Khái niệm, đặc điểm, các quy luật cơ bản của tri giác. Ứng dụng các quy luật cơ bản của tri giác trong cuộc sống và trong học tập? | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Khái niệm, đặc điểm, các quy luật cơ bản của tri giác. Ứng dụng các quy luật cơ bản của tri giác trong cuộc sống và trong học tập? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40387276
Đề 08: Tri giác: khái niệm, đặc điểm, các quy luật cơ bản của tri giác. Ứng
dụng các quy luật cơ bản của tri giác trong cuộc sống và trong học tập?
1.Khái niệm tri giác
Khi nhìn vào một ai đó ta thấy được hình dáng họ cao hay thấp, béo hay gầy,màu
tóc, màu da…. Họ được phản xạ một cách đầy đủ, trọn vẹn thông qua các thuộc tính
bên ngoài như màu sắc, hình dáng…nghĩa là ta đã có tri giác về họ.
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
Như vậy, hình ảnh trọn vẹn của sự vật hiện tượng có được là dựa trên:
Cơ sở các thông tin do cảm giác đem lại.
Việc tổ chức, sắp xếp các thuộc tính bên ngoài của sự của một thể thống nhất theo
đúng cấu trúc khách quan.
Cảm giác được coi là nguồn cung cấp thông tin đầu vào, còn tri giác là sự tổ
hợp diễn giải gán ý cho các thông tin đó.
2. Đặc điểm của tri giác:
Tri giác là một quá trình nhận thức (tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc). Kích
thích gây ra tri giác chính là các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan. Ví
dụ: khi ta có quả táo. Chúng ta muốn biết đó là gì thì ở mức độ đơn giản nhất chúng
ta cần phải tiếp xúc trực tiếp với nó
Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn. Nghĩa là nó đem lại cho ta một
hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác do tính trọn vẹn
khách quan của bản thân sự vật và hiện tượng quy định. Ví dụ: Chúng ta chỉ cần nhìn
bằng mắt và không sử dụng tới mũi miệng… cùng với hiểu biết trước đó của bản
thân, chúng ta tri giác và gọi tên đúng sự vật trên
Tri giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp nghĩa là sự vật, hiện tượng
phải trực tiếp tác động vào giác các giác quan của chúng ta. Ví dụ: khi ta chạm tay
vào quả táo, ta mới hình dung ra hình dáng, kích thước của nó.
Tri giác của con người mang bản chất xã hội, lịch sử.
Tri giác là thành phần chính của nhận thức lý tính nhất là ở con người trưởng thành.
Những đặc điểm trên đây chứng tỏ rằng tri giác là mức phản ánh cao hơn cảm
giác, nhưng vẫn thuộc giai đoạn nhận thức cảm tính, chỉ phản ánh thuộc tính
bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào.
3.Các quy luật của tri giác:
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác: lOMoAR cPSD| 40387276
Khi những sự vật, hiện tượng nào đó của thế giới khách quan tác động trực tiếp
vào các giác quan của con người thì tính tri giác được hình thành. Mỗi hành động tri
giác (nghe, nhìn, nhìn..) có một đối tượng cụ thể (nghe âm thanh, nhìn hình ảnh,
ngửi mùi hương..) tồn tại khách quan được ta phản ánh. Đó là tính đối tượng của tri giác.
Tri giác phản ánh các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan không phải
dưới hình thức tập hợp đơn thuần các cảm giác lẫn lộn về mọi sự vật hiện tượng, mà
nó phản ánh một cách trọn vẹn, cụ thể sự vật hiện tượng độc lập với sự vật hiện
tượng khác. Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lai bao giờ cũng thuộc về một sự
vật hiện tượng nhất định của thế giới khách quan.
Tính đối tượng của tri giác có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở của chức năng định
hướng hành vi và hoạt động của con người.
Ví dụ 1: Ta có thể tri giác được đối tượng đó là chó hay mèo thông qua tiếng kêu của chúng
Ví dụ 2: Ta có thể phân biệt được chiếc áo cũ hay mới thông qua việc quan sát màu
sắc và cảm nhận chất liệu.
b.Quy luật tính lựa chọn của tri giác
Các sự vật, hiện tượng thế giới của thế giới xung quanh tác động vào con người rất
đa dạng, dưới nhiều hình thức (âm thanh, hình ảnh, ..) mà tri giác không thể phản ánh
tất cả các đối tượng đang tác động mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh, đặc điểm
này nói lên tính chọn lựa của tri giác.
Quy luật về tính lựa chọn của tri giác đã thể hiện một cách tích cực hoạt động tri giác:
Tách đối tượng ra khỏi bối cảnh chung, là hình ảnh chủ quan vào thế giới khách quan
và lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình. Theo như quy luật tính lựa chọn thì khi
ta tri giác một vật nào đó tức là ta tách vật đó (Đối tượng mà ta tri giác) ra khỏi các
vật xung quanh (bối cảnh).
Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối
cảnh có thể đổi chỗ cho nhau. Một vật nào đó lúc này là đối tượng, lúc khác lại là bối cảnh và ngược lại
Tính lưa chọn của tri giác có mối liên hệ với tính trọn vẹn. Tính lựa chọn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khách quan ( vật kích thích): ngôn ngữ, hoàn cảnh, đặc điểm.. và
yếu tố chủ quan (chủ thể): hứng thú, nhu cầu, tâm thế... Đối tượng của tri giác càng
nổi rõ trong bối cảnh thì sự lựa chọn diễn ra càng dễ dàng và ngược lại. Trong quá
trình tri giác, kinh nghiệm của chủ thể đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm lOMoAR cPSD| 40387276
của chủ thể về đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể càng có xu hướng lựa chọn
đối tượng đó làm tri giác.
Ví dụ 1: Giữa một vườn hoa Hồng đỏ xuất hiện một bông Hồng tím đẹp vươn lên
trên những bông hồng khác, điều này khiến chúng ta chở nên hứng tập chung vào nó.
Ví dụ 2: Trong quá trình học tập tại, chúng ta không thể đồng thời học và chơi game
cùng một lúc mà vẫn đạt được hiểu quả cao, chúng ta phải chọn một trong hai và tập chung vào nó .
c.Quy luật về tính có ý nghĩa
Hình ảnh tri giác bao giờ cũng có một ý nghĩa nào đó, được gắn với một tên gọi
nhất định. Điều này có được do sự gắn bó chặt chẽ của tri giác với tư duy. Các cảm
giác khi được tổ hợp lại thành một hình ảnh trọn vẹn, sẽ được đem so sánh đối
chiếu với các biểu tượng của sự vật, hiện tượng đã được lưu giữ trong trí nhớ và
được xếp vào một nhóm, một lớp hay một loại hiện tượng nhất định. Từ đó ta gọi
được tên của sự vật.
Ngoài ra ngay cả khi tri giác không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong nó
một sự giống nhau nào đó với những đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một phạm trù nào đó.
Ví dụ 1: Tìm hiểu về loài cá voi, ta không thể xếp nó vào loài cá mà phải xếp nó vào
loài động vật có vú, trên cơ sở đó mới có thể nghiên cứu rõ hơn những đặc điểm của loài cá heo này.
Ví dụ 2: Với những người thường xuyên tiếp xúc với các loại xe cộ họ thường có thể
phân biệt rõ các dòng xe như honda, mercedes, rolls royce,mazda… dựa trên ngoại
hình,nội thất,biểu tượng…
d.Quy luật về tính ổn định của tri giác
Trong thực tế, đối tượng được tri giác không phải bao giờ cũng hiện ra một cách
đầy đủ và rõ ràng trước chủ thể. Để tri giác không nhất thiết phải có đầy đủ thông
tin về mọi thuộc tính của sự vật, mà chỉ cần một số thuộc tính nào đó: hình dạng,
màu sắc, kích thước… Chủ thể sẽ “lấp đầy”, tạo ra hình ảnh của sự vật một cách đầy
đủ nhờ kinh nghiệm của mình. Tính ổn định của tri giác chính là khả năng tri giác
sự vật hiện tượng một cách không thay đổi trong những điều kiện luôn biến đổi..
Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do cấu trúc của sự vật hiện
tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm nhất định, mặt khác do cơ
chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm về đối tượng. Là điều
kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người.
Ví dụ1: Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết
dưới ánh đèn vàng, lúc trời tối lOMoAR cPSD| 40387276
Ví dụ 2: một đứa trẻ đứng gần ta và một người lớn đứng xa ta hàng chục mét. Trên
võng mạc ta hình ảnh của đứa trẻ lớn hơn ảnh của người lớn, nhưng ta vẫn biết đâu
là đứa trẻ đâu là người lớn nhờ tri giác.
e.Quy luật về tính tổng giác của tri giác
Quá trình tri giác không những chịu sự tác động từ các kích thích bên ngoài mà
còn chịu tác động bởi những yếu tố bên trong của chủ thể: nhu cầu, hứng thú, sở
thích, tình cảm, mục đích, động cơ…Ngoài những kích thích gây ra tri giác, nó còn
quy định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác. Không phải
con mắt tách rời, không phải bản thân cái tai tự nó tri giác sự vật mà là một con
người cụ thể, sống động tri giác sự vật.
Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lí con người, vào đặc
điểm nhân cách của họ, được gọi là hiện tượng tổng giác. Điều này đồng nghĩa với
việc chúng ta có thể tác động và thay đổi tri giác về sự vật, hiện tượng trong một
phạm vi nhất định nào đó.
Ví dụ 1: Khi bạn no, bạn thấy những món ăn khoái khẩu mà bình thường vẫn thích ăn không còn ngon nữa .
Ví dụ 2: Khi bạn cảm thấy cô đơn , bạn thường dễ động lòng đối với người khác giới
hơn nếu thường xuyên tiếp xúc , nói chuyện
4.Ứng dụng các quy luật của tri giác trong cuộc sống và trong học tập:
a,Quy luật về tính đối tượng của tri giác:
Ở một nhận thức cao hơn của cảm giác, tri giác đóng vai trò quan trọng trong nhận
thức cảm tính của con người. Trên cơ sở phản ảnh thế giới hiện thực khách quan một
cách trọn vẹn và đầy đủ, quy luật về tính đối tượng giúp con người định hướng và
xác định được chính xác đối tượng mà được ta tri giác:
Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần xác định đối tượng trong mọi hoạt động, công
việc. Người họa sĩ vẽ tranh phải xác định được đúng đối tượng,chi tiết chủ đạo mà
mình muốn hướng đến, giúp họ có thể tập trung vào đối tượng đó và làm nổi bật nó
trong bức vẽ của mình, thể hiện được nội dung bức tranh mà anh ta muốn truyền tải.
Hay với những người bán hàng, việc xác định đúng đối tượng khách hàng là điều
đặc biệt quan trọng, trên có sở đối tượng khách hàng đó, họ có thể nghiên cứu kỹ
lưỡng về nhu cầu, sở thích, đặc trưng tâm lý của khách hàng. Biết đối tượng khách
hàng đó muốn gì, thích gì, từ đó, xây dựng những chiến lược khinh doanh hiệu quả
Trong học tập: Mỗi ngành nghề có đặc trưng và những yêu cầu, đòi hỏi khác nhau.
Và khả năng, nhu cầu, sở thích và điều kiện của mỗi người cũng khác nhau. Vì vậy,
mỗi người chúng ta cần xác định rõ mục tiêu, đối tượng và cách thức học tập để có
thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Ví dụ: Đối với sinh viên trường Luật thì sinh viên cần
những , khả năng , yêu cầu khác so với sinh viên trường Kinh tế .
đối tượng, từ đó, có thể tập trung vào nghiên cứu. lOMoAR cPSD| 40387276
b, Quy luật về tính chọn lựa:
Như đã được đề cập, sự vật, hiện tượng xung quanh ta không hề tồn tại một cách độc
lập, riêng rẽ mà giữa chúng luôn có sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau.
Và đôi khi, sự liên hệ mật thiết ấy khiến cho quá trình nhìn nhận và tư duy của chúng
tra trở nên khó khăn, thiếu sự tập trung và sự kiện nhẫn. vậy nên, quy luật về tính
đối tượng được ứng dụng rát rộng rãi.
Trong cuộc sống hàng ngày, có vô vàn sự vật sự việc luôn tồn tại, xảy ra xung
quanh chúng ta. Thế nhưng, chúng ta không thể nào quan sát hết, tập chung được
vào toàn bộ các sự việc đó. Mà chúng ta chỉ thể tập chung được vào một vài sự vật
sự việc nhất định , những sự vật sự việc mà mỗi người chúng ta chú ý thường khác
nhau điều đó phụ thuộc vào nhu cầu, sở thích, tính chất công việc,.. của mỗi chủ thể.
Đó là ứng dụng của tính chọn lựa trong tư duy vào cuộc sống.
Ví dụ: Người hành nghề liên quan đến kinh tế họ sẽ thường quan tâm hơn về các vấn
đề kinh tế , như giá cả hàng hóa , giá nhà , giá đất , dòng tiền các hạng mục đầu tư….
Hay như những người làm nghề nhà giáo , họ thường quan tâm chú trọng hơn vào
các kiến thức , bài vở phục vụ cho giảng dạy trên lớp trên trường . Đó là những vấn
đề chung họ chú ý , còn xét cặn kẽ chi tiết hơn của mỗi chủ thể chúng ta còn cần
phải xét đến nhiều yếu tố hơn như đã đề cập ở phía trên (nhu cầu, sở thích…)
Trong học tập: Chúng ta phải biết đề ra mục đích , mục tiêu của chính mình, để rồi
từ đó lên kế hoạch hoạt động cho tương lai, điều đó giúp chúng ta chú tâm hơn vào
một vấn đề gì đó tránh bị sao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài ( Ví Dụ: ngày mai đến
hạn nộp bài tiểu luận, chúng ta phải lên kế hoạch học tập sao cho phù hợp để kịp tiến
độ làm bài tập, tránh trường hợp đang làm thì bị tác động bởi các sự vật sự việc khác
như đang làm bài thì bạn bè lại rủ chơi game thế là lại lao vào chơi game bỏ qua việc
học tập, hoặc làm sao nhãng học tập không hiệu quả) . Còn về phía Giáo viên có thể
dùng bài giảng kết với tài liệu trực quan sinh động, yêu cầu học sinh làm các bài tập
điển hình, nhấn mạnh những phần quan trọng giúp các học sinh tiếp thu bài
Bên cạnh đó, việc ghi chú kiến thức quan trong của bài giảng cũng giúp sinh viên có
thể ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn. c,Quy luật về tính có ý nghĩa
Quá trình tri giác luôn gắn chặt với tư duy, với sự hiểu biết về bản chất của sự vật.
tri giác sự vật có ý nghĩa. Điều này, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và giúp quy luật
này được ứng dụng rộng rãi, phổ biến:
Trong cuộc sống: Mọi sự vật sự việc trong tự nhiên luôn tồn tại ý nghĩa nhất định,
việc tìm hiểu chúng giúp ta cảm nhận cuộc sống một cách sâu sắc, đầy đủ và toàn
diện hơn. Ví dụ: việc cảm nhận một bông hoa không chỉ qua màu sắc, hình dạng mà
mắt nhìn thấy, cảm giác mà tay có thể sờ được, mùi thơm mà mũi có thể cảm nhận(Ví
Dụ: Người ta thường nói Hoa hồng đỏ: tượng trưng cho một tình yêu nồng cháy và
lãng mạn. Hoa hồng đỏ đã có từ rất lâu đời, trải qua nhiều nền văn hóa - cả phương lOMoAR cPSD| 40387276
tây và phương đông.Nhưng ở bất kì đâu, nó cũng luôn là loài hoa được yêu thích
nhất, và biểu tượng cho một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng: Tình yêu). Bên cạnh
đó, quá trình tri giác gắn với tư duy giúp cho việc cảm nhận thế giới một cách sinh
động và có linh hồn, qua một bức tranh nghệ thuật được chiêm ngưỡng, chúng ta
không chỉ thấy được sự hấp dẫn bởi họa tiết, chất liệu, bối cảnh của bức tranh. Mà
quá trình tư duy giúp chúng ta có cảm nhận sâu sắc hơn được linh hồn của tác phẩm
nghệ thuật ấy. ( Ví dụ : Một bức tranh cổ nếu lướt qua em có thể chỉ thấy nó u ám tẻ
nhạt , nhưng nếu để ý cảm nhận nó em có thể cảm nhận được sự cổ xưa , đằng sau
nó có thể chứa những câu truyện lịch sử chưa từng hé lộ , những sự thật chưa được
vén màn, thậm chí phần nào đó e còn cảm thấy sự tang thương mà thời gian đem lại
“ Cảnh còn người mất”.).
+ Trong học tập: Tri giác kết hợp với tư duy giúp chúng ta có thể nhận biết thế giới
dễ dàng hơn. Tri giác giúp ta nhận biết về thế giới, về những sự vật xung quanh qua
các giác quan của mình. Nhưng tư duy là lại là bước quan trọng nhất để lưu giữ lại
quá trình tri giác ấy. và cách nhìn nhận sự việc với một ý nghĩa nhất định sẽ giúp
chúng ta ghi nhớ nó dễ dàng hơn. Quy luật có ý nghĩa có ứng dụng đặc biệt quan
trong quá trình giáo dục trẻ. Nó kích thích quá trình ham học hỏi và sự ghi nhớ hiệu
quả khi đặt sự vật, hiện tượng luôn trong những mối quan hệ và ý nghĩa nhất định.
d,Quy luật về tính ổn định của tri giác
Thế giới xung quang luôn biến động và luôn đưa ra những góc nhìn đa dạng về sự
vật, hiện tượng của cuộc sống. Nhờ có tính ổn định, con người khi tri giác một sự
vật, hiện tượng luôn nhìn nhận được nhận những thuộc tính căn bản của sự vật, hiện
tượng. Từ đó tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động tư duy. Nhờ tri giác luôn ổn định
con người dễ dàng tạo dựng được những mối liên kết giữa sự vật, hiện tượng này
với sự vật, hiện tượng khác. Từ đó, phát minh, phát hiện hết sức thú vị. Niutơn từ
việc nhìn thấy quả táo rụng xuống đất mà phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn. Hay
vận dụng quy luật về tính ổn định, người ta đã tạo ra các loại kính chiếu hậu cho
phương tiện giao thông. Nhờ vào chiếc kính, người điều khiển phương tiện có thể
quan sát đằng sau một cách dễ dàng. Tuy hình ảnh phản chiếu qua chiếc gương chiếu
hậu có khác về kích cỡ so với con người thật nhưng nó không làm thay đổi tư duy
con người trên thực tế. Hơn thế nữa, quy luật này có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với các nhà quản lý lãnh đạo, nó nhắc nhở họ phải nhìn sư vât, hiện tượng một cách
ổn định, không bị tác động bởi các yêu tố xung quanh, có cái nhìn bao quát và toàn
diện. Tuy nhiên, điều đó đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện, độc đoán, trong suy
nghĩ hành động của con người nhất là những có vốn kiến thức còn hạn hẹp.
e,Quy luật về tính tổng quan của tri giác: lOMoAR cPSD| 40387276
Quy luật tổng quan của tri giác có vai trò to lớn trong cuộc sống cũng như trong quá
trình học tập. Vì vậy, nó được ứng dụng một cách rộng rãi:
Trong cuộc sống: Tính tổng quan của tri giác giúp con người có thể tác động vào
quá trình tri giác, tư duy, tâm trạng của chủ thể. Từ đó, có vai trò rất lớn. con người
vận dụng nó để làm tăng sự hứng thú, niềm đam mê trong công việc bằng cách luôn
tạo ra môi tường năng động, thoải mái, ưu tiên cá nhận và mọi người giữ tâm trạng
vui tươi, sự nhiệt huyết. đam mê với công việc. giúp thúc đẩy quá trình làm việc hiệu
quả. Trong giao tiếp: hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm, quần
áo, lời nói, nụ cười…ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tri giác, những hiểu biết về trình
độ văn hóa, nhân cách, tình cảm dành cho nhau. Từ đó, giúp con người có ý thực
trong việc xây dựng hình tượng cá nhận mình. Hoàn thiện để trở nên hoàn hảo hơn.
Trong học tập: Trẻ nhỏ khi được giáo dục tròn môi trường tốt, được xây dựng nhân
cách tốt, có điều kiện để phát triển lành mạnh. Như vậy dù đứng trước những mặt
trái của xã hội, trước những tệ nạn như nghiện hút, tiêm chích hay cướp giật, chúng
mới có thể nhận thực được đâu là điều xấu, đâu là điều sai. Một đứa trẻ bình thường,
nó có mắt để biết được trước mắt là bọn lưu manh, côn đồ; nó có tai để nghe những
điều sằng bậy. Nhưng chỉ với một nền tảng nhân cách tốt, lối sống lành mạnh, mơi
có thể giúp trẻ trạnh khỏi những cạm bẫy xấu xa.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tâm lý học đại cương_trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Giáo trình tâm lý học đai cương_ trường Đại học Sư phạm Hà Nội
3. https://vn24h.info/tri-giac-la-gi/
4. https://dinhpsy.com/quy-luat-co-ban-cua-tri-giac/
5. http://www.dankinhte.vn/cac-quy-luat-co-ban-cua-tri-giac/