Khái niệm cặp phạm trù nội dung và ý thức môn Triết học Mác -Lênin | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
Khái niệm cặp phạm trù nội dung và ý thức môn Triết học Mác -Lênin | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Triết học Mác - Lênin(THMLN260)
Trường: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHÁI NIỆM CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ
chung, cơ bản nhất của các sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Trong phép biện chứng duy vật có 6 cặp phạm trù cơ bản như: Cái riêng và cái chung, Nguyên nhân và
kết quả, Tất nhiên và ngẫu nhiên, Nội dung và hình thức, Bản chất và hiện tượng.
Với Cặp phạm trù Nội dung và hình thức:
- Nội dung là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, các yếu tố, các quá trình tạo nên sự vật hiện tượng.
Ví dụ1: ở phân tử nước, các yếu tố cấu thành nên phân tử nước là 2 nguyên tử hidro và một nguyên tử oxi
2) Đối với cơ thể con người, thì các bộ phận như tim gan phèo phổi, các cơ quan, chân tay, các quá trình là nội dung
3) Trong việc học tập môn triết học thì nội dung là các bài, các mục các chương về triết học
4) Ví dụ như chữ triết, thì các chữ cái tượng hình là nội dung
5) Ví dụ về 1 cuốn sách triết , nội dung là toàn bộ các sự kiện, các nhân vật và tiểu sử về các nhà
triết học, những sự kiện và các chương, những khái niệm, những nội dung cơ bản của triết học,
những yếu tố tư tưởng của chủ nghĩa mác lê nin,…
- Hình thức là phạm trù dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện
tượng; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: ở phân tử nước, cách thức liên kết H-O-H là hình thức
Ví dụ 2:Cách thức liên kết giữa các bộ phận, thể hiện các bộ phận, cơ quan, quá trình là hình thức.
Ví dụ 3: cách truyền tải và tiếp nhận bài học là hình thức, ví dụ như học tập online, học offline nghe
cô giảng, học qua sách,…
Hình thức bên trong là các phương pháp học, trình tự học tập các chương, các chương có mối liên
hệ như thế nào và giúp ta thẩm thấu được,…
Ví dụ 4: cách liên kết giữa các chữ cái để khi khép lại thành chữ cái có nghĩa là hình thức.
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác -Lênin
và là một trong những nội dung của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện
chứng giữa nội dung và hình thức.
Ví dụ 5: hình thức: bên trong: phương pháp kết cấu bố cục, trình tự nội dung liên kết giữa các
chương, cách xây dựng lý luận của triết học, vai trò của triết học và chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,…
Bên ngoài: kiểu chữ, cách trình bày màu sắc, khổ chữ,…
( Theo chủ nghĩa Mác-Lênin Hình thức ở đây ko chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện
cấu trúc bên trong của sự vật hiện tượng. Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu
muốn nói đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ không chỉ nói đến
hình thức bề ngoài của sự vật).
Nội dung và hình thức luôn thống nhất và gắn bó với nhau, thể hiện trong mối quan hệ biện chứng
giữa nội dung và hình thức =>