Hướng dẫn học tập viết tiểu luận cuối kì - Law | Học viện Tòa án

Hôn nhân và gia đình là một bộ phận cấu thành đặc trưng của xã hội. Từ xưa cho đến nay, bất kỳ nền văn minh nào cũng đều xuất hiện hình thái đặc biệt này. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hôn nhân và gia đình là một bộ phận cấu thành đặc trưng của xã hội. Từ
xưa cho đến nay, bất kỳ nền văn minh nào cũng đều xuất hiện hình thái đặc biệt
này. Gia đình vừa là động lực vừa là phương tiện phản ánh khách quan sự văn
minh, tiến bộ và phát triển của xã hội đó. Nhận thức được tầm quan trọng về vị
trí cũng như vai trò của gia đình nên Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát, tạo mọi
điều kiện để lĩnh vực này luôn được phát triển đúng hướng, song hành cùng sự
lớn mạnh của đất nước.
Điều đáng nói ở đây, trong bối cảnh đất nước chúng ta hội nhập toàn diện,
sâu rộng với thế giới. Trên thực tế thu lại rất nhiều thành tựu, lợi ích tích cực về
mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Cùng với sự điều chỉnh kịp
thời, sát thực tiễn, có hiệu quả của pháp luật về hôn nhân và gia đình đã phần
nào cải thiện, thay đổi suy nghĩ, hành vi và thái độ của công dân nói chung cũng
như các thành viên trong gia đình nói riêng. Hình thành ý thức trách nhiệm của
họ đối với gia đình, tình cảm đặt lên trên hết khi xác lập các mối quan hệ với
nhau. Tuy nhiên, bản chất của xã hội vốn dĩ là muôn hình vạn trạng, nay lại hoạt
động theo cơ chế thị trường nên tất yếu sẽ không thể tránh khỏi những mặt trái.
Mặc dù, những thành tựu, lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận nhưng
vô tình khiến cho những giá trị văn hóa cơ bản của chúng ta bị lép vế so với
những nguồn văn hóa hướng ngoại, lai căn, pha tạp, chúng ta chưa kịp hòa nhập
đã vội hòa tan. Cái gọi là sự tự do, lối sống hướng nội, ích kỷ, vô tâm, không
quan tâm lẫn nhau đang ngày càng hiện diện rõ rệt, dẫn đến không ít những vụ
ly hôn phát sinh từ mâu thuẫn gia đình. Trong khi đó, gia đình là nơi để cha mẹ,
con cái gắn bó, yêu thương nhau, là môi trường giáo dục nhân cách con người,
khi còn sống chung họ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận nuôi dưỡng,
quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, nay vì nhiều lý do nên nghĩa vụ nuôi dưỡng không
được thực hiện. Khi gia đình không còn, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là con cái
vì thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, cho nên vấn đề cấp dưỡng cho con cái được
đặt ra là vô cùng đúng đắn và hợp lý. Bên cạnh đó, đối với vợ chồng dù hậu quả
pháp lý của việc ly hôn là quan hệ nhân thân sẽ chấm dứt nhưng không có nghĩa
là mối quan hệ về tài sản cũng kết thúc theo, vì nếu một trong hai gặp khó khăn
sau ly hôn, có yêu cầu cấp dưỡng thì bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng tùy
vào khả năng hoặc điều kiện khác của mình. Do đó, có thể nói không phải cứ ly
hôn là mọi quan hệ giữa vợ chồng, con cái chấm dứt mà tất yếu sẽ phát sinh
nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho chủ thể cần được nuôi
dưỡng.
Cấp dưỡng là một trong những quy định tiến bộ mà nước ta ghi nhận tại
luật Hôn nhân và gia đình. Việc cấp dưỡng sẽ giúp những người được cấp dưỡng
hưởng được sự quan tâm kịp thời về vật chất, đảm bảo cho họ mức sống tối
thiểu, ổn định khi không có người nuôi dưỡng bên cạnh. Tuy nhiên, thực tiễn xét
xử cũng cho thấy rằng vấn đề cấp dưỡng không phải lúc nào cũng được giải
quyết thỏa đáng, có thể xuất phát từ sự thiếu nhận thức về pháp luật, sự vô tâm,
không làm tròn trách nhiệm của người có nghĩa vụ hoặc không loại trừ khả năng
các quy định pháp luật về cấp dưỡng thiếu đồng bộ, bất cập, chưa đầy đủ dẫn
đến những tranh chấp, vi phạm về nghĩa vụ cấp dưỡng còn xảy ra khá nhiều,
hiệu quả của yêu cầu cấp dưỡng là chưa cao. Cùng với đó, mặc dù luật Hôn
nhân và gia đình 2014 được đưa vào thi hành trong một thời gian đã phát huy
được vai trò điều chỉnh của mình đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhưng
những điểm mới về vấn đề cấp dưỡng lại chưa được nhìn nhận, nghiên cứu kỹ.
Chính vì thế, với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc về lý luận lẫn thực tiễn,
tham chiếu một số quy định pháp luật của nước ngoài về nghĩa vụ cấp dưỡng.
Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề
cấp dưỡng sau ly hôn”. Qua đó, đóng góp những giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp dưỡng để ít nhiều hạn chế tối thiểu số vụ
việc ly hôn, bảo đảm kịp thời, đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người được
cấp dưỡng.
| 1/2

Preview text:

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hôn nhân và gia đình là một bộ phận cấu thành đặc trưng của xã hội. Từ
xưa cho đến nay, bất kỳ nền văn minh nào cũng đều xuất hiện hình thái đặc biệt
này. Gia đình vừa là động lực vừa là phương tiện phản ánh khách quan sự văn
minh, tiến bộ và phát triển của xã hội đó. Nhận thức được tầm quan trọng về vị
trí cũng như vai trò của gia đình nên Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sát, tạo mọi
điều kiện để lĩnh vực này luôn được phát triển đúng hướng, song hành cùng sự
lớn mạnh của đất nước.
Điều đáng nói ở đây, trong bối cảnh đất nước chúng ta hội nhập toàn diện,
sâu rộng với thế giới. Trên thực tế thu lại rất nhiều thành tựu, lợi ích tích cực về
mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, xã hội. Cùng với sự điều chỉnh kịp
thời, sát thực tiễn, có hiệu quả của pháp luật về hôn nhân và gia đình đã phần
nào cải thiện, thay đổi suy nghĩ, hành vi và thái độ của công dân nói chung cũng
như các thành viên trong gia đình nói riêng. Hình thành ý thức trách nhiệm của
họ đối với gia đình, tình cảm đặt lên trên hết khi xác lập các mối quan hệ với
nhau. Tuy nhiên, bản chất của xã hội vốn dĩ là muôn hình vạn trạng, nay lại hoạt
động theo cơ chế thị trường nên tất yếu sẽ không thể tránh khỏi những mặt trái.
Mặc dù, những thành tựu, lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận nhưng
vô tình khiến cho những giá trị văn hóa cơ bản của chúng ta bị lép vế so với
những nguồn văn hóa hướng ngoại, lai căn, pha tạp, chúng ta chưa kịp hòa nhập
đã vội hòa tan. Cái gọi là sự tự do, lối sống hướng nội, ích kỷ, vô tâm, không
quan tâm lẫn nhau đang ngày càng hiện diện rõ rệt, dẫn đến không ít những vụ
ly hôn phát sinh từ mâu thuẫn gia đình. Trong khi đó, gia đình là nơi để cha mẹ,
con cái gắn bó, yêu thương nhau, là môi trường giáo dục nhân cách con người,
khi còn sống chung họ phải có nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận nuôi dưỡng,
quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, nay vì nhiều lý do nên nghĩa vụ nuôi dưỡng không
được thực hiện. Khi gia đình không còn, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là con cái
vì thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, cho nên vấn đề cấp dưỡng cho con cái được
đặt ra là vô cùng đúng đắn và hợp lý. Bên cạnh đó, đối với vợ chồng dù hậu quả
pháp lý của việc ly hôn là quan hệ nhân thân sẽ chấm dứt nhưng không có nghĩa
là mối quan hệ về tài sản cũng kết thúc theo, vì nếu một trong hai gặp khó khăn
sau ly hôn, có yêu cầu cấp dưỡng thì bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng tùy
vào khả năng hoặc điều kiện khác của mình. Do đó, có thể nói không phải cứ ly
hôn là mọi quan hệ giữa vợ chồng, con cái chấm dứt mà tất yếu sẽ phát sinh
nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo nhu cầu cần thiết cho chủ thể cần được nuôi dưỡng.
Cấp dưỡng là một trong những quy định tiến bộ mà nước ta ghi nhận tại
luật Hôn nhân và gia đình. Việc cấp dưỡng sẽ giúp những người được cấp dưỡng
hưởng được sự quan tâm kịp thời về vật chất, đảm bảo cho họ mức sống tối
thiểu, ổn định khi không có người nuôi dưỡng bên cạnh. Tuy nhiên, thực tiễn xét
xử cũng cho thấy rằng vấn đề cấp dưỡng không phải lúc nào cũng được giải
quyết thỏa đáng, có thể xuất phát từ sự thiếu nhận thức về pháp luật, sự vô tâm,
không làm tròn trách nhiệm của người có nghĩa vụ hoặc không loại trừ khả năng
các quy định pháp luật về cấp dưỡng thiếu đồng bộ, bất cập, chưa đầy đủ dẫn
đến những tranh chấp, vi phạm về nghĩa vụ cấp dưỡng còn xảy ra khá nhiều,
hiệu quả của yêu cầu cấp dưỡng là chưa cao. Cùng với đó, mặc dù luật Hôn
nhân và gia đình 2014 được đưa vào thi hành trong một thời gian đã phát huy
được vai trò điều chỉnh của mình đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nhưng
những điểm mới về vấn đề cấp dưỡng lại chưa được nhìn nhận, nghiên cứu kỹ.
Chính vì thế, với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc về lý luận lẫn thực tiễn,
tham chiếu một số quy định pháp luật của nước ngoài về nghĩa vụ cấp dưỡng.
Chúng tôi quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề
cấp dưỡng sau ly hôn”. Qua đó, đóng góp những giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp dưỡng để ít nhiều hạn chế tối thiểu số vụ
việc ly hôn, bảo đảm kịp thời, đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng.