Kết cấu bài tiểu luận - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học làNguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên làNguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay làxã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại HàNội.Người sinh ra trong một gia đình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mục lục:
Lờimởđầu……………………………………………………………………… …………………………
Nộidung………………………………………………………………………… …………………………
CHƯƠNG I: Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
1-Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh…………………
2-Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh…………………………
CHƯƠNG II: Sinh viên hoạc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1-Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay………………………
2-Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng HCM
KếtLuận…………………………………………………………………………
…………………………… MỞ ĐẦU
Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là
xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà
Nội.Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc
nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.
Ngày 3-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động
cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc
lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên
ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin
con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa.
Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua.
Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp;
xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu
vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần
thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ
Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham
gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn
sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở
Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội
đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần
Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt,
Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng
Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).
Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp
giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những
điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.
Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước,
thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ
trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng
phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả
nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn
quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.
Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành
quả của Cách mạng Tháng Tám.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực
dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ
đại Điện Biên Phủ (1954).
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội
khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo
cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của
đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở
Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh
thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ
kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất
sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc. NỘI DUNG
CHƯƠNG I : Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 1.
Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
*.Đạo đức, một trong những vấn để quan tâm hàng đầu của Hồ Chí
Minh trong sự nghiệp cách mạng
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách
mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức Người không để lại những
tác phẩm đạo đức lớn. nhưng những tư tưởng lớn của Người về đạo
đức đã nằm trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất
cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc với
con người Việt Nam. Bản thân Người lại thực hiện trước nhất những
tư tưởng ấy, nhiều hơn cả những điều Người đã nói, đã viết về đạo đức
Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức
trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận.
Vì vậy tìm hiểu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải chỉ thông
qua những tác phẩm của Người về đạo đức, mà quan trọng hơn phải
thông qua chính hành vi được thể hiện trong toàn bộ hoạt động thực
tiễn của Người, thông qua mẫu mực đạo đức trong sáng mà Người đã
để lại cho Đảng, cho dân tộc, cho nhân loại. Sự thống nhất giữa tư
tưởng và hành vi, động cơ và hiệu quả, giữa lý luận và thực tiễn đã trở
thành một đặc trưng nổi bật của Hồ Chí Minh, đặc trưng này đã làm
cho Hồ Chí Minh phân biệt với rất nhiều nhà tư tưởng, nhiều lãnh tụ
cách mạng khác từ trước đến nay.
*Nguồn gốc tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức
của dân tộc Việt Nam, đã được hình thành trong trường kỳ lịch sử,
đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo
đức của nhân loại; đặc biệt quan trọng là những tư tưởng đạo đức của
Mác, Ăngghen, Lênin, cũng như những tấm gương đạo đức trong sáng
mà các ông đã để lại. Điều này đã được thể hiện trong những dòng
viết đầy xúc động của Người sau khi Lênin mất: Lênin là người "đã
nêu cho chúng ta một tấm gương sáng về sự giản dị vĩ đại và sự khiêm
tốn cao độ". "Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi
khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống
giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh
hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ
hướng về Người, không có gì ngăn nổi" l . Đây không phải chỉ là tình
cảm của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, mà còn là tình cảm của tất
cả các dân tộc thuộc địa đối với Lênin vĩ đại.
Hồ Chí Minh sử đụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã
từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những
nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm. trù
đạo đức của thời đại mới. Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới
đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm
cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Hơn nữa, những giá trị
đạo đức truyền thống lại được nâng lên tầm cao mới, làm cho Người
thực hiện được việc kết hợp truyền thống với hiện đại. Việc tiếp thu
những tinh hoa đạo đức của nhân loại đã làm cho tư tưởng Hồ Chí
Minh trở nên phong phú, đã được đông đảo những người nước ngoài
chấp nhận, tìm thấy một Việt Nam trong nhân loại, cũng như nhân loại
trong Việt Nam. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân
tộc và nhân loại cũng là một đặc trưng nổi bật của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn
việt Nam thực hiện một công việc kế thừa có chọn lọc, thâu hóa những
giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù
hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
a. Vai trò, vị trí của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người
- Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát
triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người
viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng giúp con người vững vàng trong
mọi thử thách, Người viết: “có đạo đức cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ,
thất bại không rụt rè lùi bước”, “khi gặp thuận lợi, thành công vẫn giữ vững
tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn”, mới “lo trước thiên hạ, vui sao thiên
hạ”; “lo hoàng thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ;
không công thần. không quan liêu, không kêu ngạo, không hA hóa”.
- Với yêu cầu đó, Hồ Chí Minh nêu ra năm điều đạo đức mà người đảng
viên phải giữ gìn cho đúng, đó là:
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.
+ Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.
+ Bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn
luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cuối đầu.
+ Bất kỳ trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.
+ Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần
chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.
- Đối với Đảng, tổ chức tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta
thật trong sạch, Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, Người thường nhắc lại ý
của Lênin: Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.
- Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người
nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi
lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối
quan hệ với con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. Tư tưởng Hồ
Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ, đảng viên,
nhất là khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền. Trong bản Di chúc bất hủ,
Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Để học tâ }p và theo tấm gương đạo đức của Bác, mỗi cán bô }, đảng viên
phải luôn kiên định với lâ }p trường tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tương Hồ Chí Minh; với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hô }i dân chủ, công
bằng, văn minh; trung thành với Đảng và nhân dân, hết lòng phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân. Mỗi cán bô }, đảng viên phải xây dựng cho mình kế hoạch học
tâ }p và làm theo tấm gương đạo đức của Bác phù hợp, thiết thực với nhiê }m vụ
công tác được giao. Tăng cường mối quan hê } mâ }t thiết với quần chúng, tin quần
chúng, biết lắng nghe và hết lòng phục vụ quần chúng nhân dân. Luôn tự kiểm
điểm và kiên quyết đấu tranh với bản thân, nhằm chống lại những nhu cầu vâ }t
chất thấp h•n, không mất cảnh giác để đối tượng xấu lợi dụng, lôi k€o, mua
chuô }c. Kiên quyết đấu tranh với những hành vi tiêu cực, quan liêu, tham nhũng;
các biểu hiê }n gây mất đoàn kết nô }i bô }; phòng và chống các biểu hiê }n tự diễn
biến, tự chuyển hóa trong Đảng hiê }n nay.
b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Theo Hồ
Chí Minh thì đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được
xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành nhiệm vụ cách
mạng. Người từng viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có
nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây h€o. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.
Nhờ những người cách mạng có và giữ vững đạo đức cách mạng, ch•o lái con
thuyền cách mạng Việt Nam, đã đưa dân tộc ta thoát khỏi ách áp bức ngoại
bang, đang thoát đói giảm ngh•o vươn lên tiến kịp các nước để sánh vai với các
cường quốc năm châu như Hồ Chí Minh mong đợi.
2. Tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức Hồ Chí minh
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH SOI SÁNG CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn lọc
những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, phù hợp với thực
tiễn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam. Cùng với đó là sự tiếp thu, tiếp biến và
vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại: văn hóa phương Đông và phương
Tây mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin hấp thụ được tích lũy qua thực tiễn. Tư tưởng HCM
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự kế thừa và phát triển
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; là sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam; không chỉ giải quyết vấn đề thuộc về tư duy lý luận mà cao hơn, đó
là tư duy hành động. Trong khi tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác -
Lênin phù hợp với xu thế khách quan của thời đại, đặc biệt là lý luận về cách
mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,
đạo đức và phong cách; là quan điểm và tấm gương mẫu mực của người chiến sĩ
cộng sản trung thành và kiên định lý tưởng cách mạng, luôn đặt lợi ích của
Đảng, dân tộc và nhân dân lên trên hết, luôn tận trung với nước, tận hiếu với
dân; luôn cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; là phong cách tư duy độc lập,
tự chủ, sáng tạo, phong cách làm việc dân chủ, khoa học; phong cách ứng xử
văn hóa, nhân văn, trọng nghĩa tình, nói đi đôi với làm, sống giản dị, hòa đồng
với thiên nhiên,v.v.. tự mình nêu gương về đạo đức cách mạng, thể hiện sinh
động, tự nhiên, đầy cảm hóa trong công tác và ứng xử hằng ngày.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng để Đảng Cộng sản
Việt Nam xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tổ chức lực lượng và lãnh
đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong các cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và những thành tựu quan
trọng về mọi mặt trong hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế. Tư tưởng Hồ
Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi
đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trên hành trình kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Không thể phủ nhận giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, song các thế lực thù địch
không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình”; những kẻ tự
xưng là “người yêu nước”, người “bất đồng chính kiến” ở trong và ngoài nước
đã lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc, bóp m€o và bôi nhọ thân thế, sự
nghiệp, xuyên tạc và phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói và viết: “Hồ Chí
Minh du nhập những tư tưởng ngoại lai vào Việt Nam”; “Hồ Chí Minh đi trên
cỗ xe Nho giáo đến với chủ nghĩa Mác - Lênin”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư
biện, lý thuyết, giáo điều”; tư tưởng Hồ Chí Minh là sự sao ch€p, máy móc chủ
nghĩa Mác - Lênin, không phù hợp với thực tiễn hiện nay, bởi thế, cần từ bỏ nó
để “kịp đi với con đường chung mà thế giới hiện nay đang đi” - con đường tư
bản chủ nghĩa. Có những người tìm mọi cách đả kích, xuyên tạc tư tưởng Hồ
Chí Minh, tấm gương đạo đức cách mạng của Người để “hạ bệ thần tượng” và
lung lạc những người nhẹ dạ, cả tin để phủ nhận những giá trị cơ bản, đúng đắn
của tư tưởng Hồ Chí Minh. Thậm chí, có người lại “cực đoan” đề cao tư tưởng
Hồ Chí Minh, cho rằng ở Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ và coi
tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam nên Việt
Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh để xuyên tạc và hạ thấp sự cống hiến của
Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam và thế giới, hạ thấp tư tưởng của Người
mà không hiểu và cố tình không hiểu rằng: Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của
Đảng, tiếp tục dẫn dắt, soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con
đường xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Những giọng điệu "lạc dòng", phủ nhận của một bộ phận
những người không hiểu, thậm chí cố tình không hiểu đúng bản chất tư tưởng
Hồ Chí Minh đó không hề làm giảm đi giá trị tư tưởng của Người, vì “trong khi
giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc
biệt là lý luận vế cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở
các nước thuộc địa và phụ thuộc..." như Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày
18/2/1995 của Bộ Chính trị khóa VII đã khẳng định.
ĐẢNG LẤY CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀM NỀN
TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM CHO HÀNH ĐỘNG
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương cAa Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa và Người
nhận thấy: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng
tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong
buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng
bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải
phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”.
Người nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, thấm nhuần những chỉ dẫn của
V.I.Lênin: “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả
năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong” để nỗ lực hoạt động, chuẩn bị về
chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau đó
và khẳng định: Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt; "Đảng mà
không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ
nam”, "bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Sau đó, Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời đã lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động và điều này được khẳng định trong Luận cương chính trị
năm 1930 Đảng: “Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc”
Trung thành với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng Hồ Chí
Minh không giáo điều mà nắm lấy tinh thần, bản chất khoa học và cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin để vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam trong quá trình: 1) Thành lập Đảng và xây dựng Đảng cầm quyền; 2) Tập
hợp lực lượng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong tiến trình
cách mạng; 3) Xây dựng nhà nước kiểu mới; 4) Xây dựng chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, bỏ qua chế độ chế độ tư bản chủ
nghĩa… Lý luận Mác - Lênin là thế giới quan, nhân sinh quan, là lý luận tiên
phong của thời đại được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng sáng tạo trong tiến
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Cùng với thời gian, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ khẳng định tư
tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin
trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và tư tưởng của Người đã trở thành một tài
sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc ta mà còn nhấn mạnh tại Đại hội VI
(12/1986) - Đại hội khởi xướng công cuộc đổi mới của Đảng: “Muốn đổi mới tư
duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh”[6]. Tại Đại hội VII (6/1991), Đảng nhấn mạnh việc phải
“Nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh” ; thông qua [7]
Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chA nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) và khẳng
định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và
nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn đất nước để đề ra cương
lĩnh chính trị đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”[8]. Bước
phát triển trong tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn về nền tảng tư tưởng
của Đảng này đã cho thấy cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là một bộ phận cơ bản cấu thành hệ tư tưởng, thế giới quan, phương pháp
luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, sự khẳng định này cũng bảo đảm
sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng, thể hiện rõ ý chí kiên quyết đấu tranh
đối với những những luận điệu sai trái, thù địch, đi ngược lại tư tưởng cách
mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhận thức đầy đủ, sâu sắc giá trị to lớn, toàn diện cống hiến vô giá về lý luận,
tư tưởng Hồ Chí Minh được thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới trong thế
kỷ XX chứng thực, Đại hội IX (4/2001) của Đảng và khẳng định: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ
Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài
sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”[9]. Tư tưởng Hồ Chí Minh được
xác định gồm 9 nội dung cơ bản: 1) Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. 2) Tư tưởng
về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 3) Tư tưởng về
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì
dân. 4) Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
5) Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. 6) Tư tưởng
về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 7) Tư tưởng
về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. 8) Tư tưởng về
phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân. 9) Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán
bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
TIẾP TỤC LÀM CHO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LAN TỎA, THẤM
SÂU TRONG ĐẢNG VÀ TRONG XÃ HỘI
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Ý nghĩa lịch sử và giá
trị lý luận, thực tiễn của tư tưởng đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia và trở
thành một phần giá trị của văn hóa nhân loại. Việt Nam đang đẩy mạnh toàn
diện sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh thuận lợi và thách
thức đan xen, nhất là khi tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang diễn
biến khó lường cùng những khó khăn, phức tạp trong đời sống xã hội. Thực tế,
hệ thống quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu, con đường, phương
pháp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ xã hội mới ở
Việt Nam là cơ sở cho đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong hơn 90 năm xây dựng và phát triển; đồng thời, những thành tựu đã đạt
được về mọi mặt ở Việt Nam là không thể phủ nhận; không chỉ phản ánh quy
luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thời đại cách mạng vô
sản mà còn phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc
với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi
mãi trường tồn cùng dân tộc và thời đại vì đã thấm sâu vào quần chúng nhân
dân, được minh chứng qua thực tiễn cách mạng Việt Nam và ngày càng tỏa
sáng, in sâu trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu con người. Vì thế, việc
tiếp tục giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh; việc kiên định mục tiêu,
con đường phát triển độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là yêu cầu tất yếu khách quan của
Đảng, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam giành thắng
lợi mà còn góp phần giữ vững bản chất của một Đảng chân chính, cách mạng.
CHƯƠNG 2 : Sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1. Thực trạng đạo đức của thanh niên sinh viên hiện nay
- Ngày nay dưới tác động của nền kinh tế sản xuất và vận hành theo cơ chế thị trường và
các quan hệ xã hội mới cũng những các trào lưu tư tưởng và sự biến động trên thế giới ,tình
hình thanh niên sinh viên có những biến động mạnh mẽ . Thanh niên ,sinh viên ngày nay
không còn là lớp người thu động và dễ điều khiển dạy bảo như trước đây . Thanh niên, sinh
viên họ tự ý thức mình trong mối quan hệ xã hội và những người xung quanh cùng thế hệ Họ
không can chịu với hoàn cảnh hiện tại , họ rất thực tế và nhanh nhạy hơn nhiều so với lớp
người bằng tuổi họ trong những thập niên trước.
- Chúng ta có thể khẳng định một điều rằng thanh niên sinh viên hiện nay rất năng động nhậy
b€n với cuộc sống và công việc ,bên cạnh đó họ vẫn tiếp thu được những phẩm chất truyền
thống tốt đẹp - Chăm chỉ kiên trì và nổ lực
- Sinh viên hiện nay rất ham học, ham hiểu biết vì thế họ đã đạt được những thành công lớn
trong mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát triển
vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được nâng
cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật chất,
k€o theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ, mà họ
cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của con
người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách
nhiệm.“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã
biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp
như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ
sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần.
a. Cần xác định rõ những nội dung tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong tình hình hiện nay
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, nội hàm đạo đức để thanh niên Việt Nam tu
dưỡng và r•n luyện đều có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, nội hàm đạo đức căn bản của thanh niên trong xã hội mới – xã hội
chủ nghĩa chính là đạo đức cách mạng. Người chỉ rõ: “Làm cách mạng để cải
tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là
một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ.
Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang”. Người nhấn mạnh: “Nói chung thanh niên phải chuẩn bị làm người chA
nước nhà. Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết
phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chA nghĩa, gột rửa cá nhân chA
nghĩa”. Thanh niên phải luôn đề phòng, để tránh không rơi vào “chA nghĩa cá
nhân”; “chA nghĩa cá nhân” sẽ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như: quan
liêu, mệnh lệnh, b• phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, tham danh, trục lợi, thích
địa vị, quyền hành, coi thường tập thể, tự cao tự đại, độc đoán chuyên quyền.
Đó “là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống
dốc”. Tựu chung lại, theo tư tưởng của Người, đạo đức cách mạng của thanh
niên được thể hiện ở các chuẩn mực khái quát sau: “Trung với nước, hiếu với
dân; Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; Cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng”. Các chuẩn mực đạo đức trên có mối
quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình r•n luyện của mỗi
thanh niên. Yêu cầu khách quan đòi hỏi mọi thanh niên phải tu dưỡng, r•n luyện
toàn diện các chuẩn mực đạo đức cách mạng, không được coi nhẹ chuẩn mực nào.
Như vậy, nội dung đạo đức bao trùm để thanh niên Việt Nam tu dưỡng, r•n
luyện trong giai đoạn hiện nay chính là “Tâm trong – Trí sáng – Hoài bão lớn”,
trong đó,“Tâm trong” được xác định là căn bản trong r•n luyện, tu dưỡng đạo
đức của thanh niên. “Tâm trong” là nói đến nhân cách, bản lĩnh chính trị.
Người thanh niên có “Tâm trong”được biểu hiện ở 10 điểm căn bản như sau:
Có tinh thần yêu nước, sẵn sàng cống hiến, hy sinh vì sự phát triển phồn
thịnh của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
Luôn vững niền tin, sắt son với mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với chủ
nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.
Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Luôn có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, quan tâm đến các vấn đề
chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Luôn hướng tới những giá trị nhân văn cao cả trong cuộc sống, r•n luyện
cho mình lối sống trong sạch, giản dị, lương thiện, thủy chung, biết thương yêu,
chia sẻ, kính trên, nhường dưới.
Luôn sống hướng thiện,ham học hỏi, ham hiểu biết, sống có nghĩa, có
tình; không tham lam, kiêu ngạo, chạy theo danh lợi.
Trung thực, dũng cảm, trách nhiệm, nói đi đôi với làm.
Khi tiếp xúc, làm việc với nhân dân và thanh thiếu nhi phải cầu thị và chuẩn mực.
Có tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả.
Tích cực đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật
xấu; thường xuyên tự phê bình và phê bình… để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Nhận diện rõ những nội hàm đạo đức nêu trên, gắn với việc học tập và làm theo
tấm gương mẫu mực về tu dưỡng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là
quan điểm của Người về “Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư”giúp
mỗi thanh niên Việt Nam xác định được mục tiêu, khung giá trị đạo đức mà
mình cần hướng tới, từ đó có kế hoạch, phương pháp và cách thức r•n luyện, tu dưỡng phù hợp.
b. Cần nhận thức rõ tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cần được tiến hành
thường xuyên, liên tục, suốt cả cuộc đời
Trong tình hình hiện nay, do tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt
trái của kinh tế thị trường, còn một bộ phận thanh niên đang mải mê theo đuổi
những giá trị vật chất thấp k€m, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ
lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước. Thói quen đua đòi,
hưởng thụ, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội và cả “những
tấm gương xấu”; sa vào lối sống ảo, cuồng thần tượng; sống thiếu lý tưởng,
không có niềm tin, không có sự định hướng một cách đúng đắn. Vì vậy, việc tu
dưỡng, r•n luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết và
quan trọng, đòi hỏi thanh niên luôn phải đấu tranh, r•n luyện đạo đức bền bỉ, hàng ngày.
Mặt khác, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không phải từ trên trời
rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, r•n luyện bền bỉ hàng ngày của mỗi
người. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Đường đời là một chiếc thang không
có nấc chót; học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”. Bác Hồ đặt ra
yêu cầu “Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng”13. Nghĩa là
mỗi đoàn viên, thanh niên phải tự giác r•n luyện, không ngừng học tập nâng cao
trình độ, gương mẫu xung phong trong mọi công việc. Đoàn viên, thanh niên –
những người đang trong quá trình tích lũy tri thức và hình thành nhân cách, thì
tự tu dưỡng, r•n luyện của mỗi người “phải được tiến hành thường xuyên như
đánh răng, rửa mặt hàng ngày”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tính tự giác trong tự học tập, tu dưỡng, r•n luyện
đạo đức của thanh niên. Theo Người, phẩm chất đạo đức là giá trị riêng có của
từng người, không thể vay mượn, càng không phải chỉ là những lời nói cửa
miệng về đạo đức. Vì vậy, thanh niên nhận thức được sự cần thiết xây dựng tinh
thần tự giác trong tự học tập, tư dưỡng, r•n luyện đạo đức thường xuyên, liên
tục là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Việc tự
tu dưỡng của thanh niên là hoạt động tự giác, tích cực của mỗi thanh niên
hướng vào nhận thức và hoàn thiện những phẩm chất của bản thân mình phù
hợp với chuẩn mực đạo đức cách mạng. Đây là hoạt động tự kiểm tra, đánh giá,
tự thẩm định và điều chỉnh hành vi đạo đức để hình thành những hành vi đạo
đức tích cực cũng như những phẩm chất nhân cách cần phải có ở mỗi thanh niên.
Hoạt động tự học tập, bồi dưỡng, r•n luyện đạo đức cách mạng mang tính chủ
thể rất cao của mỗi thanh niên. Do đó, thanh niên cần hình thành nhu cầu hoàn
thiện bản thân và thường xuyên bồi dưỡng năng lực tự tu dưỡng, tự r•n luyện
đạo đức cách mạng. Khi thanh niên thường xuyên tự r•n luyện, tu dưỡng đạo
đức và tạo ra được nhu cầu tự thân thì thanh niên sẽ có tính tự giác rất cao trong
việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Yêu cầu của tính tự giác tu dưỡng, r•n luyện đạo đức của thanh niên theo tư
tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là sự tích cực phấn đấu
vươn lên không ngừng để hoàn thiện phẩm chất đạo đức cách mạng của mình.
Để thực hiện thanh niên phải có lý tưởng sống vì Tổ quốc, vì nhân dân; kiên
quyết vượt qua mọi khó khăn thử thách, luôn xung phong, gương mẫu trong
mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ, thực hiện khẩu hiệu: “Đâu cần thanh
niên có, đâu khó có thanh niên”14; và: “Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì
khó thì thanh niên làm”15. Hồ Chí Minh căn dặn, mỗi người thanh niên phải
luôn suy nghĩ về nhiệm vụ của mình trước Tổ quốc, trước nhân dân: “Nhiệm vụ
cAa thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự
hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà
nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”16.
Mỗi thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống
có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi
người tự giác r•n luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu
cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình
hại người. Thanh niên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong
cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như
Hồ Chí Minh đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”17.
c. Mỗi sinh viên gắn việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức với thực tiễn hoạt
động học tập, lao động, công tác, trong các mối quan hệ của bản thân
Việc tự tu dưỡng, r•n luyện đạo đức đòi hỏi thanh niên phải biết r•n luyện mình
trong thực tiễn xã hội. Thanh niên thời đại Hồ Chí Minh cần phải đắm mình
trong thực tiễn, chủ động tham gia các hoạt động chính trị – xã hội do tổ chức
Đoàn, Hội các cấp tổ chức; quan tâm thường xuyên đến công việc của các cấp
ủy đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị; tránh tình trạng “nhạt đảng,
khô đoàn, xa rời chính trị”. Thực tiễn xã hội rất phong phú và là nơi kiểm
nghiệm quan điểm, lý luận và mọi hiện tượng, sự vật trong cuộc sống; là nơi
con người được thử thách, được r•n luyện nhiều mặt. Chỉ có qua thực tiễn thanh
niên mới có thể từng bước bồi đắp được nhận thức của mình về các vấn đề
chính trị, đạo đức mà mình đã được học, qua đó củng cố, nâng cao nhận thức.
Việc tu dưỡng, r•n luyện đạo đức cách mạng cần được thanh niên thực hiện với
nhiều hình thức, phương thức khác nhau, trong đó việc chủ động tham gia các
phong trào hành động cách mạng của các cấp bộ đoàn, hội đang triển khai theo
từng nhóm đối tượng có vai trò hết sức quan trọng, vừa giúp cho thanh niên
hoàn thiện được những phẩm chất đạo đức chung của thanh niên Việt Nam, vừa
xây dựng được những đặc trưng đạo đức riêng có của mình. Cụ thể:
Đối với thanh niên học sinh, sinh viên phải chú trọng sự tự giác tu dưỡng,
r•n luyện thông qua hoạt động thực tiễn trên ghế nhà trường, gia đình và cộng
đồng xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn, thanh niên là học sinh, sinh viên tự
nhận thức được cái hay, cái tốt, cái thiện cũng như cái chưa tốt, cái xấu, cái ác
của mình để khắc phục. Từ đó, mà sống có lý tưởng, thấy rõ được mục đích, ý
nghĩa cao đẹp của cuộc sống; đem tài năng, trí tuệ của mình để phục vụ cho bản
thân và cho xã hội. Đồng thời, thanh niên là học sinh, sinh viên chú trọng bồi
dưỡng tình cảm yêu thương con người, phải luôn xác định đây là một trong
những chuẩn mực đạo đức cao đẹp của người cách mạng, của con người có
nhân cách tốt, có đạo đức.
Để thực hiện được mong ước của Bác Hồ kính yêu và kỳ vọng, quan tâm, chăm
lo của Đảng, nhân dân và toàn xã hội đã dành cho thanh niên, mỗi thanh niên
Việt Nam phải luôn không ngừng học tập, r•n luyện và tu dưỡng đạo đức cách
mạng, luôn “Dưỡng tâm trong – Rèn trí sáng – Xây hoài bão lớn” góp phần ,
cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân giữ vững các thành quả cách mạng, thực
hiện bằng được mục tiêu cao cả: xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh,
nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Bác Hồ hằng mong muốn. KẾT LUẬN
5. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, ta nhận thấy rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức chính là cái
gốc của những người cách mạng. Đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh vẫn luôn có sự nhất quán và tính logic cao. Dựa trên cơ sở truyền thống đạo đức
tốt đẹp của dân tộc, cũng như chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, Chủ tịch Hồ
Chí Minh còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với
điều kiện của Việt Nam.Tóm lại, Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng là một
di sản tinh thần vô cùng quí báu của Đảng và dân tộc ta. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức cách mạng, vấn đề đặt ra không chỉ ở chỗ thừa nhận và khẳng định
những giá trị thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, mà một điều rất quan trọng
là vận dụng và phát triển những giá trị tư tưởng đó vào sự nghiệp xây dựng đội ngũ
cán bộ của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những tư liệu gốc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh hiện lưu giữ tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là những di sản vật chất quí
báu để góp phần nghiên cứu tư tưởng của Người.. . Và hơn thế mỗi sinh viên cần
nhận thức rằng không ai khác, chính mình là những chủ nhân tương lai của đất nước,
đất nước đang trông chờ rất nhiều ở việc học tập và r•n luyện của sinh viên. Việc học
tập các môn chuyên ngành là điều cần thiết, song nếu chỉ có kiến thức chuyên ngành
sinh viên sẽ bị lạc hậu về mặt lý luận, vì việc học tập các môn khoa học Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp họ nắm bắt được những kiến thức cơ bản, kết hợp với
việc liên hệ thực tiễn, từ đó có tư duy độc lập, đúng đắn, hành động phù hợp trong
cuộc sống, qua đó sinh viên có được phương pháp tiếp cận, nắm bắt thông tin, kiến
thức một cách hiệu quả.