Khái niệm con người - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học đông thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN CHẤT
CON NGƯỜI ĐỂ GIẢI THÍCH BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ “THIỆN”
HAY “ÁC”. LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HUY “TÍNH THIỆN” TRONG MỖI CON NGƯỜI
NÔỊ DUNG THUYẾT TRÌNH
I. I. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LENIN VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.
1. Khái niệm con người và bản chất con người.
Khái niệm con người :
Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Triết học
Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học đông thời khẳng
định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.
Con người là một thực thể tự nhiên:
Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành và tồn tại của con người chính là
giới tự nhiên. Hay có thể nói: giới tự nhiên là “ thân thể vô cơ của con người”, con
người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hóa
lâu dài của môi trường tự nhiên. Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
Con người là một thực thể xã hội:
Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người và thế giới loài vật là đặc tính xã
hội của nó. Mỗi con người với tư cách là “ người” chính là xét trong mối quan hệ
của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại.
Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người hợp thành một thể thống nhất có
quan hệ khăng khít không thể tách rời nhau, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau,
làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người
trong quá trình làm nên lịch sử chính nó.
=> Tóm lại: Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã
hội. Mặt sinh học là tiền đề, cơ sở tất yếu của con người; mặt xã hội là yếu tố quy
định sự khác biệt giữa con người và thế giới loài vật.
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân mình
Con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên,
vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người
Con người là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử :
Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người, vừa
là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Không có hoạt động
của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó, không có sự tồn
tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người .Chính ở thời điểm đó con người bắt
đầu làm ra lịch sử của mình.
Bản chất con người: +Mặt
sinh học ( Tự nhiên ): Mặt sinh học của con người là tổ chức
cơ thể và mối quan hệ của nó với tự nhiên, là những thuộc tính, những
đặc điểm sinh học, quá trình tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển khác
nhau thể hiện bản chất sinh học của cá nhân con người .Là một thực
thể tự nhiên, con người cũng như động vật khác có nhu cầu về sinh lí
và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống… Như
vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh vật.
+Mặt xã hội: là nói về thế giới tinh thần bên trong của con người -
đó là những quá trình ý thức và vô thức, ý chí, ấn tượng, trí nhớ, tính
cách, tính khí,… Lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định cho quá
trình hình thành con người, khẳng định con người có tính xã hội. Tính
xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất, con
người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ đời sống
của mình, hình thành phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập các quan hệ xã hội.
2.Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người.
Hiện tượng tha hóa con người: Thực chất của hiện tượng tha hóa con
người là lao động của con người bị tha hóa .
- Theo C.Mác thực chất của lao động bị tha hóa là quá trình lao động và sản
phẩm lao động từ chỗ để phục vụ và phát triển con người đã bị biến thành
lực lượng đối lâp, nô dịch và thống trị con người.
=> Con người bị tha hóa là con người đánh mất mình trong lao động, tức
trong hoạt động đặc trưng, bản chất của con người.
Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế
độ tư hữu tư liệu sản xuất, nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong
nền sản xuất TBCN.
Biểu hiện của tha hóa :
+Thứ nhất, lao động với tư cách là một đặc trưng của con người, con người làm
chủ lao động, lao động có niềm vui và sự sáng tạo thì lại biến thành một hoạt động
có tính bắt buộc và nặng nề, thụ động chỉ nhằm để sinh tồn. Chỉ đến khi thực hiện
hành vi bản năng sinh học như ăn, uống, tính dục thì con người mới có cảm giác làm chủ. + Thứ ,
hai lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người, để
phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống không trị con người.
+ Thứ ba, lao động đáng lẽ làm con người ngày càng phát triển, hoàn thiện thì lại
làm cho con người phát triển lệch lạc, với những căn bệnh nghề nghiệp
Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa lao động:
là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra sự phân hóa xã hội
về chiếm hữu tư nhân, tư liệu sản xuất làm cho đa số người lao động trở thành vô
sản, số ít trở thành tư sản vì vậy những người vô sản phải bán sức lao động của
mình tức là làm thuê cho tư sản => bị vô sản bóc lột =>tất yếu quá trình tha hóa lao động sẽ diễn ra
Ví dụ của sự tha hóa:Việc chiếm hữu vật phẩm là một sự tha hoá biểu hiện đến
mức người công nhân sản xuất ra càng nhiều vật phẩm thi anh ta có thể chiếm hữu
càng ít vật phẩm và anh ta bị sản phẩm của anh ta, tức tư bản thống trị càng mạnh.
Sản phẩm mà người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất chính là cái mong
muốn của họ, nhưng lại là vật thuộc sở hữu của người khác mà bản thân anh ta
không với tới được. Lao động sản xuất ra những vật phẩm giá trị cho những người
giàu, nhưng nó đồng thời tạo ra sự bần cùng của những người công nhân, tạo ra
những khu nhà ổ chuột cho công nhân, nó sáng tạo ra cái đẹp nhưng cũng làm quê quặt công nhân.
Vấn đề giải phóng con người.
Vậy giải phóng con người là gì
là đưa con người thoát khỏi sự tha hoá hay nói cách khác là đưa con người
thoát khỏi sự áp bức bóc lột trong quá trình lao động, đó chính là tư tưởng
nhân đạo cao cả trong học thuyết Mác-Lênin.
- Vấn đề giải phóng con người bằng cách nào?
+bằng việc vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột
+ gắn chặt với việc xóa bỏ tình trạng tha hóa con người do chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa gây ra.
+gắn chặt với việc xóa bỏ tình trạng tha hóa con người trên mọi phương diện xã hội
+ Giải phóng con người cần được tiến hành một cách toàn diện, đầy đủ bao gồm cả
giải phóng con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại.
+ Giải phóng con người phải theo tinh thần hiện thực xã hội: trả thế giới con
người, những quan hệ của con người về với bản thân con người
- Sự phát triển tự do của mỗi người là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp giải phỏng
con người, giải phóng xã hội
+ Sự tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người
(tức của toàn xã hội)
+ Sự phát triển tự do của mọi người (tức của toàn xã hội) là tiền đề cho sự phát
triển tự do của mỗi người trong đó
II.VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN
CHẤT CON NGƯỜI ĐỂ GIẢI THÍCH BẢN CHẤT CON NGƯỜI LÀ
“THIỆN’’ HAY “ÁC’’.
1.Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội, không thể khẳng định
hoặc là thiện hay là ác.
Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội:
Theo như C. Mác đã khẳng định: “Bản chất con người không phải là một cái trừu
tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
“Trong tính hiện thực của nó”:Không có con người chung chung, trừu tượng, phi
lịch sử, phi giai cấp,,,=> Phải xem xét con người với tư cách là những con người
hiện thực gắn với không gian, thời gian và đời sống hiện thực của chính họ
”bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” con người không chỉ sống
trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự nhiên và
xã hội trong mỗi con người gắn bó khăng khít với nhau; yếu tố sinh học trong mỗi
con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà chúng hòa quyện với nhau
và tồn tại trong yếu tố xã hội; do vậy, bản tính tự nhiên được chuyển vào bản tính
xã hội và được cải biến ở trong đó. Và, chỉ có trong xã hội, con người mới có thể
thể hiện được bản chất tự nhiên và xã hội của mình; do đó, tự nhiên và xã hội
thống nhất với nhau trong bản chất con người, làm cho con người trở thành một
chính thể tồn rại với cả hai mặt tự nhiên và xã hội, hình thành nên mối quan hệ
khăng khít: Con người- Tụ nhiên- Xã hội. Khẳng định “ bản chất con người là
tổng hòa những quan hệ xã hội”
Chúng ta không thể khẳng định bản chất con người là thiện hay ác.
Ông bà ta có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sang”, trường hợp nêu trên câu tục
ngữ này có thể được hiểu rằng bản chất con người chịu tác động bởi các quan hệ xã hội của người đó
Ví dụ: Nếu một con sói được nuôi dưỡng bởi một đàn cừu, nó sẽ có học theo
những bản chất của một con cừu như ăn cỏ, hiền lành, yên bình… Còn nếu nó
được nuôi dưỡng bởi đàn sói, nó sẽ có bản chất như làm mộ con sói: ăn thịt, ma
mãnh, biết cách săn mồi, độc ác
Vì vậy bản chất của con người là thiện hay ác phụ thuộc vào môi trường
sống của người đó, không thể khẳng định được nếu không có tiếp xúc. Trong
bản chất từng người, sẽ phần thiện và phần ác đan xen lẫn nhau. Do đó chúng
ta cần biết thúc đẩy tính thiện và kìm hãm phần ác của mỗi người để xã hội
trở nên tốt đẹp hơn.
2. Giải pháp để phát huy tính thiện trong mỗi con người
Thiện là tất cả những gì tích cực, phù hợp với đạo lý, có tác động thuận lợi trong
đời sống của con người và của toàn xã hội, đem lại lợi ích cho người khác, cho xã
hội. Theo như Hônbách,( 1723-1789)-triết gia vô thần người Pháp, khẳng định
rằng: “Con người khi mới sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác
là do hoàn cảnh tạo nên” do đó trong quá trình hình thành nhân cách hướng đến “
tính thiện” thì con người đã được tác động mạnh mẽ của thế giới khách quan như
hoàn cảnh sống, giáo dục, ngôn ngữ,…
Môi trường sống của chủ thể
Là yếu tố đầu tiên cũng là giải pháp giúp con người phát huy đươc tính thiện của
mình. Môi trường và hoàn cảnh sống của mỗi người có ảnh hưởng nhất định đến
hành vi và lối sống thiện hay ác của người đó. Từ đó mà hình thành nên ý
thức, tình cảm và thói quen làm điều thiện ở mỗi người
Ví dụ: một người được sinh ra và nuôi dưỡng trong một môi trường tốt, một gia
đình có giáo dục, hạnh phúc, mọi người yêu thương nhau sẽ phát triển theo một
lối sống tích cực, có một tâm hồn đẹp, yêu thương mọi người như cái cách mà
người đó được tiếp xúc, được giáo dục mỗi ngày. Và một người được sinh ra
trong một gia đình mà hằng ngày luôn phải nhìn thấy cảnh bố đánh mẹ, bố say
xỉn về nhà quậy phá, bố mẹ cãi nhau..chắc hẳn trong tâm hồn họ đã hằn một vết
thương khó lành, một phần kí ức không tốt về gia đình. Ngay trong gia đình đã
không tốt đẹp như vậy, rất khó để họ có thể tin rằng xã hội này tốt đẹp, vì vậy
họ sẽ đâm ra mất niềm tin vào cuộc sống, sẽ sống một cách buông thả, dẫn tới
các hệ lụy không tốt cho cả bản thân, gia đình và xã hội.
Giáo dục một trong những giải pháp giữ vai trò quan trọng trong
viêc phát huy “ tính thiện” trong mỗi con người
Giáo dục bao gồm giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội; trong đó
1. giáo dục nhà trường
thông qua việc dạy học còn hình thành ở học sinh
những mặt tốt trong nhân cách thông qua các hình thức sinh hoạt tập thể
và hoạt động xã hội công ích là những tác động đặc thù ảnh hưởng đến
sự phát triển những phẩm chất đạo đức của nhân cách.
2. Giáo dục xã hội
thông qua sách báo, phim ảnh, truyền hình, giao tiếp xã
hội … với những nội dung lành mạnh là những tác động tích cực hỗ trợ
cho giáo dục nhà trường.
3. Giáo dục gia đình
những tác động góp phần tạo nên nền tảng ban đầu
của sự hình thành nhân cách giúp mỗi con người đẩy lùi cái ác hướng đến cái thiện.
chúng ta được dạy từ nhà trường, xã hội và gia đình là giáo dục Đạo Đức
là phải làm cho đối tượng giáo dục hiểu những hành vi nào được đánh giá
thiện và tại sao; ngược lại những hành vi nào là ác và tại sao. Giáo dục
đạo đức là luyện tập cho đối tượng giáo dục biết yêu người tốt, việc tốt,
làm điều tốt, ghét cái xấu, cái ác và đấu tranh chống cái xấu, cái ác
Ví dụ: Đối với những trẻ suy thoái nhân cách ( nhiễm thói hư tật xấu, vi phạm
pháp luật) có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc so với các
chuẩn mực xã hội của các em bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt.
Giao tiếp cũng là một giải pháp giúp con người hướng đến cái Thiện
khi giao tiếp chúng ta có thể trò chuyện, trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và
tác động lẫn nhau,xây dựng cải thiện các mối quan hệ giữa người với người. Từ đó
mà chúng ta có thể tiếp xúc với những người có những suy nghĩ, lời nói và hành
động hướng đến cái thiện cái đẹp do đó mỗi người chúng ta được tiếp thu, lĩnh hội
những kinh nghiệm và cách sống hướng đến cái Thiện từ những người đó.Giống
như câu ca dao tục ngữ ông bà ta đã nói: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” Vì
vậy, qua giao tiếp, con người tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách .
Ví dụ: Nếu mô wt người giao tiếp với những người có cách hành xử không đúng
chuẩn mực đạo đức của xã hô wi như hay ăn nói tục tĩu, hay kiếm chuyê wn gây gổ thì
dù ít hay nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những tính xấu này của họ. Còn nếu giao
tiếp với những người có văn hóa, trong mô wt môi trường lành mạnh con người đó có
thể sống tốt hơn, biết đă wt ra mục tiêu để cố gắng phấn đấu góp phần xây dựng cô wng
đồng chung tốt đẹp đó
Nhận thức của bản thân:
chúng ta phải tự ý thức được mình cần phải học hỏi và tiếp thu những gì có ích,
không làm ảnh hưởng xấu đến tâm lý của chính mình. Cá nhân muốn trở
thànhcông dân lương thiện thì sẽ hướng thiện, cá nhân muốn trở thành công dân
tàn ác thì sẽ sống ác. Trong hoàn cảnh tốt nhưng nếu cá nhân không biết quý trọng
thì vẫn sẽ sa ngã, trong hoàn cảnh xấu nhưng nếu cá nhân tỉnh táo, biết lựa chọn
và thay đổi thì vẫn có thể phát triển một cách tốt đẹp.
Ví dụ: Những bạn sinh viên năm nhất rời xa khỏi sự che chở của gia đình đến một
thành phố khác sinh sống và làm việc chắc chắn sẽ khó có thể nào tránh xa được
những cạm bẫy, điều xấu. Nhưng nếu chúng ta nhận thức được mục tiêu của bản
thân chúng ta khi đến thành phố này là vì điều gì chúng ta sẽ biết tránh xa khỏi
những sự cám dỗ ấy và tập trung, phấn đấu vào mục tiêu mình muốn hướng đến
không chỉ giúp ích cho bản thân mình trở thành công dân tốt của Đất nước mà còn
giúp ích cho gia đình và xã hội là những người luôn quan tâm và mong chúng ta
trở thành công dân lương thiện và tài giỏi