Ký quỹ - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội

Ký quỹ - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Lao động - Xã hội 592 tài liệu

Thông tin:
3 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ký quỹ - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội

Ký quỹ - Luật dân sự | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

73 37 lượt tải Tải xuống
Luật dân sự
Nhóm 5
Ký quỹ
1. Khái niệm
- Theo Khoản 1 Điều 330 BLDS 2015, “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền
hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín
dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ”.
- Ví dụ:
Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng 1 phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng
thương mại hoạt động tại Việt Nam (khoản 1 Điều 95 Luật Kinh doanh bảo hiểm
năm 2000 được sửa đổi, bổ sung 2010).
Một trong những điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế là doanh nghiệp phải có tiền
ký quỹ theo quy định của Chính phủ (từ 250 – 500 triệu đồng).
- Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có nghĩa vụ đóng tiền ký
quỹ tại Sở giao dịch hàng hóa để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình
hoạt động môi giới mua bán hàng hóa. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hóa quy định
(khoản 3 Điều 69 Luật thương mại năm 2005)
- Sự khác nhau giữa 2 bộ luật về ký quỹ ( Điều 360 BLDS 2005 và Điều 330 BLDS 2015):
Thứ nhất, hay từ “ngân hàng” bằng từ “tổ chức tín dụng”, vì tổ chức tín dụng khái
quát hơn.
Thứ hai, sau từ “giấy tờ có giá”, BLDS 2015 đã bỏ từ “khác”.
2. Đặc điểm của ký quỹ
Đối tượng: tài sản giá trị thanh toán để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ tiền, kim khí,
đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Tài sản này phảisẵn được phong tỏa tại một tổ
chức tín dụng.
Chủ thể: Các chủ thể trong quan hệ quỹ chủ yếu gồm bên ký và tổ chức tín dụng nhận, ngoài ra
còn có bên có quyền.
trường hợp, bên quyền cũng bên nhận quỹ như đối với các giao dịch dân sự bên
quyền là ngân hàng thì ngân hàng có thể vừa là bên ký quỹ, vừa là bên có quyền.
Mục đích: Mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên quyền bằng một tài khoản quỹ.
Bên thực hiện gửi một khoản tài sản quỹ vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Trong
trường hợp bên không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện nhưng thực hiện
không đúng thì tổ chức tín dụng nhậnquỹ sẽ giao cho bên có quyền tài sản quỹ sau khi trừ chi
phí dịch vụ.
3. Xử lý tài sản đảm bảo ký quỹ
- Khi nào xử lý tài sản bảo đảm?
Theo Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 các trường hợp xử lý tài sản gồm:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bên nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ
+ Bên nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của luật
+ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định
- Xử lý như thế nào?
+ Theo khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo
đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử tài sản bảo đảm cho bên
bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”.
+ Khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị
hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm quyền xử
ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản
đó. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo cho các đối tượng nêu trên về việc xử lý tài
sản bảo đảm gây ra thiệt hại đối với tài sản bảo đảm thì phải bồi thường cho bên bảo đảm hoặc
người cùng nhận bảo đảm khác
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Điều 40 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:
1. Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ:
a) Hưởng phí dịch vụ;
b) Yêu cầu bên quyền thực hiện đúng thỏa thuận về quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền
ký quỹ;
c) Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
d) Hoàn trả tiềnquỹ còn lại cho bên quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có
quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định;
2. Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có
quyền;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều
này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
c) Rút bớt, bổ sung tiền quỹ hoặc đưa tiền quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường
hợp bên có quyền đồng ý;
d) Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định;
3. Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký
quỹ;
b) Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền
tại điểm a khoản này;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
| 1/3

Preview text:

Luật dân sự Nhóm 5 Ký quỹ 1. Khái niệm -
Theo Khoản 1 Điều 330 BLDS 2015, “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền
hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá trị vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín
dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ”. - Ví dụ:
 Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng 1 phần vốn điều lệ để ký quỹ tại một ngân hàng
thương mại hoạt động tại Việt Nam (khoản 1 Điều 95 Luật Kinh doanh bảo hiểm
năm 2000 được sửa đổi, bổ sung 2010).
 Một trong những điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế là doanh nghiệp phải có tiền
ký quỹ theo quy định của Chính phủ (từ 250 – 500 triệu đồng). -
Thương nhân môi giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có nghĩa vụ đóng tiền ký
quỹ tại Sở giao dịch hàng hóa để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình
hoạt động môi giới mua bán hàng hóa. Mức tiền ký quỹ do Sở giao dịch hàng hóa quy định
(khoản 3 Điều 69 Luật thương mại năm 2005) -
Sự khác nhau giữa 2 bộ luật về ký quỹ ( Điều 360 BLDS 2005 và Điều 330 BLDS 2015):
 Thứ nhất, hay từ “ngân hàng” bằng từ “tổ chức tín dụng”, vì tổ chức tín dụng khái quát hơn.
 Thứ hai, sau từ “giấy tờ có giá”, BLDS 2015 đã bỏ từ “khác”.
2. Đặc điểm của ký quỹ
– Đối tượng: là tài sản có giá trị thanh toán để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí,
đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Tài sản này phải có sẵn và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.
– Chủ thể: Các chủ thể trong quan hệ ký quỹ chủ yếu gồm bên ký và tổ chức tín dụng nhận, ngoài ra còn có bên có quyền.
Có trường hợp, bên có quyền cũng là bên nhận ký quỹ như đối với các giao dịch dân sự mà bên có
quyền là ngân hàng thì ngân hàng có thể vừa là bên ký quỹ, vừa là bên có quyền.
– Mục đích: Mục đích là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên có quyền bằng một tài khoản ký quỹ.
Bên thực hiện gửi một khoản tài sản ký quỹ vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng. Trong
trường hợp mà bên ký không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc thực hiện nhưng thực hiện
không đúng thì tổ chức tín dụng nhận ký quỹ sẽ giao cho bên có quyền tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Xử lý tài sản đảm bảo ký quỹ -
Khi nào xử lý tài sản bảo đảm?
Theo Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 các trường hợp xử lý tài sản gồm:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
+ Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo
thỏa thuận hoặc theo quy định của luật
+ Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định -
Xử lý như thế nào?
+ Theo khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo
đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên
bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác”.
+ Khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị
hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý
ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản
đó. Trong trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo cho các đối tượng nêu trên về việc xử lý tài
sản bảo đảm mà gây ra thiệt hại đối với tài sản bảo đảm thì phải bồi thường cho bên bảo đảm hoặc
người cùng nhận bảo đảm khác
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
Điều 40 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định:
1. Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ: a) Hưởng phí dịch vụ;
b) Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
c) Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
d) Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có
quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định;
2. Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều
này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
c) Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường
hợp bên có quyền đồng ý;
d) Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định;
3. Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
b) Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.