Hướng dẫn đánh giá kết thúc học phần K8 quản trị kinh doanh | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Hướng dẫn đánh giá kết thúc học phần K8 quản trị kinh doanh | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (QT01)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BM/ĐT-03-01 HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN K8QTKD
Học phần đánh giá: Tâm lý học Quản trị kinh doanh Hệ: Chính Quy
Hình thức đánh giá: Bài tiểu luận cá nhân Thời gian làm bài: 08 ngày
I. TÊN CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN
1) Truyền thống trong tập thể sản xuất kinh doanh.
2) Bầu không khí tâm lý trong tập thể sản xuất kinh doanh.
3) Cạnh tranh trong tập thể sản xuất kinh doanh.
4) Xung đột trong tập thể sản xuất kinh doanh.
5) Lây lan tâm lý trong tập thể sản xuất kinh doanh.
6) Dư luận trong tập thể sản xuất kinh doanh.
II. CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN
Bài tiểu luận gồm có 4 phần, cụ thể: 1. Mở đầu 2. Nội dung 3. Kết luận 4. Tài liệu tham khảo
III. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG 1. Mở đầu Cần nêu được:
− Tầm quan trọng, ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề tiểu luận, tên tiểu luânl
− Mục tiêu của bài tiểu luận
− Phương pháp thực hiện
− Nêu ngắn gọn các nội dung lý thuyết cần thiết liên quan đến chủ đề tiểu
luận sẽ được trình bày, phân tích rõ ở phần nội dung.
2. Nội dung
Viết theo các đề mục với các nội dung dưới đây:
Nội dung 1: Trình bày lý thuyết về chủ đề tiểu luận và lấy ví dụ thực tiễn phân
tích làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết đã đưa ra.
Nội dung 2: Từ nội dung lý thuyết đã phân tích ở trên, hãy rút ra các bài học/biện
pháp... để xây dựng tập/phát triển thể sản xuất kinh doanh vững vàng, lành mạnh. 1 3. Kết luận
− Nhắc lại ý chính của toàn bài tiểu luận.
− Liên hệ bản thân: với tư cách là nhà quản trị tương lai sẽ vận dụng 1 trong
số các hiện tượng tâm lý trong tập thể sản xuất kinh doanh (được anh/chị
quan tâm lựa chọn làm chủ đề tiểu luận) như thế nào?
4. Tài liệu tham khảo
− Chỉ đưa vào Danh mục tài liệu tham khảo những tài liệu đã được đọc,
được đưa vào tiểu luận dưới hình thức trích dẫn nguyên văn hoặc tham
khảo nội dung (Yêu cầu bám sát tài liệu trong đề cương chi tiết học phần).
− Các tài liệu được trình bày theo quy định đã có trên trang Web của Học
viện (trích dẫn, trình bày tài liệu tham khảo theo APA)
− Hạn chế trích dẫn trên Web, nếu có phải đưa đường link vào danh mục tài
liệu tham khảo, và để footnote ngay dưới các phần trích dẫn.
IV. YÊU CẦU VỀ HÌNH THỨC
1. Về kỹ thuật trình bày
− Tiểu luận được viết trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.
− Font chữ: Times New Roman.
− Định dạng lề: lề trên, lề dưới: 2.0 cm; lề phải: 2,0 cm; lề trái: 3.0 cm.
− Cỡ chữ (phần nội dung): 13.
− Cỡ chữ (phần đề mục): 13 và in đậm.
− Mật độ chữ bình thường (normal), không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ. − Dãn dòng: 1.5 lines.
− Đánh số trang: số trang đặt ở giữa, phía dưới trang giấy.
− Độ dài của bài tiểu luận: 7 – 10 trang (không kể trang bìa, mục lục). − Không viết tắt.
2. Mẫu bìa tiểu luận 2
HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM
(chữ in hoa đậm, cỡ chữ 18, chèn thêm logo Học viện)
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH
(chữ in hoa đậm, cỡ chữ 16)
….. TRONG TẬP THỂ SẢN XUẤT KINH DOANH
(chữ in hoa, cỡ chữ 20)
(Dưới đây là cỡ chữ 14)
Họ và tên sinh viên: ..................................................................................
Mã số sinh viên: .......................................................................................
Ngành học: ..........................................................................................
Khóa học: ……………… Hà Nội – 2021
V. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ 3 −
Làm tiểu luận theo từng cá nhân, nghiêm cấm mọi hình thức sao chép của nhau, copy trên mạng. −
Sinh viên nhận đề và nộp bài theo yêu cầu của Phòng Khảo thí và Bảo
đảm chất lượng - Học viện Phụ nữ Việt Nam. −
Thời gian làm bài là 05 ngày −
Điểm đánh giá: theo thang điểm 10 (hình thức trình bày 1 điểm; Nội dung: 9 điểm). 4