







Preview text:
Kết hôn với công an khi chú có tiền án: Quy định, quy trình và giải đáp toàn diện
1. Cháu có thể kết hôn với công an khi chú có tiền án?
Chào luật sư, em có bạn trai làm công an, gia đình em có lý lịch tốt nhưng chú em lúc trước có
tiền án cách đây đã hơn 10 năm. Vậy em có thể kết hôn với người làm công an không ạ?
Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư. Em xin chân thành cảm ơn. Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp của công ty, câu hỏi của bạn được tư vấn như sau:
- Thứ nhất, Người đang công tác trong ngành Công an nhân dân cũng có những điều kiện kết
hôn tương tự người dân bình thường theo Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình 2014 như:
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,
b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Pháp luật không cấm cản kết hôn tự nguyện tiến bộ. Tuy nhiên, đối với người hoạt động trong
các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an...) thì yêu cầu kết hôn quy định chặt
chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCAngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Trước khi kết hôn chiến sỹ công an phải làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến
06 tháng tùy vào mức độ tình cảm của hai bên. Sau đó, chiến sỹ làm đơn xin kết hôn gồm 02
đơn, gửi thủ trưởng đơn vị và gửi phòng tổ chức cán bộ. Đồng thời chiến sỹ công an phải vận
động người bạn đời tương lai có đơn kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời. Phòng Tổ chức cán bộ
có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại
nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng. Hết thời gian thẩm
định lý lịch thì phòng tổ chức cán bộ sẽ quyết định cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho
chiến sỹ đó kết hôn với người ngoài lực lượng thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị
nơi có chiến sỹ xin kết hôn công tác. Nếu như gia đình của người bạn đời chiến sỹ công an có
hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng thì việc kết hôn sẽ không thực hiện được.
Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:
- Về Dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.
- Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
- Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc
nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Mặt khác, theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là
đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh,
chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Khi kết hôn trong ngành công an thì bạn cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tính từ đời
ông bà của bạn, cha mẹ bạn và bạn. Việc thẩm tra lý lịch này còn phụ thuộc vào phòng tổ chức
cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại
nơi sinh sống và nơi làm việc.
Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán
bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến
hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
=> trường hợp của bạn,chú (em trai ruột của bố) nằm trong mục Những người có họ trong phạm
vi ba đời.Nên theo quy định của Luật thì bạn sẽ không kết hôn được với người bạn trai vì không đủ điều kiện Luật.
- Tuy nhiên,thứ hai,gia đình bạn có thể làm đơn xóa án tích của người chú.Nếu sau 5 năm phạm
tội người chú không phạm tội mới,người bị kết án tù 3-15 năm sẽ đương nhiên được xóa án tích;
với người bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ là một năm. Trường hợp cụ thể nếu người
chú được xóa án tích thì bạn có thể kết hôn vời người bạn trai.
Theo khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), việc xóa
án tích của bạn sẽ được thực hiện theo các quy định về xóa án tích của bộ luật này bởi có lợi hơn
cho người bị kết án so với Bộ luật hình sự năm 1985 (thời điểm bạn phạm tội và bị xét xử).
Điều 64 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định các trường hợp đương nhiên được xóa án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia hoặc về tội phạm chống
phá hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc
từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù
nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến 15 năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù trên 15 năm.
Khoản 1 Điều 67 quy định thời hạn để xóa án tích căn cứ hình phạt chính đã tuyên. Khoản 3 điều
này quy định việc chấp hành xong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình
phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án.
Như vậy, ngoài việc chấp hành hình phạt chính, người bị kết án còn phải chủ động tự giác chấp
hành đầy đủ hình phạt bổ sung và các quyết định khác trong bản án. Đây vừa là nghĩa vụ nhưng
đồng thời cũng là quyền lợi bởi nếu họ không chấp hành thì sẽ không được xem xét để xóa án
tích bất luận vì lý do gì.
Để việc xóa án tích được áp dụng thống nhất, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã
ban hành Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/08/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy
định trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999. Theo hướng dẫn tại điểm b mục 11 của
Nghị quyết này thì thời hạn để xoá án tích được căn cứ hình phạt chính đã tuyên, mà không căn
cứ hình phạt bổ sung. Thời hạn đó bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính,
hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ
ngày chấp hành xong hình phạt chính.
2. Ông bà theo đạo cháu có thể kết hôn với công an không?
Chào Luật sư, hiện nay gia đình bên ngoại tôi không theo đạo thiên chúa giáo nhưng gia đình
bên nội có theo đạo này, Vậy tôi có được kết hôn với người đang làm trong ngành công an không ? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn:
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,
b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014 về các trường hợp cấm kết hôn:
"2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;... "
Trước tiên, nếu bạn muốn kết hôn thì bạn phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện kể trên, và không
vi phạm những điều cấm kết hôn. Khi đã đủ điều kiện thì việc bạn muốn kết hôn với một người
đang học trường sỹ quan tức là ngành sỹ quan quân đội thì bạn còn phải đáp ứng về những tiêu
chuẩn riêng về ngành đó. Cụ thể nếu muốn kết hôn thì bạn không được rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
- Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
- Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Có thể thấy, gia đình bên ngoại của bạn không theo đạo nhưng gia đình bên nội của bạn thì có,
khi thẩm tra lí lịch 3 đời tức là từ đời ông cho đến ba mẹ và đến bạn thì rất có thể bạn sẽ không
đáp ứng được điều kiện kể trên và sẽ không được chấp nhận việc kết hôn theo quy định của nội bộ ngành công an.
3. Đã từng đi phục hồi nhân phẩm một tháng thì có thể kết hôn với công an?
Chào Luật sư, em có quen bạn trai làm trong ngành công an, hiện nay anh ấy đang xin hồ sơ để
tụi em kết hôn, nhưng lúc 20 tuổi, em có nghe lời 1 người bạn đi làm massage rồi bị công an bắt
và phục hồi nhân phẩm, lý lịch em tốt nên được xã đứng ra bảo lãnh chỉ phải đi phục hồi nhân
phẩm 1 tháng. Thưa Luật sư, như vậy thì em với bạn trai có thể kết hôn không ạ? Cảm ơn!
Luật sư trả lời:
1. Quy định về điều kiện kết hôn chung theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều kiện kết hôn chung quy định tại Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
- Nam từ đủ 20 tuổ trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn: Kết hôn giả tạo; Lừa dối kết hôn
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc
chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa
những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2. Quy định đặc thù về điều kiện khi lấy chông công an
Đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an...) thì yêu cầu
kết hôn quy định chặt chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của
Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu trong gia đình bạn có một
hoặc nhiều đảng viên thù thẩm tra lý lịch hai đời cũng được (tùy thuộc vào người thẩm tra). Các
điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
- Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
- Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Ngoài ra cón một số quy định các tùy thuộc vào đơn vị mà người làm trong ngành công an công tác.
Theo quy định tại điểm h khoản 2 mục II Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn nghị định
158/2005/NĐ-CP về đăng kí hộ tịch về đăng kí hộ tịch thì : "đối với trường hợp người đăng ký
kết hôn là cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thông báo cho Thủ trưởng
đơn vị của người đó để biết". Trước khi kết hôn chiến sĩ công an phải làm đơn tìm hiểu kết hôn
trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy vào mức độ tình cảm của hai bên. Sau đó làm đơn xin kết
hôn gồm 02 đơn: Đơn gửi thủ trưởng đơn vị và Đơn gửi phòng tổ chức cán bộ. Đồng thời người
kết hôn với chiến sĩ công an làm đơn kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời.
Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thông tin lý lịch của người kết hôn với
người trong ngành công an. Thời gian thẩm tra, xác minh kéo dài tù 02-04 tháng. Hết thời hạn
thẩm định lý lịch thì sẽ có quyết định cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý Đơn xin kết hôn
với người ngoài lực lượng thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi chiến sỹ xin kết hôn công tác.
Theo quy định về điều kiện pháp luật hiện hành thì những người có tiền án chấp hành hình phạt
tù mới không được kết hôn với người trong ngành công an. Bạn từng tham gia phục hồi nhân
phẩm thì không thuộc trường hợp này. Tuy nhiên, mỗi đơn vị công an lại có những quy định và
nguyên tắc thẩm tra lý lịch riêng. Nên để biết chi tiết hơn bạn có thể thắc mắc về điều kiện kết
hôn với đơn vị mà người yêu của bạn công tác.
4. Xác minh lý lịch khi kết hôn với công an?
Chào luật sư. Tôi có bạn trai là công an. Bản thân tôi và gia đình không theo đạo Thiên chúa.
Nhưng có chị gái lấy chồng theo đạo. Ông bà nội, ngoại cũng không theo đạo nhưng các bác, các
chú lại theo đạo. Vậy tôi và bạn trai tôi có thể kết hôn với nhau không?
Cảm ơn luật sư nhiều ạ!
Luật sư phân tích:
Người đang công tác trong ngành Công an nhân dân cũng có những điều kiện kết hôn tương tự
người dân bình thường theo Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như:
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,
b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Pháp luật không cấm cản kết hôn tự nguyện tiến bộ. Tuy nhiên, đối với người hoạt động trong
các lĩnh vực đặc thù (an ninh quốc phòng, công an...) thì yêu cầu kết hôn quy định chặt
chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Trước khi kết hôn chiến sỹ công an phải làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến
06 tháng tùy vào mức độ tình cảm của hai bên. Sau đó, chiến sỹ làm đơn xin kết hôn gồm 02
đơn, gửi thủ trưởng đơn vị và gửi phòng tổ chức cán bộ. Đồng thời chiến sỹ công an phải vận
động người bạn đời tương lai có đơn kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời. Phòng Tổ chức cán bộ
có trách nhiệm thẩm tra, xác minh người bạn đời và tất cả những người thân trong gia đình tại
nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng. Hết thời gian thẩm
định lý lịch thì phòng tổ chức cán bộ sẽ quyết định cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho
chiến sỹ đó kết hôn với người ngoài lực lượng thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị
nơi có chiến sỹ xin kết hôn công tác. Nếu như gia đình của người bạn đời chiến sỹ công an có
hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng thì việc kết hôn sẽ không thực hiện được.
Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:
- Về Dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.
- Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
- Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc
nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Mặt khác, theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình thì:
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là
đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh,
chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Khi kết hôn trong ngành công an thì bạn cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tính từ đời
ông bà của bạn, cha mẹ bạn và bạn. Việc thẩm tra lý lịch này còn phụ thuộc vào phòng tổ chức
cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại
nơi sinh sống và nơi làm việc.
Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán
bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến
hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
Trường hợp của bạn, Gia đình và bản thân bạn không theo đạo, người chị đã lấy chồng của bạn
cũng không theo đạo, chỉ có gia đình chồng theo đạo. Các bác, các chú theo đạo nhưng không
thuộc diện xác minh lý lịch 3 đời nên nhiều khả năng bạn và bạn trai sẽ không gặp trở ngại trong
quá trình xác minh lý lịch để kết hôn. Tuy nhiên việc thẩm tra, xác minh lý lịch còn phụ thuộc
vào quy định của cơ quan nơi người yêu bạn làm việc. Để biết chính xác trường hợp này, bạn nên
lên trực tiếp nơi cơ quan người yêu của bạn đang làm việc để hỏi rõ có được kết hôn hay không?