Hướng dẫn tìm nội dung viết tiểu luận trong giáo trình môn Chủ nghĩa xã hội và khoa học | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Mục đích của việc viết tiểu luận là để các em sinh viên làm quen vớicông việc nghiên cứu khoa học, biết cách hệ thống những kiến thức đã học thành một bài viết theo một chủ đề nhất định. Các em cần tìm nội dung cho từng chủ đề tiểu luận chủ yếu là trong Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Khoa Triết học và Khoa học xã hội trường Đại học Kinhh doanh và Công nghệ Hà Nội và trong tài liệu ghi bài giảng của thầy trên lớp. Ngoài ra có thể bổ sung một vài chi tiết lấy ở những tài liệu trên mạng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: chủ nghĩa xã hội và khoa học
Trường: Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47028186 lOMoAR cPSD| 47028186
HƯỚNG DẪN TÌM NỘI DUNG VIẾT TIỂU LUẬN TRONG GIÁO TRÌNH ------------------ ----------
Mục đích của việc viết tiểu luận là để các em sinh viên làm quen với công việc nghiên cứu khoa
học, biết cách hệ thống những kiến thức đã học thành một bài viết theo một chủ đề nhất định. Các
em cần tìm nội dung cho từng chủ đề tiểu luận chủ yếu là trong Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa
học của Khoa Triết học và Khoa học xã hội trường Đại học Kinhh doanh và Công nghệ Hà Nội và
trong tài liệu ghi bài giảng của thầy trên lớp. Ngoài ra có thể bổ sung một vài chi tiết lấy ở những
tài liệu trên mạng. Nhưng chủ yếu là hệ thống những kiến thức đã được thầy giảng trên lớp và
những kiến thức đã được trình bầy trong Giáo trình
Để giúp cho các em sinh viên đỡ khó khăn trong việc viết tiểu luận, thầy hướng dẫn các em tìm
nội dung trong Giáo trình cho từng chủ đề tiểu luận.
Dựa vào nội dung trong Giáo trình, cộng với trí tuệ sáng tạo, các em sẽ dễ dàng viết được bài tiểu
luận đạt kết quả cao.
Chủ đề 1:Phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội và những tiền đề lý luận cho sự ra đời
và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Mở bài: Nêu định nghĩa Chủ nghĩa xã hội khoa học dựa vào mục 1.1 trang 13 Giáo trình.
- Thân bài: dựa vào nội dung mục 2.1 từ trang 45 đến trang 49 Giáo trình.
- Kết luận: Những điều kiện kinh tế - xã hội và những tiền đề lý luận đã trình bầy là nhưng điều
kiện cần và đủ cho sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học với tính cách là một hệ
thống lý luận khoa học và cách mạng, khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng
Chủ đề 2: Phân tích quá trình Mác và Ăng ghen xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học
- Mở bài: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải do tưởng tượng, ước mơ mà là kết quả tất
yếu của sự phát triển thực tế với những điều kiện kinh tế - xã hội và những tiền đề lý luận cùng
với tư duy lý luận khoa học và cách mạng của C. Mác và Ph. Ăng ghen. Mác và Ăng ghen đã
xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trải qua ba thời kỳ. - Thân bài: dựa vào nội
dung của Giáo trình từ trang 49 đến trang 58.
- Kết luận: Trải qua ba thời kỳ phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học đã được Mác và Ăng ghen xây
dựng thành một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng hoàn chỉnh.
Chủ đề 3: Phân tích quá trình Lê nin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trong
điều kiện lịch sử mới.
- Mở bài: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác đã được truyền bá rộng rãi vào nước
Nga và đã được V.I. Lênin vận dụng và phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử mới. - Thân
bài: Những hoàn cảnh lịch sử mới trong đó Lê nin đã vận dụng và phát triển Chủ nghĩa xã hội
khoa học do Mác và Ăng ghen xây dựng nên, đó là: chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang gian đoạn
đế quốc chủ nghĩa; khoa học về thế giới vi mô phát triển mạnh mẽ; chủ nghĩa xã hội hiện thực
được xây dựng ở nước Nga xô viết. lOMoAR cPSD| 47028186
Quá trình Lê nin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trải qua hai thời kỳ Trình
bày hai thời kỳ dựa vào nội dung của Giáo trình từ trang 58 đến trang 60.
- Kết luận: Quá trình Lê nin vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học đã góp phần to lớn
vào việc hoàn chỉnh hệ thống lý luận khoa học và cách mạng là cơ sở lý luận chỉ đao phong trào 1
đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện những mục tiêu lý
tưởng xax hội chủ nghĩa.
Chủ đề 4: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Mở bài: Quan điểm về thời kỳ quá độ là một trong những quan điểm cơ bản của hệ thống lý luận
chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Thân bài: Dựa vào nội dung Giáo trình từ trang 77 đến trang 82.
- Kết luận: Quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học về thời kỳ quá độ đã là cơ sở lý luận định
hướng cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, khắc phục những tư tưởng nóng vội
muốn đốt cháy giai đoạn, phát huy tinh thần sáng tạo tìm ra những hình thức, biện pháp thích
hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng quốc gia.
Chủ đề 5: Phân tích sự đổi mới quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
- Mở bài: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam
hiện nay, bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức, khó khăn cần giải quyết. Cơ hội và thách
thức đan xen tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Việc nhận rõ cơ hội và thách thức trong quá trình
vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
- Thân bài: Dựa vào nội dung của Giáo trình từ trang168 đến trang 171.
- Kết luận: Như vậy, cả từ phương diện lý luận, cả từ phương diện thực tiễn vận động của lịch sử
nhân loại suốt thế kỷ XX, thập niên đầu thế kỷ XXI và đặc biệt từ thực tiễn lịch sử đấu tranh giải
phóng, xây dựng đất nước ở Việt Nam, việc nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa là một tất yếu khách quan, là hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại, với đặc
điểm lịch sử - cụ thể của cách mạng Việt Nam, đáp ứng đúng khát vọng của nhân dân ta.
Chủ đề 6: Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về hai giai đoạn phát triển
của xã hội Cộng sản chủ nghĩa.
- Mở bài: Xuất phát từ quan niệm duy vật lịch sử và học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã chỉ ra sự phát triển xã hội loài người là quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên,
từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Sự ra đời xã hội mới bắt nguồn từ tất yếu
kinh tế và được thai nghén từ trong lòng xã hội cũ. Đây chính là cơ sở lý luận và thực tiễn để các
nhà chủ nghĩa xã hội khoa học đưa ra quan điểm về hai giai đoạn phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa
- Thân bài: Dựa vào nội dung của Giáo trình từ trang 71 đến trang 77.
- Kết luận: Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra các dự báo và luận giải về sự ra
đời, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa trên cơ sở phân tích quy luật kinh
tế của sự vận động trong xã hội, đặc biệt là quy luật kinh tế của sự vận động trong xã hội tư bản
chủ nghĩa. Đó là cơ sở lý luận cho việc đề ra đường lối chính sách phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa. lOMoAR cPSD| 47028186
Chủ đề 7: Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về vai trò tiên phong và sứ
mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.
- Mở bài: Chủ nghĩa xã hôi khoa học đã chỉ ra những luận cứ chính trị - xã hội rõ ràng, trực tiếp
nhất để khẳng định sự tất yếu xã hội tư bản chủ nghĩa bằng xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong 2
công cuộc chuyển biên hình thái kinh tế - xã hội mang tính lịch sử đó, giai cấp công nhân chính là
người nắm vai trò chủ chốt. Một trong những nội dung quan trọng nhất, cơ bản nhất của học thuyết
chủ nghĩa xã hội khoa học lá quan điểm về vai trò tiên phong và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân.
- Thân bài: Dựa vào nội dung của Giáo trình từ trang 67 đến trang 71.
- Kết luận: Từ những phân tích trên về vai tò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã khẳng
định tính khách quan của vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhận thức của chúng ta, giúp chúng ta có nhận
thức đúng đắn về giai cấp công nhân, góp phần phát huy vai trò của giai cấp công nhân trong khối
đại đoàn kết toàn dân, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân toàn thế giới.
Chủ đề 8: Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa xã hội khoa học về liên minh giai cấp giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Mở bài: Ngay trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ( xuất bản năm 1848),
C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã nói đến khả năng và sự cần thiết phải đoàn kết giai cấp
công nhân với các tầng lớp trung gian. Sau cách mạng 1848 - 1852 ở Tây Âu, các
ôngkhẳng định, vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân và các giai tầng khác trong
xã hội, nhất là giai cấp nông dân trở thành vấn đề có tính sống còn đối với cuộc đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Quan điểm về liên minh giai cấp giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức cùng với đoàn kết với các
tầng lớp lao động khác là một trong những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hôi khoạ học.
- Thân bài: Dựa vào nội dung của Giáo trình từ trang 82 đến trang 87 có bổ sung đoạn về giai cấp công nhân dưới đây
(- Về giai cấp công nhân: Là giai cấp những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận
hành những công cụ sản xuất công nghiệp hiện đại có trình độ xã hội hóa cao. Là con đẻ của
nền sản xuất đại công nghiệp. Là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến cho phương thức sản xuất hiện đại.
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người lao động làm thuê vì
không có sở hữu tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để sống, bị giai cấp tư sản bóc lột giá
trị thặng dược tạo ra trong quá trình lao động sản xuất. Do đó lợi ích cơ bản của giai cấp công
nhân đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.
Do địa vị kinh tế - xã hội nói trên, giai cấp công nhân có những đặc điểm sau:
+ Giai cấp công nhân có tính tổ chức, kỷ luật cao. lOMoAR cPSD| 47028186
+ Là đội ngũ có tính tiên phong và tinh thần cách mạng triệt để nhất
+ Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập được trang bị lý luận khoa học và cách mạng
tiên phong là chủ nghĩa Mác - Lênin. 3
Với những đặc điểm này, giai cấp công nhân có vai trò, sứ mệnh tập hợp lực lượng quần
chúng nhân dân lao động trong một liên minh giai cấp; lãnh đạo phong trào cách mạng của
quần chúng thực hiện những mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa)
- Kết luận: Liên minh giai cấp bền vững phải dựa trên việc tôn trọng nhu cầu, lợi ích của
chính bản thân các chủ thể tham gia liên minh. Vì vậy, vấn đề cơ bản và xuyên suốt, vừa là nội
dung, vừa là nguyên tắc mang tính quy luật trong việc xây dựng khối liên minh công - nông - trí
thức là phải xác định đúng các nhu cầu, phát hiện kịp thời các nhu cầu mới nảy sinh của công nhân,
nông dân, trí thức trong từng giai đoạn cụ thể; trên cơ sở những tiềm năng và thực trạng kinh tế -
xã hội từ đó có giải pháp để thỏa mãn các nhu cầu; xử lý đúng đắn, kịp thời những mâu thuẫn nảy
sinh giữa các giai cấp. Làm tốt điều này, sẽ củng cố, tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và
phát triển xã hội, hoàn thành sự nghiệp cách mạng xây dựng chế độ xã hội mới xã hội chủ nghĩa. . lOMoAR cPSD| 47028186 4