-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hội nhập là gì? Vì sao phải hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế?
Theo từ điển tiếng việt, hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 679 tài liệu
Tài liệu khác 747 tài liệu
Hội nhập là gì? Vì sao phải hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế?
Theo từ điển tiếng việt, hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 679 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 747 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Hội nhập là gì? Vì sao phải hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế?
1. Hội nhập là gì?
Theo từ điển tiếng việt, hội nhập là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với
cộng đồng ấy thường nói về quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia.
Nói cách khác, hội nhập hay hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các chủ thể quốc tế (quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau. Thông qua việc các chủ thể ấy tham gia vào các tổ chức, thiết chế, cơ
chế, hoạt động hợp tác quốc tế. Mục đích của hội nhập là khiến cho mỗi chủ thể đó cơ hội phát triển bản
thân, từ đó tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, bao
gồm mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Bản chất của hội nhập chính là một quá trình phát triển tất yếu, xuất phát từ bản chất xã hội của lao động và
quan hệ giữa con người. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường đã trở thành động lực quan trọng
có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập.
2. Đặc điểm của hội nhập quốc tế
Thứ nhất, hội nhập quốc tế bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, nhưng không giới hạn ở đó, mà có thể diễn ra trên
nhiều lĩnh vực. Thực tiễn trên thế giới cho chứng minh quá trình hội nhập đã và đang diễn ra trên nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội, từ kinh tế đến chính trị, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội và các lĩnh vực khác.
Thứ hai, hội nhập quốc tế là quá trình không có giới hạn về thời gian. Có nghĩa, hội nhập quốc tế là một quá
trình liên tục trong quan hệ hợp tác giữa các nước, có thể đi từ thấp đến cao, từ trạng thái này đến trạng
thái khác. Không có quốc gia nào có thể tuyên bố là đã “hoàn thành hội nhập”. Điển hình nước châu Âu là
những nước đi đầu trong hội nhập quốc tế nhưng cho đến hiện tại quá trình hội nhập vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thứ ba, hội nhập quốc tế diễn ra trên nhiều bình diện, chứ không chỉ diễn ra thông qua việc tham gia các cơ
chế hợp tác đa phương. Về bản chất, hợp tác song phương, nếu dựa trên cơ sở các luật lệ và chuẩn mực
chung thì cũng có đầy đủ tính chất của hội nhập quốc tế. Thậm chí, một số xu hướng phân tích gần đây còn
mở rộng khái niệm hội nhập sang cả cấp độ quốc gia, tức là quá trình hội nhập bên trong của mỗi nước.
Tuy nhiên, hội nhập bên trong nên được coi là một trong những “yếu tố nền tảng” với các chính sách đối nội
và những biện pháp mà các nước tiến hành để thực hiện hội nhập quốc tế.
Thứ tư, hội nhập là một hình thức hợp tác quốc tế ở trình độ cao gắn với luật lệ và chuẩn mực chung. Bản
chất của hội nhập quốc tế là quá trình xây dựng và áp dụng các luật lệ và chuẩn mực chung. Đây chính là
đặc điểm phân biệt hội nhập quốc tế với các hoạt động hợp tác quốc tế khác, như trao đổi, tham vấn, phối hợp chính sách,...
3. Các nguyên tắc cơ bản trong hội nhập quốc tế
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Trong thời kì hội nhập quốc tế, các quốc
gia tham gia vào đời sống quốc tế và việc ngày càng nhiều những vấn đề quốc gia đặt dưới sự điều chỉnh
quốc tế. Chủ quyền không làm cho quốc gia tách biệt hoàn toàn với Cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh thế
giới hiện nay, các quốc gia tồn tại trong mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. Bình đẳng về chủ quyền giữa các
quốc gia là cơ sở để trật tự thế giới phát triển theo xu hướng ổn định, hội nhập và tiến bộ.
Thứ hai, guyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực. Quá trình dân chủ hoá đời sống quốc tế tất
yếu dẫn đến sự hạn chế dùng sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau.
Thứ ba, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc cấm
dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. Trong thực tế, tranh chấp luôn tiềm ẩn và phát sinh bất cứ lúc nào do
những quan điểm trái ngược, mâu thuẫn nhau của các chủ thể khi tham gia hội nhập và không thể thống
nhất, thỏa thuận được với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Thứ tư, guyên tắc không can thiệp và công việc nội bộ của quốc gia khác. Công việc nội bộ của quốc gia là
các công việc thuộc thẩm quyền quốc gia điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và các phương diện khác như
kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế.... Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, công việc nội bộ thuộc thẩm
quyền của quốc gia và sự tham gia của cộng đồng quốc tế không tồn tại riêng biệt mà có sự đan xen lẫn
nhau, ví dụ như công việc do quốc gia tiến hành tuy nhiên được pháp luật quốc tế điều chỉnh qua những
quy tắc chung thì không thể nói rằng đó là việc nội bộ của quốc gia mà từ chối sự tham gia của cộng đồng quốc tế được.
4. Vì sao phải hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế?
Như đã phân tích ở bên trên, có thể khẳng định hội nhập quốc tế chính là một xu thế tất yếu lớn của thế giới
cũng đồng thời chỉ ra con đường phát triển không thể nào khác đối với các nước trong thời đại toàn cầu hóa
như hiện nay. Những lợi ích của hội nhập quốc tế mang lại sẽ trả lời cho câu hỏi Vì sao phải hội nhập khu
vực, hội nhập quốc tế.
- Tạo ra cơ hội mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác. Từ đó, thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Từ đó, nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm
tăng khả năng thu hút đầu tư vào nền kinh tế.
- Thông qua hội nhập kinh tế, cụ thể là nhờ hợp tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước
và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nước
tiên tiến. Từ đó, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia.
- Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế.
- Người tiêu dùng trong nước được sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu
mã và chất lượng với giá cạnh tranh. Ngoài ra, còn được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên
ngoài, từ đó có cơ hội phát triển và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
- Hội nhập những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh từ các quốc gia khác trên thế giới để làm giàu văn
hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
- Hội nhập cũng là động lực để Việt Nam cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một xã hội mở, dân chủ
hơn, và một nhà nước pháp quyền.
- Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng
cường uy tín và vị thế quốc tế, cũng như khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triển.
- Giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nước tập trung cho phát triển, cùng giải quyết
những vấn đề quan tâm chung của khu vực và thế giới.