-
Thông tin
-
Quiz
Hợp tác Mekong Lan Thương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam | Tiểu luận Ngoại giao kinh tế
Hợp tác Mekong – Lan Thương hay còn gọi là MLC là nền tảng hợp tác tiểu vùng mô thức mới do Trung Quốc và 5 quốc gia ven sông Mekong bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khởi xướng và xây dựng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Ngoại giao kinh tế và văn hóa 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Hợp tác Mekong Lan Thương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam | Tiểu luận Ngoại giao kinh tế
Hợp tác Mekong – Lan Thương hay còn gọi là MLC là nền tảng hợp tác tiểu vùng mô thức mới do Trung Quốc và 5 quốc gia ven sông Mekong bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khởi xướng và xây dựng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Ngoại giao kinh tế và văn hóa 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
TIỂU LUẬN KẾT THÚC H ỌC P Ầ H N MÔN NG Ạ
O I GIAO KINH TẾ VÀ VĂN H Á O
TIỂU LUẬN PHẦN NGOẠI GIAO KINH TẾ ĐỀ TÀI:
HỢP TÁC MEKONG – LAN THƯƠNG: CƠ HỘI VÀ THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Họ và tên: Trần Phương Nhung – 2251070039
Đỗ Phương Thảo – 2251070050
Lớp tín chỉ: QT02602_K42_2
Lớp: Truyền thông quốc tế K42
Hà Nội, thàng 06 năm 2024 1 MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................3
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................4
2. Tình hình nghiên cứu ....................................................................................5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................6
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .....................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................6
6. Dự kiến đóng góp của tiểu luận ...................................................................7
7. Kết cấu đề tài .................................................................................................7
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............8
1.1. Lưu vực sông Mekong ...............................................................................8
1.2. Hợp tác Mekong – Lan Thương là gì? .....................................................9
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỢP TÁC SÔNG MEKONG – LAN THƯƠNG
ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................................................................................. 11
2.1. Tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đối với phát triển kinh tế
Việt Nam ............................................................................................................. 11
2.1.1. Cơ hội cho phát triển nền kinh tế của Việt Nam ..................................... 11
2.1.2. Thách thức cho phát triển kinh tế Việt Nam. .........................................13
2.1.3. Đánh giá tác động cùa hợp tác Mekong – Lan Thương đối với phát triển kinh tế V ệ
i t Nam ................................................................................................14
2.2. Tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đối với phát triển kinh tế
Việt Nam .............................................................................................................14
2.2.1. Cơ hội cho an ninh nguồn nước của Việt Nam ..........................................14
2.2.2. Thách thức cho an ninh nguồn nước tại Việt Nam .................................16
2.2.3. Đánh giá về tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đến an ninh
nguồn nước Việt Nam .......................................................................................19
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ...........................................20
3.1. Phương hướng xử lý các thách thức tại lưu vực sông Mekong ...............20
3.2. Đề xuất các giải pháp xử lý các thách thức trong hợp tác Mekong – Lan
Thương ................................................................................................................21
KẾT LUẬN .............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................25 2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MLC : Hợp tác Mekong – Lan Thương
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tee
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á
FAO: Tổ chức Nông lương thế giới 3 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác Mekong – Lan Thương hay còn gọi là MLC là nền tảng hợp tác tiểu
vùng mô thức mới do Trung Quốc và 5 quốc gia ven sông Mekong bao gồm
Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam khởi xướng và xây dựng. Với
mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường kết nối và hợp tác khu
vực nên hợp tác Mekong – Lan Thương là một trong những sáng kiến hợp tác khu
vực quan trọng nhất hiện nay.
Hợp tác Mekong – Lan Thương có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam,
mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hợp tác MLC không
chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn góp phần tăng cường hiểu biết và tin tưởng
lẫn nhau giữa các dân tộc trong khu vực, thúc đẩy giao lưu văn hoá và du lịch.
Bên cạnh đó thì vấn đề an ninh nguồn nước cũng là một trong những thách thức
lớn đối với Việt Nam vì vậy MLC giúp cho Việt Nam đảm bảo an ninh nguồn
nước tại khu vực này. Với vai trò quan trọng là một trong những quốc gia sáng
lập MLC, Việt Nam cũng là quốc gia hưởng lợi nhiều từ MLC, với nhiều dự án
hợp tác được triển khai trong lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giao thông, năng
lượng, du lịch và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, MLC cũng đối mặt với một số
thách thức cần được giải quyết để có thể đảm bảo lợi ích cho các quốc gia và phát
triển bền vững trong tương lai.
Đề tài “Hợp tác Mekong – Lan Thương: Cơ hội và thách thức đối với Việt
Nam” là một đề tài nghiên cứu quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao. Việc phân
tích đề tài giúp em hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức của MLC đối với Việt Nam
qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy hợp tác khu vực và đảm bảo lợi ích cho quốc gia. 4
2. Tình hình nghiên cứu
Có nhiều nghiên cứu quốc tế và khu vực đã được thực hiện về hợp tác
Mekong – Lan Thương thường tập trung vào các khía cạnh kinh tế, môi trường,
xã hội và chính trị. Các nghiên cứu đã giúp đánh giá tác động của MLC đến các
nước trong khu vực và trong đó có Việt Nam. Và cũng có nhiều nghiên cứu của
Việt Nam đã đề cập đến ảnh hưởng của Mekong – Lan Thương đối với Việt Nam
, đặc biệt là về an ninh nguồn nước, phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và các vấn đề môi trường.
Các nghiên cứu trước đây đã bao phủ nhiều khía cạnh khác nhau như kinh
tế- thương mại; hạ tầng như nghiên cứu về kết nối giao thông, năng lượng viễn
thông trong khuôn khổ MLC; môi trường- tài nguyên nước sông MeKong; xã hội
đến các vấn đề an ninh và ngoại giao qua đó thể hiện sự đa dạng về đề tài nghiên
cứu. Các nghiên cứu cũng được sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phân
tích định lượng, định tính, trường hợp và sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau
như số liệu thống kê, bài báo khoa học, phỏng vấn qua đó cung cấp cái nhìn toàn
diện về các vấn đề liên quan.
Nghiên cứu về hợp tác Mekong – Lan Thương đã có nhiều thành tựu quan
trọng nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu thêm và có một số nghiên
cứu còn thiếu sự chi tiết và chuyên sâu. Trong bối cảnh mới của quốc tế và khu
vực đã và đang có nhiều biến đổi thì cần có thêm các nghiên cứu về MLC. Đối
với Việt Nam, cần nhiều nghiên cứu hơn về tác động cụ thể của hợp tác Mekong
– Lan Thương đến Việt Nam và các nghiên cứu chi tiết về giải pháp cụ thể và khả
thi để đảm bảo lợi ích cho Việt Nam trong MLC. Vì thế, việc đi sâu tìm hiểu phân
tích nội dung này là hết sức cần thiết không chỉ cung cấp cơ sở lý thuyết mà thực
tiễn mà còn góp phần nâng cao hiểu biết và đề xuất các giải pháp hữu hiệu cho
Việt Nam trong hợp tác Mekong – Lan Thương. 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá sự tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương
đến phát triển kinh tế và an ninh nguồn nước Việt Nam, tiểu luận đưa ra các giải
pháp nhằm đảm bảo lợi ích của Việt Nam trong hợp tác Mekong – Lan Thương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -
Làm rõ sự tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đến phát triển
kinh tế và an ninh nguồn nước Việt Nam -
Đánh giá kết quả và hạn chế cùa hợp tác Mekong – Lan Thương đến sự
phát triển kinh tế và an ninh nguồn nước Việt Nam -
Đề xuất các định hướng và giải pháp đảm bảo cho lợi ích của Việt Nam
trong hợp tác Mekong – Lan Thương
4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích thực trạng hợp tác Mekong – Lan Thương tác động đến sự phát
triển kinh tế và an ninh nguồn nước của Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hợp tác quốc tế của khu vực là một vấn đề nghiên cứu rộng. Vì vậy tiểu luận
sẽ lựa chọn phân tích tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đến Việt Nam
qua hai lĩnh vực: Phát triển kinh tế và An ninh nguồn nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích,
tổng hợp, thống kê và so sánh. Các dữ liệu được sử dụng trong tiểu luận chủ yếu
là những ấn phẩm đã được công bố, các văn bản hợp tác và các báo cáo trong cuộc
hội thảo về hợp tác Mekong – Lan Thương trong và ngoài nước. 6
6. Dự kiến đóng góp của tiểu luận
- Phân tích và cố gắng làm rõ tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương
đến 2 lĩnh vực chính là Phát triển lĩnh vực và an ninh nguồn nước của Việt Nam
- Góp phần đánh giá đầy đủ hơn về tác động cũng như cơ hội, thách thức
của hợp tác Mekong – Lan Thương đối với Việt Nam
- Nêu ra những giải pháp giúp đảm bảo lợi ích cho Việt Nam trong hợp tác Mekong – Lan Thương
7. Kết cấu đề tài
Tiểu luận được chia thành 3 chương chính như sau
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng hợp tác Mekong – Lan Thương đối với Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp 7
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lưu vực sông Mekong
Sông Mê Kông là dòng sông dài nhất ở Đông Nam Á có tổng chiều dài
4.350km, tổng diện tích lưu vực 795.000 km2 , là dòng sông dài thứ mười hai thế
giới và dài thứ bảy ở Châu Á.
Bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng ở Trung Quốc, sông Mekong
tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên ngắn giữa Lào và Myanmar, sau đó chảy
qua Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, lấy trầm tích màu mỡ để nuôi dưỡng
những cánh đồng lúa nước ở vùng đồng bằng trước khi đổ ra biển Đông. Sông
Mekong từ lâu được coi là nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng ở
Đông Nam Á lục địa, nổi tiếng với tính đa dạng sinh học khi sở hữu một trong
những nguồn cá nước ngọt dồi dào nhất thế giới với 1.000-1.700 loài khác nhau.
Sông Mekong cung cấp lương thực, nước uống, thủy lợi, giao thông và thủy
điện, đem lại lợi ích cho hàng chục triệu người đang sinh sống dọc theo con sông
này và xa hơn nữa. Việc quản lý nguồn nước xuyên biên giới và các vấn đề về
việc sử dụng nguồn nước có liên quan đã và đang là nguyên nhân gây căng thẳng trong khu vực.
Lưu vực Lan Thương – Mekong là một trong những khu vực có tiềm năng
phát nhất ở châu Á và trên thế giới. Năm nước tiểu vùng sông Mekong có tổng
dân số 230 triệu người, GDP hơn 600 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm gần 7%. Sáu nước Lan Thương – Mekong sơn thuỷ tương liên, văn hóa tương
thông, tình cảm láng giềng hữu nghị truyền thống sâu sắc, lợi ích an ninh và phát
triển gắn bó lâu đời. 8
1.2. Hợp tác Mekong – Lan Thương là gì?
Hợp tác Mê công – Lan Thương còn gọi tắt là MLC, với sự tham gia của sáu
nước ven sông là Việt Nam, Campuchia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan và Trung Quốc,
được thành lập tại Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất (tháng 3/2016 tại Tam Á, Trung
Quốc) với chủ đề “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai”. Hội nghị cũng
đã thông qua Tuyên bố Tam Á “Vì một cộng đồng chung tương lai hòa bình và
thịnh vượng giữa các nước Mê Công – Lan Thương” nhấn mạnh sự cần thiết tăng
cường hợp tác giữa các nước vì lợi ích chung và tầm quan trọng của sông Mê
Công với sự phát triển của Tiểu vùng và cuộc sống của người dân.
MLC nhằm tiêu chí thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội các nước ven sông
Lan Thương - Mekong, thúc đẩy mang lại lợi ích cho nhân dân các nước, thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trong khu vực, ủng hộ xây dựng cộng
đồng chung ASEAN và thúc đẩy thực hiện chương trịnh nghị sự 2030 vì sự phát
triển bền vững của Liên Hiệp quốc, xúc tiến hợp tác Nam – Nam. Trong khuôn
khổ“người đứng đầu dẫn dắt, phủ rộng toàn phương vị, các bộ ngành cùng tham
gia”, vận hành theo mô thức chính phủ chỉ đạo, đa thành phần tham gia, lấy dự án
hợp tác làm gốc, cơ chế hợp tác nhằm tiêu chí xây dựng cộng đồng chung vận
mệnh giữa các nước Lan Thương – Mekong theo hướng hòa bình và phồn thịnh,
tạo dựng hình mẫu quan hệ quốc tế mới điển hình với đặc trưng là hợp tác cùng thắng.
Hợp tác Mekong – Lan Thương xây dựng cơ cấu hợp tác đa tầng nấc, nhiều
lĩnh vực, bao gồm hội nghị cấp cao, hội nghị ngoại trưởng, hội nghị quan chức
cao cấp và tổ công tác từng lĩnh vực, xác lập khung hợp tác“3+5”. Tức là hợp tác
trên ba trụ cột chính về: chính trị và an ninh; kinh tế và phát triển bền vững; xã
hội, văn hoá và giao lưu con người với với 5 phương hướng ưu tiên là kết nối,
năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp và giảm 9
nghèo, thực hiện nhiều dự án có lợi cho dân sinh, tạo cơ sở vững chắc cho hợp tác
toàn diện, lâu dài. Khung cơ chế này được gọi tắt là“Khung hợp tác 3+5”.
MLC ra đời vào đúng thời điểm mà vấn đề an ninh nguồn nước trở nên nóng
bỏng, cấp thiết hơn bao giờ hết. Năm 2016 đánh dấu một kỷ lục đáng buồn về hạn
hán ở sông Mekong khi mực nước tại nhiều khu vực xuống thấp kỷ lục chưa từng
thấy trong hàng chục, thậm chí cả trăm năm. Từ đầu năm đến nay, nông dân các
nước Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang phải chứng kiến cánh đồng khô
cạn, nứt nẻ chưa từng thấy. Vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước, tăng cường hợp
tác trong quản lý dòng sông xuyên biên giới Mekong - Lan Thương là ưu tiên cao
nhất không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước thành viên khác.
Đây là cơ chế hợp tác đầu tiên về tài nguyên nước toàn lưu vực có sự tham
gia của tất cả các quốc gia ven sông. Do vậy, MLC sẽ là kênh đối thoại mới với
Trung Quốc và các quốc gia Mê Công về vấn đề quản lý và sử dụng bền vững
nguồn nước sông Mê Công, thúc đẩy các quốc gia thượng nguồn chia sẻ thông
tin, công khai hóa các dự án phát triển trên sông Mê Công. MLC cũng chú trọng
đảm bảo an ninh nguồn nước, tăng cường hợp tác trong quản lý dòng sông xuyên
biên giới và đây là ưu tiên cao nhất không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước thành viên khác. 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỢP TÁC SÔNG MEKONG – LAN
THƯƠNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
2.1. Tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đối với phát triển kinh tế Việt Nam
2.1.1. Cơ hội cho phát triển nền kinh tế của Việt Nam
Với tư cách là một trong những quốc gia sáng lập ra hợp tác Mekong – Lan
Thương, Việt Nam đã tích cực tham gia vào hoạt động chung của hợp tác MLC
và cũng được hưởng lợi từ các dự án của MLC. Dưới đây là một số tác động tích
cực của hợp tác Mekong – Lan Thương đối với phát triển kinh tế của Việt Nam:
- Tăng cường kết nối thương mại với các nước MLC
Hợp tác MLC đã tạo thuận lợi cho thương mại giữa các nước thành viên,
trong đó thương mại của Việt Nam với các nước thành viên MLC khác tăng lên
đáng kể. Năm 2020, thương mại của Việt Nam với các nước thành viên MLC đạt
trên 10 tỷ USD, chiếm khoảng 12% tổng thương mại của Việt Nam. MLC giúp
Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực đặc biệt là
các sản phẩm nông sản, thuỷ sản và hàng tiêu dùng.
Việt Nam cùng các nước Myanmar- Thái Lan- Lào triển khai dự án hành lang
Đông – Tây từ Mandalay – ChiangMai – Savannakhet – Đà Nẵng giúp thúc đẩy
các hoạt động thương mại giữa miền Trung của Việt Nam với Nam Lào, Đông
Bắc Thái Lan và phía Đông của Myanmar.
Việt Nam cũng đã kết nối giao thông đường bộ với Trung Quốc thông qua 2
hành lang: Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Nam Ninh – Lạng Sơn –
Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và 1 vành đai ( Vịnh Bắc Bộ) giúp đẩy các
hoạt động thương mại giữa miền Bắc của Việt Nam với Tây Nam Trung Quốc.
Đặc biệt trong chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Lào (8/2017), 11
hai nước đã thống nhất xây dựng đường bộ Vientiane – Hà Nội dài hơn 1000km
để kết nối các hoạt động giao lưu thương mại.
- Thu hút cơ hội đầu tư
Hợp tác Mekong – Lan Thương giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài- FDI. Sự ổn định và hợp tác trong khu vực tạo điểu kiện thuận lợi để
thu hút đầu tư từ các quốc gia thành viên và nhà đầu tư quốc tế vào các ngành
công nghiệp, hạ tầng và dịch vụ đặc biệt là từ Trung Quốc. Giờ đây, Trung Quốc
đã trở thảnh nhà đầu tư tiềm lực lớn của Việt Nam.
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Từ việc giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo ước tính của Ngân hàng
Phát triển Châu Á (ADB), MLC có thể giúp tăng trưởng GDP của Việt Nam thêm 2,3% vào năm 2030.
Việc Việt Nam tham gia sáng kiến MLC có thể góp phần giải quyết những
khó khăn kinh tế ở khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là hai
khu vực có tiểm lực kinh tế, nhưng đóng góp vào sự phát triển đất nước rất hạn chế.
- Phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng
Các dự án liên kết hạ tầng giao thông giữa các nước trong lưu vực giúp cải
thiện mạng lưới vận tải, giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, tăng
cường thương mại giữa các quốc gia. Việt Nam có thể tận dụng để cải thiện kết
nối với Lào, Campuchia và Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương
và đầu tư. Việc nâng cấp các cảng biển và cảng sông giúp tăng cường khả năng
xuất nhập khẩu hàng hoá, hỗ trợ phát triển kinh tế vùng ven biển và vùng đồng bằng sông Cửu Long. 12
- Nâng cao năng lực sản xuất
Hợp tác Mekong – Lan Thương giúp Việt Nam tiếp cận các công nghệ mới,
nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn từ các nước thành
viên hay khắp thế giới, từ đó năng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam. - Phát triển du lịch
Việc phát phát triển các tuyến du lịch liên kết giữa các quốc gia trong lưu
vực sông Mekong giúp thu hút du khách quốc tế, với số lượng du khách đến từ
các nước thành viên của MLC qua đó tăng cường giao lưu văn hóa và kinh tế. Việt
Nam có thể quảng bá các điểm du lịch nổi tiếng như Hạ Long, Huế và Hội An
thông qua các tuyến du lịch liên kết này.
2.1.2. Thách thức cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Tuy việc hợp tác Mekong – Lan Thương đã đem đến cho Việt Nam nhiều
cơ hội để phát triển nền kinh tế song bên cạnh đó vẫn còn một số tác động tiêu
cực cần phải khắc phục:
Chính sách xây dựng thuỷ điện ồ ạt của Trung Quốc đã và đang đe doạ đến
kinh tế- xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trung Quốc đã và đang xây dựng
nhiều đập thuỷ điện trên dòng chính và phụ lưu của con sông này. Chính sách trên
đã gây ra những hậu quả hết sức tiêu cực đến môi trường, kinh tế- xã hội của nước
hạ lưu sông Mekong, nhất là đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, nơi đóng
góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% lượng thuỷ sản nước ngọt, 50% lương thực và 23% GDP của Việt Nam.
- Tuỳ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc
Kinh tế Việt Nam có xu hướng lệ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc, khiến
nền kinh tế của Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế của Trung Quốc. 13 - Cạnh tranh kinh tế
Sự gia tăng hợp tác kinh tế trong khu vực cũng tạo ra cạnh tranh khốc liệt
giữa các quốc gia trong khu vực để thu hút đầu tư, thị phần xuất khẩu và du khách.
Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước để
duy trì và mở rộng thị phần.
- Chênh lệch phát triển
Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia thành viên có
thể gây ra những khó khăn trong việc phân bổ lợi ích và nguồn lực hợp tác. Việt
Nam cần đảm bảo rằng các lợi ích từ hợp tác MLC được phân bổ công bằng và
hỗ trợ các vùng kinh tế yếu hơn trong nước.
2.1.3. Đánh giá tác động cùa hợp tác Mekong – Lan Thương đối với phát
triển kinh tế Việt Nam
Tóm lại, Hợp tác Mekong – Lan Thương đã đem lại nhiều cơ hội quan trọng
cho phát triển kinh tế Việt Nam, bao gồm việc tăng cường kết nối thương mại, thu
hút đầu tư, thú đẩy tăng trường kinh tế, phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng,
phát triển du lịch và nâng cao năng lực sản xuất. Tuy nhiên để tối ưu hoá các lợi
ích này, Việt Nam cần phải đối mặt và giải quyết các thách thức liên quan đến
cạnh tranh kinh tế, rủi ro môi trường cà sự chênh lệch phát triển. Hợp tác Mekong
– Lan Thương đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho phát triển kinh tế Việt
Nam, vì vậy Việt Nam cần nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức đẻ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và hội nhập sâu rộng hơn vào
khu vực và thế giới. Việc này đòi hỏi một chiến lược hợp tác linh hoạt, hiệu quả
và bền vững giữa Việt Nam và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong.
2.2. Tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đối với phát triển kinh tế Việt Nam
2.2.1. Cơ hội cho an ninh nguồn nước của Việt Nam 14
Hợp tác Mekong – Lan Thương là một cơ chế hợp tác quan trọng nhằm quản
lý và phát triển bền vững nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực
sông Mekong. Đối với Việt Nam, an ninh nguồn nước là một vấn đề thiết yếu vì
nguồn nước từ sông Mekong đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
thủy sản, và sinh kế của hàng triệu người dân, đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Dưới đây là phân tích tác động tích cực của hợp tác MLC đối với an
ninh nguồn nước của Việt Nam:
- Tăng cường hợp tác nguồn nước:
MLC tạo ra cơ chế chia sẻ thông tin và dữ liệu về dòng chảy của sông
Mekong giữa các quốc gia. Điều này giúp Việt Nam theo dõi và dự đoán tốt hơn
về lượng nước, từ đó lên kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn nước hiệu quả hơn,
đồng thời giảm thiểu rủi ro thiên tai do nước gây ra. Việt Nam có thể phối hợp
với các nước trong khu vực để phát triển các chiến lược quản lý tài nguyên nước
bền vững, bao gồm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước, xây dựng các cơ
chế phòng chống hạn hán và lũ lụt.
Một ví dụ có thể thấy như: Việt Nam đã cùng Campuchia, Uỷ Hội quốc tế
Sông Mekong và một số tổ chức phi chính phủ kiến nghị yêu cầu Lào ngừng xây
dựng đập thuỷ điện Don Sahong trên dòng chính sông Mekong. Đây là một thuỷ
điện nhỏ có công suất 260 MW, do một công ty của Malaysia làm chủ đầu tư,
nhưng do nằm chính sông Mekong nên Việt Nam yêu cầu quá trình xây dựng thuỷ
điện này phải có sự tham vấn theo đúng quy trình của Hiệp định Mekong (1995).
Nếu chính phủ Lào xây dựng đập thuỷ điện này sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn nước,
trữ lượng hải sản cung cấp cho khu vực Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia
và đe doạ trực tiếp tới hệ sinh thái ở đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam.
- Phát triển hạ tầng thuỷ lợi:
MLC mang lại cơ hội nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các nước
thành viên và các tổ chức quốc tế cho các dự án phát triển nguồn nước như xây 15
dựng đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu…Điều này giúp Việt Nam phát triển
và nâng cấp hệ thống thủy lợi, giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, năng suất nông nghiệp,
an ninh nông nghiệp và giảm thiểu tác động của hạn hán và lũ lụt qua đó đảm bảo
an ninh nguồn nước của người dân
MLC đã thúc đẩy phát triển các dự án thuỷ điện trong khu vực, điều này có
thể giúp giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nhiêu liệu hoá thạch và cải thiện an ninh năng lượng.
- Nâng cao năng lực quản lý nguồn lực
MLC hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực quản lý nguồn nước thông qua việc
đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm qua đó
giúp Việt Nam quản lý nguồn nước một cách hiệu quả hơn.
Với sự tồn tại và sáng kiến của MLC, các hoạt động phối hợp giữa Việt Nam
với các nước MLC trong việc phân chia nguồn nước, xây dựng thuỷ điện có khả
năng sẽ được thực hiện hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2.2.2. Thách thức cho an ninh nguồn nước tại Việt Nam
Hợp tác Mekong – Lan Thương cũng để lại mốt số tác động tiêu cực cho an
ninh nguồn nước tại Việt Nam:
- Xây dựng đập thuỷ điện tại thượng nguồn
Việc xây dựng các đập thuỷ điện ở thượng nguồn, đặc biệt là trên sông Lan
Thương (phần thượng nguồn của sông Mekong ở Trung Quốc), có thể làm giảm
lượng nước chảy về hạ lưu, gây ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Một ví dụ là theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2040 lượng phù sa
về đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm hơn 9 lần so với hiện nay, và gần 30 lần so với cách đây 15 năm. 16
Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), việc Trung Quốc tích
nước ở các đập thuỷ điện thượng nguồn đã khiến lượng nước ở đồng bằng sông
Cửu Long của Việt Nam giảm 50%. Ngoài ra, việc Trung Quốc tích nước ở thượng
lưu đã làm cho nước ở thượng nguồn chỉ đủ sức chảy đầy Biển Hồ Campuchia
vào mùa lũ và không đủ để lượng nước ở đây chảy về Việt Nam. Tình trạng thiếu
nước cũng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng lở đất, suy giảm lượn thuỷ sản
diễn ra ở các tỉnh Tây Nam Bộ trong các năm (2016 -2017), khiến cho đời sống
nhân dân ở các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp gặp rất nhiều khó khăn.
Các đập thủy điện có thể làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông Mekong,
gây ra những biến động không mong muốn về mùa nước cạn và mùa lũ, ảnh hưởng
đến nông nghiệp và sinh kế của người dân.
- Ô nhiễm nguồn nước
MLC có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước do sự gia tăng hoạt động khai thác
tài nguyên thiên nhiên, phát triển công nghiệp và du lịch. Sự phát triển kinh tế và
công nghiệp hóa ở các quốc gia trong lưu vực có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm
nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe của người dân Việt Nam.
Việc sử dụng không kiểm soát các loại hóa chất và thuốc trừ sâu trong nông
nghiệp ở các quốc gia thượng nguồn có thể gây ra ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến
an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, MLC chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm nước trong khu vực,
một vấn đề nghiêm trọng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ của con
người và cả môi trường.
- Biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu làm tăng cường tần suất và cường độ của các hiện tượng
thời tiết cực đoan, gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng nguồn nước. Điều 17
này đòi hỏi các quốc gia trong lưu vực phải hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó hiệu quả.
Theo dự báo của Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế, đến năm 2050, nhiệt
độ tối đa trung bình theo ngày ở khu vực có thể tăng trong khoảng từ 1,6 đến 4,1
độ C; lượng mưa có thể tăng từ 3% đến 14%, làm gia tăng lưu lượng nước của
sông, đặc biệt là ở khu vực hạ lưu sông Mê Công. Những thay đổi này có thể dẫn
đến một loạt mối đe dọa liên quan đến nguồn nước, như hạn hán gia tăng, lũ lụt
và xâm nhập mặn, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với sản xuất nông
nghiệp ở lưu vực sông Mê Công.
Đối với Việt Nam, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên 12% diện tích
đồng bằng ven biển của Việt Nam sẽ bị ngập sâu dưới mực nước biển 1 mét. Đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là những vùng trũng nên sẽ bị ảnh
hưởng nhiều nhất khi xảy ra ngập lụt, xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết
xấu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu dự kiến sẽ dẫn đến sự biến đổi các hiện tượng thời
tiết ở lưu vực sông Mê Công cả về nhiệt độ, lượng mưa, gió và các hiện tượng
thời tiết cực đoan, không chỉ về cường độ mà còn cả về thời lượng và tần suất.
Thiếu nước theo mùa, hạn hán và lũ lụt có thể trở nên phổ biến và nghiêm trọng
hơn. Đặc biệt, việc thiếu hụt dòng chảy của sông Mê Công vào mùa khô sẽ làm
gia tăng xâm nhập mặn sâu vào nội địa gây nên tình trạng thiếu nước ngọt cho
sinh hoạt và sản xuất, ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và sản xuất nông nghiệp.
- Khác biệt trong chia sẻ lợi ích quốc gia
Là những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, song sáu nước trong lưu
vực sông Mê Công đều vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, khai thác
tối đa lợi thế về tài nguyên nước và các nguồn tài nguyên khác. Tuy nhiên, việc
khai thác các nguồn lực thiên nhiên mặc dù mang tới lợi ích cho quốc gia này
nhưng có thể để lại hệ lụy nghiêm trọng đối với các quốc gia khác. 18
Cụ thể, khác biệt trong chia sẻ lợi ích khi xây dựng các đập thủy điện: Một
mặt, việc xây dựng và vận hành các đập thủy điện trên các lưu vực sông “xuyên
quốc gia” giúp các nước giải tỏa cơn khát năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng
lượng quốc gia và xuất khẩu năng lượng cho các nước láng giềng; mặt khác, cũng
đặt ra những mối đe dọa về sự suy giảm lưu lượng nước, biến động dòng chảy bất
thường, suy thoái chất lượng nước và hệ sinh thái.
2.2.3. Đánh giá về tác động của hợp tác Mekong – Lan Thương đến an ninh
nguồn nước Việt Nam
Hợp tác Mekong – Lan Thương đã đem lại cả cơ hội và thách thức đối với
an ninh nguồn nước của Việt Nam. Tuy MLC tác động tích cực đến Việt Nam về
nhiều mặt song Việt Nam đang đứng trước vô vàn thách thức đến an ninh nguồn
nước. Để tối ưu hoá các lợi ích và giảm thiểu các rủi ro, Việt Nam cần có chiến
lược hợp tác linh hoạt và hiệu quả với các quốc gia trong khu vực, đồng thời tăng
cường năng lực quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. 19
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Phương hướng xử lý các thách thức tại lưu vực sông Mekong
Chiều 25/12/2023, Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC)
lần thứ tư với chủ đề "Chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai và hiện
đại hoá giữa các nước Mekong-Lan Thương" đã được tổ chức theo hình thức trực
tuyến. Tham dự Hội nghị có Thủ tướng, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào,
Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị.
Hội nghị tập trung đánh giá kết quả hợp tác Mekong-Lan Thương trong ba
năm qua và thảo luận phương hướng cho giai đoạn tới. Các nhà lãnh đạo hoan
nghênh hợp tác nguồn nước, môi trường có nhiều bước tiến, đặc biệt trong chia
sẻ thông tin số liệu thuỷ văn cả năm của sông Mekong-Lan Thương, thực hiện các
nghiên cứu chung về dự báo lũ lụt, phòng chống thiên tai. Hàng loạt chương trình,
hoạt động giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục đào tạo, quảng bá du lịch đã được
tổ chức thành công, góp phần củng cố tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân sáu nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh
hợp tác Mekong-Lan Thương đã trở thành cơ chế quan trọng gắn kết các nước
Mekong và Trung Quốc, là hình mẫu hợp tác cùng phát triển và cùng thắng. Qua
bảy năm hình thành và phát triển, MLC đã đạt được những thành tựu nổi bật với
ba nét lớn là: Cơ chế hợp tác ngày càng hoàn thiện hơn; nội dung ngày càng thực
chất hơn; tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân sáu nước ngày càng sâu sắc hơn.
Thủ tướng cho rằng trước những chuyển đổi nhanh chóng và sâu sắc của
kinh tế thế giới, để sáu nước Mekong-Lan Thương vươn lên mạnh mẽ, cần một tư
duy mới toàn diện hơn, cùng cách tiếp cận toàn dân, toàn khu vực, toàn cầu và 20