Khái niệm mục đích vai trò của việc đặt câu hỏi | Giao tiếp kinh doanh

Khái niệm mục đích vai trò của việc đặt câu hỏi | Giao tiếp kinh doanh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

1. Khái niệm và mục đích đặt câu hỏi
1.1 Khái niệm về câu hỏi:
Có rất nhiều định nghĩa về câu hỏi theo các quan điểm khác nhau, nhưng đây là
một trong các định nghĩa hay được sử dụng nhất: “Câu hỏi là phát ngôn được
đưa nhằm mục đích chính là nhận được thông tin từ phía người được hỏi”.
Thông thường chúng ta hay đặt câu hỏi cho người khác, nhưng đôi khi chúng ta
cũng đặt câu hỏi cho chính bản thân chúng ta. Câu hỏi thường xuất hiện các từ
nghi vấn như : “ Ai”, “Vậy”,”Gì”,”Nào”,”Sao”,”Không”,” Nhỉ”… .và cuối câu
bao giờ cũng được kết thúc bằng dấu chấm hỏi “?”.
Ví dụ: “ Bạn tên là gì?”
“ Anh có thể giải thích lại vấn đề này được không?”.
1.2 Mục đích đặt câu hỏi:
Có thể nói đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng để cải thiện khả
năng giao tiếp. Trong thời cổ đại,những vĩ nhân như chúa Jesus hay triết gia
Socrates đã biết cách đặt câu hỏi nhằm tạo ra ảnh hưởng to lớn và cho đến ngày
nay, kỹ năng đặt câu hỏi được coi là nghệ thuật trong giao tiếp.Việc đặt câu hỏi
không chỉ mang mục đích nhận được câu trả lời từ đối phương mà nó còn mang
nhiều tác dụng khác:
• Thu thập thông tin
Đây là thông tin từ phía người trả lời, những thông tin này được đưa ra nhằm
giải quyết những câu hỏi về:
- Xác định vấn đề ( What ?)
- Xác định nguyên nhân ( Why ? )
- Thu thập thông tin cần thiết ( When ?, Where ?, Who ?, Which? ) -
- Tìm kiếm phương pháp giải quyết ( How ?)
• Khởi tạo suy nghĩ
Khi chúng ta đặt ra một câu hỏi nào dó, đối tượng được hỏi hoặc là đã có sẵn
câu trả lời trong đầu, hoặc là không, khi đó, nếu đối tượng được hỏi muốn trả
lời, họ phải “ vận động” bộ não để tìm kiếm câu trả lời.
Đối tượng đặt câu hỏi cũng vậy, đôi khi bản thân người đặt câu hỏi cũng chưa
biết được câu trả lời tại thời điểm đó và trong lúc chờ đợi câu trả lời từ đối
phương thì có thể họ cũng đang tìm kiếm câu trả lời.
Như vậy, việc đặt câu hỏi đều tạo suy nghĩ cho cả người hỏi và người được hỏi,
tuy nhiên mục đích tạo cho người được hỏi sẽ lớn hơn.
• Khuyến khích tham gia
Việc đặt các câu hỏi với nhiều chủ đề khác nhau, các đối tượng khác nhau, các
thể loại khác nhau sẽ thu hút mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện.
• Dẫn dắt tư duy, định hướng chương trình
Khi bạn bắt đầu bằng một câu hỏi hay, hấp dẫn và mang tính chất khái quát cao,
thu hút được sự chú ý của mọi người, điều đó cho thấy được bạn biết cách dẫn
dắt vào chủ đề, khả năng dẫn dắt tư duy, biết định hướng chương trình một cách
khôn ngoan và khéo léo thông qua câu hỏi mà bạn đặt ra.
• Tìm kiếm sự đồng tình và ủng hộ
Trong mọi cuộc giao tiếp, mỗi người sẽ có suy nghĩ và quan điểm hoàn toàn
khác nhau do có sự khác nhau về mặt tuổi tác, giới tính, địa vị, quan niệm , kiến
thức….Điều này làm cho cùng một vấn đề nhưng mỗi người sẽ có những ý kiến,
nhận thức khác nhau. Bởi vậy, có được sự đồng thuận và sự ủng hộ từ các phía,
các chủ thể trong giao tiếp cần thận trọng và khéo léo trong việc đặt câu hỏi sao
cho phù hợp với chủ đề mà mình mong muốn được đề cập tới.
• Tạo môi trường thân thiện
Khi chúng ta muốn đối tượng được hỏi cung cấp những thông tin cần thiết cho
mình, chúng ta nên tạo môi trường thân thiện để khiến cho việc cung cấp những
thông tin trở thành niềm vui với chính họ, luôn tỏ ra biết ơn với những gì mà họ
cung cấp mọi thông tin kiến thức cho chúng ta.
2.Vai trò của việc đặt câu hỏi:
Bất cứ ai cũng có thể đặt câu hỏi cho người khác, những người sở hữu kỹ năng
đặt câu hỏi luôn đạt được mục đích nhanh và hiệu quả hơn những người khác.
Vậy việc đặt câu hỏi có vai trò như thế nào?
• Thu thập thông tin
Khi muốn tìm hiểu hay thu thập thông tin từ người khác, người hỏi buộc phải
đưa ra các câu hỏi có chứa đựng nội dung cần cung cấp từ phía người được hỏi.
Ví dụ :
Khi muốn biết được địa điểm, ngày giờ tổ chức một buổi họp, chúng ta có thể
đặt câu hỏi là :” Buổi họp hôm nay diễn ra từ lúc mấy giờ và diễn ra ở đâu vậy?”
và từ đó chúng ta sẽ nhận được lời phản hồi từ phía đối phương.
• Xây dựng mối quan hệ
Ngoài việc sử dụng để thu thập thông tin, đặt câu hỏi còn giúp cho mọi người
tham gia giao tiếp thể hiện sự quan tâm tới đối phương, taọ không khí thoải mái,
thân thiện trong cuộc trò chuyện.
Ví dụ: Ta có thể mở đầu bằng lời hỏi thăm như “ Dạo này bạn có khoẻ không ?”
hay “ Công việc dạo này thế nào rồi ?”
• Giúp tập trung suy nghĩ
Việc đặt câu hỏi còn có mục đích khác chính là khởi tạo suy nghĩ, điều này giúp
cả đối tượng hỏi và đối tượng được hỏi sẽ tập trung suy nghĩ vào vấn đề mà cả
hai đang hướng tới.
• Tạo được quan điểm chung, đồng thời xoa dịu và giải quyết mâu thuẫn
Việc đặt ra câu hỏi từ phía người hỏi cùng với sự thống nhất với câu trả lời từ
phía đối phương cũng chính là sự đồng thuận, thống nhất của cả hai bên về chủ
đề hay vấn đề mà câu hỏi đó muốn đề cập tới. Đặt câu hỏi đúng trọng tâm, đúng
nghĩa là đã thành công một phần trong việc giải quyết về một vấn đề.
| 1/3

Preview text:

1. Khái niệm và mục đích đặt câu hỏi
1.1 Khái niệm về câu hỏi:
Có rất nhiều định nghĩa về câu hỏi theo các quan điểm khác nhau, nhưng đây là
một trong các định nghĩa hay được sử dụng nhất: “Câu hỏi là phát ngôn được
đưa nhằm mục đích chính là nhận được thông tin từ phía người được hỏi”.
Thông thường chúng ta hay đặt câu hỏi cho người khác, nhưng đôi khi chúng ta
cũng đặt câu hỏi cho chính bản thân chúng ta. Câu hỏi thường xuất hiện các từ
nghi vấn như : “ Ai”, “Vậy”,”Gì”,”Nào”,”Sao”,”Không”,” Nhỉ”… .và cuối câu
bao giờ cũng được kết thúc bằng dấu chấm hỏi “?”.
Ví dụ: “ Bạn tên là gì?”
“ Anh có thể giải thích lại vấn đề này được không?”.
1.2 Mục đích đặt câu hỏi:
Có thể nói đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng để cải thiện khả
năng giao tiếp. Trong thời cổ đại,những vĩ nhân như chúa Jesus hay triết gia
Socrates đã biết cách đặt câu hỏi nhằm tạo ra ảnh hưởng to lớn và cho đến ngày
nay, kỹ năng đặt câu hỏi được coi là nghệ thuật trong giao tiếp.Việc đặt câu hỏi
không chỉ mang mục đích nhận được câu trả lời từ đối phương mà nó còn mang nhiều tác dụng khác: • Thu thập thông tin
Đây là thông tin từ phía người trả lời, những thông tin này được đưa ra nhằm
giải quyết những câu hỏi về:
- Xác định vấn đề ( What ?)
- Xác định nguyên nhân ( Why ? )
- Thu thập thông tin cần thiết ( When ?, Where ?, Who ?, Which? ) -
- Tìm kiếm phương pháp giải quyết ( How ?) • Khởi tạo suy nghĩ
Khi chúng ta đặt ra một câu hỏi nào dó, đối tượng được hỏi hoặc là đã có sẵn
câu trả lời trong đầu, hoặc là không, khi đó, nếu đối tượng được hỏi muốn trả
lời, họ phải “ vận động” bộ não để tìm kiếm câu trả lời.
Đối tượng đặt câu hỏi cũng vậy, đôi khi bản thân người đặt câu hỏi cũng chưa
biết được câu trả lời tại thời điểm đó và trong lúc chờ đợi câu trả lời từ đối
phương thì có thể họ cũng đang tìm kiếm câu trả lời.
Như vậy, việc đặt câu hỏi đều tạo suy nghĩ cho cả người hỏi và người được hỏi,
tuy nhiên mục đích tạo cho người được hỏi sẽ lớn hơn. • Khuyến khích tham gia
Việc đặt các câu hỏi với nhiều chủ đề khác nhau, các đối tượng khác nhau, các
thể loại khác nhau sẽ thu hút mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện.
• Dẫn dắt tư duy, định hướng chương trình
Khi bạn bắt đầu bằng một câu hỏi hay, hấp dẫn và mang tính chất khái quát cao,
thu hút được sự chú ý của mọi người, điều đó cho thấy được bạn biết cách dẫn
dắt vào chủ đề, khả năng dẫn dắt tư duy, biết định hướng chương trình một cách
khôn ngoan và khéo léo thông qua câu hỏi mà bạn đặt ra.
• Tìm kiếm sự đồng tình và ủng hộ
Trong mọi cuộc giao tiếp, mỗi người sẽ có suy nghĩ và quan điểm hoàn toàn
khác nhau do có sự khác nhau về mặt tuổi tác, giới tính, địa vị, quan niệm , kiến
thức….Điều này làm cho cùng một vấn đề nhưng mỗi người sẽ có những ý kiến,
nhận thức khác nhau. Bởi vậy, có được sự đồng thuận và sự ủng hộ từ các phía,
các chủ thể trong giao tiếp cần thận trọng và khéo léo trong việc đặt câu hỏi sao
cho phù hợp với chủ đề mà mình mong muốn được đề cập tới.
• Tạo môi trường thân thiện
Khi chúng ta muốn đối tượng được hỏi cung cấp những thông tin cần thiết cho
mình, chúng ta nên tạo môi trường thân thiện để khiến cho việc cung cấp những
thông tin trở thành niềm vui với chính họ, luôn tỏ ra biết ơn với những gì mà họ
cung cấp mọi thông tin kiến thức cho chúng ta.
2.Vai trò của việc đặt câu hỏi:
Bất cứ ai cũng có thể đặt câu hỏi cho người khác, những người sở hữu kỹ năng
đặt câu hỏi luôn đạt được mục đích nhanh và hiệu quả hơn những người khác.
Vậy việc đặt câu hỏi có vai trò như thế nào? • Thu thập thông tin
Khi muốn tìm hiểu hay thu thập thông tin từ người khác, người hỏi buộc phải
đưa ra các câu hỏi có chứa đựng nội dung cần cung cấp từ phía người được hỏi. Ví dụ :
Khi muốn biết được địa điểm, ngày giờ tổ chức một buổi họp, chúng ta có thể
đặt câu hỏi là :” Buổi họp hôm nay diễn ra từ lúc mấy giờ và diễn ra ở đâu vậy?”
và từ đó chúng ta sẽ nhận được lời phản hồi từ phía đối phương.
• Xây dựng mối quan hệ
Ngoài việc sử dụng để thu thập thông tin, đặt câu hỏi còn giúp cho mọi người
tham gia giao tiếp thể hiện sự quan tâm tới đối phương, taọ không khí thoải mái,
thân thiện trong cuộc trò chuyện.
Ví dụ: Ta có thể mở đầu bằng lời hỏi thăm như “ Dạo này bạn có khoẻ không ?”
hay “ Công việc dạo này thế nào rồi ?”
• Giúp tập trung suy nghĩ
Việc đặt câu hỏi còn có mục đích khác chính là khởi tạo suy nghĩ, điều này giúp
cả đối tượng hỏi và đối tượng được hỏi sẽ tập trung suy nghĩ vào vấn đề mà cả hai đang hướng tới.
• Tạo được quan điểm chung, đồng thời xoa dịu và giải quyết mâu thuẫn
Việc đặt ra câu hỏi từ phía người hỏi cùng với sự thống nhất với câu trả lời từ
phía đối phương cũng chính là sự đồng thuận, thống nhất của cả hai bên về chủ
đề hay vấn đề mà câu hỏi đó muốn đề cập tới. Đặt câu hỏi đúng trọng tâm, đúng
nghĩa là đã thành công một phần trong việc giải quyết về một vấn đề.