iii Kỹ thuật an toàn bộ môn an toàn lao động Trường đại học Xây Dựng Hà Nội
ĐIII.1. Kỹ thuật an toàn điệnI. Nguyên nhân gây tai nạn điện Tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện ( bộ phận dẫn điện của các thiết bị điện để hở, dây dẫn điện bị hỏng chất cách điện, điện áp vượt qúa giới hạn an toàn, đóng điện bất ngờ do không có biển báo biển cấm ).Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: An toàn lao động trong xây dựng
Trường: Đại học Xây Dựng Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 45222017
ĐIII.1. Kỹ thuật an toàn điện
I. Nguyên nhân gây tai nạn điện
- Tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện ( bộ phận dẫn điện của các thiết bị điện để hở, dây dẫn điện bị hỏng
chất cách điện, điện áp vượt qúa giới hạn an toàn, đóng điện bất ngờ do không có biển báo, biển cấm ).
- Tiếp xúc với bộ phận kim loại lúc bình thường không có điện nhưng do rò mát hoặc chất cách điện bị hư hỏng. -
Điện áp bước (đi vào vùng có dòng điện rò ra đất). - Phóng hồ quang điện.
- Sửa chữa điện không cắt điện hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ thích hợp.
- Không nắm vững nguyên tắc cấp cứu tai nạn điện.
- Do vi phạm nội quy an toàn sử dụng điện.
II. Sự tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người và các yếu tố ảnh hưởng.
1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể người
- Tác động về nhiệt gây bỏng (Tại chỗ tiếp xúc khi điện giật thường bị bỏng, bỏng do phóng hồ quang điện.) - Tác
động về hoá: Dòng điện truyền qua cơ thể gây điện phân làm phân hoá tế bào.
- Tác động sinh học: Kích thích và làm đình trệ hoạt động của não, làm ngưng trệ sự hoạt động của tim, phổi, ảnh
hưởng đến sự phân chia tế bào trong cơ thể.
- Tác động về cơ học: Dòng điện có tác động về cơ học lớn đối với các tế bào trong cơ thể. Dòng điện làm hủy hoại
các tế bào và điện giật gây ngã cao (nguyên nhân gián tiếp) làm chấn thương các bộ phận cơ thể.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác hại *
Cường độ dòng điện qua người: Ing (mA)
Tác dụng của cường độ dòng điện đối với cơ thể người thể hiện qua bảng sau Ing (mA)
Dòng điện xoay chiều tần số 50 ¸ 60 Hz Dòng điện một chiều 0,6 ¸ 1,5 - Bắt đầu tê ngón tay - Không cảm giác 2 ¸ 3 - Ngón tay tê rất mạnh - Không có cảm giác 5 ¸ 7
- Bắp thịt tay co lại và rung
- Đau như kim châm và thấy nóng
- Nóng tăng lên rất mạnh 8 ¸ 10
- Tay khó rời vật mang điện nhưng có thể rời được,
ngón tay, khớp tay, bàn tay thấy đau
- Nóng tăng lên và bắt đầu thấy có 20 ¸ 25
- Tay không thể rời vật mang điện, đau tăng lên, khó thở hiện tượng co quắp 50 ¸ 80
- Hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh
- Rất nóng, các bắp thịt co quắp, khó thở
- Hô hấp bị tê liệt, quá 3 giây thì tim bị tê liệt và ngừng - Hô hấp bị tê liệt 90 ¸ 100
đập, hệ thần kinh bị tê liệt
Qua đó ta thấy Ing càng cao càng gây nguy hiểm.
Giới hạn an toàn của Ing đối với dòng xoay chiều có tần số f = 50Hz là 10mA.
Giới hạn an toàn của Ing đối với dòng 1 chiều là 50mA. *
Tần số dòng điện: f (HZ) tần số càng cao thì mức nguy hiểm về điện càng giảm, người ta thấy rằng khi tần số (f) đến
500.000 HZ thì không gây điện giật (với các điện áp hiện nay sử dụng) mà chỉ gây ra bỏng. Như vậy tần số dòng điện hiện nay 50 Hz là nguy hiểm hơn cả. *
Đường đi của dòng điện qua cơ thể: Dựa vào phân lượng dòng điện qua tim để đánh giá mức nguy hiểm của dòng
điện khi đi vào cơ thể bằng các đường khác nhau.
Bảng phân lượng dòng điện qua tim theo đường đi dòng điện qua người
Dòng điện đi qua cơ thể
Phân lượng dòng điện qua tim (%) - Từ chân qua chân 0,4 - Từ tay qua tay 3,3 - Từ tay trái qua chân 3,7 - Từ tay phải qua chân 6,7 *
Thời gian điện giật (Sec) thời gian càng kéo dài càng nguy hiểm vì khi đó lượng tế bào bị phân huỷ càng nhiều, tại
chỗ tiếp xúc do tác dụng về nhiệt gây ra bỏng làm cho điện trở tiếp xúc giảm đi và điện trở của người giảm. (Xem thêm bảng Tác dụng
của dòng điện đối với cơ thể con người). *
Điện trở của người: Rng ( ) 24 lOMoARcPSD| 45222017
Điện trở tiếp xúc của người có thể thay đổi từ 600 ¸400.000 W, Rng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
- Sức khỏe của mỗi người, mức khô ráo của da, vị trí tiếp xúc, lớp sừng trên da, thời gian điện giật. Khi tính toán luôn lấy Rng = 1000W.
- Điện áp dòng điện: Nếu người tiếp xúc trực tiếp vào mạng điện thì Ing =
U . Vì vậy khi U tăng làm cho Ing tăng, Rng
mức độ nguy hiểm tăng lên.
- Các yếu tố môi trường: Vi khí hậu, áp suất không khí ảnh hưởng đến Rng làm cho Ing thay đổi.
III. Các trường hợp người có thể tiếp xúc với mạng điện và trị số dòng điện qua người
1. Người tiếp xúc vào 1 dây (lửa hoặc mát xông lửa) trong mạng 1 pha 2 dây.
Đây là trường hợp không hay ít phổ biến trong sản xuất và đời sống hàng ngày.
Trị số dòng điện qua người Ing xác định bằng khả năng dẫn điện của các nhánh song song với điện trở: Trong đó:
- U: Điện áp của mạng (V).
- Rcd: Điện trở cách điện tương đương của điện trở R1, R2 với giả thiết R1 = R2(W). -
Rng: Điện trở người (W).
2. Người tiếp xúc vào 1 pha trong mạng 3 pha có dây trung hoà cách điện.
Coi như Rng mắc song song điện trở cách điện (Rcđ) của pha đó và nối tiếp với điện trở cách điện của 2 pha còn lại.
- Trị số dòng điện qua người là: Ing = Ud .1000 = .1000 = 3Up.1000(mA) 3Rng + Rcd 3Rng +Rcd 3Rng +Rcd 3 Trong đó:
- Up điện áp pha, Ud điện áp dây
- Rcđ là điện trở cách điện của các pha với đất (R1, R2, R3)
3. Người tiếp xúc vào 1 pha trong mạng 3 pha có trung hoà nối đất. 25 lOMoARcPSD| 45222017
Coi như người mắc nối tiếp với cực nối đất của dây trung hoà và cuốn dây pha của máy biến thế.
Trị số dòng điện qua người là: Ing = Up ´1000(mA) Rng +Ro
Trong đó: Ro điện trở tính toán của cọc nối đất lấy bằng 4W trong mạng điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 1000V và lấy bằng 10W
trong mạng có tổng công suất nhỏ hơn hoặc bằng 100KVA.
4. Người tiếp xúc vào 2 pha trong mạng 3 pha.
Có thể xem là nguy hiểm nhất nhưng trường hợp này ít gặp, trị số dòng điện qua người là: * Trị số:
Trị số điện áp tại một điểm cách chỗ chạm đất (0) một khoảng x là Ux = Ix. rđ
- Ix: trị số dòng điện tại điểm chạm đất (A)
- rđ: Điện trở suất của đất; (W cm2) IC = 2PIcx2
- Ic: Trị số dòng điện chạm đất
- x: Khoảng cách từ điểm chạm đất đến điểm xét (cm)
* Do tính chất phân bố điện thế giảm dần khi càng xa điểm chạm đất nên trên thực tế dòng điện áp bước không còn tác 26 lOMoARcPSD| 45222017
dụng khi khoảng cách này lớn hơn 20m. Khi rơi vào vùng có điện áp bước có thể thoát ra khỏi đó bằng cách nhảy lò cò một chân. 27 lOMoARcPSD| 45222017
* Nối đất qua dây trung hoà
Khi có dòng điện rò ra vỏ máy, nối vỏ máy về dòng trung tính sẽ tạo ra đoản mạch làm chảy dây chì hoặc ngắt điện bộ phận tự động.
Trị số dòng điện qua người: Ing = r Idoank .1000(mA) Rng + + + +Ro rk... rg
I đoản: trị số dòng điện lúc đoản mạch
rk: điện trở nhạy của dây trung hoà. rg:
điện trở giầy của người.
* Nối đất tại điểm không và dọc theo chiều dài dây trung hoà (cho toàn lưới điện): áp dụngvới mạng điện áp £1000
V để đảm bảo cho dây trung hoà luôn luôn có điện áp = 0 trong mọi trường hợp và khi đứt 1 dây pha dây trung hòa không
trở thành dây pha. Ngoài ra nối lặp lại 250m /1lần, tại các điểm rẽ, điểm cuối cùng của hệ thống. 28 lOMoARcPSD| 45222017
* Bố trí thiết bị cắt điện bảo vệ: Để cắt được nhanh chóng khi xuất hiện điện áp vượt quá giới hạn quy định, người ta bố
trí các thiết bị cắt điện tự động.
* Sử dụng hệ thống tiếp đất: Với các thiết bị di động, việc tiếp đất thuận lợi hơn bởi các thiết bị này không hoạt động ở một vị trí lâu dài.
c. Đề phòng phóng hồ quang điện
- Khi làm việc hoặc đi lại gần dây trần cần tuân theo khoảng cách an toàn. Điện áp (kV) 6 ¸ 15 15 ¸ 35 35 ¸ 110 110 ¸ 300 Khoảng cách (m) 2 3 4 6
d. Cấp cứu tai nạn điện: -
Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện bằng cách ngắt cầu dao, rút phích, rút cầu chì, bật áttômát,
dùng vật không dẫn làm đứt dây, hoặc kéo nạn nhân ra khỏi vật mang điện Chú ý cách điện tốt cho người cấp cứu. -
Sau khi tách nạn nhân ra khỏi vật mang điện cần kiểm tra tim mạch, hô hấp, nếu hô hấp tê liệt cần phục hồi bằng
cách hà hơi thổi ngạt, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (đồng thời gọi điện y tế 115) -
Khi hô hấp phục hồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế, trên đường đi cũng phải có người theo dõi giúp đỡ để duy trì hô
hấp. V. Đề phòng tĩnh điện
1. Hiện tượng và hậu quả
- Tĩnh điện có thể xảy ra khi cọ sát giữa các vật không dẫn hoặc giữa vật dẫn và không dẫn với nhau - Sản xuất có thể có tĩnh điện:
+ Chuyên chở đong rót chất lỏng, khí không dẫn điện.
+ Nghiền nhỏ các vật rắn.
+ Cọ sát giữa đai truyền lên trục quay.
- Đôi khi tĩnh điện có thể xảy ra từ cơ thể người.
* Hậu quả: Tĩnh điện phóng tia lửa điện tìm tới các môi trường sản xuất có các chất bụi, khí dễ tạo tới không khí hỗn hợp nổ
cháy nguy hiểm có thể tạo ra các vụ cháy, nổ nguy hiểm.
2. Các biện pháp đề phòng
- Nối đất, tiếp đất cho các bể chứa, ống dẫn, téc chở dung môi không dẫn điện - Trung hoà điện tính.
- Tăng độ ẩm không khí trong các phòng có tĩnh điện, hoặc làm ẩm các vật.
- Với dây curoa, phải nối đất cho phần kim loại của máy và bôi dầu dẫn điện cho dây curoa.
- Đối với công nhân cũng cần tạo sự dẫn điện từ cơ thể xuống sàn và không mặc quần áo tơ lụa tự nhiên, đeo đồ trang sức kim loại.
VI. Chống sét cho công trình xây dựng.
1. Hiện tượng và hậu quả của phóng điện sét.
Sét là hiện tượng phóng điện giữa các đám mây tích điện trái dấu khi cường độ điện trường đạt đến trị số cường độ phóng điện trong không khí.
Khi bắt đầu phóng điện, điện thế giữa các đám mây đạt đến trị số hàng vạn đến hàng triệu vôn. Cường độ dòng điện có thể
đạt đến hàng chục ngàn ampe (có thể đến 600KA)
Năng lượng phát ra khi phóng điện có thể phá huỷ công trình, thiết bị, nhà ở, gây ra các đám cháy, làm chết người, súc vật........
ở nước ta thời gian dông mưa trung bình 44-61 ngày/năm mật độ sét trung bình là 3,3 – 6,47 lần/km2năm, do
đó việc chống sét cho công trình là rất cần thiết.
2. Phân cấp công trình theo tiêu chuẩn chống sét. -
Cấp 1: Là các nhà sản xuất và các công trình thường xuyên thường xuyên thoát ra các hơi, khí, bụi...dễ tạo ra với
không khí một hỗn hợp cháy nổ. Khi bị sét đánh gây ra cháy nổ rất nguy hiểm và phá hủy lớn về cơ học. Công trình này phải thực hiện
chống sét ở mọi nơi, không phụ thuộc vào vị trí lãnh thổ và thời gian giông sét hàng năm. -
Cấp 2: Là các nhà sản xuất và các công trình chỉ thoát ra các chất hơi, khí, bụi...dễ tạo với không khí một hỗn hợp
cháy nổ khi có sự cố. Khi bị sét đánh gây ra cháy nổ và phá hủy về cơ học. Công trình loại này phải thực hiện chống sét ở những nơi
thời gian giông sét hàng năm lớn hơn hoặc bằng 10h. -
Cấp 3: Là các nhà sản xuất và các công trình khi bị sét đánh chủ yếu phá hủy về cơ học. Thực hiện chống sét ở
những nơi thời gian giông sét hàng năm lớn hơn hoặc bằng 20h.
Ghi chú: Các công trình có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã hội...( Ví dụ như Lăng Hồ Chủ Tịch, viện bảo tàng, nhà
băng.... ) mặc dù là công trình cấp 3 nhưng phải coi như công trình cấp 1 về chống sét.
Các công trình cấp 1 không được phép bố trí trực tiếp kim thu sét trên đỉnh kết cấu công trình mà phải đặt cách ly hoặc 29 lOMoARcPSD| 45222017 độc lập.
Các công trình độc lập, dạng tháp... cho phép bố trí trực tiếp nhưng tại mỗi vị trí phải có 2 kim thu, 2 dây dẫn sét và 2 cực nối đất riêng biệt.
Các công trình cấp 2 có thể sử dụng thu lôi loại lưới thay cho kim thu sét. Nếu ô lưới 5mx5m thì tiết diện thanh làm lưới la không nhỏ hơn 50mm2.
Công trình cấp 3 có thể sử dụng mọi loại thu lôi. 3. Bảo vệ chống sét.
Nội dung bảo vệ chống sét gồm:
- Bảo vệ sét đánh trực tiếp (đánh thẳng)
- Bảo vệ chống sét cảm ứng ( tĩnh điện và cảm ứng điện từ) - Bảo vệ chống sét lan truyền.
Chống sét đánh thẳng là cơ bản đối với công trình xây dựng ; Các bộ phận gồm:
- Kim thu hồi; bằng kim loại (thép) đầu kim vuốt nhọn, mạ dẫn điện S³100mm2 - Dây dẫn sét xuống thiết
bị nối đất: bằng thép f ³10.
- Thiết bị nối đất (xem nối đất cho thiết bị điện)
4. Xác định phạm vi bảo vệ của hệ thu lôi: *
Phạm vi bảo vệ của thu lôi: là khoảng không gian mà ở đó các công trình và người được bảo vệ về phương diện chống
sét, được xác định bằng thực nghiệm trên mô hình. *
Trường hợp 1 kim (cột) chôn độc lập có độ cao so với mặt đất là h.
Theo lý thuyết của Benjamin Franklin, phạm vi bảo vệ của một kim thu lôi độc lập là phần không gian nằm bên trong mặt tròn xoay
quanh trục là kim thu lôi chiều cao H, tạo bởi đường sinh là đường cong có phương trình là:
rx=1,6pH(H-hx)/(H+hx) với p=1,0 khi 0≤hx≤H≤30,0 (m) và p=5,5/H0,5 khi H>30 (m).
trong đó: hx và rx là cao độ và bán kính đường tròn trên mặt chiếu bằng tâm là kim thu lôi, của từng điểm x trên đường sinh.
Lý thuyết hiện đại, lấy gần đúng đường sinh tạo thành phạm vi bảo vệ của kim thu lôi, là đường thẳng (TCXDVN 46:2007) hay đường
thẳng gãy khúc (TCXD 46:1984). Tiêu chuẩn thiết kế chống sét Việt Nam TCXD 46:1984, coi đường sinh phạm vi bảo vệ cột thu lôi
độc lập là đường gãy khúc có phương trình là: rx=1,50(H-1,25hx) ; với 0≤hx≤0,667H, góc bảo vệ là 56,310o rx=0,75(H-1,00hx) ; với
0,667H≤hx≤H, góc bảo vệ là 36,870o
Tiêu chuẩn thiết kế chống sét Việt Nam TCXDVN 46:2007, coi đường sinh phạm vi bảo vệ cột thu lôi độc lập là đường
thẳng nghiêng với phương thẳng đứng của kim một góc bảo vệ là 45o.[1] Tiêu chuẩn TCVN 46:2007, xem xét tới diện tích
mặt bằng phạm vi bảo vệ ở cao độ chân cột thu lôi (có thể ở cốt nền mặt đất hoặc có thể là mái công trình).
Coi trục chứa kim thu thẳng đứng là hx.
Bán kính bảo vệ theo phương ngang là rx.
Tạo hệ trục rx0hx(hình vẽ) thì phạm vi bảo vệ là hình nón tròn xoay có trục là hx, đường sinh được xác định bởi đường gẫy
khúc tạo ra từ phương trình 2 đường thẳng.
Nếu so sánh trên cùng một diện tích hình tròn mặt bằng phạm vi bảo vệ ở cao độ chân cột thu lôi, của các trường hợp áp
dụng TCXD 46:1984 và TCXDVN 46:2007 và tiêu chuẩn TCVN 9385-2012 với nhau, thì chiều cao yêu cầu của cột thu lôi độc lập theo tiêu
chuẩn TCXDVN 46:2007 và tiêu chuẩn TCVN 9385-2012 là Hc, cao gấp rưỡi chiều cao cột yêu cầu theo tiêu chuẩn 1984 là H, (Hc=1,5H).
Như vậy, để bảo vệ chống sét cho cùng một diện tích mặt bằng chân cột thu lôi đơn, thì tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 và tiêu chuẩn
TCVN 9385-2012, yêu cầu an toàn hơn. Khi kiểm tra phạm vi bảo vệ của kim thu lôi, cho công trình hoặc nhóm công trình, chúng ta vẫn
nên kiểm tra theo tiêu chuẩn TCXD 46:1984, nhưng sau đó phải kết luận và kiến nghị nâng chiều cao cột thu lôi lên 1,5 lần để đáp ứng
tiêu chuẩn chống sét mới TCVN 9385-2012, nhằm đảm bảo an toàn hơn. * Trường hợp 2 kim thu kết hợp:
Phạm vi bảo vệ của hệ thu lôi 2 kim cao bằng nhau H hoặc Hc=1,5H, nằm cách nhau một khoảng A≤5,0H. (H là theo tiêu chuẩn thiết kế
chống sét Việt Nam TCXD 46:1984, trang 23-24, và Hc là theo Tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007).
Theo TCXD 46:1984, khi hai kim thu lôi cao bằng nhau, đặt cách nhau một khoảng cách đủ nhỏ (nhỏ hơn giới hạn được xác định bên
dưới là 5H), nhưng có thể vẫn lớn hơn đường kính hình tròn mặt bằng phạm vi bảo tại chân cột (bằng 3H), thì ngoài các phạm vi bảo vệ
hình nón quanh từng cột (giống như cột độc lập), ở giữa khoảng 2 cột phạm vi bảo vệ còn được mở rộng tạo thành vùng phạm vi bảo
vệ kết hợp là không gian nằm bên dưới một mặt bậc hai có dạng yên ngựa. Đường sinh trên mặt đứng đi qua trục nối 2 cột, của mặt
cong yên ngựa này được lấy là đường cung tròn có tâm nằm trên trung trực của khoảng cách hai cột trên mặt bằng, và nằm ở cao độ
4H (4 lần chiều cao cột thu lôi). Theo tiêu chuẩn TCXD 46:1984, đường sinh trên mặt đứng đi qua trục nối 2 cột, của mặt cong yên ngựa
(hyperbolic paraboloid) này được lấy là đường cung tròn bán kính R, có tâm nằm trên đường trung trực của khoảng cách hai cột trên
mặt bằng A, và nằm ở cao độ 4H (4 lần chiều cao cột thu lôi). Điểm thấp nhất của đường sinh này, nằm tại trung điểm khoảng cách 2 cột
trên mặt bằng A, có cao độ ho được xác định là: ho= (4H- 0,25A2 +9H2 ) = 4H- 0,25A2 + 9H2. 30 lOMoARcPSD| 45222017
Với A là khoảng cách 2 cột trên mặt bằng. Khoảng cách A càng lớn ho càng nhỏ (khi ho=0 thì 2 cột trở về trường hợp độc lập không còn
tạo thành hệ kết hợp nữa). Do đó, điều kiện để hai cột bằng nhau kết hợp bảo vệ là: A≤((28)1/2)H=5,29H[2]
Tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 lấy đường sinh trên là đường thẳng gẫy khúc, hợp bởi góc bảo vệ 60o từ đỉnh mỗi cột, vào bên trong
khoảng 2 cột. Do đó, tg60o=1,732=A/(2(Hc – ho)), điều kiện để 2 cột bằng nhau kết hợp bảo vệ theo tiêu chuẩn 2007, là: A≤3,4641Hc
(và nếu lấy chiều cao cột thu lôi theo tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007
gấp rưỡi chiều cao cột theo tiêu chuẩn 1984, (Hc=1,5H), thì:A≤5,196H=3,464Hc).
Phạm vi bảo vệ kết hợp bên trong giữa hai cột mặc dù được giới
hạn bởi mặt bậc hai, nhưng trong các tiêu chuẩn chống sét 1984
và 2007 đều coi gần đúng giao tuyến của mặt cong này với mặt
bằng cao độ chân cột là đường thẳng gấp khúc đối xứng vơi nhau
qua trục nối hai cột và qua đường trung trực của trục này. Các
đường thẳng này tạo thành vùng diện tích mặt bằng bảo vệ kết
hợp ở chân cột thu lôi, mở rộng và nối liền hai diện tích hình tròn
phạm vị bảo vệ tại chân mỗi cột với nhau, trong khoảng giữa hai
cột. Phương trình của các đoạn thẳng biên được xác định là:
bx=1,5(H – 2(H – ho)x/A) ; Với 0≤x≤A/2, bx là bán kính (hay bề rộng)
phạm vi bảo vệ kết hợp trong khoảng giữa 2 cột tại cao độ chân
cột về mỗi phía của trục 2 cột (bx tại tâm chân cột bằng 1,5H, và
tại điểm giữa khoảng cách 2 chân cột bằng 1,5ho).
Tiêu chuẩn chống sét mới nhất là TCVN 9385-2012 kế thừa TCXDVN
46:2007 và bổ sung điều kiện áp dụng vùng bảo vệ và góc bảo vệ nghiêm
ngặt hơn cho tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007.
+ 2 kim có độ cao bằng nhau h
Phía ngoài hai cột xác định tương tự trường hợp từng cột độc lập.
Trong khoảng 0102 xác định theo cách vẽ hình như sau:
+ Dựng đường trung trực của đoạn O1O2.
+ Lấy điểm K tại độ cao 4h trên đường trung trực.
+ Lấy K làm tâm, quay cung tròn đi qua 2 đỉnh cột.
+ Khi đó, điểm thấp nhất của cung tròn (thuộc đường trung trực) có độ cao ho được xác định theo công thức sau: h0 =4h – R
= 4h- (0,5 )a 2 +(3 )h 2 (Công thức này còn lý giải cho điều kiện a£5h)
+ Xét tiết diện đi qua ho, ta có phạm vi bảo vệ được thể hiện trên mặt cắt B_B trong hình vẽ.
+ Trong thực tế đối với một khối công trình hình hộp được bảo vệ bởi hai cột, tiết diện B_B là nguy hiểm nhất. Vì vậy,
nếu công trình nằm trong phạm vi bảo vệ của tiết diện B_B thì mọi điểm của công trfnh dều a toàn về phương diện chống sét. 31 lOMoARcPSD| 45222017
- Phía ngoài 2 cột vẽ giống như từng cột độc lập. 32 lOMoARcPSD| 45222017
- Trong khoảng giữa 2 cột tiến hành theo hình vẽ nếu coi 0’1 là 1 cột ảo thì khoảng 0’102 làm giống trường hợp hai cột bằng nhau và có độ cao là h2
ho = 4h2 - (0,5 )a 2 + (3h2)2
Trong trường hợp 2 kim kết hợp khi kiểm tra cần chú ý nhất tiết diện B-B (Tại vị trí có độ cao là
ho). * Trường hợp dây thu sét: thay cho kim thu người ta thường áp dụng cho công trình chạy dài.
rx = 1,2(h - 1,25hx) Khi 0 £ hx £ h Nếu bố trí cột thu
sét ở đỉnh 1 đa giác nội tiếp đường tròn thỏa mãn điều kiện: D £ 8B0min D: Đường kính vòng
tròn ngoại tiếp đa giác mà đỉnh là các kim thu nằm ỏ lân cận nhau h: Độ cao của kim thu so với mặt đất.
hx: Độ cao của công trình cần bảo vệ. D
1. Cấu tạo hệ thống nối đất
Hệ thống cực nối đất bao gồm dây dẫn sét và cực nối đất. Hệ thống cực nối đất chống sét cho công trình thiết bị điện hiện nay
cấu tạo chủ yếu bằng thép hình dạng L hoặc thép ống chiều dầy d ³3,5mm, thường chôn trong đất dưới dạng cọc hoặc nằm ngang,
nhưng phổ biến là dạng cọc thẳng đứng với hai hình thức sau: 33 lOMoARcPSD| 45222017
Trong đó: Rc: điện trở của 1 cọc
(W) r: điện trở riêng của đất (W cm) l: phần cọc chôn
trong đất (cm) d: đường kính cọc (cm). Nếu cọc là thép góc thì quy đổi d=0,95b (b: bề rộng
cánh thép góc) t: khoảng cách từ trọng tâm cọc đến mặt đất.
Sau khi tính Rc nếu Rc £ Rtt (điện trở yêu cầu ) thì không cần điều chỉnh chiều dài cọc hoặc tăng số cọc. Tỷ lệ a/l Số cọc n Hệ số sử dụng Tỷ lệ a/l Số cọc n Hệ số sử dụng 0.5 0,75 0.5 0,42 1 0,84 - 0,87 1 0,47 - 0,50 2 0,90 - 0,92 2 0,65 - 0,70 3 0,93 - 0,95 3 0,74 - 0,79 0.5 0,7 0.5 0,38 1 0,76 - 0,80 1 0,57 2 0,85 - 0,88 2 0,77 3 0,90 - 0,92 3 0,85 0.5 0,6 0.5 0,36 1 0,67 - 0,72 1 0,55 2 0,79 - 0,83 2 0,74 3 0,85 - 0,88 3 0,83 0.5 0,5 0.5 0,35 1 0,56 - 0,62 1 0,53 34 lOMoARcPSD| 45222017 2 0,72 - 0,77 2 0,72 3 0,79 - 0,89 3 0,82 0.5 0,45 0.5 0,33 1 0,51 - 0,65 1 0,52 2 0,66 - 0,73 2 0,72 3 0,75 - 0,80 3 0,82
Bảng tra hệ số sử dụng của cọc khi cọc bố trí dọc theo chiều dài tia Tỷ lệ a/l Số cọc n Hệ số sử dụng Tỷ lệ a/l Số cọc n Hệ số sử dụng 0.5 0.5 0,27 1 0,66 - 0,75 1 0,33 - 0,39 2 0,77 - 0,80 2 0,49 - 0,55 3 0,84 - 0,86 3 0,59 - 0,65 0.5 0.5 0,28 1 0,58 - 0,65 1 0,39 2 0,71 - 0,75 2 0,57 3 0,78 - 0,82 3 0,65 0.5 0.5 0,24 1 0,52 - 0,58 1 0,37 2 0,66 - 0,71 2 0,55 3 0,74 - 0,78 3 0,64 0.5 0,36 0.5 0,23 1 0,44 - 0,50 1 0,36 2 0,61 - 0,66 2 0,53 3 0,68 - 0,73 3 0,62 0.5 0,32 0.5 0,22 1 0,38 - 0,44 1 0,35 2 0,55 - 0,61 2 0,52 35 lOMoARcPSD| 45222017 3 0,64 - 0,69 3 0,61 0.5 0,30 0.5 0,215 1 0,36 - 0,42 1 0,34 2 0,52 - 0,58 2 0,51 3 0,62 - 0,67 3 0,60 0.5 0,28 0.5 0,21 1 0,33 - 0,39 1 0,34 2 0,49 - 0,55 2 0,34 3 0,59 - 0,65 3 0,595
Bảng tra hệ số sử dụng của cọc khi cọc bố trí dọc theo chu vi mạch vòng Ngược lại
cần tăng số cọc (n) sẽ tính như sau:
Trong đó: n: số lượng cọc km: hệ số phụ
thuộc vào mùa (1- 1,75) hc: hệ số sử dụng cọc (bảng tra).
Sau khi tính ra số lượng cọc cần bố trí dưới dạng mạch chạy dài hoặc vòng nối các cọc bằng thép bản hoặc thép tròn thực
chất phần này cùng tham gia làm giảm điện trở nối đất nhưng bỏ qua để tăng tính an toàn.
Khoảng cách a bằng bội số của l.
ĐIII. 2. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các máy móc thi công xây dựng.
I. Những nguyên nhân gây tai nạn.
Có nhiều nguyên nhân gây tai nạn từ thiết kế, chế tạo đến lắp đặt, bảo quản, sử dụng. Trong phạm vi bài này chỉ đề cập đến
nguyên nhân do lắp đặt, bảo quản và sử dụng.
1. Tình trạng máy sử dụng không tốt. * Máy không hoàn chỉnh:
- Thiếu các thiết bị an toàn, hoặc có nhưng đã bị hư hỏng ( thiếu thiết bị khống chế tải, khống chế độ cao nâng móc,
khống chế góc quay cần trục...); van an toàn của thiết bị áp lực; rơle của thiết bị điện.
- Thiếu hoặc sự làm việc không chính xác của thiết bị chỉ báo nhiệt độ, áp lực, điện thế.... - Thiếu thiết bị tín hiệu ( âm thanh,
ánh sáng...) * Máy đã hư hỏng:
- Máy quá cũ, các chi tiết dơ mòn, long tuột.
- Máy bị hư hỏng cục bộ ( đứt xích, tuột đai truyền...) - Hệ thống phanh hãm bị dơ mòn.
- Máy móc đã hết niên hạn sử dụng.
2. Máy bị mất ổn định.
- Máy đặt trên nền đất lún sụt, nghiêng, dốc...
- Làm việc vượt quá tải cho phép ( nâng chở vật quá giới hạn ).
- Không tuân theo tốc độ quy định ( di chuyển, nâng hạ ).
- Tác dụng ngoại lực lớn, công trình đổ đột ngột, đứt cáp.... 36 lOMoARcPSD| 45222017 - Do bão, lốc lớn.
3. Thiếu các thiết bị che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm của máy móc là khoảng không gian trong đó các yếu tố tác dụng thường xuyên hay xuất hiện nhất thời là mối
nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng con người.
- Máy quay quấn vào quần áo.
- Các dụng cụ gia công văng vào người.
- Bụi hơi, khí độc từ máy nhả ra.
- Các bộ phận dẫn điện bị hở.
4. Sự cố tai nạn điện.
- Dòng điện dò ra vỏ máy
- Dây dẫn và các thiết bị được cách điện nhưng chất cách điện bị hư hỏng.
5. Thiếu ánh sáng trong phạm vi làm việc.
- ánh sáng không đủ trong quá trình làm việc.
- Chất lượng ánh sáng không đảm bảo: quá sáng, lóa, ngược ánh sáng.... 6. Do người vận hành.
- Không đủ trình độ chuyên môn và tay nghề.
- Vi phạm điều lệ, nội quy, quy phạm an toàn.
- Thiếu sức khỏe và trạng thái tâm lý không tốt.
- Vi phạm kỷ luật lao động.
- Thiếu các trang thiết bị phòng hộ cá nhân.
7. Thiếu sót trong quản lý máy móc thiết bị.
- Máy móc thiếu lai lịch, tài liệu hướng dẫn.
- Thiếu đăng kiểm, duy tu bảo dưỡng, không tuân theo các chế độ trung tu, đại tu định kỳ.
- Phân giao trách nhiệm không rõ ràng.
II. Các biện pháp đề phòng sự cố tai nạn. 1. Yêu cầu chung.
- Sửa chữa trung đại tu máy móc đúng niên hạn.
- Thường xuyên kiểm tra trước khi vào làm việc với máy móc thiết bị.
- Thực hiện chạy rà thử tải sau mỗi lần lắp đặt, trung đại tu.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị hãm (phanh), báo (đèn, còi), khi có nguy hiểm.
- Trước khi sử dụng máy, công nhân cần được tập huấn làm quen.
- Sử dụng công nhân đúng trình độ, nghiệp vụ, sức khoẻ và tâm lý.
- Các tín hiệu điều khiển phải rõ ràng (tín hiệu nâng, hạ vật cho cần trục...).
- Đảm bảo các khoảng cách an toàn cần thiết để thao tác thuận lợi.
- Nối đất tiếp đất cho các máy sử dụng dòng điện.
- Bao che, rào chắn vùng nguy hiểm của máy móc, thiết bị.
- Trang bị đầy đủ hợp lý dụng cụ phòng hộ cá nhân (quần áo, giầy, kính, mũ...).
2. Yêu cầu an toàn đối với một số máy móc xây dựng thường dùng.
- Đảm bảo cho máy móc không quá tải trong quá trình làm việc
- Đảm bảo nền đất ổn định, không lún sụt, độ nghiêng dốc vượt quá giới hạn.
- Thiết bị treo buộc (cáp, móc cẩu...) phải được xem xét về các mặt (số sợi đứt trên chiều dài bước bện, tỷ lệ mòn dỉ...; số
kẹp bu lông, chiều dài nối bện...).
- Khống chế tốc độ di chuyển trên công trường. Hệ thống phanh hãm phải đảm bảo an toàn.
ĐIII.3. Kỹ thuật an toàn khi làm việc với thiết bị chịu áp lực
I. Khái niệm về các thiết bị chịu áp lực 1. Định nghĩa
Các thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa học cũng như dùng để chứa, vận chuyển
bảo quản các chất ở trạng thái có áp suất cao hơn áp suất khí quyển. Theo qui phạm an toàn, những thiết bị làm việc ở áp suất từ 0,7at
trở lên coi là các thiết bị chịu áp lực. 2. Phân loại
Các thiết bị đốt nóng: như nồi hơi, nồi chưng cất, nồi hấp...
Các thiết bị không bị đốt nóng: như các máy nén khí, bình chứa khí..
II. Nguyên nhân và tác hại của sự cố nổ nồi hơi, máy nén khí, bình chứa khí 1. Nổ nồi hơi a. Định ngĩa: 37 lOMoARcPSD| 45222017
Sự nổ nồi hơi là sự giải thoát chớp nhoáng năng lượng của nước bị đun quá nóng do sự nguyên vẹn của thành (vỏ) nồi bị phá
hủy. áp lực bên trong có thể giảm rất nhanh xuống đến áp lực không khí bên ngoài. Sự nổ này mang tính chất "lý học" và là sự nổ "đoạn
nhiệt". áp suất tăng cao quá nhiều với tính toán tác dụng lâu lên thành nồi gây ra quá ứng suất thành nồi. b. Các nguyên nhân:
Nước trong nồi giảm quá mức, thành nồi bị đốt quá nóng, không được nước làm nguội, làm tăng tính biến dạng và làm giảm
giới hạn chảy của kim loại khi đốt nóng dưới nhiệt độ cao.
Thiếu sót do kết cấu và chế tạo nồi, do vật liệu chế tạo, do mối hàn...
Nồi bị suy yếu khi sử dụng quá lâu.
Vi phạm yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng, công nhân có trình độ thấp. 2. Máy nén khí
Máy nén khí có thể bị nổ do một số nguyên nhân sau:
Nhiệt độ của không khí nén tăng cao hơn qui định.
Tạo ra trong không khí nén một hỗn hợp nổ ( khí hút vào có bụi cháy ) áp
suất không khí nén trong máy nén khí hoặc bình chứa khí tăng cao.
Các bình và thiết bị chịu áp lực có thể bị nổ, vỡ nếu vi phạm các qui định an toàn trong khi sử dụng. 3. Bình chứa khí
Bình chứa khí có thể bị nổ do một số nguyên nhân sau:
* Nạp khí hóa lỏng vào đầy thể tích bình, khi nhiệt độ bên ngoài tăng sẽ làm áp suất bên trong cũng tăng lên, nếu
bình không đảm bảo đủ bền thì sẽ dễ dàng bị nổ.
* Do để bình phơi ngoài nắng hoặc gần các nguồn nhiệt cao.
* Do va đập, rơi đổ hoặc vần lăn khi vận chuyển.
* Do trong bình chứa nhiều rỉ. * Do nạp nhầm khí. 4. Tác hại
Gây phá hủy nhà cửa và thiết bị, có thể là nguyên nhân trực tiếp gây chấn thương. Chấn thương có thể xảy ra dưới dạng bỏng hơi,
khí hoặc chất lỏng quá nóng hoặc dưới dạng hủy hoại có tính chất cơ học do các mảnh bình vỡ, phần lớn là gây chấn thương nặng hoặc làm chết người.
II. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản 1. Với nồi hơi
Tính toán đúng đối với tải trọng tĩnh và tải trọng động.
Sử dụng vật liệu chế tạo tốt và gia công tốt.
Nồi hơi khi đưa vào sử dụng phải qua kiểm định.
Các nồi hơi phải có van an toàn ( tối thiểu là 3 ), áp kế, thiết bị chỉ mức nước, van 1 chiều...và phải đặt ở các vị trí dễ quan sát.
Nước trong nồi phải được làm sạch, tránh lắng cặn.
Người dử dụng phải được huấn luyện về kỹ thuật nồi hơi. 2. Với máy nén khí
Làm sạch muội, cặn dầu, ngăn ngừa tạo muội bẩn và cặn dầu.
Làm sạch không khí trước khi đưa vào buồng nén.
Sử dụng dầu bôi trơn mác T, M.
Đặt các thiết bị làm lạnh không khí ở cuối đường ống.
Nối đất với hệ thống máy nén khí và các đường ống dẫn khí nén. 3. Bình chứa khí
Khi nạp khí hóa lỏng vào bình phải để chừa lại 10% thể tích bình.
Tránh việc nạp nhầm khí bằng cách ký hiệu trên bình một cách rõ ràng.
Bảo quản ở nơi có nhiệt độ thích hợp.
Khi vận chuyển hoặc để trong kho thì phải có giá đỡ, tránh đổ vỡ.
ĐIII.4. Kỹ thuật an toàn khi thi công đất và khai thác đá
I. Những nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn
Thi công đất, đá là loại công việc có khối lượng lớn, nhất là với các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông và sản xuất vật
liệu (đá, đất để làm gạch). Dạng công tác đất cũng phức tạp (đào hố sâu, khoan đường hầm, nạo vét, đắp đập…)nên dễ xảy ra tai nạn
lao động và có khi là những tai nạn trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn là: -
Sụp hố, hào sâu khi chiều sâu và góc mái vượt quá giới hạn cho phép mà không có gia cố, hoặc có nhưng không
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vi phạm quy tắc an toàn khi tháo dỡ hệ thống chống đỡ. Sụp lở có thể do thời gian tồn tại của hố hào
quá lâu, bị sói mòn lâu làm thay đổi trạng thái mái dốc. 38 lOMoARcPSD| 45222017 -
Đất đá lăn từ trên cao xuống người làm việc phía dưới. -
Người bị trượt ngã khi làm việc bên sườn dốc, không có dụng cụ phòng hộ cá nhân, đi lại ngang tắt trên miệng hố
hoặc sườn dốc, leo trèo khi lên xuống hố, hào sâu. -
Nhiễm hơi, khí độc (CO2, NH3 ,CH4 ) xuất hiện bất ngờ khi thi công các hố, hào sâu. -
Các phương tiện thi công đất (xe vận chuyển, máy đào, khoan, đầm nén) cũng có thể gây ra tai nạn khi không tuân
thủ đầy đủ các quy định an toàn như đường đi lại, vị trí đứng, tình trạng chiếu sáng, tín hiệu…. -
Chấn thương do sức ép hoặc đất, đá văng vào người khi thi công bằng chất nổ.
II. Các biện pháp đề phòng tai nạn
1. Đảm bảo sự ổn định của mái đất hay thành hố đào sâu:
Theo lý thuyết của cơ học đất thì có 2 trạng thái ổn định của mái đất hay thành vách hố đào đó là:
· Trạng thái ổn định cân bằng không bền vững, (trạng thái này thích hợp cho các biện pháp đảm bảo ổn định mái đất hay thành hố đào
sâu của các công trình đất tạm thời (như các hố móng công trình xây dựng)).
· Trạng thái ổn định bền vững, (trạng thái này thích hợp cho các biện pháp đảm bảo ổn định mái đất hay thành hố đào sâu của các công
trình đất vĩnh cửu (như mái đất Taluy của công trình xây dựng thủy lợi hay giao thông)).
Mái đất tự nhiên, bắt đầu bị mất ổ định tại một bề mặt trượt. Mà tại bề mặt trượt này tải trọng chất lên trên và tải trọng bản thân của
khối đất thuộc mái đất nằm trên mặt trượt đó, bắt đầu lớn vượt qua sự cân bằng của ứng lực cố kết đất trên mặt trượt này. Trạng thái
cân bằng giữa tải trọng và ứng lực cố kết của đất trên mặt trượt tạo ra sự ổn định mang tính tạm thời của mái đất. Ứng lực cố kết của
đất bao gồm 2 thành phần: Ma sát trong của đất và Lực dính của đất.
Trạng thái ổn định bền vững của mái đất đạt được khi bóc hết khối đất gây tải lên mặt trượt, tức là bóc đến ranh giới mặt trượt, khi đó
không còn tác nhân gây mất ổn định lên mặt trượt nữa, bề mặt mái đất dốc lúc đó cũng chính là bề mặt cung trượt khi có khối đất gây tải nằm bên trên.
Trạng thái ổn định cân bằng không bền vững
Nghiên cứu sự sụp đổ mái dốc ở hố, hào (khi góc mái dốc lớn hơn góc mái dốc tự nhiên của từng loại đất ) bằng cách xét
tới sự cân bằng tới hạn của khối lăng trục có đáy A, B, C. Sự cần bằng này do tác dụng của lực ma sát và lực dính (C) tác dụng lên mặt phẳng trượt.
Khi khối lăng trụ ở trạng thái cân bằng tới hạn, lúc đó lực trượt T= Q sinh ra do trọng lượng khối lăng trụ cân bằng với lực dính
của mặt trượt C.(AC) cộng với lực ma sát N.tg = Q.cos .tg Phương trình cân bằng là:
Q.sinq = C. (AC) + Q. cos q.tgj (*) Trong đó:
C- Lực dính của đất (t/m2)
(AC) – Diện tích mặt trượt AC (m2) Q-
Trọng lượng lăng trụ ABC (tấn) q- Góc giữa mặt trượt và phương ngang j- Góc ma sát trong của đất.
(lực cân bằng này chỉ được xác lập khi chưa xét đến các yếu tố thiên nhiên, khi độ ẩm của mặt đất tăng hoặc sự sói mòn của
dòng nước theo thời gian).
* Đào hố, hào với thành thẳng đứng: gia
Đối với đất có độ ẩm tự nhiên, trong đất ít hoặc không có nước ngầm được phép đào thẳng đứng mà không cần cố khi:
+ Không sâu quá 1,5m với đất mềm có thể đào bằng cuốc xẻng.
+ Khộng sâu quá 2m với đất cứng phải dùng xà beng, cuốc chim.
Các trường hợp khác phải thiết kế đảm bảo ổn định thành hố, hào. 39 lOMoARcPSD| 45222017 học
Thiết kế đảm bảo sự ổn định thành hố, hào, trước hết cần xác định theo một số công thức trong các tài liệu cơ đất:
+ Theo công thức rút ra từ phương trình cân bằng (*) tính được lực dính trong mặt trượt AC:
C = Q.sin q- Q.cos .tgq j= Q.sin(q-j) (AC) (AC)cosj Trong đó:
AC: diện tích mặt trượt AC ở khối lăng trụ ABC có chiều dài 1m
Trọng lượng khối đất lăng trụ gây trượt
Q = γHB/2 = (γH2sin(α–θ))/(2sinθ.sinα) .cos Rút ra: H=
Trong thực tế phải kể thêm hệ số an toàn (hệ số ổn định của đất theo thời gian) m, vào công thức tính K và tgj, khi đó: C tg = arctg tg .
Hệ số dính thực tế K1 =
; Hệ số ma sát trong tg(j1)= , tức là j thành j1 .m m m
Hth = Hmax = H(α+φ)/2 = (2K1sinα.cosφ1)/sin2((α–φ1)/2)
Khi đào với thành thẳng đứng tức là a = 90o
Công thức để xác định chiều sâu tới hạn sẽ là: 2.K1.cos 1 Hth= sin2ççè9002- 1 ö÷÷ø æ
Khi đào hố, hào sâu hơn chiều sâu tới hạn phải tiến hành gia cố hoặc đào thành từng cấp.
Gia cố thành hố đào có thể bằng các ván cừ (xem các tài liệu kỹ thuật thi công), ở đây xin giới thiệu một vài trường hợp gia cố
đơn giản với hệ thống kết cấu bằng gỗ.
* Để tính toán hệ thống gia cố, ta cần xác định:
+ Sơ đồ tính (coi ván như một dầm dơn giản, hoặc liên tục tuỳ theo số lượng) cọc đứng 2 coi là dầm liên tục ỏ hình bên trái, ở
hình bên phải coi là dầm đơn giản, thanh 3a chịu nén, thanh 3b chịu kéo.
+ Tải trọng tác dụng lên toàn bộ hệ thống là áp lực chủ động của đất tác dụng lên tường chắn. = .H tg.
2(450 - ) - 2 .C tg(450 - ) Cd 2 2 Trong đó:
H- Chiều sâu hố đào (m)
g- Dung trọng đất (T/m3 )
C- Lực dính của đất (T/m2)
j- Góc ma sát trong của đất (góc mái dốc tự nhiên) (độ)
+ Việc tính toán dể đảm bảo độ bền và ổn định của hệ thống chống đỡ dựa vào các kiến thức có trong các tài liệu cơ học kết
cấu hoặc kết cấu gỗ…
* Nếu coi các ván dọc (1) là dầm liên tục (khi số cọc đứng (2) lớn hơn 2 trên chiều dài liên tục của ván dọc (1) 40 lOMoARcPSD| 45222017
với các gối tựa là cọc (2)), ta chọn trước chiều dày h của ván (1), với gỗ có ứng suất cho phép là [s] và hệ số điều kiện làm việc của gỗ là
0,75, ta có khoảng cách giữa các cọc (2) là: Hình 1 Hình 2 1= h
Khi hố sâu <5m có công việc phức tạp, trong
Khi hố rộng, sâu <5m có công việc phức tạp, trong
đất có ít hoặc không có nước ngầm
đất có ít hoặc không có nước ngầm (cm).
* Nếu coi ván dọc là dầm đơn giản (khi số cọc đứng (2) bằng 2 trên chiều dài liên tục của ván dọc) cd cd
Với các cọc đứng (2) khi coi các văng hoặc thanh neo là gối tựa và tải trọng là áp lực chủ động của đất trong khoảng l,
tác dụng lên dầm là cọc đứng (2), ta xác định được mô men cực đại Mmax: = M
Xuất phát từ công thức: max W
Và coi s = Ru (cường dộ chịu uốn của gỗ), ta rút ra đựoc W (mômen chống uốn của cấu kiện): W = M max Ru
Tuỳ theo tiết diện cọc (2) ta lựa chọn là chữ nhật, vuông hay tròn mà tính được kích thước tiết diện của cọc (2) từ W.
Tiết diện văng chống ngang (3a) sẽ được xác định theo công thức: N Theo điều kiện bền: £ Rn F N
Theo điều kiện ổn định: £ Rn Ftt .f Trong đó:
N: Lực tỏc dụng vào thanh văng (kg)
Rn: cường độ chịu nộn của gỗ (kg/cm2)
F: Diện tớch làm việc của tiết diện ngang (cm2) Ftt: Diện tớch tớnh toỏn của diện ngang (cm2) f: Hệ số kể đến ảnh
hưởng của uốn dọc phụ thuộc vào tiết diện và chiều dài tớnh toỏn. Cho phộp lấy f = 0,7-0,9.
Tương tự thanh neo (3b) được coi là cấu kiện chịu kộo, tiết diện được lựa chọn dựa vào cụng thức: 41 lOMoARcPSD| 45222017 N £ R K
(RK cường độ chịu kéo của gỗ) Ftt
Khi đào hố, hào thành thẳng đứng theo các cấp cần kiểm tra điều kiện Hcấp £ H t hạn Hcap a ³ tg
. Khi đào hố, hào có mái dốc Trạng thái đất ít ẩm (khô) ẩm ướt
Góc giữa mái Tỷ số giữa chiều
Góc giữa mái Tỷ số giữa chiều Góc giữa Tỷ số giữa chiều Loại đất
dốc và đường cao mái dốc và
dốc và đường cao mái dốc và mái dốc và cao mái dốc và nằm ngang hình chiếu trên nằm ngang hình chiếu trên đường nằm hình chiếu trên (độ) mặt phẳng ngang (độ) mặt phẳng ngang (độ) mặt phẳng ngang ngang ( )o (H/b) Sỏi đá dăm 40 1:1,20 40 1:1,20 35 1:1,45 Cát hạt to 30 1:1,75 32 1:1,60 25 1:2,15 Cát hạt trung 28 1:1,90 35 1:1,45 25 1:2,15 Cát hạt nhỏ 25 1:2,15 30 1:1,75 20 1:2,77 Sét pha 50 1:0,84 40 1:1,20 30 1:1,75 Đất hữu cơ 40 1:1,2 35 1:1,45 25 1:2,75 Đất mục không có rễ cây 40 1:1,2 25 1:2,15 15 1:3,75
Các trường hợp khác cần tính toán xác định góc mái dốc. Việc tính toán có thể tìm hiểu trong các tài liệu cơ học đất. Với các hố hào
sâu (mỏ khai thác đá) có thể tính toán theo phương pháp của giáo sư N.N Mats – lốp với 2 giả thiết sau:
+ Góc mái dốc ổn định với bất kỳ loại đất nào và là góc chống trượt của nó (Yt). 42