Khái niệm hùng biện là gì? #29;Khẩu khí hùng biện trong nghề luật

Hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng) sao cho trang nhã, trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 2.3 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 2.4 K tài liệu

Thông tin:
5 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Khái niệm hùng biện là gì? #29;Khẩu khí hùng biện trong nghề luật

Hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng) sao cho trang nhã, trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

211 106 lượt tải Tải xuống
Khái niệm hùng biện là gì? #29;Khẩu khí hùng biện trong nghề
luật
Hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng) sao cho
trang nhã, trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ
đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe.
1. Khái niệm hùng biện là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, thì hùng biện được hiểu là: “Nói hay, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục mạnh
mẽ đối với người nghe". Hùng biện khác hùng hồn, tuy rằng có những đặc điểm chung là trình bày một vấn
đề cụ thể cho người khác hiểu. Hùng hồn thường gắn với đặc điểm của “phương thức thể hiện ngôn ngữ
của người nói theo một ngữ điệu khác với cách nói bình thường”.
Từ khái niệm về hùng biện, về mặt hình thức người trình bày một cách hùng biện phải biết nói cho hay. Nói
hay là một khái niệm tương đối và có tính khả biến theo chủ đề, hoàn cảnh và đối tượng được phục vụ.
Đánh giá một người nói hay hay nói không hay còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những yếu tố đó phải có
từ cả hai phía, phía người trình bày vấn đề hoặc chủ đề hay câu chuyện nào đó và phía người nghe, là đối
tượng được phục vụ, được tác động. Nói thế nào được coi là nói hay? Đây là một vấn đề đặt ra thật khó mà
trả lời cho được thấu đáo.
2. Các yếu tố liên quan
Tuy nhiên, một người được xem là nói hay không thể không xác định một số yếu tố liên quan. Có thể dẫn ra
một số yếu tố liên quan đến nói hay như sau:
Thứ nhất, người nói trước hết phải có vốn kiến thức chắc chắn về vấn đề mình đang nói. Vốn kiến thức đó
là tập hợp các tri thức hiểu theo nghĩa rộng mà người đó tích lũy được tính đến thời điểm người đó trình
bày vấn để. Tri thức có được là do quá trình sống, rèn luyện và nhận thức cuộc sống có chủ đích của chủ
thể. Tâm thức người nói phải luôn tỉnh táo và ý thức được những hiện tượng và bản chất của thông tin, tri
thức mình sẽ nói đạt ở mức độ cảm nhận rõ ràng và chín muồi. Đạt đến độ cảm nhận rõ ràng như nhìn thấy
được những vẫn đề mình nói. Nói cách khác, nói hay thì người nói phải cho người khác nhận biết được
những chất liệu và bản chất của thông tin đó. Có nghĩa là người nói phải rất thật với kiến thức và chủ động
với kiến thức mà minh đang trình bày.
Thứ hai, người nói trước hết phải xác định được người nghe thuộc về đối tượng nào để có căn cứ xác định
phạm vi trình bày, thời gian trình bày, cách thức trình bày, lựa chọn ngôn ngữ trình bày chủ đề đã xác định.
Ngôn ngữ phải chính xác với chuyên môn, phù hợp với ngữ cảnh, linh hoạt, xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu cho
mọi người. Ngữ điệu và tốc độ nhanh chậm khi thể hiện ngôn ngữ cần được quan tầm chú ý hàng đẩu.
Không nên nói quá nhanh hay quá chậm có thể khiến người nghe khó tiếp thu hoặc có cảm giác khó chịu.
Ngôn ngữ phải phổ thông và cách đặt vấn đề phải rõ, logic và phù hợp với người nghe. Chúng ta có thể
viện dẫn trong những trường hợp cụ thể để đánh giá người nói có nói hay hay không nói hay do xác định
đối tượng người nghe được tác động chính xác hay không chính xác với tình huống sau:
Một bác đội trưởng đội sản xuất nông nghiệp sau khi được tập huấn ở huyện vê, đã tập hợp bà con nông
dân trong đội sản xuất để phổ biến vê kiến thức canh tác nông nghiệp:
“Vấn đê an ninh lương thực thì quốc gia nào cũng phải quan tàm, chú ý xây dựng thành chiến lược. Đội sản
xuất của chúng ta là một đơn vị thực hiện một phần chiến lược ấy. Muốn làm tốt việc này thì chúng ta phải
cô' gắng làm tốt các việc sau đây: Bổ sung và tân trang lại hệ thống tưới tiêu; lựa chọn vùng ruộng có độ pH
lớn để bón vôi chổng chua phèn; phải thực thi nghị quyết của Đảng bộ xã, khi đó hiệu quả sản xuất nống
nghiệp phục vụ chiến lược an ninh lương thực quốc gia của đội ta mới thực thi được hiệu quả khả quan..”.
Bác đội trưởng đội sản xuất đã lạm dụng những ngôn ngữ của người khác ở tầm vĩ mô, cho nên không thể
là người nói hay trong tình huống này được. Vì bác đội trưởng đội sản xuất đã trình bày thiếu những nội
dung cơ bản: Sửa chữa hệ thống thủy nông như thế nào? Xác định vùng ruộng nào đã bị nhiễm phèn
(nhiễm mặn, chua) và đã xử lý chưa? Nếu đã xử lý rồi thì hiện nay vùng ruộng đó ra sao? Nghị quyết của
Đảng bộ xã có nội dung gì liên quan đến canh tác của toàn xã và của đội sản xuất? Chỉ tiêu của đại hội đại
biểu xã viên hay đại hội xã viên đã xác định mục đích, nhiệm vụ cho mỗi đội sản xuất như thế nào về năng
suất cây trồng, sản lượng lương thực cần phải đạt được. Bác đội trưởng đi họp trên huyện được nghe
thông tin và được biết xã nào trong huyện là xã điển hình và có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp,
cần học ở họ những điểm nào và đội sản xuất của bác cần phải rút kinh nghiệm như thế nào để sản xuất tốt
hơn trong vụ này? Những yêu cầu trên, bác đội trưởng đã không đạt được, cho nên nội dung bác phổ biến
cho bà con thật khó hiểu và không hên quan nhiều đến đội sản xuất của bác. Nguyên nhân chính của thất
bại này là bác đội trưởng nói ngôn ngữ của người khác và không hiểu đối tượng mình đang truyền đạt là
những ai?
Thứ ba, người hùng biện là phải có lập luận chặt chẽ. Để có được lập luận chặt chẽ, người diễn thuyết phải
luôn chú ý những yếu tố sau đây:
- Cách đặt vấn đề (vấn đề đã được nêu ra) cần phải giải quyết điểm nào trước, điểm nào sau và có sự gắn
kết những điểm nhấn trong một vấn đề và gắn kết với kết luận của vấn đề đó. Sự gắn kết các vấn đề với
nhau không có gì khác là “chất liệu” lập luận, ngôn ngữ phù hợp có chứa đựng lượng thông tin để lập luận
và mỗi tiểu tiết gắn kết và nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lập luận có chủ đích. Lập luận chặt chẽ không
thể bỏ sót các tiểu tiết xoay quanh một trục chính của vấn đề và mục đích của lập luận. Ngôn ngữ trong lập
luận phải linh hoạt và phù hợp với nội dung lập luận. Tránh sử dụng một từ nhiều lần, nếu một từ phải dùng
nhiều lẩn thì nên dùng các từ đồng nghĩa khác âm để người nghe đỡ nhàm chán, đồng thời thể hiện vốn từ
vựng, vốn sống, vốn ngôn ngữ của người diễn thuyết. Lập luận phải thông qua ngôn ngữ biểu cảm. Muốn
biểu cảm được thì người diễn thuyết phải hiểu sâu sắc chủ đề mình muốn trình bày, cảm nhận được vấn đề
trừu tượng nhưng phải hình dung được thật rõ phạm vi, hình khối, màu sắc và quy mô của vấn đề. Ngữ
điệu và ngôn ngữ được thể hiện ra bên ngoài phải có các cung bậc khác nhau phù hợp với nội dung của
vấn đề, tránh nói đều đều và dừng đột ngột ở những câu chưa trọn ý sẽ dẫn đến nghĩa của thông tin muốn
chuyển tải tới người nghe không trọn vẹn.
- Lập luận chặt chẽ cần phải có sự đối chiếu, so sánh với các quan hệ cùng loại và khác loại để nhằm làm
nổi bật những vấn đề đang lập luận, xác định được tính cá biệt, đặc thù của vấn để đang lập luận và trả lời
được các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Nội dung của vấn đề như thế nào? Nội dung của vấn đề này trong mối
liên hệ với nội dung của vấn đề khác cùng loại? Những điểm mạnh, điểm phù hợp và chưa phù hợp của vấn
đề trong mối liên quan đến các vấn đề cùng loại và giải pháp khắc phục. Sau đó mở ra những triển vọng
của vấn đề và cuối cùng là kết luận vấn đề. Khi lập luận có thể dùng phương pháp liên tưởng vấn đề đang
trình bày với các sự kiện tương tự khác đã và đang tồn tại trong xã hội. Việc hên tưởng này phải nhằm củng
cố và làm rõ vấn đề, không được trộn lẫn nội dung vấn đề đang được lập luận với nội dung vấn đề chỉ có ý
nghĩa liên tưởng nhằm củng cố lập luận của mình. Nội dung của vấn để đang lập luận là hạt nhân, là trục
chính và mọi sự so sánh, hên tưởng, đối chiếu chỉ nhằm làm nổi bật vấn đề chính, không làm lu mờ vấn đề
chính.
Với những phân tích nội dung của nói hay, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục mạnh mẽ đến người nghe,
thì khái niệm của hùng biện được thể hiện như sau: Hùng biện là một phương pháp được chủ thể dùng để
diễn thuyết trước người khác theo nhận thức của mình về một vấn đề nhất định; đông thời thông qua đó để
thiện hiện rõ quan điểm, tư tưởng, tình cảm, trình độ chuyền môn trong một phạm vi nhất định để truyền
tả#8;i một lượng thông tin đến người nghe thông qua ngôn ngữ được chọn lọc kỹ lưỡng và được lập luận
chặt chẽ, có sức thuyết phục nhằm đạt được mục đích mà người diễn thuyết hướng tới.
3. Tính không gian và thời gian của khẩu khí trong nghề luật
Khẩu khí phản ánh khí phách, bản lĩnh của người nói. Người nói thể hiện khẩu khí ở những thời điểm và địa
điểm khác nhau. Khẩu khí của một người trong quan hệ xã hội về công việc, về chỉ đạo người dưới quyền
và khẩu khí thể hiện trong một hoàn cảnh nhất định và phụ thuộc vào tâm lý, tâm trạng, cảm xúc, trách
nhiệm hay vô trách nhiệm, có cương vị hay không có cương vị của người nói. Nhưng khẩu khí trong nghề
luật bị chi phối vê' mặt không gian và thời gian. Khẩu khí của người luật sư, người tham gia tranh tụng tại
phiên tòa, ngoài phiên tòa, trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, điều tra, đổi thoại, tranh luận bị
ràng buộc trong phạm vi thời gian và không gian nhất định.
3.1 Về khẩu khí
Khẩu khí của người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật thể hiện tại nơi làm việc, tại nơi phát sinh sự kiện
của vụ tranh chấp, của vụ án. Trong một không gian nhất định, tùy thuộc vào tính chất công việc, phạm vi
công việc, tính phức tạp của công việc mà người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật phải tuân theo.
3.2 Về không gian
Về không gian của người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật có thể là các không gian như trại tạm giam,
tạm giữ, tại nơi cá nhân bị bắt giữ, nơi xảy ra thiệt hại, nơi phát sinh tranh chấp, nơi thi hành án, địa điểm
chia tài sản chung, địa điểm chia di sản thừa kế, nơi đăng ký hộ khẩu, nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn, nơi đăng ký quyền sử dụng đất... Vi vậy, khẩu khí của người làm công tác pháp luật phải có kiến thức
về nhiều lĩnh vực và kịp thời xử lý, thực hiện những việc liên quan đến chuyên môn, nhiệm vụ, nghề nghiệp
của mình. Khẩu khí của người làm công tác pháp luật trong những không gian như vậy không phải bao giờ
cũng thuận lợi, mà thường có thể gặp những khó khăn khách quan và chủ quan khó có thể dự đoán trước
được. Khẩu khí thể hiện tại những địa điểm như viện dẫn nhiều khi là không đơn giản vì tiếp xúc với nhiều
chủ thể khác nhau về nghề nghiệp, về nhận thức, về giới tính, về độ tuổi, về tâm trạng, về trải nghiệm và cả
trách nhiệm nữa. Vì vậy, người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật luôn luôn phải bình tĩnh, làm
chủ bản thân, có nguyên tắc làm việc, có kiến thức, có bản lĩnh và có cảm xúc với công lý, vì lẽ công bằng
xã hội. Trong không gian đó, người hành nghề pháp luật phải làm chủ khẩu khí của mình để thể hiện khẩu
khí thật chuẩn xác, tránh nóng vội, tránh mâu thuẫn với chủ thể khác, không để xảy ra những hiểu lầm đáng
tiếc, ảnh hưởng đến công việc của mình và mục đích chung.
3.3 Về thời gian
Khẩu khí của người hành nghề pháp luật thể hiện trong một khoảng thời gian nhất định và luôn tuân thủ thời
gian phù hợp nhất. Trong phiên tòa xét xử các vụ án về hình sự, giải quyết tranh chấp dân sự, lao động,
thương mại... thì thời gian phiên tòa diễn ra luôn luôn phải được xác định. Vì vậy, luật sư tham gia tranh
tụng để bảo vệ khách hàng luôn phải quan tâm đến thời gian minh được phát biểu, được đối thoại, tranh
luận, thể hiện quan điểm của mình trong việc xét xử, vể chế tài áp dụng, về quan điểm của các luật sư,
người bảo vệ khác, người liên quan trong vụ việc tranh chấp dân sự, lao động, thương mại... Khẩu khí của
người tham gia tranh tụng bị chi phối bởi thời gian nhất định. Cho nên, khi thể hiện quan điểm của mình
thông qua đối thoại, lập luận, tranh tụng... thì ngôn ngữ của luật sư phải rõ ràng, có nội dung liên quan đến
vấn đề đang giải quyết để không mất nhiều thời gian, và tập trung vào mục đích thể hiện bản lĩnh của mình
nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng của mình.
4. Kỹ năng tư duy phản biện trong hùng biện
4.1 Tư duy phản biện là gì? Kỹ năng phản biện
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo
các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập
luận phản biện phải rõ ràng, lôgic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tư duy phản biện liên quan đến nhiều kỹ năng gồm: Khả năng lắng nghe và đọc một cách cẩn thận; khả
năng đánh giá các lập luận; khả năng tìm kiếm, phát hiện các giả định bên trong, và khả năng vạch ra các
hệ quả của một phát biểu nào đó, khả năng thể hiện quan điểm của mình một cách thuyết phục.
4.2 Tầm quan trọng tư duy phản biện:
Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau, vừa sâu sắc, vừa toàn
diện Tư duy phản biện là một quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự
việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định
về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân. Vì vậy, nó không đơn thuần là một
phẩm chất của con người, mà còn là một kỹ năng cần được học tập, rèn luyện và phát triển. Khả năng tư
duy phản biện vô cùng quan trọng, thật ra, cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nó.
Theo Olver & Utermohlen (1995), sinh viên cần “phát triển và vận dụng có hiệu quả các kỹ năng tư duy
phản biện vào các nghiên cứu học thuật của mình, vào các vấn đề phức tạp mà họ phải đối mặt, và vào các
lựa chọn có phê phán mà họ sẽ buộc phải thực hiện do có sự bùng nổ thông tin và những biến đổi công
nghệ nhanh chóng khác”. Vì vậy, một số tác giả cho rằng việc giảng dạy tư duy phản biện có tầm quan trọng
đối với chính tình trạng của dân tộc. Đặc biệt, để thành công trong một xã hội hiện đại – dân chủ, mọi người
phải có khả năng tư duy một cách có phê phán để ra những quyết định có cơ sở về các công việc của bản
thân và xã hội.
Đối với sinh viên, sở hữu khả năng tư duy phản biện thành thạo có nghĩa là bạn đã có một hành trang thiết
yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài. Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp
bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận,
nghe giảng và cả khi làm bài thi. Nếu sinh viên học cách tư duy phản biện có hiệu quả, họ có thể sử dụng tư
duy tốt như là sách cẩm nang cho đời sống của mình.
| 1/5

Preview text:

Khái niệm hùng biện là gì? #29;Khẩu khí hùng biện trong nghề luật
Hùng biện là khả năng, năng lực diễn thuyết một vấn đề nào đó trước mọi người (công chúng) sao cho
trang nhã, trôi chảy, đầy sức thuyết phục. Trong bài hùng biện, sứ mạng của biểu cảm được thể hiện qua vẻ
đẹp của ngôn từ, nhờ vậy mà thu hút, thuyết phục được người nghe.
1. Khái niệm hùng biện là gì?
Theo Từ điển tiếng Việt, thì hùng biện được hiểu là: “Nói hay, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục mạnh
mẽ đối với người nghe". Hùng biện khác hùng hồn, tuy rằng có những đặc điểm chung là trình bày một vấn
đề cụ thể cho người khác hiểu. Hùng hồn thường gắn với đặc điểm của “phương thức thể hiện ngôn ngữ
của người nói theo một ngữ điệu khác với cách nói bình thường”.
Từ khái niệm về hùng biện, về mặt hình thức người trình bày một cách hùng biện phải biết nói cho hay. Nói
hay là một khái niệm tương đối và có tính khả biến theo chủ đề, hoàn cảnh và đối tượng được phục vụ.
Đánh giá một người nói hay hay nói không hay còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Những yếu tố đó phải có
từ cả hai phía, phía người trình bày vấn đề hoặc chủ đề hay câu chuyện nào đó và phía người nghe, là đối
tượng được phục vụ, được tác động. Nói thế nào được coi là nói hay? Đây là một vấn đề đặt ra thật khó mà
trả lời cho được thấu đáo.
2. Các yếu tố liên quan
Tuy nhiên, một người được xem là nói hay không thể không xác định một số yếu tố liên quan. Có thể dẫn ra
một số yếu tố liên quan đến nói hay như sau:
Thứ nhất, người nói trước hết phải có vốn kiến thức chắc chắn về vấn đề mình đang nói. Vốn kiến thức đó
là tập hợp các tri thức hiểu theo nghĩa rộng mà người đó tích lũy được tính đến thời điểm người đó trình
bày vấn để. Tri thức có được là do quá trình sống, rèn luyện và nhận thức cuộc sống có chủ đích của chủ
thể. Tâm thức người nói phải luôn tỉnh táo và ý thức được những hiện tượng và bản chất của thông tin, tri
thức mình sẽ nói đạt ở mức độ cảm nhận rõ ràng và chín muồi. Đạt đến độ cảm nhận rõ ràng như nhìn thấy
được những vẫn đề mình nói. Nói cách khác, nói hay thì người nói phải cho người khác nhận biết được
những chất liệu và bản chất của thông tin đó. Có nghĩa là người nói phải rất thật với kiến thức và chủ động
với kiến thức mà minh đang trình bày.
Thứ hai, người nói trước hết phải xác định được người nghe thuộc về đối tượng nào để có căn cứ xác định
phạm vi trình bày, thời gian trình bày, cách thức trình bày, lựa chọn ngôn ngữ trình bày chủ đề đã xác định.
Ngôn ngữ phải chính xác với chuyên môn, phù hợp với ngữ cảnh, linh hoạt, xúc tích, ngắn gọn, dễ hiểu cho
mọi người. Ngữ điệu và tốc độ nhanh chậm khi thể hiện ngôn ngữ cần được quan tầm chú ý hàng đẩu.
Không nên nói quá nhanh hay quá chậm có thể khiến người nghe khó tiếp thu hoặc có cảm giác khó chịu.
Ngôn ngữ phải phổ thông và cách đặt vấn đề phải rõ, logic và phù hợp với người nghe. Chúng ta có thể
viện dẫn trong những trường hợp cụ thể để đánh giá người nói có nói hay hay không nói hay do xác định
đối tượng người nghe được tác động chính xác hay không chính xác với tình huống sau:
Một bác đội trưởng đội sản xuất nông nghiệp sau khi được tập huấn ở huyện vê, đã tập hợp bà con nông
dân trong đội sản xuất để phổ biến vê kiến thức canh tác nông nghiệp:
“Vấn đê an ninh lương thực thì quốc gia nào cũng phải quan tàm, chú ý xây dựng thành chiến lược. Đội sản
xuất của chúng ta là một đơn vị thực hiện một phần chiến lược ấy. Muốn làm tốt việc này thì chúng ta phải
cô' gắng làm tốt các việc sau đây: Bổ sung và tân trang lại hệ thống tưới tiêu; lựa chọn vùng ruộng có độ pH
lớn để bón vôi chổng chua phèn; phải thực thi nghị quyết của Đảng bộ xã, khi đó hiệu quả sản xuất nống
nghiệp phục vụ chiến lược an ninh lương thực quốc gia của đội ta mới thực thi được hiệu quả khả quan..”.
Bác đội trưởng đội sản xuất đã lạm dụng những ngôn ngữ của người khác ở tầm vĩ mô, cho nên không thể
là người nói hay trong tình huống này được. Vì bác đội trưởng đội sản xuất đã trình bày thiếu những nội
dung cơ bản: Sửa chữa hệ thống thủy nông như thế nào? Xác định vùng ruộng nào đã bị nhiễm phèn
(nhiễm mặn, chua) và đã xử lý chưa? Nếu đã xử lý rồi thì hiện nay vùng ruộng đó ra sao? Nghị quyết của
Đảng bộ xã có nội dung gì liên quan đến canh tác của toàn xã và của đội sản xuất? Chỉ tiêu của đại hội đại
biểu xã viên hay đại hội xã viên đã xác định mục đích, nhiệm vụ cho mỗi đội sản xuất như thế nào về năng
suất cây trồng, sản lượng lương thực cần phải đạt được. Bác đội trưởng đi họp trên huyện được nghe
thông tin và được biết xã nào trong huyện là xã điển hình và có năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp,
cần học ở họ những điểm nào và đội sản xuất của bác cần phải rút kinh nghiệm như thế nào để sản xuất tốt
hơn trong vụ này? Những yêu cầu trên, bác đội trưởng đã không đạt được, cho nên nội dung bác phổ biến
cho bà con thật khó hiểu và không hên quan nhiều đến đội sản xuất của bác. Nguyên nhân chính của thất
bại này là bác đội trưởng nói ngôn ngữ của người khác và không hiểu đối tượng mình đang truyền đạt là những ai?
Thứ ba, người hùng biện là phải có lập luận chặt chẽ. Để có được lập luận chặt chẽ, người diễn thuyết phải
luôn chú ý những yếu tố sau đây:
- Cách đặt vấn đề (vấn đề đã được nêu ra) cần phải giải quyết điểm nào trước, điểm nào sau và có sự gắn
kết những điểm nhấn trong một vấn đề và gắn kết với kết luận của vấn đề đó. Sự gắn kết các vấn đề với
nhau không có gì khác là “chất liệu” lập luận, ngôn ngữ phù hợp có chứa đựng lượng thông tin để lập luận
và mỗi tiểu tiết gắn kết và nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lập luận có chủ đích. Lập luận chặt chẽ không
thể bỏ sót các tiểu tiết xoay quanh một trục chính của vấn đề và mục đích của lập luận. Ngôn ngữ trong lập
luận phải linh hoạt và phù hợp với nội dung lập luận. Tránh sử dụng một từ nhiều lần, nếu một từ phải dùng
nhiều lẩn thì nên dùng các từ đồng nghĩa khác âm để người nghe đỡ nhàm chán, đồng thời thể hiện vốn từ
vựng, vốn sống, vốn ngôn ngữ của người diễn thuyết. Lập luận phải thông qua ngôn ngữ biểu cảm. Muốn
biểu cảm được thì người diễn thuyết phải hiểu sâu sắc chủ đề mình muốn trình bày, cảm nhận được vấn đề
trừu tượng nhưng phải hình dung được thật rõ phạm vi, hình khối, màu sắc và quy mô của vấn đề. Ngữ
điệu và ngôn ngữ được thể hiện ra bên ngoài phải có các cung bậc khác nhau phù hợp với nội dung của
vấn đề, tránh nói đều đều và dừng đột ngột ở những câu chưa trọn ý sẽ dẫn đến nghĩa của thông tin muốn
chuyển tải tới người nghe không trọn vẹn.
- Lập luận chặt chẽ cần phải có sự đối chiếu, so sánh với các quan hệ cùng loại và khác loại để nhằm làm
nổi bật những vấn đề đang lập luận, xác định được tính cá biệt, đặc thù của vấn để đang lập luận và trả lời
được các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Nội dung của vấn đề như thế nào? Nội dung của vấn đề này trong mối
liên hệ với nội dung của vấn đề khác cùng loại? Những điểm mạnh, điểm phù hợp và chưa phù hợp của vấn
đề trong mối liên quan đến các vấn đề cùng loại và giải pháp khắc phục. Sau đó mở ra những triển vọng
của vấn đề và cuối cùng là kết luận vấn đề. Khi lập luận có thể dùng phương pháp liên tưởng vấn đề đang
trình bày với các sự kiện tương tự khác đã và đang tồn tại trong xã hội. Việc hên tưởng này phải nhằm củng
cố và làm rõ vấn đề, không được trộn lẫn nội dung vấn đề đang được lập luận với nội dung vấn đề chỉ có ý
nghĩa liên tưởng nhằm củng cố lập luận của mình. Nội dung của vấn để đang lập luận là hạt nhân, là trục
chính và mọi sự so sánh, hên tưởng, đối chiếu chỉ nhằm làm nổi bật vấn đề chính, không làm lu mờ vấn đề chính.
Với những phân tích nội dung của nói hay, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục mạnh mẽ đến người nghe,
thì khái niệm của hùng biện được thể hiện như sau: Hùng biện là một phương pháp được chủ thể dùng để
diễn thuyết trước người khác theo nhận thức của mình về một vấn đề nhất định; đông thời thông qua đó để
thiện hiện rõ quan điểm, tư tưởng, tình cảm, trình độ chuyền môn trong một phạm vi nhất định để truyền
tả#8;i một lượng thông tin đến người nghe thông qua ngôn ngữ được chọn lọc kỹ lưỡng và được lập luận
chặt chẽ, có sức thuyết phục nhằm đạt được mục đích mà người diễn thuyết hướng tới.
3. Tính không gian và thời gian của khẩu khí trong nghề luật
Khẩu khí phản ánh khí phách, bản lĩnh của người nói. Người nói thể hiện khẩu khí ở những thời điểm và địa
điểm khác nhau. Khẩu khí của một người trong quan hệ xã hội về công việc, về chỉ đạo người dưới quyền
và khẩu khí thể hiện trong một hoàn cảnh nhất định và phụ thuộc vào tâm lý, tâm trạng, cảm xúc, trách
nhiệm hay vô trách nhiệm, có cương vị hay không có cương vị của người nói. Nhưng khẩu khí trong nghề
luật bị chi phối vê' mặt không gian và thời gian. Khẩu khí của người luật sư, người tham gia tranh tụng tại
phiên tòa, ngoài phiên tòa, trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, điều tra, đổi thoại, tranh luận bị
ràng buộc trong phạm vi thời gian và không gian nhất định. 3.1 Về khẩu khí
Khẩu khí của người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật thể hiện tại nơi làm việc, tại nơi phát sinh sự kiện
của vụ tranh chấp, của vụ án. Trong một không gian nhất định, tùy thuộc vào tính chất công việc, phạm vi
công việc, tính phức tạp của công việc mà người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật phải tuân theo. 3.2 Về không gian
Về không gian của người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật có thể là các không gian như trại tạm giam,
tạm giữ, tại nơi cá nhân bị bắt giữ, nơi xảy ra thiệt hại, nơi phát sinh tranh chấp, nơi thi hành án, địa điểm
chia tài sản chung, địa điểm chia di sản thừa kế, nơi đăng ký hộ khẩu, nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kết
hôn, nơi đăng ký quyền sử dụng đất... Vi vậy, khẩu khí của người làm công tác pháp luật phải có kiến thức
về nhiều lĩnh vực và kịp thời xử lý, thực hiện những việc liên quan đến chuyên môn, nhiệm vụ, nghề nghiệp
của mình. Khẩu khí của người làm công tác pháp luật trong những không gian như vậy không phải bao giờ
cũng thuận lợi, mà thường có thể gặp những khó khăn khách quan và chủ quan khó có thể dự đoán trước
được. Khẩu khí thể hiện tại những địa điểm như viện dẫn nhiều khi là không đơn giản vì tiếp xúc với nhiều
chủ thể khác nhau về nghề nghiệp, về nhận thức, về giới tính, về độ tuổi, về tâm trạng, về trải nghiệm và cả
trách nhiệm nữa. Vì vậy, người làm công tác thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật luôn luôn phải bình tĩnh, làm
chủ bản thân, có nguyên tắc làm việc, có kiến thức, có bản lĩnh và có cảm xúc với công lý, vì lẽ công bằng
xã hội. Trong không gian đó, người hành nghề pháp luật phải làm chủ khẩu khí của mình để thể hiện khẩu
khí thật chuẩn xác, tránh nóng vội, tránh mâu thuẫn với chủ thể khác, không để xảy ra những hiểu lầm đáng
tiếc, ảnh hưởng đến công việc của mình và mục đích chung. 3.3 Về thời gian
Khẩu khí của người hành nghề pháp luật thể hiện trong một khoảng thời gian nhất định và luôn tuân thủ thời
gian phù hợp nhất. Trong phiên tòa xét xử các vụ án về hình sự, giải quyết tranh chấp dân sự, lao động,
thương mại... thì thời gian phiên tòa diễn ra luôn luôn phải được xác định. Vì vậy, luật sư tham gia tranh
tụng để bảo vệ khách hàng luôn phải quan tâm đến thời gian minh được phát biểu, được đối thoại, tranh
luận, thể hiện quan điểm của mình trong việc xét xử, vể chế tài áp dụng, về quan điểm của các luật sư,
người bảo vệ khác, người liên quan trong vụ việc tranh chấp dân sự, lao động, thương mại... Khẩu khí của
người tham gia tranh tụng bị chi phối bởi thời gian nhất định. Cho nên, khi thể hiện quan điểm của mình
thông qua đối thoại, lập luận, tranh tụng... thì ngôn ngữ của luật sư phải rõ ràng, có nội dung liên quan đến
vấn đề đang giải quyết để không mất nhiều thời gian, và tập trung vào mục đích thể hiện bản lĩnh của mình
nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng của mình.
4. Kỹ năng tư duy phản biện trong hùng biện
4.1 Tư duy phản biện là gì? Kỹ năng phản biện
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo
các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập
luận phản biện phải rõ ràng, lôgic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm.
Tư duy phản biện liên quan đến nhiều kỹ năng gồm: Khả năng lắng nghe và đọc một cách cẩn thận; khả
năng đánh giá các lập luận; khả năng tìm kiếm, phát hiện các giả định bên trong, và khả năng vạch ra các
hệ quả của một phát biểu nào đó, khả năng thể hiện quan điểm của mình một cách thuyết phục.
4.2 Tầm quan trọng tư duy phản biện:
Tư duy phản biện giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề theo những góc độ khác nhau, vừa sâu sắc, vừa toàn
diện Tư duy phản biện là một quá trình vận dụng tích cực trí tuệ vào việc phân tích, tổng hợp, đánh giá sự
việc, ý tưởng, giả thuyết… từ sự quan sát, kinh nghiệm, chứng cứ, thông tin, và lý lẽ nhằm đưa ra nhận định
về sự việc, ra quyết định, và hình thành cách ứng xử của mỗi cá nhân. Vì vậy, nó không đơn thuần là một
phẩm chất của con người, mà còn là một kỹ năng cần được học tập, rèn luyện và phát triển. Khả năng tư
duy phản biện vô cùng quan trọng, thật ra, cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nó.
Theo Olver & Utermohlen (1995), sinh viên cần “phát triển và vận dụng có hiệu quả các kỹ năng tư duy
phản biện vào các nghiên cứu học thuật của mình, vào các vấn đề phức tạp mà họ phải đối mặt, và vào các
lựa chọn có phê phán mà họ sẽ buộc phải thực hiện do có sự bùng nổ thông tin và những biến đổi công
nghệ nhanh chóng khác”. Vì vậy, một số tác giả cho rằng việc giảng dạy tư duy phản biện có tầm quan trọng
đối với chính tình trạng của dân tộc. Đặc biệt, để thành công trong một xã hội hiện đại – dân chủ, mọi người
phải có khả năng tư duy một cách có phê phán để ra những quyết định có cơ sở về các công việc của bản thân và xã hội.
Đối với sinh viên, sở hữu khả năng tư duy phản biện thành thạo có nghĩa là bạn đã có một hành trang thiết
yếu quan trọng để thành công tại các trường đại học nước ngoài. Kỹ năng tư duy phản biện không chỉ giúp
bạn hiểu được những bài học sâu và rộng trong sách vở tài liệu mà còn giúp bạn trong khi viết tiểu luận,
nghe giảng và cả khi làm bài thi. Nếu sinh viên học cách tư duy phản biện có hiệu quả, họ có thể sử dụng tư
duy tốt như là sách cẩm nang cho đời sống của mình.