Kế hoạch bài dạy - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn
Kế hoạch bài dạy - Dẫn luận ngôn ngữ & Thực hành tiếng Việt | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Dẫn luận ngôn ngữ và thực hành Tiếng Việt
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP
NĂM HỌC: 2023 – 2024
Họ và tên giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Ái Nhi Tổ : Ngữ văn
Họ và tên sinh viên thực tập : Nguyễn Trần Diễm Phúc SV trường Đại học : Đại học Quy Nhơn Môn dạy : Ngữ văn Ngày soạn : 09/03/2024 Ngày lên lớp : 12/03/2024 Tiết lên lớp: Tiết 4 Tiết theo PPCT: Tiết 79 Khối : 11 Lớp TT giảng dạy : 11C1 Buổi học : Sáng
Bình Định, ngày 09 tháng 03 năm 2024
Ngày 09 tháng 03 năm 2024
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trần Diễm Phúc Tổ chuyên môn: Tổ Ngữ văn
TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
CÁCH GIẢI THÍCH NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁCH TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THAM KHẢO (Tiết 79)
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 11
Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:
- Hiểu được các cách để giải thích nghĩa của từ.
- Vận dụng giải thích nghĩa của từ trong các bài tập ứng dụng.
- Nắm được thông tin của mỗi tài liệu tham khảo cần có khi trình bày tài liệu tham
khảo trong một bài nghiên cứu.
- Ghi nhớ trật tự của các thông tin cần có, vị trí của phần tài liệu tham khảo và cách
sắp xếp các tài liệu tham khảo. 2. Về năng lực:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.
* Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học:
- Biết cách giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
- Trình bày được tài liệu tham khảo trong một báo cáo nghiên cứu. 3. Về phẩm chất:
- Trân trọng những giá trị văn hóa, nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, máy tính,…
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ, giấy nhớ, phiếu học tập, bảng kiểm, video,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (Dự kiến thời gian: 6’)
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân để nhận biết cách giải thích nghĩa của từ trong tiếng Việt.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phần giới thiệu của GV.
d. Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu ví dụ để HS phân tích
“Em hãy phân tích nghĩa của các từ “chịu” và “chả” trong hai ví dụ sau:
Ví dụ 1: Hải đi mua đồ chịu mà cô bán hàng không chịu nên Hải cũng đành chịu và
phải chịu đói đi về nhà.
Ví dụ 2: Tôi thích chả mà chả chả thích tôi, chỉ vì tôi không thích chả mà chả lại thích chả, c
hả thật chả có lý gì cả. ”
- GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ:
+ Giải thích nghĩa của các từ “chịu” và “chả”.
+ Nhận xét về số lượng nghĩa của các từ?
+ Em biết hiện tượng từ ngữ nào tương tự, hãy chia sẻ cùng cả lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS trao đổi cặp đôi và chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện HS giải nghĩa của từ trong ví dụ.
- HS đưa ra những nhận xét về hiện tượng từ ngữ trên thông qua phương tiện hỗ trợ lấy
khảo sát ý kiến: https://www.mentimeter.com
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, dẫn vào bài: “Các em thân mến, từ ngữ Tiếng Việt vô cùng phong
phú và đa dạng, để có thể sử dụng đúng và hợp lí từ vựng Tiếng Việt khi đặt câu, tạo lập
văn bản chúng ta cần phải hiểu được nghĩa của từ đó. Và làm thế nào để hiểu được
nghĩa của từ thì hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua bài học:
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: Cách giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.”
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Dự kiến thời gian: 15’)
a. Mục tiêu: HS nhận diện được khái niệm nghĩa của từ, các cách giải thích nghĩa của
từ, cách trình bày tài liệu tham khảo.
b. Nội dung: HS làm việc cặp đôi, làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện :
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiến thức Ngữ văn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
I. Kiến thức Ngữ văn
1. Cách giải thích nghĩa của từ
1.1. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hiện
tượng, khái niệm, cảm xúc....) mà từ biểu thị.
1. Tìm hiểu cách giải thích nghĩa của từ - Một từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều
nghĩa. Nghĩa của từ nhiều nghĩa gồm nghĩa
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thứcgốc (nghĩa cơ sở) và nghĩa chuyển (nghĩa
Ngữ văn bằng cách nghiên cứu SGK v phái sinh).
dựa vào ví dụ đã phân tích ở phần Khở động.
- Để xác định nghĩa cụ thể của một từ nhiều
nghĩa trong văn bản, ta cần dựa vào ngữ cảnh
- GV thực hiện phương pháp thuyết giảng (hoàn cảnh giao tiếp và các từ ngữ xung
và đưa ra ví dụ cụ thể để giúp HS nắm rõ quanh từ ấy).
cách thức giải thích nghĩa của từ.
1.2. Cách giải thích nghĩa của từ
- Giải thích bằng cách nêu khái niệm mà từ
biểu thị. Ví dụ: Cách giải thích các thuật ngữ
tuỳ bút, tản văn ở phần Kiến thức ngữ văn này.
- Giải thích trực quan. Chẳng hạn, giải thích
nghĩa của từ đàn tính bằng cách cho xem cây
đàn thật hoặc hình ảnh cây đàn; giải thích
nghĩa của từ cây bằng tranh, ảnh, video,...
- Giải thích bằng cách đặt từ cần giải thích
vào trong một câu cụ thể nhằm xác lập ngữ
cảnh sử dụng. Chẳng hạn, nghĩa của từ ngon
trong hai ngữ cảnh sau đây sẽ khác nhau:
Món này ngon lắm! (ngon: nghĩa gốc, chỉ vị
giác) và Xe này ngon lắm! (ngon nghĩa phá
sinh, có nghĩa là "tốt". "chất lượng").
- Giải thích bằng các từ đồng nghĩa, trái
nghĩa. Ví dụ: phi trường: sân bay, thất bại: không thành công.
- Giải thích bằng cách giải nghĩa các thành tố
tạo nên từ đó. Chẳng hạn, xe ngựa là “xe do
ngựa kéo"; yếu điểm là “điểm quan trọng,
điểm chính" (yếu có nghĩa là “quan trọng”).
2. Cách trình bày tài liệu tham khảo
trong một báo cáo nghiên cứu
2. Cách trình bày tài liệu tham khảo trong
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
một báo cáo nghiên cứu
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao phiếu - Người viết báo cáo nghiên cứu cần thông
học tập số 1 để HS tìm các từ khóa.
tin đầy đủ về các tài liệu mà mình đã tham
Phiếu học tập số 1: Giải mã ô chữ
khảo để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác
giả những tài liệu đó, đồng thời giúp cho nội W R G J N A T C N D N
dung báo cáo thêm thuyết phục. M V O L Y P E Q A A B
- Tài liệu tham khảo thường được lập thành
danh sách (danh mục), đặt ở cuối báo cáo; T D G N G U N H B A E
sắp xếp họ tên tác giả (hoặc tên tài liệu) theo
thứ tự chữ cái trong bảng chữ cái. A Q E F M J T T T X S
- Thông tin về mỗi tài liệu tham khảo gồm C K D V A E A V A H G
có: tác giả, năm xuất bản, tên tài liệu, nhà
xuất bản, địa điểm xuất bản. G E E C C U I A U R N
- Nếu tài liệu tham khảo là bài báo thì cần I R G S X D L D X E K
nêu thêm tên tạp chí và số của các trang có bài báo. A E Q M C H I C A K Q L B A R B G E T H I B A N K X U N U U N Q D
- Sau khi tìm ra 5 từ khóa: + Tác giả + Tên tài liệ u + Năm xuất bản + Nhà xuất bả n + Địa điểm
HS sẽ sắp xếp thứ tự các thông tin theo trậ
tự đúng và nộp lại phiếu học tập cho GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện trò chơi: Giải mã ô chữ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả ho động.
- Nhóm nhanh nhất nộp phiếu học tậ
đúng sẽ được cộng 1 điểm.
- Các nhóm còn lại vẫn nộp phiếu học tập
Bước 4: Kết luận, nhận địn h
Giáo viên trình chiếu kết quả, nhận xé
đánh giá phần chơi của HS.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Dự kiến thời gian: 21 phút)
a. Mục tiêu: HS thực hành các bài tập nhận diện, giải thích nghĩa của từ và cách trình bày tài liệu tham khảo.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trình bày lên bảng nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời và bài tập đã hoàn thiện của HS.
d. Tổ chức thực hiện :
Nhiệm vụ 2: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
II. Luyện tập
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bà1. Bài tập 1
tập SGK và trình bày trên bảng phụ. a) Từ “già” trong “một người nghệ nhân già”
Vòng 1: Thông thái tiếng Việt
mang nghĩa gốc, chỉ người lớn tuổi. (Già là “không trẻ”).
HS làm bài tập 1, 2. (Tổ 1 + Tổ 3)
b) Từ “già” trong “rừng già” mang nghĩa chuyển,
Vòng 2: Thông thái tài liệu
chỉ rừng lâu năm (Rừng già là rừng lâu năm).
HS làm bài tập 3, 4. (Tổ 2 + Tổ 4)
c) Từ “già” trong “cười già” mang nghĩa chuyển
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
chỉ sự vang lớn của tiếng cười. (Cười già là cườ
HS thảo luận theo 3 bàn (1 nhómsặc sụa).
cùng thực hiện 4 bài tập SGK và trìn 2. Bài tập 2 bày trên bảng nhóm.
a) Từ “say” trong “say sưa” mang nghĩa chuyển,
Bước 3: Báo cáo, thảo luận chỉ tính chất tâm lý.
- Đại diện nhóm lên trình bàyb) Từ “say” trong “say lòng” mang nghĩa chuyển, phần báo cáo của nhó . m chỉ tính chất tâm lý.
- Các nhóm theo dõi và nhận xé c) Từ “say” trong “say đắm” mang nghĩa chuyển,
Bước 4: Kết luận, nhận định chỉ tính chất tâm lý.
GV nhận xét và chỉnh sửa, bổ su d) Từ “say” trong “người say” mang nghĩa chuyển, (nếu cần). chỉ tính chất tâm lý. 3. Bài tập 3
Trình bày và sắp xếp lại các tài liệu tham khảo
theo nguyên tắc: Tác giả (Theo họ đối với người
nước ngoài, theo tên đối với người Việt Nam),
năm xuất bản, tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Phạm Xuân Dũng (2009), Phái đẹp trong thơ
Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11.
Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7, năm.
Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường
với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.
Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.
Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và
phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng
sông? – Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Văn nghệ, số 7.
4. Bài tập 4. Tìm và sắp xếp 5 – 10 tài liệu tham
khảo (bài viết, sách nghiên cứu,...) phục vụ cho
báo cáo nghiên cứu về nội dung và nghệ thuậ
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
1. Đào Duy Anh (1984), Khảo luận về Kim Vân
Kiều, Quan hải tùng thư, Huế, Tái bản dưới tên
Khảo luận về Kim Vân Kiều, In lại trong Nguyễn
Du - về tác gia và tác phẩm (1998), NXB Giáo dục, HN.
2. Đào Duy Anh (1984), Từ điển Truyện Kiều,
NXB Khoa học xã hội, HN. Đào Duy Anh (2009)
(tái bản, Phan Ngọc hiệu đính), Từ điển Truyện
Kiều, NXB Giáo dục, HN.
3. Nguyễn Ngọc Bích (2008), Tìm hiểu tín hiệu
thẩm mỹ “hoa” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du
trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học,
Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP HN, HN.
4. Lê Nguyên Cẩn (2007), Tiếp cận Truyện Kiều
từ góc độ văn hóa, NXB Giáo dục, HN.
5. Nguyễn Đình Diệm dịch (1971), Kim Vân Kiều
truyện, Phủ Quốc vụ khanh, đặc trách văn hóa xuất bản, Sài Gòn.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Dự kiến thời gian: 3 phút) a. Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh một số lưu ý khi vận dụng kiến thức bài học trong qua trình thực hành.
- Giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đặt ra trong thực tiễn. b. Nội dung:
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện :
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thiết lập sổ tay Tiếng Việt, sổ tay văn học để sưu tầm những hiện
tượng nghĩa thú vị của Tiếng Việt hoặc những tư liệu tham khảo về các tác phẩm văn học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS chia sẻ lên nhóm lớp.
- HS khác theo dõi, nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét và chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần).
* HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
- Sưu tầm, luyện thêm các bài tập về nghĩa của từ, các cách giải thích nghĩa của từ, cách
trình bày tài liệu tham khảo.
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu về một số vấn đề tự nhiên, xã hội, đọc SGK nghiên cứu quy
trình Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
Ngày …. tháng 04 năm 2024
Quy Nhơn, ngày 09 tháng 03 năm 2024
DUYỆT CỦA GV HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Ái Nhi Nguyễn Trần Diễm Phúc