Hướng dẫn làm tiểu - Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Hà Nội
- Lựa chọn một vấn đề cụ thể trong phạm vi chủ đề để làm tiểu luận. Ví dụ: Chủ đề có tên là “Vấn đề cải cách thủ tục hành chính hiện nay (lựa chọn ở 1 xã, 1 huyện or 1 tỉnh cụ thể để nghiên cứu)” Đối với chủ để này có thể lựa chọn đề tài Cải cách thủ tục hành chính ở Thành phố Hà Nội hiện nay hoặc Cải cách thủ tục hành chính ở huyện X, tỉnh Y hiện nay. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|46958826 lOMoARcPSD|46958826
HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN I. TÊN TIỂU LUẬN
- Lựa chọn một vấn đề cụ thể trong phạm vi chủ đề để làm tiểu luận. Ví dụ:
Chủ đề có tên là “Vấn đề cải cách thủ tục hành chính hiện nay (lựa chọn
ở 1 xã, 1 huyện or 1 tỉnh cụ thể để nghiên cứu)”
Đối với chủ để này có thể lựa chọn đề tài Cải cách thủ tục hành chính ở
Thành phố Hà Nội hiện nay hoặc Cải cách thủ tục hành chính ở huyện X, tỉnh Y hiện nay
Tên đề tài không được chứa từ “vấn đề”, ví dụ: Vấn đề cải cách thủ tục
hành chính ở Thành phố Hà Nội hiện nay
- Tên tiểu luận không được trùng với tên chương, tiết, tiểu tiết của tiểu luận.
- Tên tiểu luận cần có đối tượng nghiên cứu, thời gian,….
Ví dụ: Quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên nước ở huyện X, tỉnh
Y hiện nay (trong đó đối tượng nghiên cứu là Quản lý hành chính nhà nước về
tài nguyên nước ở huyện X, tỉnh Y và thời gian là hiện nay - sẽ được nêu rõ ở
phần phạm vi nghiên cứu).
II. KẾT CẤU TIỂU LUẬN
1. Thể thức và kỹ thuật trình bày
Phần nội dung tiểu luận được trình bày theo form thống nhất, gồm các
chương, tiết, tiểu tiết. Riêng phần mở đầu được phép lựa chọn một trong
hai hình thức trình bày.
* Quy ước là hình thức 1 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu lOMoARcPSD|46958826 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
4.2. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của tiểu luận * Hình thức 2 MỞ ĐẦU
Nội dung được trình bày thành đoạn văn, không kết cấu thành các
mục cụ thể như hình thức 1. Khuyến khích trình bày theo hình thức 1.
2. Một số yêu cầu khi làm tiểu luận
2.1. Phần mở đầu MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Thông thường trong mục tiêu này tác giả cần trình bày được một số nội
dung sau: một là, vai trò của vấn đề nghiên cứu; hai là, quan điểm của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề đang nghiên cứu (nên có trích dẫn); ba
là, nêu khái quát phạm vi không gian nghiên cứu, thực trạng và tính mâu thuẫn
của vấn đề lựa chọn (ví dụ, đã được đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế).
- Mỗi nội dung trên được trình bày thành đoạn văn riêng; lý do chọn đề tài không quá 02 trang A4.
Ví dụ minh họa:
Tiểu luận có tên: Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở huyện X, tỉnh Y hiện nay
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy có vai trò quan trọng, là một phần
trong hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế
- xã hội bền vững, khai thác tối đa mọi tiềm năng, đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Thông qua hoạt động của các chủ thể quản lý là điều kiện đảm bảo để các chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy, lOMoARcPSD|46958826 3
chữa cháy được thực hiện trên thực tế, các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy
được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có hiệu quả, những hành vi
vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và các hành vi có liên quan sẽ bị xử lý theo
đúng quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định quản lý nhà nước,
xây dựng mô hình tổ chức, nâng cao năng lực của các chủ thể quản lý, trong đó có
quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy được đặt ra là một vấn đề cấp bách
trong xã hội. Điều đó được thể hiện trong Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của
Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy,
chữa cháy để nâng cao hiệu quả phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, chỉ
thị đưa ra nhiều nhiệm vụ trong đó khẳng định: “Kiện toàn tổ chức bộ máy,
nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng cháy và
chữa cháy ở các cấp...”….
……………………………………………
Huyện X là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Y với 20 đơn vị hành chính cấp
xã. Trong 05 năm qua, huyện X đã không ngừng phổ biến, tuyên truyền về phòng
cháy, chữa cháy cho người dân, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về
phòng cháy, chữa cháy cho các đối tượng cụ thể có liên quan, vì thế đã kiểm soát và
hạn chế được các vụ cháy và thiệt hại mà nó gây ra, góp phần vào sự phát
triển kinh tế-xã hội của huyện nói riêng và của cả tỉnh Y nói chung. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những bất cập, hạn chế cần được khắc
phục như việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về phòng cháy, chữa
cháy ở địa phương đôi lúc còn buông lỏng, thiếu đồng bộ; nhận thức của một số
cán bộ, nhân dân về phòng cháy, chữa cháy chưa được cao, dẫn đến việc xử lý các
vụ việc xảy ra hay cách phòng ngừa chưa hiệu quả. Do đó, việc tăng cường quản
lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy là vấn đề cấp bách hiện nay.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phòng
cháy, chữa cháy ở huyện X, tỉnh Y hiện nay” làm tiểu luận kết thúc môn….
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu lOMoARcPSD|46958826 4
- Mục đích nghiên cứu là đích cuối cùng mà nghiên cứu hướng đến. Ví
dụ: Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục tại
Thành phố Hà Nội trong thời gian tới (không sử dụng từ “đưa ra” vì không
phải là chủ thể có thẩm quyền quyết định).
- Nhiệm vụ nghiên cứu là những việc cần phải thực hiện để đạt được
mục đích nghiên cứu. Thông thường tương ứng với mỗi chương sẽ có nhiệm
vụ nghiên cứu riêng. Ví dụ:
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá thực
trạng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở huyện X, tỉnh Y, tiểu luận đề
xuất một số pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy
ở huyện X, tỉnh Y trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, tiểu luận có những nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
Một là, phân tích cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy ở huyện X, tỉnh Y hiện nay.
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về phòng cháy, chữa cháy ở huyện X, tỉnh Y thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu gồm phạm vi không gian và thời gian (lưu ý khi
lựa chọn thời gian không phải chọn ngẫu nhiên là 03 năm hoặc 05 năm mà
phải có lý do để lựa chọn khoảng thời gian đó).
Ví dụ: Tiểu luận Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở huyện
X, tỉnh Y hiện nay thì đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa
cháy ở huyện X, tỉnh Y. lOMoARcPSD|46958826 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn và phạm vi địa bàn khảo sát của tiểu luận bao gồm:
Một là, không gian nghiên cứu: huyện X, tỉnh X;
Hai là, thời gian nghiên cứu: từ năm 2020 đến năm 2023.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp luận, phương pháp
nghiên cứu chủ đạo và phương pháp nghiên cứu cụ thể.
Ví dụ: Tiểu luận Quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở huyện
X, tỉnh Y hiện nay thì cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu như sau:
4.1. Cơ sở lý luận
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được nghiên cứu nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Bên cạnh đó, tiểu luận sử
dụng các phương pháp chủ đạo và phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân
tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, logic - lịch sử, nghiên cứu tài liệu và thống kê, so sánh.,…
5. Kết cấu của tiểu luận Được
trình bày theo mẫu sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được
kết cấu bởi…chương và… tiết.
2.2. Phần nội dung
* Yêu cầu về nội dung
- Đây là phần trình bày, bàn luận đánh giá các kết quả nghiên cứu, tiểu
luận cần bao gồm các nội dung sau:
Một là, cơ sở lý luận của nội dung tiểu luận nghiên cứu.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng nội dung nghiên cứu qua đó chỉ ra
những kết quả đạt được; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của thực trạng.
Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện các nội dung tiểu luận nghiên cứu. lOMoARcPSD|46958826 6
- Kết thúc chương phải sang trang mới để trình bày chương khác; mở đầu, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo cũng vậy, được trình bày thành các trang riêng.
- Nội dung các chương phải chặt chẽ, khoa học, logic với nhau; tránh
tình trạng thấy gì hay hoặc không biết viết nên lắp ghép cơ học cho xong.
Ví dụ: Tiểu luận “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở tỉnh Hưng Yên hiện nay”
Chương 1: Cơ sở lý luận gồm có các nội dung như khái niệm, chủ thể,
nội dung quản lý, các yếu tố tác động,… (tùy theo từng đề tài).
Chương 2: Phân tích các yếu tố tác động, đánh giá ưu điểm và nhược điểm của
quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở tỉnh Hưng Yên hiện nay (đánh giá phải dựa
theo nội dung quản lý được trình bày tại chương 1 như vậy mới bảo đảm tính logic).
Chương 3: Nêu quan điểm và đề xuất giải pháp tăng quản lý nhà nước
về tài nguyên nước ở tỉnh Hưng Yên thời gian tới.
Lưu ý: Riêng đối với đề tài “vai trò” cần phải nêu vai trò luôn tại
chương 1, chương 2 sẽ tiến hành đánh giá thực trạng vai trò.
- Nội dung không lặp quá 20%, nếu có trích dẫn phải dẫn nguồn.
* Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày
- Không dùng các ký tự như hoa thị, gạch đầu dòng mà sử dụng thứ nhất,
thứ hai hoặc một là, hai là,… ví dụ: Một là,…Hai là,…. Hoặc Thứ nhất, Thứ hai,..
- Đề mục hoặc các đoạn nội dung khi xuống dòng phải lùi vào đầu
dòng, không được lệch trái, lệch phải.
- Kết thúc tên đề mục (tiết, tiểu tiết) không sử dụng dấu chấm. Ví dụ:
1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm (không trình bày kiểu 1.1.
Khái niệm và đặc điểm của tội phạm.).
- Các chương, tiết phải cân đối, tránh trường hợp chương dài, chương ngắn.
- Nên kết cấu thành 03 chương, tương ứng với chương cơ sở lý luận,
chương thực tiễn và chương vận dụng hoặc quan điểm, giải pháp, kiến nghị. lOMoARcPSD|46958826 7
Kết cấu các chương được trình bày như sau: lOMoARcPSD|46958826 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN…
(Tên chương được trình bày canh giữa)
1.1.... (in đậm, không nghiêng) - Đây gọi là tiết
Ví dụ: 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội
phạm 1.1.1.... (in đậm, nghiêng) - Đây gọi là
tiểu tiết Ví dụ: 1.1.1. Khái niệm tội phạm
1.1.2....1.1.2.1…. (nghiêng, không đậm) 1.2.... 1.2.1.... 1.2.2.... lOMoARcPSD|46958826 9 Chương 2 THỰC TRẠNG... 2.1.... 2.1.1.... 2.1.2.... 2.2.... lOMoARcPSD|46958826 10 Chương 3 GIẢI PHÁP... 3.1.... 3.1.1.... 3.1.2.... 3.2.... 3.2.1.... 3.2.2.... lOMoARcPSD|46958826 11
2.3. Phần kết luận
- Trình bày những kết quả mới của tiểu luận một cách ngắn gọn, không
có lời bàn và bình luận thêm.
- Thể thức, cách trình bày như sau: KẾT LUẬN (canh giữa)
2.4. Phần danh mục tài liệu tham khảo
- Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn
luận trong tiểu luận.
- Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả tiểu luận theo
thông lệ của từng nước:
+ Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
+ Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên
trước họ (ví dụ, Nguyễn Văn A chứ không phải A (Nguyễn Văn).
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên
cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tác giả là: Bộ Nội vụ xếp
theo vần B, Học viện Báo chí và Tuyên truyền xếp theo vần H.
- Tài liệu tham khảo là sách, tiểu luận, báo cáo phải ghi đủ thông tin: + Tên
tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách). + (Năm xuất bản), (đặt
trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn). + Tên sách, tiểu luận, báo cáo, (in
nghiêng, dấu phẩy cuối tên). + Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản).
+ Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo).
- Tài liệu tham khảo là tạp chí ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ Tên tác giả (không có dấu ngăn cách).
+ (Năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn). +
“Tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
+ Tập (không có dấu ngăn cách).
+ (Số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn). lOMoARcPSD|46958826 12
+ Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết
thúc). Ví dụ:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội vụ (2004), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án điều tra thực
trạng cán bộ chuyên trách cơ sở, Hà Nội.
2. Bùi Xuân Đính (2003), “Việc tuyển chọn và sử dụng quan lại thời
phong kiến Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7 (183), tr. 46-53.
3. Nguyễn Minh V (2020), Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2.5. Phần mục lục
- Trình bày ở đầu hoặc cuối tiểu luận nhưng nên để sau trang bìa lót
(trình bày ở phần đầu tiểu luận).
- Trình bày trong một trang A4, chỉ cần trình bày đến nội dung tiết, không
cần trình bày tiểu tiết (tiết là 1.1. hoặc 1.2, còn tiểu tiết là 1.1.1…1.1.2). Người biên soạn
CÂU LẠC BỘ NHÀ QUẢN LÝ