-
Thông tin
-
Quiz
Khái niệm Dư luận xã hội trong tâm lí học xã hội | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Khái niệm Dư luận xã hội trong tâm lí học xã hội | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Tâm lý học giáo dục 278 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Khái niệm Dư luận xã hội trong tâm lí học xã hội | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Khái niệm Dư luận xã hội trong tâm lí học xã hội | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tâm lý học giáo dục 278 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


























Preview text:
lOMoAR cPSD| 40439748
1. Khái niệm dư luận xã hội:
1.1. Dư luận xã hội là gì?
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của
các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự
có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được
thể hiện trong các nhận định và hành động thực tiễn của họ.
1.2. Đối tượng của dư luận xã hội:
Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung mà chỉ
là những vấn đề được cộng đồng xã hội quan tâm tới vì nó có liên quan tới các
nhu cầu lợi ích về vật chất hay về tinh thần của họ. Không phải bất cứ một sự
kiện, hiện tượng nào cũng trở thành dư luận xã hội mà chỉ có các sự kiện hiện
tượng xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công chúng, được
công chúng quan tâm mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã hội.
Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm
đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách,
đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá và đưa ra những phương hướng cụ thể.
Đó có thể là vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, hay đạo đức.
1.2.1. Chủ thể của dư luận xã hội:
Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng người hay nhóm người mang dư luận xã
hội. Dư luận xã hội bao gồm mọi luồng ý kiến của đa số cũng như ý kiến của
thiểu số. Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai
cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích mà nền tảng gắn kết họ
lại với nhau lại là những đặc điểm tâm lí, nhận thức chung giữa họ. lOMoAR cPSD| 40439748
1.3. Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn:
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lý xã hội. Nhưng tin đồn khác với dư luận xã
hội ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy phán xét của các nhân mang
nó. Mà tin đồn “chỉ là tin tức về sự việc, sự kiện, hay hiện tượng có thể có thật,
có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác”.
Tin đồn là dạng thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng về sự trung
thực và do đó chủ thể của tin đồn không được rõ ràng. Ngược lại, dư luận xã hội
là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang nó. Tin đồn có thể chuyển hóa
thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét
bày tỏ thái độ của mình; khi thông tin được kiểm chứng và các nhóm xã hội có
thể được tiếp cận với nguồn thông tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai.
Ví dụ từ tin đồn xã X chính quyền nhận hối lộ phát triển lên thành dư luận xã hội.
Nếu được giải quyết tốt thì kẻ nhận hối lộ bị nghiêm trị, tình hình ổn định và
ngược lại nếu giải quyết không tốt sẽ làm tình hình lại càng trở nên phức tạp hơn.
2. Các tính chất của dư luận xã hội:
2.1. Tính khuynh hướng:
Hình thức thể hiện chính của dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá, thẩm bình,
kiến nghị. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công
chúng đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội bao gồm tán thành, phản
đối hay lưỡng lự. Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng
như tích cực, tiêu cực; tiến bộ hoặc lạc hậu… Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán
thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như rất tán thành,
tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối. lOMoAR cPSD| 40439748
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội.
Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố
dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột khi trong xã hội có hai
loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng sự vật, hiện tượng. Nếu đồ thị có
dạng hình chữ J biểu thị sự thống nhất khi trong xã hội chỉ có một loại quan điểm
có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi.
Năm 2011, dư luận xã hội xôn xao về vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang của tội
phạm Lê Văn Luyện và mức án phạt về ba tội danh: giết người, cướp tài sản,
chiếm đoạt tài sản nhưng chỉ bị phạt tù 18 năm do Luyện chưa đến tuổi thành
niên. Theo Điều 18 “Bộ luật dân sự năm 2015” qui định về Người thành niên,
người chưa thành niên thì: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành
niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Và Điều 68 Bộ
luật hình sự qui định về chịu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên
phạm tội thì: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Trong vụ án này, Lê Văn Luyện sinh ngày 16/10/1993 và ngày gây án là
24/8/2011. Vì vậy, Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi, thuộc trường hợp người chưa
thành niên phạm tội. Căn cứ vào điều 69 Bộ luật hình sự thì: “Không xử phạt tù
chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội…” Bản án không
mấy bất ngờ bởi nó phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam song cũng có
rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này.
Nhiều ý kiến cho rằng bản án còn chưa thỏa đáng bởi giết người phải đền mạng.
Lê Văn Luyện giết nhiều người, tội ác man rợ của Luyện phải trả giá bằng mức
án cao nhất đó là tử hình. Những người như Luyện phải loại bỏ khỏi xã hội và
nếu cứ đà xét xử tuổi vị thành niên phạm tôi đặc biệt nghiêm trọng mà không xử
được tử hình hoặc chung thân thì xã hội sẽ còn nhiều kẻ xấu tuổi vị thành niên lợi lOMoAR cPSD| 40439748
dụng sự chính sách nhân đạo, khoan hồng của Nhà nước để gây ra những vụ thảm
án dã man hơn, có thể sẽ có nhiều cái chết đau thương hơn.
Nhưng bên cạnh đó, phần đông dư luận đồng tình với bản án này bởi nó tuân theo
đúng các quy định, nguyên tắc của pháp luật hiện hành. Dư luận xã hội cho rằng
Luyện đã giết người, không bị tử hình nhưng cái chết thảm thương của gia đình
chủ tiệm vàng sẽ ám ảnh hắn đến cuối đời. Nhưng dù dư luận có phản ứng như
thế nào đi chăng nữa thì Tòa án vẫn buộc phải tuân thủ theo các quy định của Bộ
luật hình sự và điều quan trọng là Nhà nước đặt ra những giải pháp gì để không
có những bản sao của Lê Văn Luyện trong tương lai.
Như vậy, ở vụ việc này, dư luận xã hội có hai khuynh hướng tán thành và phản
đối. Đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ U. Sự không thống nhất trong
quan điểm, thái độ của dư luận xã hội về vấn đề nay là do tâm lý, hiểu biết xã hội,
trình độ học vấn, hiểu biết, kiến thức pháp luật của mỗi người. 2.2. Tính lợi ích:
Để trở thành đối tượng của dư luận xã hội, các sự kiện, hiện tương xã hội đang
diễn ra phải được xem xét từ góc độ chúng có mối quan hệ mật thiết với lợi ích
của các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Tính lợi ích của dư luận xã hội được
nhìn nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật
chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra trong xã hội có liên quan
chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc sống của đông đảo người dân.
Gần đây một vấn đề được đông đảo dư luận xã hội quan tâm là Nghị định
71/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.Do không thống nhất được việc
rút quy định xử phạt xe không chính chủ, Bộ Giao thông vận tải vừa đưa cả 2
luồng ý kiến khác nhau vào trong Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lOMoAR cPSD| 40439748
lĩnh vực giao thông đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ quyết địnhBan soạn
thảo đã đưa ra 2 luồng ý kiến khác nhau.
Theo đó, ý kiến 1 cho rằng: Cần tiếp tục quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm
nói trên trong Nghị định lần này để buộc chủ phương tiện phải tuân thủ nghiêm
các quy định của pháp luật về đăng ký phương tiện. Tuy nhiên, cần mô tả lại hành
vi vi phạm và điều chỉnh lại mức phạt cho phù hợp với quy định của Luật Giao
thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật có liên quan. Ý kiến
2: Chưa quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm nói trên trong Nghị định
lần này, vì qua thực tiễn triển khai thực hiện Nghị định 71 cho thấy tính khả thi
của quy định này chưa cao, chưa nhận được sự đồng thuận của đại đa số quần chúng nhân dân.
Ngoài ra, các quy định hiện hành liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu phương
tiện (đăng ký lại phương tiện sau khi được mua, cho, tặng, thừa kế) còn chưa thật
sự thuận lợi dẫn đến còn tồn đọng một số lượng lớn xe chưa chuyển quyền sở
hữu.Qua đây có thể thấy, một vấn đề chính phủ đưa ra có nhiều luồng ý kiến khác
nhau. Các vấn đề khác có thể có những cách đánh giá tương tự do công chúng
của dư luận xã hội là những nhóm người khác nhau và họ khác nhau lợi ích vật chất.
Lợi ích tinh thần được đề cập khi các vấn đề, các sự kiện đang diễn ra đụng chạm
đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán, khuôn mẫu hành
vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã hội hoặc của cả dân tộc. Lợi ích là điều kiện
cần để thúc đẩy việc tạo ra dư luận xã hội nhưng quan trọng chính là sự nhận thức
của các nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự
kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra.
Bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình biến đổi và phát triển giữa tính cá
nhân và tính xã hội, giữa tính vật chất và tính tinh thần, giữa tính trước mắt và lOMoAR cPSD| 40439748
tính lâu dài. Đồng thời, quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận xã
hội là một quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Khi các luồng thông tin ảnh
hưởng đến các hành động quan tâm của công chúng, dư luận xã hội sẽ hình thành
mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng.
Chẳng hạn hiện nay, chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của một số cường
quốc trên thế giới như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đang gặp phải làn
sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận thế giới vì nhân loại nhận thức được mối
nguy hiểm tiềm tàng, nguy cơ chiến tranh tiêu diệt loài người.
2.3. Tính lan truyền:
Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể do đó cơ sở của nó là
hiệu ứng phản xạ quay vòng, mà khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ
gây nên các chuỗi kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác. Để duy trì
chuỗi kích thích này luôn cần các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý
của các cá nhân hay nhóm xã hội. Đối với dư luận xã hội, các nhân tố tác động
đó có thể được coi là các thông tin bằng hình ảnh, âm thanh sống động, trực tiếp
và có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công
chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ quan tâm của mình
thông qua hoạt động trao đổi bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ trạng hái
tâm lý của mình với người xung quanh.
Đầu năm 2012, làn sóng dư luận trong nước không ngừng bàn luận về vụ án
cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Đây là vụ án tranh chấp đất đai
giữa ông Đoàn Văn Vươn ở Cống Rộc, Vĩnh Quang và UBND huyện Tiên Lãng,
TP Hải Phòng, bộc lộ những hạn chế trong việc thực thi pháp luật ở các cấp địa
phương, thu hút đông đảo dư luận trong nước. Kết quả của vụ án này là 4 chiến
sĩ công an huyện và 2 chiến sĩ thuộc ban chỉ huy quân sư huyện Tiên Lãng bị lOMoAR cPSD| 40439748
thương, 6 người dân bị bắt và bị khởi tố, việc thu hồi đất bị hủy bỏ, một số cán
bộ địa phương bị đình chỉ công tác và bị cách chức.
Vụ việc hàm chứa nhiều ý nghĩa chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, kéo theo phản
ứng tức thời và sâu sắc của báo chí và người dân, người dân với báo chí. Vụ việc
này đã khởi nguồn không chỉ từ những tờ báo in và báo điện tử chuyên về chính
trị – xã hội, mà còn lan rộng ra cả nhiều tờ báo chuyên ngành về kinh tế, khoa
học kỹ thuật, giáo dục và nông thôn. Có ý kiến cho rằng Đoàn Văn Vươn đã vi
phạm pháp luật tội chống người thi hành công vụ, nhưng huyện Tiên Lãng đã sai
về mặt pháp luật khi tiến hành cưỡng chế ở vụ án này. Nguyên Chủ tịch nước Lê
Đức Anh nói, trong vụ cưỡng chế này, chính quyền huyện, xã đều sai và đây là
bài học mà chính quyền cả nước phải rút kinh nghiệm. Ông cũng cho rằng “Thành
ủy Hải Phòng và UBND TP Hải Phòng phải có trách nhiệm xử lý, làm sai chỗ
nào thì phải nhận sai ở chỗ đó, không được trả lời loanh quanh và không được che giấu sai phạm.
Trả lời tiền hậu bất nhất là không thể được và sử dụng bộ đội để cưỡng chế với
dân là tuyệt đối sai”. Theo ông Vươn cho biết do “không còn con đường nào khác
nên buôc phải chống lại. Anh em chúng tôi không muốn gây chết người tạị mảnh
đất của mình nên đã cảnh báo trước khi xảy ra vụ cưỡng chế”. Còn người dân
Tiên Lãng đã không giấu nổi niềm vui. Theo họ, kết luận của Thủ tướng đã “phục
hồi” niềm tin của dân vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và sự công
bằng đã được trả lại cho những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn.
2.4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi:
Dư luận có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện, hiện tượng hay quá trình quen thuộc, dư
luận xã hội thường rất bền vững. Ví dụ cho tính chất này là con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta. Đã có thời kì, có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này, lOMoAR cPSD| 40439748
nhưng đa số đều thống nhất con đường xã hội chủ nghĩa là duy nhất. Một số bộ
phận phản động Việt quốc, Việt cách đã tìm cách tuyên truyền, thêm thắt, bịa đặt
không tốt để chống phá cách mạng và con đường chủ nghĩa xã hội của ta.
Tuy nhiên, những thông tin không chính xác, phản động đã bị Nhà nước xóa bỏ,
khắc phục. Thực tế gần 20 năm đổi mới, những thành tựu về kinh tế, chính trị,
khoa học xã hội đã minh chứng một cách rõ nét nhất về sự lựa chọn của nhân dân,
của Đảng là đúng đắn và khẳng định đó là một tất yếu khách quan.
Tính biến đổi của dư luận xã hội thường được xem xét trên hai phương diện sau:
Thứ nhất, biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa. Hệ thống các giá trị,
chuẩn mực xã hội đang tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng người quyết định
sự phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện, hiện tượng hay quá trình
xã hội. Với cùng một sự việc, sự kiện xảy ra, dư luận xã hội ở các cộng đồng
người khác nhau lại thể hiện sự phán xét đánh giá khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam,
bò được xem là một con vật nuôi, cung cấp sức kéo, lấy sữa, thịt bò là một món
ăn được nhiều người ưa thích. Nhưng đối với người Ấn Độ theo đạo Hin đu thì
bò là một loài vật thiêng, những tín đồ ăn thịt bò sẽ bị dư luận lên án một cách gay gắt.
Thứ hai, biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị
văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị biến đổi ngay trong cùng
một nền văn hóa-xã hội dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn nhận, đánh giá của
dư luận xã hội. Chẳng hạn như thời phong kiến, chế độ đa thê-người đàn ông
cùng lúc có thể có nhiều vợ được dư luận xã hội dễ dàng chấp nhận, nhưng thời
đại ngày nay thì không. Hôn nhân hiện đại là chế độ một vợ một chồng, người
đàn ông nào cùng lúc có nhiều vợ là vi phạm pháp luật và bị xã hội lên án. lOMoAR cPSD| 40439748
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối tượng của
phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối liên quan giữa đối
tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn ra kèm theo nó. Mặt
khác, xuất phát từ các phán xét, đánh giá bằng lời, dư luận xã hội có thể chuyển
hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc có tổ chức để thể hiện thái độ
đồng tình hay phản đối của mình. Chẳng hạn như dư luận cảm thông, đồng cảm
với hoàn cảnh của những trẻ em mồ côi, khuyết tật (thể hiện bằng ý kiến), đồng
thời, chính người dân đã quyên góp từ thiện (thể hiện bằng hành động) để giúp
những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này.
Dư luận xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn,
không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng). Trong những xã hội thiếu dân
chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong xã hôi cũng
có những dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp tới chưa xảy ra.
Ví dụ trong thời kì phong kiến, tầng nông dân luôn bị áp bức, bóc lột nhưng không
ai dám lên tiếng. Người dân đều oán giận, căm ghét giai cấp đại chủ, vua chúa
phong kiến nhưng không thể hiện ra ngoài.
2.5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội:
Sự phản ánh của dư luận xã hội có thể đúng hoặc sai do đó không nên tuyệt đối
hóa khả năng nhận thức từ dư luận xã hội. Chân lý của dư luận xã hội không phụ
thuộc vào tính chất phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận của đa số cũng
đúng hơn của thiểu số. Cái mới lúc đầu thường chỉ có một số người nhận thấy, do
đó dễ bị đa số phản đối. Đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của
giới trí thức, của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so
với những người có trình độ học vấn thấp. lOMoAR cPSD| 40439748
Chẳng hạn khi nói về chế độ chính trị ở Việt Nam, một số bộ phận phản động đã
tuyên truyền về việc ở Việt Nam chỉ có một chính Đảng lãnh đạo, điều đó sẽ tạo
ra sự độc quyền, chuyên chế, hạn chế tính dân chủ. Những dư luận chúng tạo ra
làm ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc và đi sai lệch định hướng của Đảng và Nhà
nước. Nhưng một số ít công dân thiếu hiểu biết đã tin vào dư luận do bọn phản
cách mạng tạo ra gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, lan truyền những dư luận sai
lệch. Như vậy, không phải thông tin nào của dư luận xã hội đều đúng tuyệt đối.
Trình độ học vấn, hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội quyết định
tính chất tốt xấu, lợi hại của dư luận xã hội.
3. Vai trò, chức năng và bản chất của dư luận xã hội:
Vai trò của dư luận xã hội:
Trong xã hội hiện đại ngày nay, có hai hình thức quản lý xã hội:
– Thứ nhất: Hình thức Nhà nước quản lý bằng pháp luật.
– Thứ hai: Hình thức xã hội quản lý chủ yếu bằng dư luận xã hội.
Dư luận xã hội một khi đã hình thành thì đó là sự biểu thị thái độ của đông đảo
người trong cộng đồng nên có sức mạnh to lớn, biểu thị sức mạnh của quần chúng.
Chức năng của dư luận xã hội:
– Dư luận xã hội là thước đo bầu không khí chính trị, xã hội.
– Dư luận xã hội giúp điều hoà, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và những
sailệch diễn ra trong đời sống xã hội.
– Dư luận xã hội giúp giáo dục và tư vấn. lOMoAR cPSD| 40439748
– Dư luận xã hội giúp kiểm tra và giám sát không chính thức.
Với những vai trò và chức năng được nêu trên, ta nhận thấy một số ý nghĩa của
việc nghiên cứu, tìm hiểu dư luận xã hội đó là giúp phát huy quyền làm chủ tập
thể của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa; giúp ăng cường
mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền Nhà nước với quần chúng nhân dân cũng
như đã góp phần hoàn thiện công tác lãnh đạo, quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
– Dư luận xã hội là một quá trình trí tuệ, là quá trình lý trí của quần chúngnhưng
có mang màu sắc cảm xúc.
– Dư luận xã hội chịu sự chi phối của hệ tư tưởng, luồng dư luận chính thống,vào
luồng dư luận phù hợp với hệ tư tưởng chính thống của xã hội. Do đó trong xã
hội có giai cấp thì dư luận của các giai cấp khác nhau về cùng một sự kiện có
thể khác nhau do mức độ đụng chạm đến quyền lợi của các giai cấp có sự khác
– Một số lưu ý thêm về ý nghĩa của dư luận xã hội:
+ Dư luận xã hội là công cụ mở rộng quyền làm chủ của nhân dân.
+ Dư luận xã hội là nhân tố tăng cường mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh đạo.
+ Dư luận xã hội giúp cho các nhà quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
Bản chất của dư luận xã hội:
– Dư luận xã hội là một quá trình trí tuệ, là quá trình lý trí của quần chúngnhưng
có mang màu sắc cảm xúc. lOMoAR cPSD| 40439748
– Dư luận xã hội chịu sự chi phối của hệ tư tưởng, luồng dư luận chính thống,vào
luồng dư luận phù hợp với hệ tư tưởng chính thống của xã hội. Do đó trong xã
hội có giai cấp thì dư luận của các giai cấp khác nhau về cùng một sự kiện có
thể khác nhau do mức độ đụng chạm đến quyền lợi của các giai cấp có sự khác
– Một số lưu ý thêm về ý nghĩa của dư luận xã hội:
+ Dư luận xã hội là công cụ mở rộng quyền làm chủ của nhân dân.
+ Dư luận xã hội là nhân tố tăng cường mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh đạo.
+ Dư luận xã hội giúp cho các nhà quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
4. Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức xã hội:
Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại xã hội
từ góc nhìn pháp luật, là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản
chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người
trong xã hội. Nhưng trước khi xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý
thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi
xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn
giáo, tín ngưỡng… đặc biệt là dư luận xã hội. Dựa vào cấu trúc của ý thức pháp
luật, ta có thể đứng trên nhiều góc độ khác nhau để phân tích sự tác động của dư
luận xã hội đối với ý thức pháp luật. Trong phạm vi bài viết, em xin tập trung
phân tích sự tác động của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý pháp luật.
4.1. Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật: lOMoAR cPSD| 40439748
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính
chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng
pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa
học. Hệ tư tưởng pháp luật phản ánh trình độ nhận thức cao, có văn trong xã hội.
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của
hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản
ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lí
xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên
trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự
nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp lý.
Trên cơ sở của sự phán xét, đánh giá về các sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra
trong đời sống xã hội, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người
những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri
thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý. Từ đó hình thành
nên các quan niệm, quan điểm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến
pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã
hội. Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình
hình thành và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật.
Dư luận xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung
các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc.
Do đó, ảnh hưởng của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng pháp luật còn thể hiện
ở chỗ dư luận xã hội tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp
xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là hệ tư
tưởng của giai cấp thống trị. Do đó, trong mỗi học thuyết, quan điểm pháp lý đều lOMoAR cPSD| 40439748
chứa đựng những tư tưởng về quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội và ý chí của một
giai cấp nhất định. Chúng nảy sinh, tồn tại phát triển hay bị thủ tiêu đều phụ thuộc
vào những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến
bộ trong xã hội, có lợi ích giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản của các lực lượng
xã hội khác thì tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp
luật sẽ thể hiện nổi trội, rõ nét.
Trong điều kiện như vậy, nội dung của các nhận định, đánh giá về những sự kiện,
hiện tượng pháp lý mà dư luận xã hội đưa ra sẽ tương ứng và phù hợp với các giá
trị, chuẩn mực pháp luật của hệ tư tưởng pháp luật chính thống, nghĩa là ý chí của
giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng với dư luận xã hội của các tầng lớp
nhân dân. Qua đó, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình
thành, phát triển và phổ biến hệ tư tưởng pháp luật trong xã hội.
Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan
trọng hàng đầu. Dư luận xã hội đóng vai trò bảo vệ những quyền lợi, các giá trị
phổ biến của xã hội, cũng như các giá trị, lợi ích cá nhân chính đáng của con
người. Mỗi khi quyền lợi, các giá trị của quốc gia, dân tộc bị xâm hại thì dư luận
xã hội lập tức xuất hiện với thái độ lên án, phản đối gay gắt.
Ví dụ về việc tranh chấp chủ quyền biển Đông có nhiều ý kiến tranh luận, bàn
bạc về vấn đề này thông qua các website, báo chí, truyền thông. Đa số mọi người
đều cho rằng: Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam, thuộc chủ quyền lãnh thổ
của người Việt Nam và được ghi nhận trên bản đồ thế giới. Hiện nay, trên các
website, công dân yêu nước đã và đang lập các khẩu hiệu phản đối Trung Quốc
như: “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam” phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc.
Đi từ ý kiến thảo luận, bàn bạc, Việt Nam đã có những hành động cụ thể để thể
hiện ý kiến của cộng đồng và vì lợi ích của dân tộc. Trong ví dụ này, nội dung lOMoAR cPSD| 40439748
phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý của dư luận xã hội phù hợp với hệ tư
tưởng pháp luật tiến bộ, đang phổ biến trong xã hội, đáp ứng được lợi ích, nguyện
vọng của đông đảo các lực lượng tiến bộ trong xã hội. Điều đó cho thấy, dư luận
xã hội có tác dụng củng cố, bảo vệ tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của
hệ tư tưởng pháp luật.
Như vậy, có thể nói, dư luận xã hội với tư cách một hiện tượng thuộc lĩnh vực
tinh thần của đời sống xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng pháp
luật. Một mặt, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến giữa các nhóm xã
hội về những sự kiện, hiện tượng pháp luật diễn ra trong xã hội, dư luận xã hội
góp phần làm nảy sinh các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn
đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có
tính hệ thống trong xã hội. Mặt khác, dư luận xã hội có tác dụng phổ biến, tuyên
truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm
pháp luật tiến bộ, nhân văn.
4.2. Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật:
Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm, cảm xúc, tâm
trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật, cũng như những hiện
tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý pháp luật chỉ biểu hiện cấp
độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình cảm pháp luật truyền thống, kinh
nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội.
Tâm lý pháp luật, cũng như những yếu tố tâm lý vốn có của con người là sự phản
ánh trực tiếp các sự kiện, hiện tượng bên ngoài có liên quan đến pháp luật. Những
sự kiện, hiện tượng pháp luật đó đồng thời cũng là đối tượng phản ánh của dư
luận xã hội. Vì vậy, ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật được thể
hiện trên các phương diện sau. lOMoAR cPSD| 40439748
Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật. Tình cảm
pháp luật là yếu tố cơ bản của tâm lý pháp luật, thường được hình thành một cách
tự phát dưới ảnh hưởng của hoạt động giao tiếp hàng ngày của con người với môi
trường pháp lý xung quanh. Và, do là yếu tố mang tính tự phát, chịu sự chi phối
của phong tục, tập quán, kinh nghiệm sống và nếp sống của con người, nên tình
cảm pháp luật có thể được bộc lộ dưới dạng các phản ứng tích cực, cũng như tiêu
cực của mỗi người trước những sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong thực tế.
Do vậy, tình cảm pháp luật có thể biểu hiện dưới dạng tích cực, như thái độ phản
ứng lại các hành vi vi phạm pháp luật, yêu công lý, đề cao công bằng xã hội, đề
cao trách nhiệm pháp lý… cũng có thể biểu hiện dưới dạng tiêu cực, như cổ vũ
cho hành vi phạm pháp, chống đối người thi hành .công vụ, làm ngơ trước người
bị hại… Tất cả những biểu hiện đó của tình cảm pháp luật đều là đối tượng phán
xét, đánh giá của dư luận xã hội.
Trong thực tiễn đời sống pháp luật, trước những diễn biến của một sự kiện hay
hiện tượng pháp luật, dư luận xã hội thường nảy sinh và biểu hiện ở hai xu hướng:
thứ nhất, khen ngợi, biểu dương tinh thần đấu tranh không khoan nhượng trước
các hành vi vi phạm pháp luật, ủng hộ những việc làm phù hợp với quyền và
nghĩa vụ pháp lý của công dân, thứ hai, phê phán, lên án các hành vi sai trái, phạm
pháp, phạm tội. Về mặt tình cảm, không ai muốn mình trở thành đối tượng phán
xét của dư luận xã hội, không ai muốn hứng chịu sức ép của “búa rìu xã hội”.
Do vậy, mỗi cá nhân đều mong muốn có thể kiểm soát, điều chỉnh tình cảm và
hành vi của mình sao cho phù hợp với ý chí chung của cộng đồng xã hội. Với ý
nghĩa đó, dư luận xã hội tác động mạnh mẽ tới tình cảm pháp luật, góp phần định
hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn của mỗi công dân.
Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật pháp. Tâm
trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm lý của các cá lOMoAR cPSD| 40439748
nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội thường
ngày. Đây là yếu tố rất linh động, dễ thay đổi của tâm lý pháp luật. Do sự tác
động, ảnh hưởng của các yếu tố, như điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hàng
ngày mà tâm trạng của con người thường được thể hiện ra ở các trạng thái đối
lập: hưng phấn-ức chế, lạc quan-bi quan, hy vọng-thất vọng, quan tâm-thờ ơ,
nhiệt tình-lãnh đạm… trước thực tiễn cuộc sống.
Tuỳ thuộc đang trong tâm trạng hưng phấn, nhiệt tình, người ta dễ có những phản
ứng mạnh mẽ, tích cực trước các hành vi vi phạm pháp luật ở nơi công cộng, còn
khi không tin tưởng vào sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, người ta
thường thờ ơ trước các sự kiện pháp lý… Những tâm trạng đó được bộc lộ trong
nội dung các phán xét, đánh giá của dư luận xã hội và qua đó, dư luận xã hội tác
động tới tâm trạng của con người trước luật pháp.
Với tư cách là sự thể hiện ý chí chung của cộng đồng xã hội, dư luận xã hội có
thể động viên, khích lệ, khơi gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội đối với
sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đưa ra những lời khuyên, tư vấn về
cách ứng xử trước một thực tiễn pháp luật nhất định.
Dư luận xã hội có thể tác động, làm nảy sinh trong mỗi người tâm trạng xúc động
trước hành vi thể hiện ý thức tự giác chấp hành pháp luật. Đây là một biểu hiện
cao của lương tâm con người, hướng con người tới ý muốn noi theo những người
có thái độ tự giác chấp hành các nguyên tặc, quy định của pháp luật, tuân theo
quy luật hướng thiện. Thông qua việc tạo ra những “khuôn mẫu tư duy”, “khuôn
mẫu hành động” cho các thành viên trong xã hội, dư luận xã hội hướng con người
theo gương người tết, việc tất trong lĩnh vực chấp hành pháp luật. Điều đó nói lên
rằng, dư luận xã hội có ảnh hưởng tích cực tới tâm trạng của con người trước luật pháp. lOMoAR cPSD| 40439748
Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của
mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện hành. Tâm lý
pháp luật không chỉ biểu hiện ở tình cảm pháp luật, tâm trạng của con người trước
luật pháp, mà nó còn được biểu hiện ra ở việc các cá nhân tự đánh giá về hành vi
ứng xử của mình trong môi trường điều chỉnh của pháp luật.
Hành vi pháp luật của con người, trong chừng mực nhất định, chính là sự hiện
thân của tình cảm pháp luật và tâm trạng trước luật pháp của họ. Cách thức mà
mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình có thể biểu hiện dưới dạng
cảm xúc, như tự hào, phấn khởi hay e ngại, xấu hổ, lo lắng… Những phán xét,
đánh giá (khen-chê, biểu dương-lên án…) của dư luận xã hội đối với hành vi của
các cá nhân, ở một mức độ nào đó, đều tham gia vào việc điều chỉnh hành vi pháp luật của cá nhân.
Nói cách khác, dư luận xã hội, trong trường hợp này, là “tấm gương” để mỗi cá
nhân tự soi mình vào đó mà định hướng, điều chỉnh hành vi ứng xử của bản thân.
Sức mạnh đặc trưng của dư luận xã hội khiến cho mỗi cá nhân luôn phải suy nghĩ,
xem xét trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó: hành vi đó đúng hay
sai? phù hợp hay không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành? Nếu
thực hiện một hành vi nào đó thì có bị dư luận xã hội lên án hoặc phải chịu sự xử
lý theo các nguyên tắc luật định không? Điều đó cho thấy, dư luận xã hội luôn có
tác động tới cách thức mà mỗi cá nhân tự đánh giá về hành vi ứng xử của mình.
Ta có thể nắm được năm tính chất của dư luận xã hội: tính khuynh hướng, tính
lợi ích, tính lan truyền, tính bền vững tương đối và dễ biến đổi, tính tương đối và
tác dụng của nó tới lĩnh vực pháp luật để từ đó có cái nhìn khách quan về bản
chất của dư luận xã hội. Bởi vậy cần phát huy tối đa các tác dụng tích cực của dư
luận xã hội, nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh. Đồng thời, với tư cách
là một phương thức tồn tại đặc biệt của thức xã hội, dư luận xã hội có tác động lOMoAR cPSD| 40439748
mạnh mẽ đến ý thức pháp luật trên cả hai góc độ: hệ tư tưởng pháp luật và tâm lý
pháp luật. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về dư luận có ý nghĩa lớn về mặt vật chất và
tinh thần của con người, là phương tiện quan trọng và mạnh mẽ để nhân dân phát
huy quyền làm chủ và tính tích cực của công dân đối với đất nước.
5. Dư luận xã hội dưới góc độ khoa học
5.1. Phân tích dưới góc độ xã hội học
Là cách tiếp cận tìm căn nguyên của dư luận xã hội trong tồn tại xã hội khách
quan bên ngoài (đặc điểm giai cấp – xã hội, hình thái nhà nước, chức năng của
các nhóm, các thiết chế xã hội,…) .Trong xã hội học, lợi ích xã hội được coi là
căn cứ của dư luận xã hội, ở đây có hai cách tiếp cận đối lập nhau: cách tiếp cận
giai cấp và cách tiếp cận phi giai cấp. Tức là giai cấp nào nắm địa vị thống trị thì
nó sẽ chi phối việc hình thành dư luận xã hội theo kiểu đó.
5.2.Phân tích dư luận xã hội dưới góc độ tâm lý xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tinh thần, ý thức xã hội là căn nguyên của chính
mình, tự mình quy định chính mình. Ở đây, để giải thích hành vi, phát ngôn của
con người, của nhóm xã hội chúng ta không thể xuất phát từ tồn tại xã hội khách
quan bên ngoài (lợi ích giai cấp, nhóm, đặc điểm tổ chức xã hội…) mà phải xuất
phát từ thế giới chủ quan bên trong của con người, của nhóm xã hội (đặc điểm tư
duy, ý thức). Cách phân tích tìm căn nguyên của dư luận xã hội trong phạm vi
độc lập của thế giới tinh thần (ý thức xã hội, tự ý thức xã hội) chính là cách tiếp
cận tâm lý học xã hội. Theo các nhà tâm lý học xã hội, căn cứ tâm lý xã hội của
dư luận xã hội là các khuôn mẫu tư duy xã hội và các tâm thế xã hội.
*Khuôn mẫu tư duy: Là quan niệm, suy lý, phán xét khái quát, giản đơn, phiến
diện nhưng có tính phổ biến và tương đối bền vững trong một cộng đồng xã hội.
Khuôn mẫu tư duy tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, của
xã hội: trong tôn giáo, đạo đức, chính trị,… Chẳng hạn, trong thời kỳ bao cấp,
các khuôn mẫu tư duy về chủ nghĩa xã hội là các quan niệm như: “chủ nghĩa xã
hội đối lập với kinh tế hàng hoá, thị trường”, “chủ nghĩa xã hội là sở hữu nhà lOMoAR cPSD| 40439748
nước và sở hữu tập thể”. Trong lĩnh vực đạo đức, các khuôn mẫu tư duy về con
người tốt đã từng tồn tại là các quan niệm: “người tốt là người không buôn bán,
là người không có sở hữu tư nhân,…” Khuôn mẫu tư duy là sự giản đơn thực tế,
song sự tồn tại của nó không phải hoàn toàn phi lý, có thể nói, sự tồn tại của
khuôn mẫu tư duy vừa hợp lý, vừa cần thiết đồng thời cũng vừa bất hợp lý. *Tâm
thế xã hội Là trạng thái đồng nhất của ba yếu tố: nhận thức, tình cảm và ý chí.
Trên thực tế, các khuôn mẫu tư duy xã hội không tồn tại “tự nó” mà tồn tại gắn
liền với tình cảm và ý chí xã hội. Tâm thế xã hội là trạng thái tâm lý, tinh thần,
thể hiện tư thế sẵn sàng hành động của nhóm xã hội nhằm đối phó với một đối
tác nhất định. Tâm thế xã hội được định hình thông qua kinh nghiệm sống của
nhóm xã hội. Nó có ảnh hưởng tiền định đối với nội dung và tính chất phản ứng
của nhóm xã hội trước đối tác.
*Các đặc điểm cơ bản của tâm thế:
- Trạng thái sẵn sàng phản ứng: tâm thế không phải là hành động mà chỉ là tưthế
sẵn sàng hành động, hay nói cách khác chỉ là khuynh hướng ứng xử của nhóm
xã hội, theo một quy luật nhất định đối với đối tác. Đối tác có thể là con người,
sự vật, sự kiện, hiện tượng…
- Sức mạnh khởi động và điều chỉnh hành vi: tâm thế là trạng thái tâm lý tíchcực.
Nó thực hiện chức năng khởi động và hướng dẫn hành vi của nhóm xã hội. -
Tính tương đối bền vững: tâm thế xã hội có thể tồn tại rất lâu dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Xét định giá trị (đánh giá): tâm thế thể hiện khuynh hướng đối phó của chủ
thểvới đối tác dưới góc độ thiện cảm hay ác cảm, hài lòng hay không hài lòng,
nhất trí hay phản đối,… Góc độ này thể hiện ý nghĩa, giá trị của đối tác đối với chủ thể.
*Tâm thế xã hội là một kết cấu gồm 3 thành phần:
- Thành phần nhận thức: Đó là quan niệm, nhận định của chủ thể và đối tác
- Thành phần tình cảm: tâm trạng, cảm tưởng, cảm xúc của chủ thể với đối tác.-
Thành phần ý chí: đó là xu hướng hành động của chủ thể nhằm đối phó với đối lOMoAR cPSD| 40439748
tác. Tâm thế là biến số không thể quan sát được mà chỉ có thể được rút ra bằng
con đường suy luận. Điều này có thể được biểu thị qua sơ đồ sau:
Tâm thế xã hội gắn với khuôn mẫu tư duy, thói quen, nếp nghĩ, các định hướng
giá trị trong xã hội. Tâm thế xã hội liên kết với nhau theo hệ thống. Trong hệ
thống này có những tâm thế giữ vị trí trung tâm, có sức mạnh chủ đạo. Có những
tâm thế có độ ổn định lớn như những tâm thế có liên quan đến tâm lý nền (gắn
với phong tục, tập quán, truyền thống, thành kiến, định kiến, ca dao, tục ngữ,
huyền thoại,..). Vì vậy, việc phân tích dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở việc
chỉ ra cơ sở của tâm thế xã hội của nó, mà còn phải làm rõ vai trò của tâm thế này
trong hệ thống các tâm thế của chủ thể.
*Định hướng dư luận xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội
chủ nghĩa. Định hướng dư luận xã hội là làm cho dư luận có tính tích cực, tính tư
tưởng, tính chiến đấu, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Điều đó phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã
hội, các cơ quan truyền thông đại chúng,... trong nhận thức quy luật hình thành
dư luận xã hội để tác động phù hợp vào nó theo những mục đích và nội dung nhất định.
Mục đích của định hướng dư luận xã hội trước hết nhằm xác định phương hướng
đúng cho dư luận. Bởi vì, dư luận xã hội thường diễn biến phức tạp, có thể tích
cực hoặc tiêu cực, đúng đắn hoặc giả tạo, tiến bộ hoặc lạc hậu, nên có thể có tác
dụng giáo dục hoặc phản giáo dục. Do vậy, phải làm sao cho sự phán xét, đánh lOMoAR cPSD| 40439748
giá của xã hội đối với sự kiện dựa trên cơ sở các chuẩn mực xã hội xã hội. Để
hình thành dư luận xã hội tích cực cần phải có các dấu hiệu: - Có tính tư tưởng - Có tính khách quan
- Có tính tập trung và thống nhất - Có tác dụng giáo dục
Nội dung của định hướng dư luận xã hội:
- Hình thành ở quần chúng nhân dân nhận thức đúng về sự kiện, hiện tượng xảyra
trong đời sống xã hội là nội dung mang tính tiên quyết của định hướng dư luận
xã hội. Bởi vì, nhận thức là hiện tượng tâm lý giúp cho con người hiểu biết hiện
thực khách quan, tạo cơ sở cho khả năng định hướng, tự điều khiển thái độ và
hành vi ứng xử trong những tình huống nhất định. Mọi sự kiện xuất hiện đều
làm nảy sinh dư luận,đó là khách quan do sự tác động của các nhân tố kinh tế,
chính trị, xã hội, song không phải lúc nào chủ thể cũng nhận thức đúng về nó.
Trong dư luận xã hội, do sự phản ánh các sự kiện thường mang tính riêng của
từng nhóm xã hội, nên nhận thức của họ có cả chân lý và sự sai lầm. Vì vậy, hình
thành nhận thức đúng về sự kiện là vấn đề mang tính quy luật, đồng thời phụ
thuộc vào các nhân tố chủ quan.
- Hình thành ở quần chúng nhân dân thái độ phù hợp với sự kiện, hiện tượngxảy
ra là nội dung định hướng dư luận xã hội mang tính hệ quả của quá trình hình
thành nhận thức đúng. Bởi vì, tất cả những hiểu biết đúng về sự kiện không phải
bao giờ cũng đưa đến các cảm xúc và thái độ tích cực, do vậy trên cơ sở những
nhận thức đúng, phải tạo ra ở công dân thái độ phù hợp đối với sự kiện xảy ra.
- Hình thành hành vi phát ngôn hợp lý của quần chúng nhân dân đối với sự
kiệnxảy ra là nội dung định hướng dư luận xã hội luôn được đặt trên cơ sở nhận
thức và thái độ đúng của quần chúng nhân dân về sự kiện, hiện tượng xảy ra
trong đời sống xã hội. Hành vi phát ngôn là lời nói, ngôn ngữ, đối thoại diễn ra
trong quá trình con người trao đổi với nhau về sự kiện chính trị, xã hội hay quá
trình nào đó; đó là mặt hiện thực của nhận thức, cảm xúc, tình cảm của chủ thể lOMoAR cPSD| 40439748
đối với một sự kiện ấy, và tính hợp lý của nó biểu hiện trong việc chủ thể thực
hiện các chức năng ngôn ngữ.
6. Tính lan truyền trong dư luận xã hội. Cách giải quyết dư luận xã hội?
Tính lan truyền trong dư luận xã hội
Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể, hiện tượng được các
nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào cũng là hiệu
ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ cá nhân hay nhóm xã hội nhỏ sẽ
gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác, nhóm xã hội khác. Để duy trì
được chuỗi kích thích này luôn cần có các nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động
tâm lí của cá nhân và nhóm xã hội. Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động
đó có thể được coi là các thông tin bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực
tiếp, có tính thời sự. Dưới tác động của các luồng thông tin này, các nhóm công
chúng khác nhau sẽ cùng được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của
mình thông qua các hoạt động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ
trạng thái tâm lí của mình với người xung quanh.
Dư luận xã hội lan truyền đến cộng đồng xã hội thông qua các kênh giao tiếp, có
thể là trực tiếp và có thể là gián tiếp.
Ví dụ 1: Trong cuộc bầu cử Quốc hội ở nước ta, tất cả quần chúng nhân dân không
kể dân tộc, đảng phái, tôn giáo, già trẻ. . .chỉ cần đạt yêu cầu theo quy định của
luật bầu cử, mọi người dân có thể tham gia trực tiếp vào cuộc bầu cử, chứng kiện
sự kiện lớn của đất nước. Điều này thể hiện tính dân chủ trong lòng xã hội, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. (lan truyền trực tiếp).
Ví dụ 2: Khi có bão sắp đổ bộ vào đất liền hay vùng biển, ngay lập tức trên các
phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, loa đài, báo. . . sẽ cập nhật thông tin
chính xác về tình hình cơn bão, giúp người dân sớm biết được tình hình và xử lí lOMoAR cPSD| 40439748
kịp thời, bên cạnh đó nhà nước và chính phủ cũng có những biện pháp phòng
chống bão. Tính lan truyền ở đây thể hiện sự nhanh chóng và rộng rãi. (lan truyền gián tiếp).
Cách giải quyết dư luận xã hội
Để giải quyết các dư luận xã hội đầu tiên cần đảm bảo các công tác nắm bắt tình
hình dư luận xã hội luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục, đội ngũ
cộng tác viên dư luận xã hội và hệ thống tuyên giáo quận đã chủ động nắm bắt
kịp thời thông tin, tình hình dư luận trong Nhân dân bằng nhiều hình thức khá
nhau và phù hợp, thuyết phục, qua đó có thể hạn chế không để người dân bị lôi
kéo, kích động tham gia tụ tập đông người, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Bên cạnh đó cần triển khai đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa các giải pháp đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái trong xã hội nhất là liên quan tới những
thông tin tiêu cực, thù địch, thông tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội vì
hiện nay công nghệ phát triển thì dư luận xã hội trên các mạng xã hội cũng được
lan truyền nhanh chóng hơn. Cần có các giải pháp để chú trọng việc đa dạng hóa
hình thức đấu tranh theo các nội dung, lĩnh vực, nhóm đối tượng cụ thể để bảo vệ
nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cũng theo đó cần thực hiện đổi mới công tác nghiên cứu và nắm bắt dư luận xã
hội tốt hơn, chủ động cung cấp thông tin để kịp thời định hướng về tư tưởng cho
cán bộ, đảng viên và dư luận quần chúng Nhân dân và sớm phát hiện tình hình,
kịp thời xử lý các vấn đề phức tạp trong xã hội, xử lý vấn đề nhạy cảm phát sinh
trên địa bàn, không để hình thành các điểm nóng gây ra những ảnh hưởng xấu
cho nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó cần không ngừng đổi mới mạnh mẽ nội
dung, phương thức công tác tuyên giáo theo hướng nâng cao sức thuyết phục và lOMoAR cPSD| 40439748
tính chiến đấu, nỗ lực sáng tạo, tập trung đầu tư hoạt động tại cơ sở, lấy tích cực
đẩy lùi tiêu cực…trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
Giải pháp cuối cùng đó là cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm
trong Nhân dân nhanh chóng và thực hiện để nhân dân hiểu tác hại của dư luận
xã hội. Đặc biệt, theo dõi và nắm bắt kịp thời tình hình dư luận xã hội có liên
quan tới Khu Công nghệ cao và kịp thời tham mưu với cơ quan có thẩm quyền là
Ban Thường vụ Quận ủy để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh không để xảy
ra điểm nóng gây mất an ninh trật tự trên địa bàn dân cư sinh sống.
7. Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến việc xây dựng pháp luật như thế nào?
Như chúng ta đã biết thì dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất
quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng pháp luật, bên cạnh đó thì dư
luận xã hội cũng góp phần phát hiện ra những thiếu hụt, khe hở trong các văn bản
quy phạm pháp luật, điều đó giúp nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ
các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật.
Mặt tích cực của dư luận xã hội là một sức mạnh tinh thần trong xã hội, theo đó
dư luận xã hội không mang tính pháp lý nhưng lại có sức mạnh to lớn trong việc
điều chỉnh hành vi, hoạt động cụ thể của các thành viên trong xã hội, từ đó có thể
tạo ra cho mỗi con người có cơ hội và khả năng thổ lộ và bảo vệ quan điểm về
những quy định pháp luật đề ra , ý kiến của mình một cách công khai đối với các
vấn đề, các hiện tượng có liên quan đến lợi ích và đời sống cộng đồng xã hội.
Hiện nay khi mà vai trò của quần chúng nhân dân được coi trọng và nền dân chủ
xã hội được mở rộng thì vai trò và hiệu lực của dư luận càng được nâng cao, đặc
biệt là trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật
Như chúng ta có thể thấy bất kì nội dung và thông tin nào cũng sẽ có những vân
đề 2 mặt tích cực và tiêu cực, dư luận xã hội nếu không được xử lý chính xác thì
có thể làm hoang mang trong lòng nhân dân từ đó ảnh hưởng tới quản lý xã hội lOMoAR cPSD| 40439748
của nhà nước. Nhưng ngược lại nếu biết nắm bắt dư luân xã hộ i giúp chúng tạ có
những thông tin đa chiều về các mặt hoạt động của các cơ quan nhà nước và giúp
cho nhân dân nhận thức và thực hiện các chủ trương và các chính sách, nghị quyết
của Đảng, của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội tốt hơn và hiệu quả
hơn bởi hiện nay văn hóa truyền miệng có sức ảnh hưởng rất lớn trong xã hội.
Những thông tin này là môt trong những căn cứ quan trọng để Đảng và ̣ nhà nước
kiểm tra hoạt đông công tác của mình để có những chủ trương, quyếṭ định cần
thiết và phù hợp với thực tế và với yêu cầu của xã hội
Như bác hồ đã nói ” Trong xã hội ta hiện nay việc tìm hiểu và nghiên cứu dư luận
xã hội đã trở thành điều kiện quan trọng để đảm bảo công tác lãnh đạo và quản lý
xã hội đạt được hiệu quả cao. Đảng, nhà nước ta hết sức coi trọng công tác nắm
bắt dư luận xã hội vì mọi hoạt động của Đảng, nhà nước đều xuất phát từ lợi ích
của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Qua dư luận xã hội để nắm bắt được
tâm trạng của nhân dân, hiểu được nguyện vọng và lợi ích của họ để đề ra chủ
trương chính sách phù hợp, “giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng nghe
ý kiến dân chúng đó là nền tảng lực lượng của đoàn thể và nhờ đó mà đoàn thể thắng lợi”
Kết luận: Qua đây chúng ta có thể thấy dư luận xã hội có hai mặt đó là tích cực
và tiêu cực, chúng ta không thể làm biến mất những dư luận của xã hội vì những
vấn đề nổi lên trong xã hội là vô vàn, chúng ta chỉ có thể định hướng cho dư luận
xã hội diễn ra theo hướng tích cực để xã hội có thể phát triển tốt hơn như việc
định hướng cho nhân dân thế nào là những hành vi dư luận chống phá Nhà nước
và gây ảnh hương tới đời sống của nhân dân, từ đó nhân dân sẽ có cái nhìn và
phân biệt được tác động của dư luận có thể có ảnh hưởng tích cực và cũng có thể
gây ra hậu quả không đáng có trong xã hội. Vậy nên cơ quan có thẩm quyền nên
quản lý và nắm bắt tình hình trong dư luận xã hội tốt hơn nữa để xử lý hiệu quả
và đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp nhất.