao-cao-chinh-tri-c
ua-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xii-tai-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-3734. 2
II. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu của bài tiểu luận cá nhân là: “Yếu tố dân tộc chi phối nhận
thức của Việt Nam về mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc như thế nào trong tiến trình
đàm phán Hiệp định Paris 1968 - 1973?”
III. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu của bài tiểu luận cá nhân là “Yếu tố dân tộc là yếu tố chi
phối chủ yếu trong nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc
trong tiến trình đàm phán Hiệp định Paris 1968 - 1973.”
IV. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận cá nhân này để trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu “Yếu tố dân tộc chi phối nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Liên Xô - Trung
Quốc như thế nào trong tiến trình đàm phán Hiệp định Paris 1968 - 1973?” bằng cách
chứng minh giả thuyết sau là đúng đắn “Yếu tố dân tộc là yếu tố chi phối chủ yếu trong
nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc trong tiến trình đàm
phán Hiệp định Paris 1968 - 1973.”
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua bài tiểu luận cá nhân, sinh viên làm rõ cơ sở lý thuyết của yếu tố dân
tộc và nhận thức trong chính sách đối ngoại; xung đột quyền lực giữa nước lớn; và chính
sách cân bằng quan hệ của các nước nhỏ. Từ cơ sở lý thuyết, bài tiểu luận hướng tới phân
tích sự chi phối của yếu tố dân tộc trong nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Xô -
Trung tại hội nghị đàm phán Paris (1968 - 1973), quá trình triển khai thực tiễn chính sách
trong quá trình đàm phán ở Paris (1968 - 1973) và đánh giá kết quả.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài tiểu luận, phương pháp nghiên cứu được sử dụng cụ thể là (i) Phương
pháp tiếp cận, thu thập thông tin, (ii) Phương pháp nghiên cứu tài liệu, (iv) Phương pháp
lịch sử - logic và (v) Phương pháp so sánh.
VII. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong bài tiểu luận cá nhân, đối tượng nghiên cứu là yếu tố dân tộc; và nhận thức
trong chính sách đối ngoại Việt Nam tại hội nghị Paris (1968 - 1973). Xác định đối tượng
nghiên cứu như vậy, sinh viên tập trung nghiên cứu về yếu tố dân tộc trong nhận thức
chính sách đối ngoại Việt Nam về mâu thuẫn Xô - Trung tại hội nghị đàm phán Paris (1968 - 1973). 3
Bài tiểu luận xác định phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 1968 - 1973, song song với
quá trình đàm phán ở Paris diễn ra giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Lâm
thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam với Chính phủ Mỹ, Việt Nam Cộng hòa.
VIII. Tình hình nghiên cứu
Bài tiểu luận tiếp cận và sử dụng đa dạng nguồn tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh
liên quan tới mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc, liên quan tới chính sách đối ngoại Việt
Nam trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, liên quan tới quá trình tiến hành đàm
phán ở Paris (1968 - 1973) của Việt Nam. Trong đó, bài tiểu luận sử dụng ba nguồn tài
liệu tham khảo chính: (i) “Quan hệ Tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)” của tác giả Phạm Quang Minh; (ii) “Cuộc
kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam: Tác động của những nhân tốc quốc tế” của tác giả
Nguyễn Khắc Huỳnh; (iii) Luận văn cao học“Mâu thuẫn Xô - Trung và đối sách của Việt
Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn.
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
I. Yếu tố dân tộc và nhận thức trong chính sách đối ngoại
Về định nghĩa, yếu tố dân tộc có thể được hiểu là lợi ích quốc gia - dân tộc. Trên
thế giới, các trường phái lý luận thường chia lợi ích quốc gia - dân tộc thành hai khái
niệm là lợi ích quốc gia (state’s interest) và lợi ích dân tộc (national interest).2 Tuy nhiên,
trong các văn bản chính sách đối ngoại, truyền thông và học thuật quốc tế bằng tiếng Anh
chủ yếu chỉ sử dụng cụm từ “national interest” với hàm ý bao gồm cả lợi ích quốc gia và
lợi ích dân tộc. Vì thế, có thể hiểu trong bài tiểu luận này, “national interest” có thể hiểu
là lợi ích quốc gia - dân tộc.
Lợi ích quốc gia - dân tộc là một khái niệm có tính khái quát hóa cao, bao gồm
những nhu cầu sống còn của quốc gia đó; đó là tự bảo vệ, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, an
ninh quân sự và thịnh vượng về kinh tế.3 Trong tiếng Việt, khái niệm “lợi ích quốc gia”,
“lợi ích dân tộc” và “lợi ích quốc gia dân tộc” được xem là có chung nội hàm và được sử
dụng thay thế lẫn nhau. Theo từ điển Thuật ngữ Ngoại giao Việt - Anh - Pháp, lợi ích
quốc gia lại tương đồng với lợi ích dân tộc, đó là “lợi ích chung của cộng đồng những
2 Đặng Đình Quý.”Bàn thêm về lợi ích quốc gia dân tộc trong hoạt động đối ngoại Việt Nam giai đoạn mới.” Tạp
chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1, tháng 3/2010.
3 Nghiêm Thị Thanh Thúy. “Bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong bối cảnh hiện nay.” Tạp chí Cộng sản, ngày 22/5/2022.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-ngoai1/-/2018/825429/bao-dam-loi-ich-quoc-g
ia---dan-toc-trong-boi-canh-hien-nay.aspx. 4
người sống trên một đất nước, có chung nguồn gốc, lịch sử, phong tục tập quán và phần
nhiều còn chung cả tiếng nói, chữ viết.”4
Nhìn từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực, thế giới là môi trường nguy hiểm,
không an toàn và vô chính phủ. Chính vì thế, các quốc gia có xu hướng đặt lợi ích lên
hàng đầu, cạnh tranh và xung đột lẫn nhau để đạt được lợi ích quốc gia - dân tộc là
“quyền lực” (theo quan điểm của trường phái Hiện thực cổ điển) và “an ninh” (theo quan
điểm của trường phái tân Hiện thực). Mặc dù có sự khác nhau về định nghĩa, song, nhìn
chung, chủ nghĩa hiện thực đều đề cao vai trò của lợi ích quốc gia - dân tộc trong chính
sách đối ngoại. Hans Morgenthau cho rằng “Không có một quốc gia nào có thể được
hướng dẫn làm gì trong chính sách đối ngoại mà không lấy lợi ích quốc gia làm chỉ
dẫn”.5 Các nhà hoạch định chính sách đối ngoại phải đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc,
vốn là “điểm tham chiếu cuối cùng trong các vấn đề quốc tế đương đại”.6
Nhìn từ góc nhìn của chủ nghĩa kiến tạo, lợi ích quốc gia - dân tộc là một sản
phẩm kiến tạo xã hội quan trọng, có tác dụng như một chỉ dấu chính dẫn dắt hành vi của
các quốc gia.7 Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng bản sắc, các chuẩn tắc và các hệ giá trị xã hội
có ảnh hưởng mạnh mẽ lên các hoạt động chính trị – xã hội. Theo các nhà kiến tạo, mỗi
quốc gia có một bản sắc quốc gia riêng, điều đó giúp quốc gia nhận thức và định hình các
mục tiêu trong chính sách.8 Như vậy, đối với chủ nghĩa kiến tạo, các giá trị bản sắc của
quốc gia quyết định lợi ích quốc gia - dân tộc, đồng thời, cũng là cơ sở định hướng cho chính sách đối ngoại.
Như vậy, yếu tố dân tộc (hay nói cách khác là lợi ích quốc gia - dân tộc) là cơ sở
của nhận thức, là nhân tố chủ quan chi phối trong chính sách đối ngoại. Giáo sư Vũ
Dương Huân đã khẳng định “Lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc là khái niệm đồng nhất,
được dùng để chỉ toàn bộ những nhu cầu sống còn và phát triển của quốc gia, được lãnh
đạo quốc gia nhận thức dưới dạng mục tiêu chiến lược an ninh đối ngoại chiến lược đối
4 Dương Văn Quảng, Vũ Dương Huân.”Từ điển thuật ngữ ngoại giao Việt - Anh - Pháp.” Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2002, tr.63.
5 Morgenthau, Hans J.”Politics Among Nations: The Struggle for Power and Peace”, (New York: Alfred A. Knopf, 1978)
6 Manan, Munafrizal. “Foreign Policy and National Interest: Realism and Its Critiques.” Global & Strategis, Th. 9, No.2, 2017.
7 Nguyễn Việt Lâm.”Bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam trong thời đại mới.” Nxb. Chính trị Quốc gia
Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.44.
8 Phạm Thủy Tiên. “Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism).” Nghiên cứu quốc tế, ngày 1/3/2015.
https://nghiencuuquocte.org/2015/03/01/chu-nghia-kien-tao/. 5
ngoại của quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định, là công cụ cực kỳ quan trọng
trong phân tích chính sách đối ngoại.”9
II. Xung đột quyền lực giữa nước lớn
Bản chất của mâu thuẫn Xô - Trung có thể nhìn nhận dưới góc nhìn xung đột
quyền lực giữa các nước lớn. Xung đột quyền lực xuất phát từ xu hướng của nhiều quốc
gia, chủ yếu là các nước lớn trong đạt được ưu thế quyền lực so với nước khác. Theo chủ
nghĩa hiện thực cổ điển, các nước lớn thường có mưu cầu đảm bảo quyền lực cao hơn các
nước nhỏ. Quyền lực ở đây có thể được định nghĩa dưới dạng sức mạnh và ảnh hưởng về
kinh tế, quân sự và văn hóa.10 Các quốc gia có xu thế đấu tranh để tranh giành quyền lực
nhằm đạt được vị trí, sức mạnh và ảnh hưởng lớn hơn nước khác. Điều trên được thể hiện
qua trò chơi tổng số bằng không (zero sum game), tức là sự thăng tiến quyền lực của
nước này đồng nghĩa với sự suy giảm quyền lực nước kia trong quan hệ quốc tế.11
Trong lịch sử loài người, do có sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia
trên thế giới mà một số nước đã phát triển vượt trội trở thành cường quốc hùng mạnh, và
càng hùng mạnh, càng dễ nảy sinh “tham vọng” quyền lực.12 Sức mạnh nội lực càng phát
triển thì tham vọng quyền lực càng lớn, dẫn tới sự va chạm lợi ích giữa các nước lớn. Đây
là nguyên nhân dẫn tới nhiều cuộc chiến tranh, xung đột trong lịch sử. Như vậy, có thể
nhận định. bản chất của mâu thuẫn Xô - Trung là sự cạnh tranh, mâu thuẫn quyền lực
giữa hai nước có ảnh hưởng trong khối xã hội chủ nghĩa.
III. Chính sách đối ngoại của nước nhỏ trong cân bằng quan hệ với nước lớn
Trong quan hệ quốc tế, tương quan so sánh trong quan hệ giữa nước lớn và nước
nhỏ là sự chênh lệch về sức mạnh và khả năng tác động lên nhau. Các nước nhỏ thường
bị hạn chế khả năng tự quyết, tự chủ, hơn nữa là có thể bị can thiệp, bị đe dọa, bị phụ
thuộc, thậm chí là đánh mất độc lập, chủ quyền quốc gia.13 Trong bối cảnh cuộc xung đột
quyền lực giữa các nước lớn diễn ra sâu sắc, tất yếu lợi ích quốc gia - dân tộc của các
nước nhỏ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Chính vì thế, nhiều nước nhỏ đã tiến hành chính sách
9 Vũ Dương Huân. “Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.” Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.
10 Manan, Munafrizal. “Foreign Policy and National Interest: Realism and Its Critiques.” Global & Strategis, Th. 9, No.2, 2017.
11 Hoàng Khắc Nam.”Giáo trình nhập môn quan hệ quốc tế.” Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018, tr.198.
12 Vũ Văn Hiền. “Xung đột và thỏa hiệp trong quan hệ quốc tế.” Tạp chí Cộng sản, ngày 14/1/2020.
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/815791/xung-dot-va-thoa-hiep-trong-q uan-he-quoc-te.aspx.
13 Hoàng Khắc Nam. “Cân bằng trong quan hệ với các nước lớn: từ lý thuyết tới thực tiễn.” KHXHVN, vol. 12(180), 2022, tr.1.
https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/download/76179/64875/. 6
cân bằng quan hệ để duy trì thế độc lập, tự chủ của quốc gia mình trước nguy cơ chịu sự
chi phối của nước lớn.
Chính sách cân bằng trong quan hệ với các nước lớn có thể được hiểu là chính
sách của nước nhỏ nhằm duy trì mối quan hệ với các nước lớn. Đó chính là sự cân bằng
tương đối của nước nhỏ trong quan hệ với các nước lớn. Trong quan hệ quốc tế, nước lớn
có xu hướng cạnh tranh và xung đột quyền lực gay gắt. Sự cân bằng trong quan hệ sẽ
không tạo ra sự nghi ngại của nước lớn này về khả năng nghiêng hẳn của nước nhỏ sang
nước lớn khác, từ đó, giảm sự lôi kéo và can thiệp từ phía các nước lớn.14 Sự cân bằng
quan hệ có thể thấy nhiều trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, như nhiều nước Thế giới thứ
Ba đã duy trì quan hệ cân bằng với các cường quốc phương Tây và các nước trong khối
xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh nội bộ khối xã hội chủ nghĩa có sự chia rẽ sâu sắc giữa
hai quốc gia có ảnh hưởng là Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam cần phải tiến hành “cân
bằng” trong quan hệ nhằm bảo vệ độc lập, tự chủ và lợi ích quốc gia - dân tộc trước bất
cứ khả năng can thiệp và chi phối của hai nước lớn nói trên.
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ CHI PHỐI CỦA YẾU TỐ DÂN TỘC ĐẾN NHẬN
THỨC CỦA VIỆT NAM VỀ MÂU THUẪN LIÊN XÔ - TRUNG QUỐC TRONG
QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN TẠI PARIS 1968 -1973
I. Khái quát mâu thuẫn Xô - Trung
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có mối quan hệ
mật thiết với Đảng Cộng sản Liên Xô. Moscow đã cử cố vấn quân sự để giúp Đảng Cộng
sản Trung Quốc trong nội chiến Quốc - Cộng lần I (1927 - 1936). Sau khi Thế chiến thứ
II kết thúc (1945), Liên Xô tiếp tục viện trợ vũ khí, hậu cần cho Quân đội Giải phóng
quân Trung Hoa đánh bại quân Tưởng, góp phần cho sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa (10/1949). Năm 1950, Liên Xô và Trung Quốc ký Hiệp ước Đồng minh
Tương trợ, đánh dấu cho mối quan hệ đồng minh chiến lược giữa hai nước trong giai đoạn này.15
Tuy nhiên, tới cuối những năm 50 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Liên Xô và Trung
Quốc xuất hiện sự rạn nứt sâu sắc. Nguyên nhân trực tiếp của mâu thuẫn nói trên bắt
nguồn từ sự thay đổi chiến lược của Liên Xô. Cụ thể, sau Đại hội lần XX của Đảng Cộng
sản Liên Xô (1956), Tổng Bí thư Nikita Khrushchev tiến hành phê phán lãnh tụ của Liên
14 Hoàng Khắc Nam. “Cân bằng trong quan hệ với các nước lớn: từ lý thuyết tới thực tiễn.” KHXHVN, vol. 12(180), 2022, tr.5.
https://vjol.info.vn/index.php/khxhvn/article/download/76179/64875/
15 Phạm Quang Minh.”Quan hệ tam giác Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
1954-1975.” Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2018, tr.70-71. 7
Xô là Joseph Stalin, phát động chính sách “chung sống hòa bình” với các nước tư bản
chủ nghĩa. Trong khi Khrushchev chỉ trích đường lối của Stalin thì Mao Trạch Đông lại
coi chính sách xây dựng chủ nghĩa xã hội của Stalin làm hình mẫu cho xây dựng nhà
nước, cải tạo xã hội và xây dựng kinh tế của Trung Quốc. Những điều trên dẫn tới hình
thành mâu thuẫn “ngầm” giữa Đảng Cộng sản Liên Xô với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tới năm 1960, bất đồng giữa hai nước được công khai trên phương tiện truyền thông.
Tạp chí Hồng Kỳ của Trung Quốc đăng bài “Chủ nghĩa Lênin muôn năm”, công khai
mâu thuẫn của hai nước lớn xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, Khrushchev cho rút các
chuyên gia, cố vấn và cắt viện trợ của Trung Quốc.16
Trong những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, Liên Xô và Trung Quốc liên tiếp cắt đứt
các hoạt động giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa. Hai bên cũng
chính thức tuyên bố về lập trường tư tưởng, công khai buộc tội lẫn nhau. Năm 1963,
Trung Quốc xuất bản “Đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến đường lối
chung của phong trào cộng sản quốc tế”, chỉ trích vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong
khối xã hội chủ nghĩa. Moscow đáp trả bằng “Lá thư mở của Đảng Cộng sản Liên Xô”
chỉ trích đường lối kinh tế - chính trị của Mao.17 Trong khi Trung Quốc coi Liên Xô là
“chủ nghĩa xét lại Xô Viết” thì ngược lại, Liên Xô coi Trung Quốc là “chủ nghĩa giáo
điều”. Mặc dù Khrushchev bị phế truất, Tổng Bí thư Leonid Brezhnev lên nắm quyền vào
tháng 10/1964, mâu thuẫn giữa hai nước vẫn không được giải quyết. Đỉnh điểm của mâu
thuẫn Xô - Trung là từ đầu năm 1968 tới tháng 3/1969 ghi nhận 4180 vụ xung đột dọc
biên giới hai nước, điển hình là cuộc nổ súng ở đảo Damansky (Trân Bảo) trên sông
Ussuri (3/1969).18 Cuộc đàm phán hòa bình sau đó thất bại, đặt dấu chấm hết cho hy vọng
nối lại quan hệ "đồng minh chiến lược Xô - Trung". Như vậy, năm 1969 là mốc đánh dấu
sự thay đổi hoàn toàn của mối quan hệ "đồng minh chiến lược Xô - Trung", đẩy hai nước
sang hai chiến tuyến hoàn toàn đối đầu và thù địch với nhau.
II. Yếu tố dân tộc trong nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Xô - Trung
1. Bản chất mâu thuẫn Xô - Trung trong nhận thức của Việt Nam
Nếu nhìn nhận từ góc độ hệ giá trị của khối xã hội chủ nghĩa, rạn nứt trong quan
hệ giữa Liên Xô - Trung Quốc mang tính chất mâu thuẫn ý thức hệ và mâu thuẫn về
đường lối phát triển kinh tế - chính trị trong phong trào cộng sản quốc tế. Tuy nhiên, nhìn
16 Nguyễn Thanh Thủy. “Hai mươi năm sóng gió trong quan hệ Liên Xô - Trung Quốc (1959-1979).” Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, tập 3, 2009, tr.34.
17 Nguyễn Ngọc Tuấn. “Mâu thuẫn Xô - Trung và đối sách của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.” (Luận văn cao học, Học viện Ngoại giao, 2014), tr.26.
18 TTXVN. “Kiểm điểm lại mâu thuẫn Trung - Xô.” Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 3/1/1983, tr.4. 8
từ góc độ lợi ích quốc gia - dân tộc, bản chất của mâu thuẫn Xô - Trung bắt nguồn từ lợi
ích quốc gia - dân tộc của hai nước lớn.
Bối cảnh quốc tế sau năm 1945 chứng kiến sự đối đầu căng thẳng giữa hai phe là
phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa, do Liên Xô và Mỹ lần lượt đứng đầu mỗi
khối. Liên Xô và Mỹ hết sức sử dụng vai trò của yếu tố “ý thức hệ” như một “chiêu bài”
nhằm lôi kéo các quốc gia khác vào tầm ảnh hưởng của mình, tập hợp lực lượng để phục
vụ cho chiến lược toàn cầu của mình. Hai siêu cường đều xây dựng cho mỗi phe một
“mối đe dọa chung” hoặc “nhiệm vụ chiến lược chung” dựa trên ngọn cờ “ý thức hệ”
nhằm khiến cho các nước nhỏ buộc phải tìm kiếm sự đảm bảo và giúp đỡ về kinh tế và an
ninh - chính trị từ hai siêu cường.19 Nhờ chiến lược như vậy, Mỹ và Liên Xô đã đã chi
phối gần như hoàn toàn chính sách của các nước thuộc phe hay vùng ảnh hưởng của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều quốc gia nhỏ muốn thoát khỏi hình thái trật tự này,
hạn chế ảnh hưởng của hai siêu cường đối với lợi ích quốc gia - dân tộc. Theo Levi
Wener, trong hệ thống lưỡng cực, các quốc gia thường có hành vi theo đuổi lợi ích quốc
gia hơn là chịu sự chi phối của ý thức hệ trong khối.20 Năm 1949, cách mạng Trung Quốc
thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, trở thành một bộ phận của phe
xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Có thể nhận định việc Bắc Kinh phải chịu ảnh
hưởng và bị chi phối bởi chính sách của Moscow là trái ngược với tư tưởng nước lớn lâu
đời của Trung Quốc “chủ nghĩa dân tộc Đại Hán”. Mao Trạch Đông muốn Trung Quốc
thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Liên Xô, trở thành một cường quốc bình đẳng với Liên Xô
và nâng cao vai trò lãnh đạo của Trung Quốc trong phong trào cộng sản quốc tế.21
Như vậy, bản chất mâu thuẫn Liên Xô - Trung Quốc là cuộc cạnh tranh quyền lực
giữa hai nước có ảnh hưởng trong nội bộ khối xã hội chủ nghĩa. Henry Kissinger nhận
định”Các nước lớn coi quan hệ với các nước nhỏ là thứ yếu hơn quan hệ giữa họ với
nhau. Ngoài ra, những mối lợi ích địa chiến lược đã xóa nhòa tình đồng chí Liên Xô -
Trung Quốc và đối với các lực lượng đỏ tại ba nước đang trong vòng chiến lúc bấy giờ là
Việt, Campuchia và Lào.”22
19 Lê Linh Lan. “Số 23 - Vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.” Học viện Ngoại giao, ngày 27/3/2012.
20 Levi, Wener. “Ideology, Interests, and Foreign Policy.” International Studies Quarterly, vol. 14, no. 1, 1970, tr. 23-24.
https://www.jstor.org/stable/3013538?origin=JSTOR-pdf.
21 Ringger, Caleb."The Sino-Soviet Split: A Domestic Ideology Analysis," Sigma: Journal of Political
and International Studies, Vol. 40, Article 9, 2023, tr. 110-111.
https://scholarsarchive.byu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1328&context=sigma
22 Lê Trương Vĩnh. “Bàn về Trung Quốc trỗi dậy.” Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr.309. 9
2. Nhận thức về vai trò của Việt Nam trong mâu thuẫn Xô - Trung
“Học thuyết domino” được đề ra sau Chiến tranh thế giới II bởi Tổng thống Mỹ
Harry Truman đề ra cho rằng “sự sụp đổ của một quốc gia phi cộng sản vào tay chủ
nghĩa cộng sản sẽ thúc đẩy sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở các quốc gia láng
giềng”.23 Chính vì thế, Mỹ can thiệp vào Việt Nam là để chống lại sự lan rộng của chủ
nghĩa cộng sản ở khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh đối cầu hai cực, hai phe căng
thẳng, Liên Xô và Trung Quốc đều coi Việt Nam là địa bàn chiến lược để cạnh tranh ảnh
hưởng với Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm suy yếu tiềm lực của Mỹ trong
một cuộc xung đột lâu dài.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có vị trí địa chiến lược quan trọng để hai quốc gia
trong khối xã hội chủ nghĩa đảm bảo an ninh và ảnh hưởng của mình. Đối với Liên Xô,
quốc gia Đông Nam Á này là địa bàn quan trọng của Moscow trong chiến lược “đảm bảo
an ninh từ xa” (hay còn gọi là chiến lược ngoại vi). Giành được ảnh hưởng ở Việt Nam sẽ
giúp Liên Xô cạnh tranh với Mỹ ở khu vực Đông Nam Á; đảm bảo tuyến đường biển ở
vùng Viễn Đông; và khống chế Trung Quốc từ phía nam.24 Đối với Trung Quốc, Việt
Nam được coi là “rào chắn” phía Nam Trung Quốc. Trong trường hợp Việt Nam chịu ảnh
hưởng của Liên Xô hoặc Mỹ thì sẽ trực tiếp đe dọa tới an ninh phía Nam Trung Quốc.
Đồng thời, Việt Nam cũng được coi là “con đường” để Trung Quốc lan rộng ảnh hưởng
xuống khu vực Đông Nam Á.25 Chính vì thế, Việt Nam trở thành địa bàn cạnh tranh giữa Moscow và Bắc Kinh.
Mặt khác, Việt Nam là một bộ phận phe xã hội chủ nghĩa, của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế ở khu vực Đông Nam Á. Cuộc kháng chiến chống Mỹ không chỉ là
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn là còn là một phần của cuộc
đối đầu hai cực, hai phe. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đóng góp lớn cho hòa
bình thế giới, cho độc lập chủ quyền của các dân tộc, cho an ninh của khối xã hội chủ
nghĩa.26 Chính vì thế, Liên Xô và Trung Quốc đều coi Việt Nam là địa bàn chiến lược
cạnh tranh ảnh hưởng lẫn nhau trong khối xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc
tế. Với vai trò là hai nước lớn trong khối xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và Trung Quốc đều
tham gia viện trợ vật chất và ủng hộ tinh thần cho nhân dân Việt Nam kháng chiến chống
23 Ambrosio, Thomas. “Domino theory | Definition & Facts.” Britannica,
https://www.britannica.com/topic/domino-theory.
24 F.A. Mediansky.”SOVIET STRATEGIC INTERESTS IN SOUTHEAST ASIA.” Southeast Asian Affairs, 1984.
https://www.jstor.org/stable/27908494
25 Nguyễn Ngọc Tuấn. “Mâu thuẫn Xô - Trung và đối sách của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.” (Luận văn cao học, Học viện Ngoại giao, 2014), tr.29-30.
26 Nguyễn Khắc Huỳnh.”Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam: Tác động của những nhân tốc quốc tế.” Nxb
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2010, tr.55. 10
Mỹ. Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh đều sử dụng chính sách đối với Việt Nam để nâng
cao vị trí và ảnh hưởng của mình trong khối xã hội chủ nghĩa. Mỗi bên đều tìm cách chỉ
trích lẫn nhau vì đã không giúp đỡ đủ nhiệt tình cho Việt Nam. Đồng thời, Liên Xô và
Trung Quốc có những nỗ lực nhằm thao túng chính sách, đưa Hà Nội vào tầm ảnh hưởng của mình.27
Nhìn chung, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc vừa có ảnh hưởng tích cực,
vừa có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Một mặt, sự rạn nứt trên
tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam nhận được sự trợ giúp từ hai nước lớn xã hội chủ
nghĩa trong cuộc đụng đầu không cân sức với Mỹ. Mặt khác, đường lối, chính sách của
Việt Nam có nguy cơ chịu sự chi phối của Liên Xô hoặc Trung Quốc nhằm phục vụ cho
lợi ích chiến lược của hai nước lớn. Thực tiễn trên đòi hỏi Đảng Lao động Việt Nam phải
có nhận thức đúng đắn nhằm đảm bảo yếu tố dân tộc trước sự can thiệp của các yếu tố
bên ngoài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
3. Nhận thức trong hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam về mâu thuẫn Xô
- Trung trong quá trình đàm phán ở Paris 1968 - 1973
Các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận thức được vai trò của Việt
Nam trong mâu thuẫn Xô - Trung, từ đó, nhận định được những thách thức và cơ hội đối
với cuộc kháng chiến chống Mỹ và cuộc chiến với Mỹ trên bàn đàm phán ở Paris.
Moscow và Bắc Kinh đều có lợi ích tại Việt Nam với tư cách là tiền đồn chống chủ nghĩa
đế quốc nên Việt Nam đã tìm cách tận dụng sự hỗ trợ từ cả hai.28 Việt Nam đã vạch ra
những điểm khác nhau và tương đồng trong quan hệ giữa hai nước lớn, từ đó tìm ra mẫu
số chung về lợi ích và nghĩa vụ quốc tế đối với một đồng minh xã hội chủ nghĩa là giúp
Việt Nam chống Mỹ là chống lại chiến lược toàn cầu của Mỹ, bảo vệ khối xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ hòa bình thế giới. Việt Nam chủ trương tranh thủ cả Liên Xô và Trung
Quốc, tiến hành cân bằng quan hệ với hai nước, tôn trọng lợi ích của hai nước, không
“nhất biên đảo”. Đồng thời, Việt Nam chủ trương giữ mối quan hệ chân thành, tốt đẹp
dựa trên tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản với hai nước lớn xã hội chủ nghĩa.29
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng quyết tâm giữ vững độc lập, tự chủ trong đường lối,
chính sách. Đây là tư tưởng “bất biến” trong đường lối đối ngoại của chúng ta đã được
tổng kết rút kinh nghiệm từ quá khứ, trong đó có Hội nghị Geneva 1954 về Đông Dương.
27 Phạm Quang Minh.”Quan hệ tam giác Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 1954-1975.” Sđd, tr.81.
28 Albinski, H. S. “Chinese and Soviet Policies in the Vietnam Crisis.” The Australian Quarterly, 40(1), 1968, tr.72.
29 Nguyễn Thị Hương. “Thế tam giác của quan hệ Mỹ - Trung - Xô trong chiến tranh Việt Nam năm 1972.” Tạp chí
Khoa học ĐHSP TPHCM, 10(76), 2015, tr. 30.
https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/21691/18528 11
Tại hội nghị này, các nước lớn, trong đó có Liên Xô và Trung Quốc đã có những tính toán
nhằm đạt được những lợi ích chiến lược thông qua vấn đề Việt Nam. Hệ quả là Việt Nam
phải chịu những thiệt thòi khi đất nước tiếp tục bị chia cắt và cuộc kháng chiến giành độc
lập dân tộc chưa thể kết thúc thắng lợi.30 Chính vì vậy, Hà Nội kiên quyết không để Liên
Xô và Trung Quốc chi phối đường lối và phương thức tiến hành kháng chiến chống Mỹ
của nhân dân ta để phục vụ cho lợi ích của riêng hai nước lớn. Độc lập, tự do, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam chính là lợi ích quốc gia - dân tộc quan trọng nhất
trong thời điểm đó và chỉ có thể đạt được thông qua một đường lối đấu tranh độc lập, tự
chủ, không phụ thuộc vào bên nào và biết tranh thủ đúng đắn sự ủng hộ của quốc tế.
Những kinh nghiệm từ hội nghị Geneva về Đông Dương (1954) đã để lại bài học
sâu sắc cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam tại hội nghị Paris (1968 - 1973). Một
mặt, Việt Nam duy trì sự “cân bằng” trong quan hệ giữa hai nước lớn để tiếp tục tranh thủ
sự ủng hộ về vật chất và tinh thần từ phía Liên Xô và Trung Quốc. Mặt khác, Việt Nam
thực hiện kiên định với đường lối đấu tranh độc lập, tự chủ, tránh nguy cơ mâu thuẫn Xô
- Trung gây ảnh hưởng tới lợi ích của Việt Nam trong quá trình đàm phán tại hội nghị
Paris. Như vậy, có thể thấy yếu tố dân tộc đã có sự chi phối sâu sắc đối nhận thức của
Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại tại cuộc đàm phán ở Paris giai đoạn 1968 - 1973.
CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG TỚI THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI VIỆT NAM TẠI HỘI NGHỊ ĐÀM PHÁN PARIS 1968-1973
Cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân (1968) của Việt Nam đã giáng một đòn quyết
định vào chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ, buộc Washington phải “xuống
thang” chiến tranh để bước vào đàm phán. Ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Lyndon B.
Johnson buộc phải tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra,
chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris và không tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ
hai. Ngày 3/4/1968, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố nêu rõ “sẵn sàng cử
đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ.”31 Cuộc đàm phán đầu tiên bắt đầu nhóm họp vào ngày
13/5/1968 giữa hai đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ. Sau đó, ngày
25/1/1969, hội nghị bốn bên lần đầu diễn ra giữa phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Lâm thời Cộng hòa
Miền Nam Việt Nam) với phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.
30 Nguyễn Văn Hướng. “Phán xét - Các nước lớn đã can thiệp vào chiến tranh Việt Nam như thế nào?” Nxb Công
an Nhân dân, Hà Nội, 2016, tr.164.
31 Nguyễn Khắc Huỳnh.”Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam: Tác động của những nhân tốc quốc tế.” Sđd, tr.200-201. 12
Về tác động của yếu tố mâu thuẫn Xô - Trung tới hội nghị Paris, Đảng Lao động
Việt Nam nhận định có hai vấn đề chính: (i) mâu thuẫn giữa Moscow và Bắc Kinh về vấn
đề Việt Nam đàm phán với Mỹ; (ii) đoàn kết Liên Xô - Trung Quốc và (iii) duy trì đường
lối đấu tranh độc lập, tự chủ trong hội nghị tại Paris trước những âm mưu của Mỹ lợi
dụng mâu thuẫn Xô - Trung để tác động tới phía Việt Nam. Hà Nội cần phải giải quyết
hai vấn đề chính trên nhằm tránh lặp phải những hạn chế như tại hội nghị Geneva (1954) về Đông Dương.
I. Giải quyết mâu thuẫn Xô - Trung về vấn đề đánh và đàm của Việt Nam
Sau tuyên bố ngày 3/4/1968 của phía Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về
vấn đề đàm phán với Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đã có những phản ứng trái ngược nhau
trước động thái nói trên.
Moscow ca ngợi động thái của Hà Nội trong vấn đề đàm phán với Mỹ, “coi đây là
một bước tiến quan trọng trong tiến trình cuộc chiến”, sẵn sàng thể hiện vai trò “trung
gian hạn chế” trong cuộc đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam.32 Đồng thời, Liên Xô cũng
muốn “can thiệp” vào đường lối đấu tranh của Việt Nam, muốn Hà Nội tiến hành đấu
tranh chính trị - ngoại giao thay cho sách lược “vừa đánh, vừa đàm”. Tháng 6/1968, lãnh
đạo Liên Xô gửi thư cho Hà Nội, trong đó, nhấn mạnh “sẵn sàng dành cho các đồng chí
Việt Nam toàn bộ sức mạnh quốc tế của Liên Xô để đạt được thắng lợi trong cuộc đấu
tranh chính trị và ngoại giao càng sớm càng tốt”.33
Trước những diễn biến liên quan tới cuộc đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam, Trung
Quốc phản đối việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành đàm phán với Mỹ, đe dọa cắt
giảm kim ngạch viện trợ, yêu cầu Hà Nội tiếp tục “trường kỳ mai phục”. Bắc Kinh cho
rằng động thái của Liên Xô là nhằm sử dụng Việt Nam làm công cụ hòa hoãn với Mỹ.
Bắc Kinh thể hiện quan điểm Việt Nam nên xem xét lại đàm phán với Mỹ và tiếp tục đấu
tranh quân sự. Đầu tháng 10/1968, tại Bắc Kinh, trong cuộc nói chuyện với đồng chí Lý
Lan - Thứ trưởng Bộ Ngoại thương Việt Nam, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã
nhờ chuyển lời về cho Hồ Chủ tịch, bao gồm: (1) Hoặc là muốn đánh thắng Mỹ thì phải
cắt đứt quan hệ với Liên Xô; (2) Hoặc là muốn thỏa hiệp với Mỹ, dùng viện trợ của
Trung Quốc đánh Mỹ để đạt mong muốn đàm phán hòa bình với Mỹ thì sự viện trợ của
Trung Quốc sẽ mất hết ý nghĩa của nó.34
32 Phạm Quang Minh.”Quan hệ tam giác Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 1954-1975.” Sđd, tr.89.
33 Nguyễn Văn Hướng. “Phán xét - Các nước lớn đã can thiệp vào chiến tranh Việt Nam như thế nào?”, Sđd, tr.644.
34 Phạm Quang Minh.”Quan hệ tam giác Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
1954-1975.” Sđd, tr.115-116. 13
Trước mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc trong vấn đề đàm phán với Mỹ,
trên cơ sở nhận thức đúng đắn về động cơ của hai nước này, Việt Nam kiên trì với đường
lối đấu tranh kết hợp giữa quân sự với ngoại giao, kết hợp giữa “đánh” và “đàm”. Bên
cạnh đó, Hà Nội tiếp tục tranh thủ, thuyết phục Moscow và Bắc Kinh ủng hộ và hỗ trợ
đường lối kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Với Liên Xô, phía Việt Nam
đã cử đoàn sang thăm và làm việc với phía Liên Xô vào tháng 10/1968 để trao đổi thông
tin về cuộc đàm phán với Mỹ ở Paris. Thông qua các cuộc trao đổi này, phía Moscow thể
hiện sự ủng hộ cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán với Mỹ, đồng thời tiếp tục viện trợ cho
Việt Nam tiến hành đấu tranh quân sự. Với Trung Quốc, tháng 10/1968, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã cử đoàn đại biểu do Tổng Bí thư Lê Duẩn đứng đầu thăm Bắc Kinh, trao đổi với
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, giải thích cho Trung Quốc về đường lối “đánh và
đàm” của ta. Kết quả là sau đó phía Bắc Kinh cũng ủng hộ với đường lối đấu tranh của ta
và cam kết tiếp tục viện trợ.35
Trước những thách thức và sức ép tới từ hai nước xã hội chủ nghĩa đồng minh,
Việt Nam đã khéo léo, mềm dẻo trong sách lược, tuy nhiên, kiên quyết với đường lối đấu
tranh độc lập, tự chủ tại hội nghị Paris. Thành công của Việt Nam là đã ngăn ngừa khả
năng các nước lớn can thiệp, chi phối sách lược ngoại giao của ta nhằm thực hiện cho
những lợi ích của riêng họ ngay từ khi hội nghị bắt đầu. Như vậy, ngay từ khi giai đoạn
đầu của cuộc đàm phán ở Paris, yếu tố dân tộc đã chủ yếu chi phối đường lối ngoại giao của Việt Nam.
II. Đoàn kết Liên Xô - Trung Quốc
Trong thời gian hội nghị Paris bắt đầu được tiến hành với hình thức bốn bên,mâu
thuẫn Xô - Trung lên tới đỉnh điểm với cuộc xung đột biên giới Xô - Trung nổ ra vào
tháng 3/1969. Các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận thức rằng sự leo thang
trong xung đột Xô - Trung, tới mức có nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện, có thể gây
ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam.36 Cụ thể, chiến tranh
toàn diện giữa Liên Xô và Trung Quốc có thể gây cản trở tới các khoản viện trợ kinh tế -
quân sự cho Việt Nam, từ đó, ảnh hưởng tới sách lược “vừa đánh, vừa đàm”. Trong
trường hợp đó, Việt Nam sẽ không có đủ vũ khí, trang bị để tạo thế thắng lợi về quân sự
để gây sức ép trên bàn đàm phán ở Paris.
35 Nguyễn Ngọc Tuấn. “Mâu thuẫn Xô - Trung và đối sách của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước.” Sđd, tr.58-60. 36
Phạm Quang Minh. “Quan hệ tam giác Việt Nam-Liên Xô-Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
1954-1975.” Sđd, tr.233. 14
Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ xung đột Xô - Trung tới cuộc kháng chiến của
nhân dân Việt Nam, trong lễ tang chủ tịch Hồ Chí Minh (9/1969), nhân lúc cả hai bên đại
diện lãnh đạo Liên Xô và Trung Quốc có mặt ở Hà Nội, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã
gặp gỡ hai phía, kêu gọi chấm dứt mâu thuẫn vì sự nghiệp chung.37 Kết quả là sau đó,
ngày 18/9/1969, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Xô-viết Aleksey Kosygin đã có cuộc đối thoại ngắn tại sân bay Bắc Kinh về vấn đề đàm
phán, hòa giải về cuộc xung đột tại biên giới hai nước.38
Động thái của Việt Nam trong việc hòa giải mâu thuẫn, đoàn kết giữa Liên Xô và
Trung Quốc đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục nhận được sự giúp đỡ, viện trợ của
hai nước lớn xã hội chủ nghĩa. Từ đó, Hà Nội tiếp tục có điều kiện để kiên trì thực hiện
đường lối vừa đánh trên chiến trường, vừa đàm tại hội nghị Paris. Đồng thời, sự chủ động
trong chính sách ứng xử trong quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc là sự khẳng định
đường lối đấu tranh độc lập, tự chủ, không nghiêng về bên nào của Việt Nam.
III. Duy trì đường lối đấu tranh độc lập, tự chủ với Mỹ tại hội nghị Paris (1968 - 1973)
Năm 1969, Tổng thống Richard Nixon lên nắm quyền nước Mỹ, đề ra học thuyết
Nixon. Trong đó, Mỹ sử dụng các kênh ngoại giao thân với Hà Nội để ép Việt Nam chấp
nhận các đề nghị hiệp định từ phía nước này. Tận dụng mâu thuẫn đỉnh điểm giữa Liên
Xô và Trung Quốc, Washington đã tăng cường hoạt động hòa hoãn với Moscow và Bắc
Kinh với hy vọng hai quốc gia này sẽ sử dụng viện trợ để ép Việt Nam chấp nhận giải
pháp “công bằng” trong đàm phán tại Paris. Như vậy, trước những nỗ lực của phía Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm giảm thiểu sự tác động của mâu thuẫn Xô - Trung tới yếu
tố dân tộc khi mở đầu đàm phán vào năm 1968, Mỹ lại mưu toan tận dụng triệt để sự chia
rẽ trong khối xã hội chủ nghĩa, thiết lập quan hệ tam giác chiến lược Mỹ - Xô - Trung,
mưu đồ tác động tới đường lối đấu tranh độc lập, tự chủ của Việt Nam tại hội nghị Paris.
Sau một thời gian tiếp xúc không chính thức và liên lạc trung gian với Liên Xô và
Trung Quốc, chính quyền Nixon quyết định năm 1972 là năm Mỹ sử dụng các cặp quan
hệ Mỹ - Xô và Mỹ - Trung nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam. Mở đầu bằng sự kiện Tổng
thống Mỹ Nixon có chuyến công du tới Trung Quốc (2/1972). Tại Bắc Kinh, Tổng thống
Nixon đã tiếp xúc và làm việc với chủ tịch Mao Trạch Đông và thủ tướng Chu Ân Lai để
thảo luận về vấn đề Đài Loan và Việt Nam. Tiếp đó, tháng 5/1972, Tổng thống Mỹ Nixon
37 Nguyễn Khắc Huỳnh.”Cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam: Tác động của những nhân tốc quốc tế.” Sđd, tr.107.
38 CIA, “Sino - Soviet Exchanges 1969-84”, Tài liệu giải mật, 2012, tr.12.
https://www.cia.gov/readingroom/docs/CIA-RDP11S00229R000201310001-2.pdf 15
tới thăm Liên Xô. Mỹ và Liên Xô đã thảo luận về các vấn đề quốc tế và khu vực, trong
đó có vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.39 Trong các cuộc thảo luận, Washington
đều mong muốn Moscow và Bắc Kinh có thể sử dụng sức ép viện trợ của mình để buộc
Hà Nội phải ngừng tiến công quân sự và phải chấp nhận bản sơ thảo hiệp định Paris do phía Mỹ đề ra.
Trước nguy cơ bị cô lập, Đảng Lao động Việt Nam nhận định “Níchxơn định dùng
các cuộc đi thăm Trung Quốc, Liên Xô để gỡ thế bí và lừa bịp dư luận. Nhưng hắn khó
mà có thể gỡ ra hết được những khó khăn chồng chất, đặc biệt là về vấn đề Việt Nam và
Đông Dương. Vì không ai có thể thay thế ta mà giải quyết được…Trung Quốc, Liên Xô
và các nước anh em khác vẫn tăng cường giúp đỡ ta cho đến nay không có gì trở ngại vì
chuyến Níchxơn đi thăm Trung Quốc vừa qua…”40 Một cuộc tấn công chiến lược vào
Xuân - Hè năm 1972 đã được Hà Nội chuẩn bị để tạo lợi thế trên bàn đàm phán tại Paris,
đồng thời, gửi cho các nước lớn một thông điệp quan trọng. Tháng 3/1972, Việt Nam
tung đòn tấn công quân sự bằng chiến dịch Xuân - Hè 1972, tiến công trên ba mũi ở Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị. Cuộc tấn công này khẳng định quyết tâm chống
Mỹ của nhân dân Việt Nam, đường lối đấu tranh kết hợp giữa đánh và đàm không thể bị
lay chuyển bởi sức ép tới từ các nước lớn.
Đối với Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam vừa tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ và
giúp đỡ, vừa kiên quyết khẳng định đường lối đấu tranh độc lập, tự chủ với hai nước lớn
xã hội chủ nghĩa. Thực tế thì Liên Xô và Trung Quốc có dấu hiệu giảm viện trợ cho Việt
Nam trong giai đoạn này như một sức ép nhằm khiến Hà Nội ngừng chiến dịch tổng tiến
công 1972. Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh vẫn tiếp tục duy trì viện trợ vũ khí và trang
bị quân sự cho Việt Nam, vẫn ủng hộ cuộc đấu tranh chính trị - ngoại giao của Việt Nam
tại hội nghị Paris. Ngày 09/10/1972, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh đi
Moscow và Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị đi Bắc Kinh để thông báo chủ trương của Việt
Nam về hai văn kiện mà Việt Nam dự định sẽ trao cho Mỹ. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Liên Xô Brezhnev và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đều tỏ rõ sự đồng tình về chủ
trương của Việt Nam, hứa sẽ quyết tâm ủng hộ nỗ lực của Việt Nam trong kí kết Hiệp
định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.41 Sở dĩ, Liên Xô và Trung
39 Nguyễn Thị Hương. “Thế tam giác của quan hệ Mỹ - Trung - Xô trong chiến tranh Việt Nam năm 1972.”Sđd, tr.27-29.
https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/21691/1852
40 Đảng Cộng sản Việt Nam.“Văn kiện Đảng toàn tập - 1972.” Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, tập 33, tr.200-201.
41 Nguyễn Thị Hương. “Thế tam giác của quan hệ Mỹ - Trung - Xô trong chiến tranh Việt Nam năm 1972.”Sđd, tr. 30.
https://vjol.info.vn/index.php/sphcm/article/view/21691/18528 16
Quốc không thể gây áp lực lên chính sách của Việt Nam là vì cả hai nước đều hiểu tính
độc lập, tự chủ của Hà Nội, đều không muốn để “mất lòng” Hà Nội và để quan hệ với Mỹ
để ảnh hưởng đến uy tín quốc tế của mình trong nội bộ khối xã hội chủ nghĩa. Đây là sự
tính toán có chiến lược từ trước của Hà Nội, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã thành công trong việc gắn sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt
Nam với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của khối xã hội chủ nghĩa.
Sự chi phối của yếu tố dân tộc trong chính sách đối ngoại Việt Nam tại hội nghị
Paris đã làm thất bại chiến lược lợi dụng mâu thuẫn Xô - Trung của Mỹ nhằm gây sức ép
cho Việt Nam. Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh các cuộc tiến công trong giai đoạn xuân - hè
năm 1972, bất chấp các cuộc không kích trở lại của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam từ tháng
4/1972. Liên Xô và Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự và ủng hộ về chính trị -
ngoại giao cho Việt Nam. Mỹ buộc phải quay trở lại bàn đàm phán ở Paris vào tháng
7/1972. Cuối năm 1972, với chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”, Mỹ buộc
phải ký với Việt Nam hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/1/1973. IV. Đánh giá
Nhờ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn Xô - Trung, Việt Nam đã duy trì được
đường lối đấu tranh độc lập tự chủ trong cuộc đàm phán Paris 1968 - 1973. Hà Nội đã
nhận định bản chất của rạn nứt trong quan hệ Xô - Trung dưới góc nhìn lợi ích quốc gia -
dân tộc là mâu thuẫn lợi ích, quyền lực giữa hai nước lớn. Từ đó, nhận thức được những
điều kiện thuận lợi và khó khăn cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Về thách
thức, Liên Xô và Trung Quốc có thể sử dụng yếu tố viện trợ nhằm cạnh tranh ảnh hưởng
ở Việt Nam; chi phối đường lối, chính sách của Việt Nam nhằm phục vụ cho lợi ích chiến
lược của riêng của hai nước. Tuy nhiên, trong thách thức to lớn đó, Việt Nam đã nhận
thấy những thời cơ thuận lợi để tranh thủ. Nhờ chính sách cân bằng trong quan hệ giữa
Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam đã tận dụng, tranh thủ sự giúp đỡ của hai nước lớn
trong khối xã hội chủ nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, với đường lối
kiên định, độc lập, tự chủ, Hà Nội đã hạn chế tới mức thấp nhất sự can thiệp của Moscow
và Bắc Kinh vào quyết định của Hà Nội tại cuộc đàm phán Paris. Hiệp định Paris (1973)
đã đánh dấu bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nhân dân Việt Nam
đã hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, tạo điều kiện cho nhiệm vụ “đánh cho Ngụy
nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Như vậy, yếu tố dân tộc, cụ thể là độc lập, tự chủ, thống nhất, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, đã chi phối sâu sắc nhận thức của Việt Nam về mâu thuẫn Xô - Trung. Yếu 17