Khái niệm quy chế pháp lý khi cầm cố tài sản - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội

Khái niệm quy chế pháp lý khi cầm cố tài sản - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu

Thông tin:
2 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Khái niệm quy chế pháp lý khi cầm cố tài sản - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội

Khái niệm quy chế pháp lý khi cầm cố tài sản - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

77 39 lượt tải Tải xuống
CẦM CỐ TÀI SẢN
I. Khái niệm:
Theo Điều 309 Bộ luật dân sự 2015: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố)
giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi bên nhận cầm cố) để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ.
II.Quy chế pháp lý:
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên
a. Quyền và nghĩa vụ của các bên cầm cố
Quyền của bên cầm cố
Theo điều 312 BLDS 2015:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định
tại Khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ mất giá trị.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có nghĩa vụ được
đảm bảo bằng cầm cố chấm dứt
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố
- Được bán, thay thế trao đổi tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý
hoặc theo quy định của luật.
Nghĩa vụ của bên cầ m cố
Theo điều 311 Luật dân sự 2015:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận
- Báo chon nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;
trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và
yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy thì hợp đồng chấp nhận quyền của người thứ ba
đối với tài sản cầm cố.
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lí để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.
b. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Quyền của bên nhận cầm cố
Theo điều 314 BLDS 2015:
- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cốhưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Theo điều 313 BLDS 2015:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất; thất lạc hoặc hư hỏng tài sản sản cầm cố thì
phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
- Không đượcn, trao đổi, tặng cho sử dụng tài sản cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
khác.
- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm
cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trả lại tài sản cầm cố giấy tờ liên quan nếu có khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố
chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
2. Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt cầm cố
Khi đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản
lợi ích mà bên kia không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.
Nếu khi thoả thuận về việc cầm cố các bên đã thoả thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố thì
bên nhận cầm cố được xử lý tài sản theo phương thức đó. Tuỳ thuộc vào sự xác định khi hai bên thoả
thuận mà người nhận cầm cố có thể tự mình tiến hành các hành vi tác động trực tiếp đến tài sản để thoả
mãn quyền lợi của mình hoặc các bên có thể cùng nhau tiến hành việc xử lý tài sản mà không cần đến
sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là biện pháp tiện lợi nhất nên thường được các
bên áp dụng trong thực tế.
Trong trường hợp các bên chưa thoả thuận về phương thức xử lí tài sản cầm cố thì tài sản cầm cố
được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Bên nhận cầm cố được thanh toán từ số tiền thu được do
bán đấu giá sau khi trừ chi phí bảo quản tài sản chi phí bán đấu giá. Thông qua việc bán đấu giá,
quyền lợi của bên nhận cầm cố được bảo đảm đồng thời cũng bảo đảm được lợi ích cho bên cầm cố. Vì
rằng, việc bán đấu giá phải tuân theo quy định của pháp luật (xem thêm phần hợp đồng mua bán tài
sản) tránh được tình trạng người nhận cầm cố cố tình bán cho được tài sàn, miễn sao thu hồi đủ
được khoản nợ mà không tính đến sự thất thiệt của bên kia.
Khi tài sản cầm cố được xử lý sẽ chấm dứt cầm cố tài sản. Ngoài ra, cầm cố tài sản chấm dứt
trong trường hợp sau đây theo Điều 315 Bộ luật dân sự 2015:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý;
4. Theo thỏa thuận của các bên;
: Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại Khoản 1Theo Điều 316 Bộ luật dân sự 2015
và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên
quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng
được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
| 1/2

Preview text:

CẦM CỐ TÀI SẢN I. Khái niệm:
Theo Điều 309 Bộ luật dân sự 2015: Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố)
giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ. II.Quy chế pháp lý:
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên
a. Quyền và nghĩa vụ của các bên cầm cố
 Quyền của bên cầm cố
Theo điều 312 BLDS 2015:
- Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định
tại Khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ mất giá trị.
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có nghĩa vụ được
đảm bảo bằng cầm cố chấm dứt
- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố
- Được bán, thay thế trao đổi tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý
hoặc theo quy định của luật.
 Nghĩa vụ của bên cầ m cố
Theo điều 311 Luật dân sự 2015:
- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận
- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có;
trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và
yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy thì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba
đối với tài sản cầm cố.
- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lí để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
b. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
 Quyền của bên nhận cầm cố
Theo điều 314 BLDS 2015:
- Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó
- Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận
- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
 Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố
Theo điều 313 BLDS 2015:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất; thất lạc hoặc hư hỏng tài sản sản cầm cố thì
phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
- Không được bán, trao đổi, tặng cho sử dụng tài sản cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác.
- Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm
cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan nếu có khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố
chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
2. Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt cầm cố
Khi đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố tài sản không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố để bù đắp cho mình các khoản
lợi ích mà bên kia không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ.
Nếu khi thoả thuận về việc cầm cố các bên đã thoả thuận về phương thức xử lý tài sản cầm cố thì
bên nhận cầm cố được xử lý tài sản theo phương thức đó. Tuỳ thuộc vào sự xác định khi hai bên thoả
thuận mà người nhận cầm cố có thể tự mình tiến hành các hành vi tác động trực tiếp đến tài sản để thoả
mãn quyền lợi của mình hoặc các bên có thể cùng nhau tiến hành việc xử lý tài sản mà không cần đến
sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là biện pháp tiện lợi nhất nên thường được các
bên áp dụng trong thực tế.
Trong trường hợp các bên chưa thoả thuận về phương thức xử lí tài sản cầm cố thì tài sản cầm cố
được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Bên nhận cầm cố được thanh toán từ số tiền thu được do
bán đấu giá sau khi trừ chi phí bảo quản tài sản và chi phí bán đấu giá. Thông qua việc bán đấu giá,
quyền lợi của bên nhận cầm cố được bảo đảm đồng thời cũng bảo đảm được lợi ích cho bên cầm cố. Vì
rằng, việc bán đấu giá phải tuân theo quy định của pháp luật (xem thêm phần hợp đồng mua bán tài
sản) và tránh được tình trạng người nhận cầm cố cố tình bán cho được tài sàn, miễn sao thu hồi đủ
được khoản nợ mà không tính đến sự thất thiệt của bên kia.
Khi tài sản cầm cố được xử lý sẽ chấm dứt cầm cố tài sản. Ngoài ra, cầm cố tài sản chấm dứt
trong trường hợp sau đây theo Điều 315 Bộ luật dân sự 2015:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
3. Tài sản cầm cố đã được xử lý;
4. Theo thỏa thuận của các bên;
Theo Điều 316 Bộ luật dân sự 2015: Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại Khoản 1
và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên
quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng
được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.