-
Thông tin
-
Quiz
Kế hoạch truyền thông chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Kế hoạch truyền thông chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Xã hội học đại cương (DHXH01) 13 tài liệu
Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Kế hoạch truyền thông chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Kế hoạch truyền thông chống kỳ thị người đồng tính và kết hôn đồng giới tại Việt Nam | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Xã hội học đại cương (DHXH01) 13 tài liệu
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Preview text:
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG
TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM I.
TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SỰ KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG
TÍNH VÀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM
Từ xưa đến nay, Việt Nam được biết đến là một đất nước phương Đông luôn coi
trọng truyền thống, phong tục tập quán và nền văn hóa Á Đông. Chính vì vậy mà con
người Việt Nam phần lớn luôn sống một cách khép kín và tuân theo lề lối. Điều đó tạo
nên một sự kỳ thị và phản đối mạnh mẽ khi nhắc đến hai từ “đồng tính” tại Việt Nam, đa
số người Việt Nam vẫn coi đồng tính là một chứng bệnh hoặc là một trào lưu mà giới trẻ
đang đua theo. Hiện nay tại Việt Nam, vấn đề người đồng tính không còn nằm ở mức độ
mập mờ - có hay không người đồng tính mà thực tế đã chứng minh bằng sự hiện hữu của
họ. Những website của người đồng tính, câu lạc bộ đồng tính,... đang lên tiếng đấu tranh
cho quyền được phép kết hôn của họ. Thậm chí những tổ chức, những viện nghiên cứu đã
được thành lập để đòi lại những quyền lợi chính đáng dành cho họ. Những người đồng
tính có ước mơ, khát khao và có khả năng để xây dựng một gia đình hạnh phúc theo nhu
cầu tình cảm của họ. Đó là ước mơ, là khát khao từ tận trái tim họ - những con người
muốn được sống đúng với cảm xúc của mình. Vì vậy, họ cần được xã hội thừa nhận để có
được quyền mưu cầu hạnh phúc như bao người bình thường khác. Tuy nhiên, tại Việt
Nam, sự kỳ thị người đồng tính và phản đối kết hôn đồng giới vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ và kịch liệt.
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1,65 triệu người đồng tính và
lưỡng tính, chiếm 3-5% dân số cả nước, trong độ tuổi từ 15 đến 59 và đa phần trong số
họ đang phải chịu đựng sự kỳ thị, định kiến xã hội và kể cả bạo lực. Họ phải chịu nhiều
thiệt thòi về cơ hội học tập, công việc, hôn nhân và chăm sóc sức khỏe. Trên thế giới hiện
nay đã có 11 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới và điều này đang ảnh hưởng không
nhỏ đến thái độ và sự nhìn nhận của mọi người đối với người đồng tính.
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính. Mặc dù
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người đồng giới, Luật
Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người
cùng giới tính" từ 1-1-2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).
Tuy vậy, đám cưới đồng tính từng được tổ chức ở Việt Nam. Ngày 7 tháng 4 năm
1997, truyền thông đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh
giữa hai người nam. Tiệc cưới diễn ra tại một khách sạn với 100 khách mời, và bị nhiều
người dân phản đối. Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới
tạiVĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận. Sau các đám cưới
này, Quốc hội thông qua quy định cấm hôn nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998.
Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội liệt kê đồng tính luyến ái trong
các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy.
Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc "xác định lại
giới tính" đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định
hình chính xác. Khác với người đồng tính, những người này là do bị dị tật bẩm sinh về
thể xác, cần phẫu thuật để điều chỉnh lại bộ phận bị dị tật. Tháng 7 năm 2012, Bộ Tư
pháp đưa ra đề xuất sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình, trong đó có thể công nhận hôn
nhân đồng tính; việc này làm nhiều báo chí nước ngoài cho rằng Việt Nam có khả năng
trở thành nước châu Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng tính. Ngày 1 tháng 1 năm 2015,
một chỉnh sửa mới từ luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực, trong đó quy định sẽ
không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, coi như hủy bỏ luật cấm năm 2000.
Tuy nhiên, theo Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” có ghi "Nhà nước không thừa nhận hôn
nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể
chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra khi
chung sống., nhưng sẽ không được pháp luật giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống.
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B II.
LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHỐNG KỲ THỊ NGƯỜI ĐỒNG
TÍNH VÀ KẾT HÔN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM
1. Mục tiêu truyền thông
Với mong muốn đã được nêu rất rõ ở tên đề tài là chống sự kỳ thị người đồng tính và kết
hôn đồng giới tại Việt Nam, kế hoạch truyền thông đã đặt ra các mục tiêu truyền thông cụ thể như sau:
- Nâng cao sự hiểu biết và nhận thức về người đồng tính cho tất cả người dân Việt Nam
có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.
- Xóa bỏ sự kỳ thị và phân biệt đối với người đồng tính tại Việt Nam
- Người đồng tính có thể công khai giới tính thật của mình, có thể mở lòng và sống hòa
nhập với cộng đồng, với tỉ lệ 50% trong số những người đồng tính.
- Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ hôn nhân đồng giới.
2. Đối tượng truyền thông
Nhóm công chúng mà kế hoạch truyền thông này hướng đến đó chính là người dân tại
Việt Nam, có độ tuổi từ 15 đến 59 tuổi. Trong đó được chia ra thành 2 nhóm đối tượng cụ thể như sau:
Nhóm đối tượng mục tiêu chính:
- Cộng đồng người đồng tính tại các tỉnh thành phố
- Người thân, bạn bè của cộng đồng người đồng tính
- Giới chính quyền ở các địa phương: bao gồm Ủy Ban nhân dân thành phố, Ủy Ban nhân
dân các quận, huyện, phường
- Giới truyền thông: Các đầu báo của cả nước và tại các địa phương bao gồm cả báo in và
báo mạng, các đài truyền hình địa phương và đài truyền hình quốc gia.
Nhóm đối tượng công chúng liên quan:
- Các tổ chức phi chính phủ về xã hội
- Các cơ quan, doanh nghiệp, trường học có những người đồng tính đang học tập và làm việc
3. Chủ đề và Thông điệp truyền thông
Chủ đề truyền thông
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
Mỗi một người được sinh ra trong xã hội này là một cá thể hoàn toàn độc lập,
không ai giống ai và vì vậy mới tạo ra một cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Không ai có
quyền được lựa chọn giới tính cho mình khi sinh ra nhưng có quyền lựa chọn cách mà
mình sẽ sống và không ai có thể cấm cản. Thế nhưng, xã hội đã và đang còn rất nhiều
những số phận không được sống theo cách mà mình muốn, không thể sống đúng với cảm
xúc của cá nhân, họ cô đơn, họ mặc cảm, họ phải sống trong đau khổ, họ bị kỳ thị, họ
phải chịu đựng những lời mỉa mai thậm chí xúc phạm đến nhân phẩm, họ gặp nhiều khó
khăn trong công việc và học tập, và họ còn bị bạo hành.
Để thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với những số phận đáng thương đó, xuyên
suốt cả quá trình thực hiện kế hoạch truyền thông lấy chủ đề là “Chúng ta chỉ sống một
lần trong đời ”. Câu chủ đề nói lên được rằng cuộc sống rất ngắn ngủi, sống hạnh phúc là
điều ai cũng mong muốn. Chính vì vậy, mỗi người bình thường hãy xóa bỏ những kỳ thị,
những sự phân biệt và hà khắc, hãy bao dung và tôn trọng những người đồng tính để họ
có thể hòa nhập với cộng đồng, được sống như mình mong muốn, sống đúng với cảm xúc của họ.
Thông điệp truyền thông
Thông điệp truyền thông cũng sẽ là thông điệp xuyên suốt quá trình truyền
thông, đó là “Hãy sống mà không còn sự kỳ thị, hãy xóa bỏ mọi khoảng cách để cuộc
sống luôn bình đẳng, tràn đầy hạnh phúc”. Bởi cuộc sống là rất ngắn ngủi, nếu như
chúng ta không biết trân trọng cuộc sống của chính mình và người khác thì cuộc sống trở
nên thật vô nghĩa, bất kể là ai thì mỗi người đều có quyền tôn trọng và được tôn trọng, dù
cho họ có là người đồng tính. Chính vì vậy, đừng kỳ thị và xa lánh những người đồng
tính vì họ khác biệt, mà hãy xem họ là một mảnh ghép của cuộc sống đầy màu sắc này,
hãy xóa bỏ mọi suy nghĩ lệch lạc về những người đồng tính và xóa bỏ mọi khoảng cách
giữa chúng ta và họ để cuộc sống trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Đó chính là nội dung
thông điệp mà kế hoạch truyền thông muốn truyền đạt đến với công chúng.
4. Chiến lược truyền thông
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
Chiến lược truyền thông sẽ được chia làm 3 giai đoạn, ở từng giai đoạn sẽ mang
một ý nghĩa truyền thông khác nhau, nhưng cùng hướng đến một mục tiêu chung của kế hoạch.
Giai đoạn 1 : Nâng cao hiểu biết về người đồng tính
Đây là giai đoạn tiếp cận với công chúng mục tiêu để cung cấp thông tin bằng
các hoạt động PR tại 5 tỉnh thành chính của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ. Bằng các hoạt động là tổ chức những buổi giao lưu
chia sẻ tại các câu lạc bộ người đồng tính và tặng những cuốn cẩm nang những điều chưa
biết về người đồng tính tại 5 tỉnh thành này. Đồng thời, phát động cuộc thi viết về người
đồng tính. Chiến lược này sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ đầu tháng 2 đến
đầu tháng 5, chia đều ở mỗi tỉnh thành.
Để truyền thông cho chiến lược này, sử dụng 2 công cụ truyền thông chính đó là
PR và Quảng cáo, cụ thể là:
- PR: viết các tin bài để giới thiệu trước khi các buổi giao lưu chia sẻ diễn ra tại các tỉnh
thành trên báo in Thanh niên, Tuổi trẻ, báo mạng là Vnexpress, Vietnamnet. Đồng thời
đăng lên trang chủ website chính, mạng xã hội Facebook của cộng đồng LGBT Việt Nam
và các câu lạc bộ LGBT ở 5 tỉnh thành.
- Quảng cáo: sử dụng phương tiện Quảng cáo ngoài trời, treo băng rôn trong vòng 15
ngày trước khi diễn ra các sự kiện tại các tuyến đường lớn ở các tỉnh thành.ch truyền thông.
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
Hình ảnh : Trang Facebook của cộng đồng LGBT Việt Nam
Tổ chức những buổi giao lưu chia sẻ tại các câu lạc bộ người đồng tính tại 5 tỉnh thành phố.
- Tại TP Hà Nội: sẽ tổ chức 3 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 7/2 – 14/2 –
21/2/2022 tại câu lạc bộ LGBT ở Hà Nội
- Tại Hải Phòng: tổ chức 2 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 28/2 – 6/3/2022 tại câu
lạc bộ LGBT ở Hải Phòng
- Tại Đà Nẵng: tổ chức 2 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 15/3 – 24/3 /2022 tại câu
lạc bộ LGBT ở Đà Nẵng
- Tại TP Hồ Chí Minh: tổ chức 3 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 3/4 – 10/4 –
17/4/2022 tại câu lạc bộ LGBT ở TP Hồ Chí Minh
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
- Tại TP Cần Thơ: tổ chức 2 buổi giao lưu chia sẻ vào các ngày 24/4 – 1/5/2022 tại
câu lạc bộ LGBT ở TP Cần Thơ
Phương tiện truyền thông :
- PR: Đăng tin bài PR trên Báo in Thanh niên, Báo Tuổi trẻ, báo mạng Vnexpress,
Vietnamnet. Đồng thời, đăng tin bài giới thiệu về các buổi giao lưu trên mạng xã hội Facebook.
- Quảng cáo: Quảng cáo ngoài trời, treo băng rôn trên 5 tuyến đường chính của 5 tỉnh
thành phố bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ trong vòng 15 ngày .
Tặng cẩm nang “Những điều chưa biết về người đồng tính”
Tặng cẩm nang ở những buổi giao lưu chia sẻ được tổ chức ở 5 tỉnh thành phố (dự
trù sẽ phát ở mỗi tỉnh thành phố khoảng 1000 cuốn cẩm nang).
Giai đoạn 2 : Tạo cơ hội để những người đồng tính có thể bày tỏ tâm tư và cảm xúc của mình
Sau khi đã tiếp cận và cung cấp thông tin đến đối tượng mục tiêu, giai đoạn này
sẽ phủ sóng thông tin một cách rộng khắp trên cả nước và là giai đoạn chủ lực để
truyền thông. Đây cũng là giai đoạn diễn ra các hoạt động chính của kế hoạch truyền
thông như sự kiện lớn xuyên Việt “Color of Life” và công bố kết quả cuộc thi viết về
người đồng tính. Cuộc thi là nơi để những người đồng tính có thể bày tỏ được cảm
xúc và suy nghĩ của mình, là một cách để thể hiện bản thân. Đây cũng là nơi để những
người bình thường bày tỏ quan điểm, thái độ và cách nghĩ của họ về người đồng tính.
Thông qua cuộc thi những người bình thường sẽ hiểu hơn về người đồng tính và
ngược lại, họ sẽ cảm thông chia sẻ hơn với những con người này.Thời gian thực hiện
chuỗi sự kiện xuyên Việt này sẽ diễn ra trong tháng 5/2022.
Ở chiến lược này vẫn sẽ sử dụng 2 công cụ truyền thông chính đó là PR và Quảng cáo
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
- PR: Tận dụng những tin bài của báo chí viết về các buổi giao lưu chia sẻ đã diễn ra
để giới thiệu về các hoạt động tiếp theo của kế hoạch như sự kiện lớn “Color of Life”.
- Quảng cáo: Sử dụng phương tiện Quảng cáo ngoài trời, Quảng cáo trên Internet và
Quảng cáo trên báo. Đó là sử dụng chung 1 hình mẫu banner, poster hay băng rôn để
đăng lên tất cả các phương tiện này nhằm thu hút sự chú ý mạnh nhất đến công chúng.
Các mẫu quảng cáo sẽ được đăng cùng 1 thời gian trong vòng 15 ngày trước khi diễn ra sự kiện xuyên Việt.
Tổ chức sự kiện xuyên Việt mang chủ đề “Color of Life”
Thời gian thực hiện tổ chức sự kiện này sẽ diễn ra trong tháng 5/2022 ở 5 tỉnh thành phố, cụ thể là:
- Tại Hà Nội: Sự kiện sẽ tổ chức ngoài trời vào ngày 10/5/2022
- Tại Hải Phòng: tổ chức sự kiện ngoài trời vào ngày 13/5/2022
- Tại Đà Nẵng: tổ chức sự kiện ngoài trời vào ngày 16/5/2022
- Tại TP Hồ Chí Minh: tổ chức sự kiện ngoài trơi vào ngày 19/5/2022
- Tại Cần Thơ: tổ chức sự kiện ngoài trời vào ngày 22/5/2022
Tổ chức cuộc thi viết về người đồng tính với chủ đề “Tôi là Tôi”
Cuộc thi viết về người đồng tính sẽ được khởi động vào thời điểm bắt đầu của kế
hoạch truyền thông, trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 5. Các tin bài giới thiệu về
hình thức thi, thể lệ thi và cơ cấu giải thưởng sẽ được đăng trên các trang Facebook
của các câu lạc bộ LGBT trên cả nước và đăng bài trên báo Thanh niên và báo Tuổi
trẻ, thời gian đăng liên tục từ 15/1/2022 đến 31/1/2022.
Giai đoạn 3 : Xây dựng và tạo lập môi trường để nhiều người có thể nói lên
quan điểm và giao lưu với người đồng tính
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B
Một số hoạt động truyền thông của chiến lược 3 sẽ được lồng ghép trong giai
đoạn thực hiện chiến lược 2, đó là trong sự kiện xuyên Việt sẽ có hoạt động giao lưu,
trao đổi và bày tỏ quan điểm của những người bình thường với người đồng tính. Giai
đoạn này sẽ là giai đoạn tổng hợp, xem xét và đánh giá. Sau khi thực hiện sự kiện
xuyên Việt “Color of Life” là những buổi gặp gỡ giao lưu, buổi nói chuyện tại các câu
lạc bộ LGBT tại các tỉnh thành.
Thời gian diễn ra chiến lược 3 sẽ bao gồm cả thời gian của chiến lược 2, là từ đầu
tháng 5 đến hết tháng 9/ 2022. Những buổi giao lưu nói chuyện sẽ diễn ra vào các
buổi sáng Chủ nhật của tuần tại tất cả các câu lạc bộ LGBT trên cả nước, bắt đầu từ
sau khi kết thúc sự kiện xuyên Việt và kéo dài đến hết tháng 9/2022.
5. Thiết lập ngân sách
Bảng ngân sách dự trù cho kế hoạch truyền thông ĐVT : triệu đồng STT Danh mục Thành tiền 1
Quảng cáo trên báo và tạp chí 200 2 Quảng cáo ngoài trời 150 3 Quảng cáo trên Internet 75 4 Đăng tin PR 50 5
Tổ chức buổi giao lưu chia sẻ 100 6
Tổ chức sự kiện xuyên Việt “Color of Life” 450 7
Tổ chức cuộc thi viết “Tôi là tôi” 50 8 In ấn cẩm nang 30 9
In ấn Banner, poster quảng cáo 50 Tổng cộng 1.150
Sinh viên thực hiện :Mai Thị Quỳnh Hương Mã sinh viên:2173241424 Lớp: TTĐPT B