Khái niệm chính trị - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Khái niệm chính trị - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH TRỊ HỌC
PHẦN I: Khái niệm chính trị và CTH
1. Khái niệm chính trị
- CT là một lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện mqh giữa các giai cấp,
dân tộc, quốc gia trong vấn đề giành, giữ, sử dụng hoặc chi phối quyền lực nhà nước.
2. Khái niệm CTH.
- CTH là một khoa học nghiên cứu CT như một chỉnh thể để nhằm nhận
thức và vận dụng những quy luật, tính quy luật chung nhất của CT – đặc
biệt là quy luật giành, giữ và thực thi quyền lực CT, quyền lực nhà nước
– trong đời sống xã hội.
3. Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển
- Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho
sự ra đời của khoa học CT => Aristot là người sáng lập khoa học CT =>
Khoa học CT ở thời kì này còn gắn với Triết học.
- Thời kì phực hưng TK16, thời kì khai sáng ở đầu TK18 => Khoa học CT
đã có những bước phát triển => Rousseau, Montesquieu, Vonte… đã thể
hiện một bước tiến mới về chất khoa học CT.
- Mác, Anghen, Lenin phát hiện ra những quy luật, tính quy luật, những
khuynh hướng khách quan vốn có của quá trình CT - VN:
Thời kì phong kiến tiêu biểu là Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Tràn Hưng Đạo…
Đầu TK20: TBC, PCT, Trần Quý Cáp… => NAQ – HCM đã tiếp cận
CN M-Ln và truyền bá vào VN
PHẦN II: Đối tượng và chức năng, phương pháp nghiên cứu CTH
1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của CTH là những quy luật, tính quy luật chung
nhất của đời sống CT của XH; những cơ chế tác động, cơ chế vận dụng,
nhưng phương thức, những thủ thuật, những công nghệ CT để hiện thực
hoá những quy luật, tính quy luật đó.
Lịch sử các tư tưởng chính trị
Hệ thống học thuyết về quyền lực về quyền lực CT
Quyết sách CT và mqh giữa quyết sách CT, quyết điinhj CT và thực tiễn CT
Hệ thống các Đảng CT, lý luận chung về Đảng CT
Thể chế nhà nước và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và
biến đổi của thể chế nhà nước
Vai trò của CT với KT và vấn đề đổi mới hệ thống CT song song với đổi mới KT.
Văn hoá CT và những phương hướng cơ bản góp phần nâng cao văn hoá CT
2. Chức năng nghiên cứu của CTH
- Chức năng tổng quát => Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật
cơ bản nhất của đời sống CT trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế
- Chức năng lý luận => Hình thành hệ thống phạm trù, khái niệm, thuật
ngữ khoa học phản ánh bản chất, quy luật, tính quy luật của CT
- Chức năng ứng dụng => Vận dụng hệ thống những tri thức khoa học về
CT vào quá trình thực thi quyền lực NN trong thực tiễn
- Chức năng giáo dực CT tư tưởng => Điều chỉnh các quan hệ hoạt động
của những người tham gia các quá trình CT.
3. Phương pháp nghiên cứu của CTH
- CNDVBC, CNDVLS là phương pháp nghiên cứu lĩnh vực CT của đời sống XH
- Phương pháp thống nhất giữa logic và lịch sử, phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp so sánh (CT so sánh)
- Phương pháp thực nghiệm chính trị và phương pháp xã hội học
PHẦN III: Quan hệ CTH với các môn khoa học khác - CTH với Triết học - CTH với CNXHKH
- CTH với Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật - CTH với Xã hội học CT - CTH với Tâm lý học CT
- CTH với Xây dựng Đảng - CTH với Tư tưởng HCM
PHẦN IV: Khái lược các tư tưởng chính trị
1. Tư tưởng chính trị phương Đông cổ - trung đại - Nho giáo:
tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ
Chủ trương nhân trị, nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
Tư tưởng xây dựng một trật tự kỷ cương, mọi người thực hiện nghiêm
chỉnh bổn phận của mình (Chính danh)
Tư tưởng chính trị được lòng dân, lấy dân làm gốc
Coi trọng việc học tập và giáo dục dân
Coi trọng đời sống cộng đồng, sống có trách nhiệm, yêu thương đùm bọc lẫn nhau
Coi trọng mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình - Mặc Tử
: Thiếu hiền tài thì không ai cùng vua trị nước
Thuyết khiêm ái: Yêu mọi người, coi ai cũng như mình
Quan niệm về phương pháp cai trị: Khiêm ái là nguyên tắc của các
phương pháp cai trị => Nhà cầm quyền phải yêu dân, làm lợi cho dân
=> Mục đích của cai trị là không có chiến tranh, người đói có ăn, rét
có mặc, mệt được nghỉ
Lý luận về quyền lực xã hội: Người đứng đầu do nhân dân lựa chọn (người hiền và có tài) - Lão T
ử - Đạo gia: “Vô vi nhi trị”
Lão Tử chủ trương xây dựng một xã hội bình yên trong phạm vi một
quốc gia nhỏ bé, ít dân, một xã hội lý tưởng gắn bó, hoà đồng với nhân dân.
Để đạt tới một xã hội bình yên như trên thì người cầm quyền không
cần dùng đến bạo lực, mà cần nắm được quy luật của tự nhiên để hành sự hợp lẽ tự nhiên. - Pháp gia – Pháp trị:
đại biểu Quản trọng, Hàn Phi Tử
Trọng Pháp: Pháp là quy định những luật lệ, nội dung của chính sách
cai trị do cửa quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo
Trọng Thuật: Thủ đoạn, phương pháp, cách thức, mưu lược của “người làm vua”
Trọng Thế: Thế là vị thế, quyền uy, thế lực của người cai trị. Nó là cái
đặc biệt cần thiết đối với người cầm quyền
2. Tư tưởng chính trị Hy Lạp – La Mã cổ đại - Democritus:
Chính trị là quản lý và kết quả những nỗ lực của con người
Chính trị và quản lý là một nghệ thuật kỳ diệu nên cơ quan điều hành,
quản lý phải trí tuệ và hiểu biết => Người cầm quyền phải có trí tuệ và hiểu biết
Bình đẳng là tuyệt diệu; nghèo trong nhà nước dân chủ, tốt hơn hạnh
phúc trong chế độ chuyên chế - tự do tốt hơn nô lệ
Nhà nước, pháp luật ra đời và tồn tại là tất yếu khách quan - Platon:
Chính trị là khoa học và nghệ thuật. Nhà chính trị là những người chín
chắn, nắm lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn chính trị lớn
Trong một tổ chức, mọi thành viên luôn hoàn thành nhiệm vụ của
mình và lấy sự phục tùng làm tiền đề - tránh sự tự do, tuỳ tiện
Nhà nước lý tưởng là nhà nước cới cơ cấu bậc thang sau: Các nhà triết
học (nắm quyền bính); Các chiến binh (bảo vệ quốc gia); thợ thủ công
và nông dân (bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho các đẳng cấp trên) - Aristot:
Con người về bản chất là động vật chính trị => Phải sống trong cộng
đồng, lo chuyện cộng đồng, có trách nhiệm với cộng đồng
Cai trị vì lợi ích của cộng đồng là nền hcisnh trị chân thật, phổ biến
khách quan; cai trị vì lợi ích cá nhân người cầm quyền là ý muốn chủ
quan làm cho nhà nước biến chất
Chính trị phải làm cho đời sống cộng đồng, con người tốt hơn (giáo
dục đạo đức, phẩm hạnh cao thượng cho công dân)
Về thể chế chính trị: Ông chia nhà nước thành các hình thức khác
nhau: Nền quân chủ trị; Nền quý tộc trị; Nền dân chủ trị. Ông ủng hộ
thể chế cộng hoà và thể chế quý tộc
Ông chia quyền lực nhà nước thành 3 bộ phận: lập pháp; hành pháp;
tư pháp;… => Nền móng cho việc hình thành tư tưởng “Tam quyền
phân lập” của các nhà tư tưởng TS sau này
Mục đích của nhà nước phải làm cho con người sống hạnh phúc. Tuy
nhiên, người nô lệ không bao giờ được hưởng hạnh phúc (vì không được coi là người) - Herodotus:
Thể chế chính trị dân chủ: Quyền lực thuộc về nhân dân. Xã hội được
quản lý bằng pháp luật, các pháp quan được uỷ quyền qua con đường
bỏ phiếu => Hạn chế: đối với đám đông ít học thức thì họ rất dễ bị lôi
kéo, kích động và dễ dẫn đến trạng thái vô chính phủ
Thể chế chính trị quý tộc: Quyền lực thuộc về một nhóm người –
Những nhà thông thái, tinh hoa về trí tuệ và phẩm chất => Hạn chế:
rất dễ nảy sinh bè phái nếu ai cũng muốn “làm thầy” người khác
Thể chế chính trị quân chủ: Quyền lực thuộc về 1 người (Vua). Vua
anh minh, đức độ thì đây là may mắn cho xã hội => Hạn chế: dễ dẫn
đến tình trạng xa dân, quan liêu, lạm quyền.
Thể chế chính trị tốt nhất là thể chế chính trị hỗn hợp gồm các ưu
điểm của các thể chế trên.
3. Tư tưởng chính trị thời trung đại - Ôguýtxtanh
(354-430): Ông là giáo chủ, nhà văn, nhà triết học hiện sinh thần học
Về bản chất con người: Con người là sản phẩm cảu Chúa, thế giới
tinh thần của con người bất tử như Chúa. Con người sinh ra đều bình đẳng như nhau
Một số người được Chúa ban phước sướng vĩnh viễn và số người
khác khổ vĩnh viễn. Nên, người nghèo “không nên yêu của cải mà
chỉ nên yêu thượng đế” (mâu thuẫn trong tư tưởng)
Về chính trị, thủ lĩnh chính trị: Người cầm quyền phải biết chỉ huy
mình trước khi chỉ huy người khác. Nên phải có các phẩm chất: Trí
tuệ, nhân cách, quyết đoán vì lợi ích chung. Ngăn chặn thói hư, tật xấu
Về bản chất quyền lực:
Quyền lực là sở hữu chung của cộng đồng, quyền lực sở hữu cá nhân là sai lầm cơ bản
Sứ mệnh của quyền lực là làm cho công bằng ngự trị
Sai lầm của ông khẳng định tính thiên định của quyền lực (quyền
lực biểu hiện của ý Chúa) - Thomas Dacanh:
(1225-1274): Ông là nhà thần học, nhà triết học
Về nguồn gốc quyền lực:
Quyền lực tối cao là thượng đế => nguồn gốc của quyền lực là từ thượng đế
Bản chất của chính quyền là do Chúa định “mọi chính quyền là do chúa”
Về thể chế quyền lực:
Ủng hộ thể chế quân chủ. Tổ chức vương quyền là tổ chức
quyền lực Chúa mong muốn cho nhà thờ
Thể chế chính trị hợp lí là thể chế chính trị hỗn hợp – Người
đứng đầu là một người duy nhất chỉ huy toàn bộ (quân chủ);
người đứng đầu đó phải dựa trên pháp luật (dân chủ); có một
tầng lớp pháp quan trung thành với chế độ (quý tộc).
4. Thời kì cận đại - J.Locke
(1632 – 1704): nhà triết học, nhà tư tưởng chính trị người Anh
Về pháp quyền tự nhiên: Trong “trạng thái tự nhiên” con người có các
quyền được sống, tự do, bình dẳng và tư hữu – Bất khả xâm phạm
“Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng và cần phải được bình đẳng về quyền”
Về nguồn gốc, bản chất của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước:
Quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của dân
Quyền lực nhà nước thực chất là một “Khế ước xã hội”
Các công dân nhượng một phần quyền của mình để hình thành quyền lực chung (QLNN)
Nhà nước dùng quyền đó để điều hành, quản lý xã hội, và bảo vệ
quyền tự nhiên của mỗi công dân
Phân quyền – “Tất yếu kỹ thuật” của những thể chế chính trị tự do:
Chống độc tài phải thực hiện sự phân quyền (3 lĩnh vực): Lập pháp
(NGhị viện); Hành pháp (Nhà vua); Liên minh (QHQT)
Chế độ ủng hộ:
Phủ nhận chế độ quân chủ, ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến
Học thuyết của ông trở thành sự luận giải cho các cuộc CMTS lớn
với những tuyên ngôn nổi tiếng (Mỹ, Pháp) - Montesquieu
(1689 – 1755): Nhà tư tưởng người Pháp; Là một trong
những người sáng lập ra khoa học chính trị
Về nguồn gốc Nhà nước: Nhà nước là sản phẩm của những mâu thuẫn không thể điều hoà
Lý luận về chính thể: Chống nhà nước chuyên chế, thiện cảm với thể
chế cộng hoà (dân chủ, quý tộc)
Cộng hoà dân chủ: Quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân vừa là
“quốc vương”, vừa là “bề tôi”
Cộng hoà quý tộc: Quyền lực tối cao thuộc về một bộ phận nhân
dân có quyền lực tối thượng, còn lại là thân thuộc của vua và
nguyên tắc cầm quyền ôn hoà
Lý tưởng chính trị cảu ông là thể chế Quân chủ lập hiến. Tuy nhiên,
thể chế hợp lí lại là thể chế Cộng hoà
Ông ủng hộ chủ nghĩa tự do chính trị. Quyền lực tối cao trong thể chế
chính trị tự do được chia thành 3 quyền: Lập pháp, Hành pháp, Tư
pháp. Ba quyền ấy cân bằng và kiềm chế lẫn nhau. - Rousseau
(1712 – 1778): Nhà tư tưởng vĩ đại, nhà triết học ánh sáng
Tư tưởng CMDCTS – CNTD cấp tiến:
Chủ quyền (quyền lực) tối thượng là của dân.
Bác bỏ chế độ chính trị áp bức dân
Học thuyết về chủ quyền tối thượng của nhân dân:
Mỗi cá nhân nhường quyền để tập trung hình thành quyền lực tối
cao bằng một “khế ước”
Quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhân dân Về chính thể:
Thể chế cộng hoà
là hình thức cầm quyền tốt nhất. Trong đó quyền
lập pháp luôn nằm trong tay nhân dân
Chính phủ phải báo cáo trước Đại hội nhân dân (nhằm chặn sự
tiếm quyền của chính phủ)
Toà án là cơ quan bảo vệ luật pháp và quyền lập pháp
QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
1. Quyền lực và các loại quyền lực
1.1. Khái niệm quyền lực
- Quyền lực là khả năng thực hiện ý chí của chủ thể tác động hành vi và
thía độ của chủ thể khác dựa trên một phương diện nhất định như uy tín, chức vụ, sức mạnh… - Nội dung cơ bản:
Quyền lực chỉ ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người
Quyền lực mang tính khách quan
Quyền lực mang tính phổ biến
Quyền lực là quan hệ giữa người chỉ huy và người thừa hành.
1.2. Cấu trúc quyền lực Tối cao Cấp cao Cấu trúc dọc Cấp trung Cấp thấp Cấu trúc ngang Của cải, tiền bạc,
quan hệ, địa vị, uy tín Bạo lực Trí tuệ
1.3. Các loại quyền lực
- Quyền lực tự nhiên
- Quyền lực tôn giáo: sử dụng đức tin tôn giáo, dùng các giáo lý để thực thi quyền lực
- Quyền lực cứng, quyền lực mềm: Quyền lực cứng sử dụng sức mạnh:
quân sự; Quyền lực mềm sử dụng kinh tế, uy tín, trí tuệ,…
- Quyền lực thế tập: hình thức “cha truyền con nối”; những dòng tộc,
người được thế tập là những người được tôn trọng, có địa vị cao
- Quyền lực hợp pháp, quyền lực bất hợp pháp
- Quyền lực tập thể, quyền lực cá nhân
1.4. Chủ thể của quyền lực
- Quyền lực xã hội (giai cấp, dân tộc, nhân loại)
- Quyền lực tập thể (Tổ chức: Đảng, Chính phủ, các đoàn thể, gia đình)
- Quyền lực cá nhân (Vua, Tổng thống, Thủ tướng)
2. Quyền lực chính trị
2.1. Khái niệm
Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp hay của liên minh giai cấp,
tập đoàn xã hội (hoặc của nhân dân – trong điều kiện của CNXH), nó nói
lên khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích của mình. “Quyền lực
chính trị, theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp
để trấn áp một giai cấp khác”
2.2. Đặc điểm của quyền lực chính trị
- Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp
- Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan hệ với giai cấp khác
- Quyền lực chính trị là sức mạnh trấn áp bằng tổ chức bạo lực
- Quyền lực chính trị luôn mang tính thống nhất về cơ bản khi biểu hiện ra
bên ngoài, nhưng trong quan hệ nội tại nó có thể chứa đựng những khác biệt. mâu thuẫn
- Quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thành các hệ
thống thể chế chính trị của xã hội
2.3. Chủ thể, đối tượng, mục tiêu, công cụ của quyền lực chính trị
- Chủ thể: của quyền lực chính trị được xác định là nhóm xã hội, giai cấp
hay tập đoàn người được tổ chức để tạo dựng và có được quyền sử dụng
sức mạnh cho mục đích chính trị của mình.
- Đối tượng: của quyền lực chính trị là vế đối lập với chủ thể trong quan hệ
chính trị. Đó là nhóm xã hội, giai cấp hay tập đoàn người mà sự phục
tùng của nó đối với chủ thể là cách mà quyền lực được thể hiện trong việc thực thi.
- Mục tiêu: của quyền lực chính trị là nhằm đạt tới sự áp đặt ý chí của chủ
thể đối với đối tượng và thông qua đó mà lợi ích của chủ thể được thực hiện.
- Công cụ: của quyền lực chính trị là những tổ chức chính trị và những tổ
chức khác có nội dung chính trị được chủ thể thiết lập và dựa vào hoạt
động để thực thi quyền lực ở những mức độ nhất định.
2.4. Những nhân tố đảm bảo giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị
- Thứ nhất, phải có đường lối, chính sách đúng. Các mục tiêu phải được
xác định rõ, biểu hiện qua các quyết sách, đường lối chính trị. Các chính
sách phải phù hợp với xã hội, truyền thống dân tộc và xu hướng thời đại
- Thứ hai, phải có các hệ thống tổ chức quyền lực (HTCT) hoạt động
hiệu quả. HTCT đó phải xây dựng được chính đảng mạnh và có một bộ
máy nhà nước đủ năng lực và hoạt động hiệu quả. Tiếp đó là phát huy
được tính tự chủ, độc lập của các tổ chức chính trị - xã hội.
- Thứ ba, phải tuyển lựa được những con người chính trị - tinh hoa thật
sự. Do đó, phải: có cơ chế tuyển lựa người dân chủ, khoa học; có cơ chế
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người hiệu quả; có cơ chế kiểm tra, thanh lọc
những đối tượng không đem lại hiệu quả cho bộ máy
- Thứ tư, có phương thức và nghệ thuật lãnh đạo. Lãnh đạo thể nào để
thu phục được lòng người, cũng như có biện pháp quản lý chuẩn mực,
hiệu quả (kết hợp vừa rắn vừa mềm)
3. Một số lý luận về phuognw thức, con đường đạt đến quyền lực
3.1. Quan niệm của Lipson
- Thiểu số được lựa chọn cai trị vì ưu tú và đa số không được lựa chọn (bị
cai trị, bị quản lý, bị điều hành) vì thấp kém:
Tiêu chí được lựa chọn và không được lựa chọn phụ thuộc vào các
yếu tố: chủng tộc, tuổi tác, dòng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, của cải, sức mạnh, trí tuệ…
- Có nhiều phương thức, con đường đạt đến quyền lực. Mỗi loại quyền lực
khác nhau thì có những con đường khác nhau.
3.2. Quan điểm của Russel
- Thôi thúc quyền lực chi phối hoạt động nhân sinh: “Lòng yêu quyền lực,
ham muốn quyền lực là 1 động lực ảnh hưởng đến hành vi của con người”
- Quyền lực kinh tế không phải là nguồn gốc của mọi quyền lực: “Quyền
lực kinh tế hiện nay liên quan đến vấn đề quản trị hơn là vấn đề tư hữu”
3.3. Quan điểm của Toffler
- Con đường bạo lực – phẩm chất thấp nhất: Điểm mạnh:
Có hiệu quả và sức mạnh trực tiếp, nhanh chóng
Hay lợi dụng (nếu có đủ điều kiện) Hạn chế:
Quá lạm dụng sẽ dẫn đến hậu quả “tăng thù, bớt bạn”
Khích lệ chạy đua vũ trang, lãng phí tính mạnh, của cải
- Con đường cảu cải – Phẩm chất loại hai
Điểm mạnh: Dùng của cải để sai khiến, theo kiểu “ném bạc đâm toạc tờ giấy”
Hạn chế: Không phải quyền lực nào cũng mua được bằng tiền
- Con đường trí tuệ - phẩm chất cao nhất: Điểm mạnh:
Trí tuệ không cạn kiệt khi tiêu dùng mà ngược lại
Khi sử dụng nó sẽ tăng bạn, bớt thù
Nó không phụ thuộc vào của cải hay sức mạnh
3.4. Quan điểm của CN M-Ln
- Không tuyệt đối hoá một con đường nào để đi đến quyền lực
- Mọi con đường, phuognw thức được xem là hợp lý nếu từng bước đem
lại quyền lực cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động, góp phần giải
phóng sức sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển
- ĐCSVN đã vận dụng mọi phương thức khác nhau: bạo lực CM, nghị
trường, chính trị, ngoại giao, quân sự… để giành chính quyền, nổi trội là bạo lực CM
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
1. Hệ thống chính trị
1.1. Thể chế chính trị tổ chức
1.1.1. Thể chế chính trị
- Thể chế và Thiết chế:
Thể chế: là những quy định, luật lệ, chuẩn mực có chức năng điều
chỉnh, chế ước các quan hệ xã hội, các hành vi của các cấp độ chủ thể
trong cấu trúc xã hội xác định
Tương ứng với các loại hình xã hội, các lĩnh vực cấu thành xã hội
nhất định… sẽ có các loại hình thể chế nhất định. Trong xã hội có
giai cấp, các loại hình thể chế cơ bản có thể là: Thể chế xã hội, thể
chế chính trị, thể chế kinh tê…
Thiết chế: là những bộ phận cấu thành của một cấu trúc xã hội phản
ánh mặt vật chất của cấu trúc đó - Thể chế chính trị:
Khái niệm: là hệ thống các định chế, các giá trị chuẩn mực hợp thành
những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của một chế độ
chính trị, là hình thức thể hiện các thành tố của HTCT thuộc KTTT, là
cơ sở chính trị xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội
nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Phân loại:
Căn cứ vào thể thức cai trị: Thể chế chính trị chuyên chế độc tài &
Thể chế chính trị dân chủ
Căn cứ hình thức thể hiện: Thể chế chính trị thành văn & Thể chế chính trị bất thành văn
Căn cứ vào mức độ tham gia của công dân vào công việc nhà
nước: thể chế chính trị hành vi & Thể chế chính trị
1.1.2. Thể chế chính trị tổ chức
- Là chính thể những tổ chức (thể chế các đảng phái chính trị, thể chế nhà
nước, thể chế các tổ chức chính trị - xã hội) tham gia vào các quá trình
chính trị nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội -
1.2. Khái niệm, cấu trúc, chức năng của HTCT
1.2.1. Các quan niệm về HTCT
- *Tài liệu học: 5 ý
1.2.2. Khái niệm HTCT:
- HTCT là một chính thể bao gồm các tổ chức như đnagr phái chính trị,
nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp); với những quan hệ
tác động qua lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình
hoạch định, thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống
trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội. 1.2.3. Cấu trúc
- HTCT được cấu trúc từ nhiều bộ phận chức năng khác nhau. Có thể coi
mỗi bộ phận đó là một tiểu hệ thống của HTCT. Như vậy, cấu trúc của
HTCT được chia thành như sau:
Tiểu hệ thống thể chế
Tiểu hệ thống quan hệ
Tiểu hệ thống cơ chế vận hành
Tiểu hệ thống các nguyên tắc hoạt động
1.2.4. Các yếu tố cấu thành HTCT:
- Đảng phái chính trị - Nhà nước
- Các tổ chức chính trị - xã hội
1.2.5. Chức năng và vai trò của HTCT - Chức năng:
HTCT là cơ chế thực thi quyền lực của giai cấp cầm quyền; là hệ
thống các tổ chức mà thông qua đó gaii cấp thống trị thực hiện quyền
lực thống trị trong xã hội Các chức năng:
1) Chức năng xác định mục tiêu chung
2) Chức năng xác định cách thức đạt mục tiêu
3) Chức năng lực chọn người lãnh đạo
4) Chức năng duy trì kỷ luật, kỷ cương
5) Chức năng điều chỉnh, thích nghi - Vai trò:
Duy trì, bảo vệ và phát triển xã hội
Giúp giai cấp thống trị thực hiện quyền lực chính trong xã hội
Giúp củng cố, duy trì, phát triển chế độ xã hội đương thời phù hợp với
lợi ích của chủ thể cầm quyền
1.2.6. Các nguyên tắc và cơ chế vận hành - Nguyên tắc:
Quyền lực thuộc về nhân dân
Uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn Nguyên tắc dân chủ
Nguyên tắc thống nhất phân quyền
- Cơ chế vận hành: Cơ chế là tổng hợp các phương thức vận hành của HTCT
Mệnh lênh cưỡng bức Thể chế Tư vấn
2. Các mô hình hệ thống chính trị trên thế giới
- Khái niệm mô hình HTCT: là cách thức khái quát các hệ thống chính trị
theo các yếu tố, các quan hệ cốt lõi nhất giữa các yếu tố trong hệ thống
nhằm lý giải và dự báo các hoạt động của HTCT
- Đặc trưng của mô hình HTCT:
1) Hình mẫu cho một cách thức tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị
2) Có tính đại diện cho các HTCT có những đặc điểm tương tự
3) Có khả năng giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội
4) Được sự thừa nhận và chấp thuận của cộng đồng, xã hội - Phân loại mô hình HTCT:
Nếu lấy tiêu chí là hệ tư tưởng chủ đạo: có thể phân thành hệ thống
chính trị XHCN và hệ thống chính trị TBCN .Ở giữa hai loại mô hình
này là hệ thống chính trị dân chủ xã hội
Nếu lấy tiêu chí về số lượng đảng cầm quyền: có thể phân thành hệ
thống một đảng cầm quyền lâu dài (TQ, VN), hệ thống một đảng nổi
trội cầm quyền (Nhật Bản), hệ thống hai Đảng nổi trội (Anh, Mỹ), mô
hình hệ thống đa đảng cạnh tranh (Đức, Pháp, Brazil)
Nếu xét theo tiêu chí
: có thể thấy có hai nhóm phân quyền :
Nhóm 1: Các nước TBCN đi theo mô hình phân chia quyền lực
nhà nước giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp
Nhóm 2: các nước đi theo mô hình tập trung quyền lực với mục
đích tính chất và mức độ khác nhau ở các nước XHCN như Liên
Xô (trước đây), TQ, VN, Lào, Cuba, Bắc Triều Tiên
2.1. HTCT các nước TBCN
2.1.1. Mô hình hệ thống nghị viện - Khái quát mô hình:
Hệ thống nghị viện gồm các nước như: Anh, Nhật Bản, Đức, Bỉ,
Italia, Australia, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Tây Ban Nha, Canada…
Trong hệ thống này Người đứng đầu nhà nước (tức nguyên thủ quốc
gia) và Người đứng đầu hành pháp được tách biệt.
Người đứng đầu nhà nước (nữ hoàng Anh, Nhật Hoàng, Tổng thống
Đức…) chỉ có quyền lực hình thức (dù tên gọi có thể khác nhau) so
với người đứng đầu hành pháp (thủ tướng). Do vậy, hệ thống này cũng
được gọi là “Thủ tướng chế”.
Hệ thống nghị viện có thể có cả ở chính thể quân chủ lẫn cộng hòa:
Quân chủ: Anh, Nhật… nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng, vua
Cộng hoà đại nghị: Đức, Italia, Áo, Hy Lạp… nguyên thủ quốc gia là Tổng thống - Đặc điểm chủ yếu:
Nghị viện có quyền lực tối cao. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà nghị
viện được tổ chức thành một viện hay lưỡng viện
Thể chế hóa sự đối lập tại nghị viện nhằm hạn chế khả năng chuyên
chế của đảng cầm quyền – vốn nắm quyền chi phối cả cơ quan hành
pháp và lập pháp (VD: nghị viện Anh)
Cách thức vận hành trên thực tế: chính phủ do nghị viện bầu và phải
chịu trách nhiệm trước nghị viện. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm của
nghị viện đối với chính phủ ít khi xảy ra do đảng cầm quyền chiếm đa số tại nghị viện
Thủ tướng có quyền giải tán nghị viện và kêu gọi một cuộc bầu cử
mới nhưng trên thực tế ít khi xảy ra tình huống này vì hiếm có đảng
nào lại giải tán nghị viện do đảng mình kiểm soát
Cơ chế Bảo hiến được thực hiện bởi Tòa án Tối cao: Đức, Nhật Bản, Thái Lan…
- Điểm mạnh & Điểm yếu: Điểm mạnh:
Dễ thông qua luật, chính sách đối với đảng cầm quyền do đảng
cầm quyền chiếm đa số hoặc liên minh đa số của đảng cầm quyền ở nghị viện
Dễ thay thế người đứng đầu chính phủ: thủ tướng ở mô hình đại
nghị ngay lập tức có thể bị bỏ phiếu bất tín nhiệm và rời khỏi vị trí
quyền lực ngay giữa nhiệm kỳ. Điểm yếu:
Các quyết định của chính phủ có thể bị chậm, thiếu tính quyết
đoán: Do đòi hỏi về tính tập thể và tính đồng thuận cao. Thủ tướng
trong hệ thống đại nghị thông thường phải tranh thủ sự ủng hộ của
các nhân vật chính trị chủ chốt trong đảng và trong nghị viện
Tính không ổn định của chính phủ: do chính phủ có thể bị bỏ phiếu
bất tín nhiệm nên nguy cơ chính phủ đổ luôn có thể xảy ra
Quyền hạn của nghị viện quá lớn: các quyết định của nghị viện
thường được coi là tối cao. Khác với hệ thống tổng thống, trong hệ
thống đại nghị không có cơ chế phủ quyết đối với các luật của nghị viện
2.1.2. Mô hình hệ thống tổng thống - Khái quát mô hình:
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và là người đứng đầu hành pháp
Cấu trúc và phân bố quyền lực nhà nước trong hệ thống tổng thống:
Nhân dân bầu ra nghị viện hoặc quốc hội
Nhân dân bầu ra tổng thống – nguyên thủ quốc gia
Quyền lực nhà nước được phân chia triệt để thành ba nhánh: lập pháp, hành pháp, tư pháp - Đặc điểm chủ yếu:
Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân, không phải chịu
trách nhiệm trước nghị viện
Tổng thống có toàn quyền quyết định cá nhân đối với cơ quan hành pháp
Sự phân chia quyền lực triệt để và cơ chế “kiềm chế - đối trọng” giữa
lập pháp, hành pháp và tư pháp
Có thể xảy ra sự bế tắc trong quá trình chính sách, nhất là khi đảng
của Tổng thống không kiểm soát đa số ở cả thượng viện và hạ viện
Cơ chế bảo hiến bằng thể chế thông qua phán quyết của Tòa án tối cao
- Điểm mạnh & Điểm yếu: Điểm mạnh:
Sự phân chia quyền lực triệt để có khả năng kiềm chế, đối trọng và
kiểm soát quyền lực giữa các nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp
Sự kiểm soát bằng thể chế được đánh giá cao bởi tính duy lý, có
hiệu lực hiệu quả trong ngắn hạn và nếu thực sự hợp lý sẽ có vai
trò ảnh hưởng quan trọng trong dài hạn Điểm yếu:
Hệ thống tổng thống có khuynh hướng trở nên độc tài, mất dân chủ
Hệ thống tổng thống có thể gây ra sự bế tắc chính sách: vì nghị
viện và tổng thống được phân chia quyền lực và được ủy quyền
bởi hai hệ thống độc lập, do vậy mâu thuẫn quyền lực có thể xảy ra
Khó thay đổi lãnh đạo: trong trường hợp Tổng thống không thể
hiện được năng lực của mình, không có cơ chế nào để bãi nhiệm Tổng thống
Do phải tiến hành nhiều cuộc bầu cử độc lập trên phạm vi và quy
mô lớn nên các cuộc bầu cử thường tốn kém về mặt tiền bạc và thời gian
2.1.3. Mô hình hệ thống hỗn hợp - Khái quát mô hình:
Tổng thống là người đứng đầu nhà nước nắm các quyền hành pháp
quan trọng (như trong hệ thống tổng thống)
Thủ tướng đứng đầu hành pháp
Như vậy quyền hành pháp được chia sẻ giữa Tổng thống và Thủ
tướng nên hệ thống này được gọi là "lưỡng đầu chế" - Đặc điểm chủ yếu:
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là người đứng đầu hành
pháp, có sự chia sẻ quyền hành pháp giữa Tổng thống và Thủ tướng
Tổng thống chịu trách nhiệm trước nhân dân, Thủ tướng chịu trách
nhiệm trước Tổng thống và Nghị viện
Nghị viện có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ và giải tán chính
phủ, nhưng Tổng thống có quyền giải tán nghị viện
Ngoài sự phân lập và kiềm chế, đối trọng giữa lập pháp, hành pháp, tư
pháp còn có sự phân lập quyền lực và kiềm chế, đối trọng trong cơ
quan hành pháp, nhất là khi tổng Thống và Thủ tướng thuộc các đảng khác nhau
Cơ chế bảo hiến bằng thể chế thông qua phán quyết của Tòa án tối cao
(Nga) hoặc Hội đồng bảo hiểm riêng (Pháp)
- Điểm mạnh & Điểm yếu: Điểm mạnh:
Với cách thức ủy quyền và chịu trách nhiệm của hệ thống hỗn hợp,
các quyết định tập thể vẫn có tính đồng thuận cao và đảm bảo sự
nhanh chóng, tính quyết đoán
Tránh được sự tập trung quyền lực mạnh ở người đứng đầu cơ
quan hành pháp. Tạo sự kiềm chế nhất định giữa Tổng thống và
Thủ tướng, nhất là khi Tổng thống và Thủ tướng thuộc hai đảng khác nhau Điểm yếu:
Có thể xảy ra sự mâu thuẫn trong việc thông qua luật ở nghị viện
Khó thay đổi lãnh đạo (điều này giống với mô hình tổng thống)
Có thể xảy ra sự mâu thuẫn, trì trệ khi nghị viện và tổng thống
thuộc hai đảng khác nhau nắm quyền
2.2. HTCT các nước XHCN
2.2.1. HTCT Xô viết (1945 – 1991) - Khái quát mô hình:
Cấu phần của Nhà nước Xô viết khá đa dạng và phức tạp: 15 nước
Cộng hòa liên bang, 20 nước cộng hòa tự trị, 8 tỉnh tự trị, 10 khu dân tộc, 129 vùng và tỉnh
Hiệp ước Liên bang quy định quyền hạn của các cơ quan nhà nước,
chế độ bầu cử vào các Xô Viết và quy định quyền tự do tách khỏi Liên
Xô của các nước cộng hòa. Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng và bảo vệ chủ quyền của các nước cộng hòa.
2.2.2. HTCT Việt Nam (Tài liệu)
2.3. Một số giá trị chung (Tài liệu) ĐẢNG CHÍNH TRỊ
1. Sự xuất hiện của đảng phái chính trị và vai trò của đảng phái chính trị
trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia
1.1. Đảng phái chính trị và sự xuất hiện của Đảng chính trị
- Đảng chính trị: (Có nhiều định nghĩa)
Qaermonne: Các đảng là lực lượng chính trị có tổ chức, liên kết công
dân có cùng khuynh hướng chính trị nhằm động viên ý kiến về một số
mục tiêu nhất định và để tham gia vào các cơ quan quyền lực để
hướng quyền lực đến chỗ đạt được những yêu cầu đó
B. Konstan (Anh): Đảng phái là tập hợp những người theo những học
thuyết chính trị giống nhau.
Anatoli Butenko (Xô viết):
Chính đảng là tổ chức chính trị đoàn kết những đại diện tích cực
nhất của các giai cấp xã hội nhất định (hay một nhóm xã hội) và
thể hiện (trong văn kiện cương lĩnh và các văn kiện khác) những
lợi ích cơ bản cảu giai cấp đó.
Chức năng quan trọng nhất của đảng là tìm ra phương hướng và
phương tiện thực hiện những lợi ích đó, là người tổ chức những
hoạt động của giai cấp và các đồng minh của nó
CN M-Ln: Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức của một
giai cấp hay một tầng lớp nào đó. Sự tồn tại của đảng chính trị gắn
liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp. Đảng đấu tranh cho lợi ích giai cấp
Ăngghen: Đấu tranh chính trị giữa các giai cấp biểu hiện tập trung
nhất trong cuộc đấu tranh giữa các đảng chính trị
Về nguyên tắc, đảng chính trị là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất
của giai cấp, tập hợp những người giác ngộ nhất về lợi ích giai cấp,
kiên quyết nhất trong đấu tranh để bảo vệ lợi ích giai cấp khi chưa
giành được quyền lực chính trị cũng như khi đã giành được quyền lực chính trị.
- Sự xuất hiện của đảng phái chính trị:
Đảng chính trị chỉ ra đời khi đấu tranh giai cấp đạt đến một trình độ
nhất định – Trình độ đấu tranh chính trị (Đảng chính trị chưa ra đời ngay
khi xã hội có giai cấp, mà đấu tranh giai cấp phải đạt đến trình độ nhất định, giai
cấp phải nhận thức được việc giành quyền lực chính trị - CHNL, PK chưa có
đảng chính trị, đến thời kì mâu thuẫn TS-CN thì CN mới dần nhận thức được và
xuất hiện đảng chính trị)
Qua đấu tranh chính trị, các giai cấp nhận thức được tính cấp thiết
phải có tổ chức thì mới giành được thắng lợi => Đảng chính trị ra đời
Trong đấu tranh, nội bộ giai cấp xuất hiện những người tiêu biểu,
được suy tôn trở thành những người cầm đầu, thủ lĩnh dưới nhiều hình
thức. Những người đó đứng ra tổ chức và lãnh đạo giai cấp dưới nhiều hình thức khác nhau
Trong đấu tranh, mỗi giai cấp ngày càng ý thức rõ hơn là phải giành
được quyền lực chính trị về tay giai cấp mình. Đấu tranh chính trị đòi
hỏi phải có mục tiêu chính trị rõ rệt, phải có tổ chức chặt chẽ để tập
hợp lực lượng giai cấp, huy động đồng minh đánh bại kẻ thù giành thắng lợi.
Đảng chính trị còn tồn tại lâu dài khi xã hội còn giai cấp đối kháng
Đảng chính trị là đại diện tiêu biểu cho hệ tư tưởng, lợi ích của giai
cấp xã hội nhất định, không có đảng chính trị nào phi giai cấp, siêu giai cấp
1.2. Vai trò của đảng phái chính trị
Tuỳ thuộc vào địa vị lịch sử của các giai cấp mà đảng chính trị đó đại diện - Ở các nước TBCN:
Vai trò của các đảng chính trị thể hiện rõ nhất trong các cuộc bầu cử
giành quyền lực nhà nước
Sau khi thắng cử, nắm quyền, các đảng chính trị có vai trò trong việc
định hướng phát triển kinh tế - xã hội thông qua cương lĩnh chính trị,
bố trí tuyển lựa thành viên của đảng vào các cương vị chủ chốt của chính quyền - Ở các nước XHCN:
ĐCS là lực lượng duy nhất lãnh đạo, thực hiện quyền thống trị về
chính trị của giai cấp công nhân để xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN của dân, do dân, vì dân và quá độ đi lên CNXH
ĐCS đại diện cho giai cấp công nhân chịu trách nhiệm hoàn toàn
trước vận mệnh phát triển của dân tộc, lãnh đạo mọi mặt của đời sống
kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội. Để thực hiện được sứ mệnh to
lớn này, điều kiện tiên quyết là đảng phải khôgn ngừng vươn lên về mọi mặt