Kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới đều có cấu trúc bao gồm nhữngmặt, những yếu tố, thuộc tính khác nhau và đối lập nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kết hợp biện chứng giữa các mặt đối lập
1.1 Mặt đối lập là gì?
Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới đều có cấu trúc bao gồm những
mặt, những yếu tố, thuộc tính khác nhau và đối lập nhau. Mặt đối lập là phạm trù
dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng
biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư
duy. Sự tương tác này làm cho các yếu tố tạo nên bản thân sự vật có một sự biến
đổi nhất định, trong đó có vài yếu tố biến đổi trái ngược nhau. Những yếu tố trái
ngược nhau (bên cạnh những yếu tố kháchay giống nhau) tạo nên cơ sở của các
mặt đối lập trong sự vật. Mặt đối lập tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
1.2 Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, chuyển hóa của các mặt đối lập:
Trong lịch sử triết học đã có nhiều nhà triết học đề cập tới mâu thuẫn của các
sự vật, của thế giới như: - Thuyết Âm dương
- Ngũ hành của Trung Hoa đã đề cập tới các mâu thuẫn Âm Dương,mâu
thuẫn giữa các yếu tố bản nguyên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
- Nhà triết học Hy Lạp cổ đại là Hêraclit cũng nhấn mạnh mâu thuẫn của các
hiện tượng,quá trình khách quan.
- Nhà triết học cổ điển Đức là Ikant cũng đề cập tới Antinômi (ông đã nêu ra 4 loạiAntinômi).
- Hêghen cũng đã đề cập tới mâu thuẫn của tư duy.
Về cơ bản, các quan niệm trên đều đã mô tả mâu thuẫn khách quan nhưng
chưa làm rõ được sự chuyển hóa biện chứng của các mặt đối lập, do vậy khái niệm
mâu thuẫn còn nặng về hình thức mà chưa đi sâu vào nội dung biện chứng của các
mặt đối lập. Đến triết học Mác - Lênin quan niệm về mâu thuẫn mới thể hiện rõ nội
dung biện chứng. Quan niệm triết học Mác - Lênin về mâu thuẫn: Mâu thuẫn là sự
thống nhất của các mặt đối lập. Trong đó cần lưu ý: Không phải mọi cái đối lập
đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ có những xu hướng đối lập nào là tiền đề tồn tại của
nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Như vậy có 2 điều kiện để xác định một mâu thuẫn biện chứng:
- Các xu hướng đối lập nhau.
- Các xu hướng là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau.
1.2.1 Sự thống nhất giữa các mặt đối lập:
Trong phép biện chứng duy vật, khái niệm mặt đối lập là sự khái quát những
thuộc tính, những khuynh hướng ngược chiều nhau tồn tại trong cùng một sự vật
hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. Trong cùng một thời điểm ở mỗi sự vật
hiện tượng có thể cùng tồn tại nhiều mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn
tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể, nhưng có khuynh hướng
phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau gọi là hai
mặt đối lập mâu thuẫn "thống nhất". Hai mặt đối lập được hiểu với ý nghĩa không
phải chung đứng cạnh nhau mà nương tựa vào nhau, tạo ra sự phù hợp cân bằng
như liên hệ phụ thuộc, quy định và ràng buộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy mặt
đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong
hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật.
Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện không thể thiếu được cho sự
tồn tại của bất kỳ sự vật nào.
- Thứ nhất: Đó phải là một khái niệm chung nhất được khái quát từ các mặt
phù hợp khác nhau phản ánh đựơc bản chất của sự phù hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Thứ hai: Đó phải là một khái niệm "động" phản ánh được trạng thái biến
đổi thường xuyên của sự vận động, phát triển trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
- Thứ ba: Đó phải là một khái niệm có ý nghĩa thực tiễn. Ngoài ý nghĩa nhận
thức, khái niệm về sự phù hợp của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được coi
là thoả đáng phải có tác dụng định hướng, chỉ dân cho việc xây dựng quan hệ sản
xuất, sao cho những quan hệ sản xuất có khả năng phù hợp cao nhất với lực lượng sản xuất.
Tuy nhiên, khái niệm thống nhất này chỉ mang tính tương đối, bản thân nội
dung khái niệm cũng đã nói lên tính chất tương đối của nó; Thống nhất của cái đối
lập, trong thống nhất đã bao hàm và chứa đựng trong nó sự đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự
đấu tranh chuyển hóa giữa chúng. Tính thống nhất của các mặt đối lập là các mặt
đối lập khẳng định nhau, nương tựa vào nhau, thâm nhập lẫn nhau, tồn tại không
tách rời nhau ( mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn
tại của mình); là các mặt đối lập đồng nhất nhau, tức trong chúng chứa những yếu
tố giống nhau cho phép chúng đồng tồn tại trong sự vật; là các mặt đối lập tác động
ngang nhau, tức sự thay đổi trong mặt đối lập này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi
trong mặt đối lập kia và ngược lại.
1.2.2 Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:
Đấu tranh giữa các mặt đối lập dù tồn tại trong sự thống nhất, song các mặt
đối lập luôn đấu tranh với nhau, tức chúng luôn tác động qua lại theo xu hướng phủ
định, bài trừ hay loại bỏ lẫn nhau. Hình thức và mức độ đấu tranh của các mặt đối
lập rất đa dạng trong đó thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đấu tranh đặc biệt của các mặt đối lập.
1.2.3 Chuyển hoá của các mặt đối lập:
Không phải bất kỳ sự đấu tranh nào của các mặt đối lập đều dẫn đến sự
chuyển hoá giữa chúng. Chỉ có sự đấu tranh của các mặt đối lập phát triển đến một
trình độ nhất định, hội đủ các điều kiện cần thiết mới dẫn đến chuyển hoá, bài trừ
và phủ định nhau. Trong giới tự nhiên, chuyển hoá của các mặt đối lập thường diễn
ra một cách tự phát, còn trong xã hội, chuyển hoá của các mặt đối lập nhất thiết
phải diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, không nên hiểu
sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập chỉ làsự hoán đổi vị trí một cách đơn
giản, máy móc. Các mặt đối lập này lại đấu tranh chuyển hóa và phủ định lẫn nhau
để tạo thành sự vật mới hơn. Cứ như vậy mà các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan thường xuyên phát triển và biến đổi không ngừng. Vì vậy, mâu thuẫn
là nguồn gốc và động lực của mọi quá trình phát triển. Chuyển hóa của các mặt
đối lập ( giải quyết mâu thuẫn biện chứng).
Sự thống nhất của các mặt đối lập mang tính chất tương đối gắn liền với sự
ổn định của sự vật. Sự đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối gắn liền
với sự vận động, thay đổi của bản thân sự vật. Mâu thuẫn biện chứng phát triển
tương ứng với quá trình thống nhất các mặt đối lập chuyển từ mức độ trừu tượng
sang cụ thể; còn sự đấu tranh của các mặt đối lập chuyển từ mức độ bình lặng sang
quyết liệt. Điều này làm xuất hiện các khả năng chuyển hóa của các mặt đối lập.
Khi điều kiện khách quan hội đủ, một trong các khả năng đó sẽ biến thành hiện
thực, các mặt đối lập tự thực hiện quá trình chuyển hóa. Mâu thuẫn biện chứng
được giải quyết khi các mặt đối lập tự phủ định chính mình để biến thành cái khác.
Có hai phương thức chuyển hóa: một là mặt đối lập này chuyển thành mặt đối lập
kia ở một trình độ mới; hai là, cả hai mặt đối lập cùng chuyển hóa thành cái thứ ba
nào đó mà quy luật khách quan và điều kiện, tình hình cho phép.
1.2.4 Mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, tồn
tại kháchquan, phổ biến và đa dạng. Mỗi mâu thuẫn biện chứng đều trải qua giai
đoạn sinh thành ( sự xuất hiện của các mặt đối lập) - hiện hữu ( sự thống nhất và
đấu tranh của các mặt đối lập) – giải quyết ( sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập).
Mâu thuẫn có các loại sau:
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các yếu tố cấu thành một sự vật nhất
định. Ví dụ như: Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất
(QHSX) trong một phương thức sản xuất nhất định.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa mặt đối lập của sự vật này với mặt
đối lập của sự vật khác. Ví dụ như: Mâu thuẫn giữa lực lượng cách mạng của quốc
gia này với bọn phản cách mạng trong một quốc gia khác.
Mâu thuẫn bên trong có vai trò quyết định trực tiếp đối với quá trình vận
động và phát triển của sự vật. Còn mâu thuẫn bên ngoài có vai trò hỗ trợ.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật. Nó tồn tại gắn liền với sự vật từ khi sự
vật sinh ra cho đến khi sự vật kết thúc.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào
đó của sự vật,nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.
Mâu thuẫn cơ bản đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự vật.
Trong quá trình phát triển của mình, mâu thuẫn cơ bản là cơ sở hình thành
và chi phối các mâu thuẫn khác trong sự vật. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải
quyết thì sự vật sẽ thay đổi về chất. Còn mâu thuẫn không cơ bản thì tồn tại bao
giờ cũng gắn liền với mâu thuẫn cơ bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu:
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển
của mọi sự vật. Nó tác dụng quyết định đến các mâu thuẫn khác tồn tại trong cùng
sự vật ở giai đoạn đó.
Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định đối với quá
trình pháttriển của sự vật.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, những tập đoàn người,
những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Mâu thuẫn không đối
kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội mà lợi ích về cơ
bản là nhất trí với nhau. Phân biệt mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫnkhông đối
kháng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định phương pháp giải quyết mâu
thuẫn. Mâu thuẫn đối kháng theo nguyên tắc chung chỉ được giải quyết thông qua
các cuộc cách mạng xã hội. Còn mâu thuẫn không đối kháng, xu hướng phát triển
đặc thù của nó ngày càng dịu đi. Mâu thuẫn này được giải quyết vẫn phải tuân thủ
nguyên tắc là thông qua đấu tranh nhưng bằng phương pháp hòa bình.
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của lý thuyết kết hợp biện chứng các mặt đối lập:
Có thể nhấn mạnh hai nguyên tắc phương pháp luận sau đây:
- Muốn phát hiện bản chất của mọi sự vận động và phát triển thì cần phải
phân tích được mâu thuẫn vốn có của sự vật. Muốn vậy, cần phải xác định được
những xu hướng vận động đối lập của mỗi sự vật mà ta phân tích, đồng thời phân
tích xu hướng đối lập ấy trong tính thống nhất biện chứng của nó.
- Giải quyết mâu thuẫn chính là giải quyết vấn đề động lực của sự phát triển.
Về nguyên tắc, chỉ có thể giải quyết mâu thuẫn thông qua sự đấu tranh của các mặt
đối lập. Tuy nhiên, biện pháp giải quyết rất đa dạng. điều đó phụ thuộc vào bản
chất của sự vật và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. Như vậy, nguyên tắc tổng
quát là: Phát hiện và giải quyết mâu thuẫn nhằm thúc đẩy sự vận động phát triển.
Trong hoạt động nhận thức, để hiểu đúng sự vật phải thấy được nguồn gốc
vận động, phát triển của nó.
- Phân đôi sự vật thành các cặp mặt đối lập, khảo sát sự thống nhất và đấu
tranh củacác mặt đối lập để phát hiện ra mâu thuẫn biện chứng đang chi phối sự vật đó.
- Phân loại và xác định đúng vai trò, giai đoạn tồn tại của từng mâu thuẫn
biệnchứng ( đặc biệt là mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn bên
trong…) đangchi phối sự vận động, phát triển của bản thân sự vât.
- Phân tích kết cấu và điều kiện tồn tại của sự vật để xác định đúng quy mô
vàphương thức giải quyết của từng mâu thuẫn biện chứng, dự đoán cái mới ra đời
sẽ vận động dưới sự tác động của những mâu thuẫn biện chứng nào.
Trong thực tiễn, để đạt được hiệu quả phải:
- Hiễu rõ nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển của bản thân
sự vật là những mâu thuẫn biện chứng; xác định đúng những mâu thuẫn biện
chứng đang chi phối sự vật để từ đó xây dựng các đối sách thích hợp.
- Tìm kiếm và sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp ( mà
trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để can thiệp đúng lúc,
đúng chỗ, đúng mức độ vào tiến trình vận động, phát triển của bản thân sự vật để
lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta: (1) Muốn sự vật thay đổi
nhanh phải đẩy mạnh sự tác động ( đấu tranh) của các mặt đối lập và tạo điều kiện
thuận lợi để chúng nhanh chóng chuyển hóa lẫn nhau, để mâu thuẫn biện chứng
sớm được giải quyết ; ngược lại muốn duy trì sự ổn định của sự vật phải dung hòa
sự xung đột của các mặt đối lập trong phạm vi cho phép. (2) Khi điều kiện đã hội
tụ và mâu thuẫn biện chứng đã chin mùi phải kiên quyết giải quyết nó mà không
nên chần chừ, do dự hay thỏa hiệp; tức phải giải quyết mâu thuẫn đúng lúc, đúng
chỗ và đúng mức độ…