Khái niệm quy phạm pháp luật | Trường Đại học Kinh Tế - Luật

Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45650915
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc
chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên
quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu
trúc.
Ví dụ: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật.
Đến thời điểm hiện tại, vấn đề lý luận về cơ cấu của quy phạm pháp
luật vẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng,
quy phạm pháp luật được kết cấu bởi hai thành phần là giả định và chỉ dẫn
hay quy tắc và bảo đảm. Cũng có quan điểm cho rằng quy phạm pháp luật
gồm hai phần: phần xác định điều kiện để áp dụng quy tắc và phần mô tả
chính quy tắc (nội dung quy tắc).
Bên cạnh đó, nhiều nhóm nghiên cứu lại ủng hộ quan điểm quy phạm
pháp luật được kết cấu bởi ba thành phẩn. Điều này thể hiện rõ trong các
giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật tại các cơ sở đào tạo luật tại Việt
Nam. Theo đó, ba thành phần quy pham pháp luật bao gồm: giả đinh, quy
định và chế tài. Cũng có nhóm nghiên cứu gọi tên ba thành phần này là già
định, quy định và bảo đảm. Nhóm tác giả cũng hoàn toàn ủng bộ quan điểm
này bởi lẽ việc kết câu quy phạm pháp luật phải phù hợp với chức năng
huớng dẫn xử sự và tính chất chuẩn mực về hành vi vốn có của quy phạm
pháp luật. Bất kỳ chủ thể nào không tiếp cận một quy phạm pháp luật đều đặt
lOMoARcPSD| 45650915
ra ba câu hỏi (i): chủ thể đó có thuộc sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật
này hay không? (ii) Nếu nằm trong sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật
này thì chủ thể có phải thực hiện hành vi xử sự như thế nào? (iii) nếu không
thực hiện đúng như yêu cầu về hành vi xử sự nêu tại quy phạm pháp luật này
thì hệ quả gì sẽ phát sinh đối với chủ thể đó?
2.1. Giả định.
2.1.1. Khái niệm.
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác định chủ thể thuộc đối
tượng điều chỉnh của quy phạm, đồng thời cũng chỉ ra hoàn cảnh, điều kiện
gắn với các chủ thể đó. Bộ phận này chỉ ra môi trường pháp lí mà nhà nước
tác động tới các chủ thể. Nó được xây dụng trên cơ sở khái quát những hành
vi của con người được lặp đi lặp lại trong cuộc sống và có tính quy luật. Giả
định là bộ phận của quy phạm trả lời cho cầu hỏi: ai (cá nhân hay tổ chức
nào), khi nào (ở đâu, với điều kiện gì, trong hoàn cảnh nào).
Ví dụ: “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và các loại
đất khác vào sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông nghiệp" (Điều 1
Pháp lệnh thuế nông nghiệp 1989).
Trong quy phạm này, bộ phận giả định là “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng
đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp". Phần này
nêu lên chủ thể là “Mọi tổ chức và cá nhân” trong hoàn cảnh, điều kiện “sử
dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp”.
Đối với câu hỏi “ai”, câu trả lời có thể sẽ chỉ ra một loại chủ thể nào đó
là cá nhân hoặc tổ chức với một hoặc nhiều điều kiện trực tiếp kèm theo.
Đối với câu hỏi “khi nào”, bộ phận giả định có thể chỉ ra một hoặc
nhiều tình huống, điều kiện liên quan đến chủ thể.
Căn cứ vào định nghĩa trên, bộ phận giả định có thể chia thành hai
loại:
lOMoARcPSD| 45650915
Giả định đơn giản là giả định chỉ nêu một điều kiện, hoàn cảnh, tình
huống mà chủ thể gặp phải. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú
ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy
định của pháp luật"(Điều 68 Hiến pháp 1992).
Giả định phức tạp nêu nhiều điều kiện, hoàn cảnh, tình huống
chủ thể pháp luật có thể gặp phải. Ví dụ: “Người nào chiếm đoạt thư, điện
bảo, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông
và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật an toàn thư tín,
điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một
triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một
m” (Khoản 1 điều 125 Bộ luật hình sự 1999).
2.1.2. Mục đích.
Bộ phận giả định dự kiến các khả năng có thể xảy ra trong tương lai, từ
đó đưa ra các biện pháp tác động hoặc điều chỉnh tương ứng để định hướng
hành vi của con người. Đồng thời, nó gắn với các tình huống mẫu có tính
điển hình để các chủ thể có thể đối chiếu và đưa ra cách ứng xử phù hợp với
quy định của pháp luật.
2.1.3. Ý nghĩa
Bộ phận giả định phản ánh mức độ toàn diện về khả năng của các nhà
làm luật trong việc phân tích hành vi, khả năng dự đoán các biển động trên
thực tế của các hoàn cảnh, dự liệu được các tình huống phát sinh trên thực tế.
Nó được thể hiện trong sự bao quát về thời gian, không gian, hoàn cảnh, xu
hướng vận động của các quan hệ xã hội. Điều đó giúp nhà nước có thể tác
động một cách toàn diện lên các quan hệ xã hội quan trọng và ảnh hưởng đến
lợi ích chung của quốc gia, hạn chế những “lỗ hổng” của pháp luật.
2.1.4. Yêu cầu.
lOMoARcPSD| 45650915
Những chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện nêu trong giả định phải rõ ràng,
chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu mập mở, khó hiểu
dẫn đến việc không hiểu hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, giả định phải dự kiến được tới mức tối đa những hoàn cảnh, điều
kiện về không gian, thời gian và đời sống thực tế. Trong đó, phải dự kiến
hành vi của những chủ thể pháp luật nào cần phải được điều chỉnh bằng pháp
huật.
2.2. Quy định.
2.2.1. Khái niệm.
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra cách xử sự hay
khuôn mẫu hành vi cho chủ thể được nêu trong phần giả định của quy phạm
mà họ có thể hoặc cần phải xử sự theo. Đây là bộ phận trung tâm của quy
phạm, xác định các quyền hoặc nghĩa vụ của các chủ thể được nêu trong b
phận giả định của quy phạm và cũng là bộ phận trực tiếp thể hiện ý chỉ nhà
nước. Vì vậy, quy định thường chỉ ra những việc mà chủ thể được làm
(quyền), những việc không được làm, những việc phải làm (nghĩa vụ) và
cách thức tiến hành các xử sự. Do đó, bộ phận giả định thưởng trả lời cho các
câu hỏi: “được làm gì", "không được làm gì", "phải làm gì" và “làm như thế
nào”.
Ví dụ: “Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù
chung thân” (Khoản 4, điều 104 Bộ luật hình sự 1999). Bộ phận quy định
của quy phạm là "phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung
thân".
Hoặc: “Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 5, diều 11, bộ luật
xây dựng 2003). Bộ phận quy định của quy phạm là “phải tuân theo quy
hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
lOMoARcPSD| 45650915
Bộ phận quy định có thể là sự cho phép (thể hiện bằng các từ: được
làm, được hưởng, có quyền...), sự bắt buộc (thể hiện bằng các từ phải làm,
phải chịu, phải có trách nhiệm...), sự cấm đoán (thể hiện bằng các từ cấm,
không được...) hoặc nêu lên các cách ứng xử khác nhau để chủ thể lựa chọn.
2.2.2. Mục đích.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật đã thiết lập cho các chủ thể
tham gia quan hệ xã hội các quyền và nghĩa vụ nhất định, từ đó điều chỉnh
hành vi của công dân cho phù hợp với ý chí nhà nước.
2.2.3. Ý nghĩa.
Thông qua bộ phận qui định của quy phạm pháp luật các chủ thể pháp
luật mới biết được nếu như họ ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nếu trong phần
giả định của qui phạm pháp luật thì họ sẽ phải làm gì? được làm gì? làm thế
nào? hoặc không được làm gì?
Cách xử sự được nêu trong bộ phận quy định chính là mệnh lệnh của
nhà nước cho phép tổ chức hay cá nhân thực hiện hoặc buộc phải tuân theo
nó trực tiếp thể hiện ý chí của nhà nước. Nó là một trong những điều kiện
đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.
2.2.4. Yêu cầu.
Cách thể hiện của bộ phận quy định phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ,
một nghĩa, tránh biểu hiện mập mờ đa nghĩa đến không thể áp dụng hay vận
dung thống nhất pháp luật.
2.3. Chế tài
2.3.1. Khái niệm.
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Chế tài
là bộ phận xác định hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm
ghi rõ trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.
Phần chế tài giúp trả lời cho câu hỏi: ai sẽ gánh chịu hậu quả gì nếu
như là chủ thể được nêu ở phần giả định nhưng lại không hành xử theo sự chỉ
lOMoARcPSD| 45650915
dẫn tại phần quy định? Chế tài là bộ phân rất quan trọng tạo nên sức mạnh
đặc thù của quy phạm pháp luật mà các quy phạm xã hội khác không có
được.
Ví dụ: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).
Bộ phận chế tài ở đây là “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một
năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.
Chế tài được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào sự
đánh giá của nhà nước đối với mức độ nguy hiểm đối với xã hội của hành vi.
Điểm chung của các biện pháp cưỡng chế khi có vi phạm là đều tạo nên một
sự bất lợi nhất định đối với chủ thể gánh chịu. Biện pháp cưỡng chế có thể là:
tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, phạt
tiền, tước, hạn chế một, một số quyền nào đó của chủ thể hoặc buộc chủ thể
thực hiện một, một số nghĩa vụ nào đó đổi với xã hội, nhà nước, ...
Tùy vào những góc độ khác nhau, chế tài được phân thành nhiều dạng.
Dựa trên tiêu chí về tính nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế gắn với
những dạng quan hệ pháp luật cụ thể, thì có thể phân chế tài thành bốn dạng:
Chế tài hình sựnội dung là những biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất do nhà nước áp dụng đối với chủ thể thực hiện những hành vi nguy
hiểm cho xã hội theo quy định của luật hình sự và được xem là tội phạm. Nội
dung của biện pháp cưỡng chế bao gồm những biện pháp cưỡng chế chính và
biện pháp cưỡng chế bổ sung.
+Biện pháp cưỡng chế chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, trục xuấ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
+Biện pháp cưỡng chế bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ,
cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một
lOMoARcPSD| 45650915
số quyên công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt
chính, trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).
+Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một biện pháp
chế tài chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp chế tài bố sung.
Ví dụ: Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định về tội giết người như
sau: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: (a) Giết 02 người
trở lên; (b) Giết người dưới 16 tuổi; (c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; …”.
Phần chế tài trong quy phạm pháp luật này là “phạt tù từ 12 năm đến 20
năm”
Chế tài hành chính có nội dung là những biện pháp cưỡng chế do
nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước nhưng không phải là tội phạm.
Biện pháp cưỡng chế hành chính thường được áp dụng là: cảnh cáo,
phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật phương tiện được sử
dụng để vi phạm, hoặc trục xuất.
Ví dụ: Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-TP quy định: “Phạt
tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây: Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường,
trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường
cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe””. Phần chế
tài trong quy phạm pháp luật này là “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000
đồng”
Chế tài dân sự có nội dung là những biện pháp cưỡng chế áp dụng
đối với những hành vi xâm phạm quyền dân sự của một cá nhân, pháp nhân
nào đó.
lOMoARcPSD| 45650915
Chế tài dân sự có thể sẽ tác động đến quyền nhân thân, quyền tài sản
của chủ thể có thực hiện vi phạm. Thông thường, chế tài dân sự có thể do cá
nhân, pháp nhân bị xâm hại tự thực hiện và nhà nước bảo đảm cho quyền tự
thực hiện này hoặc nhà nước sẽ thực hiện theo yêu cầu của chủ thể bị xâm
hại.
Chế tài dân sự có thể là những biện pháp như: buộc chấm dứt hành vi
xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ, buộc
bồi thường thiệt hại, ...
Ví dụ: Tại Khoản 2 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015: “Bên đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc
chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường”. Nội dung chế tài được nêu ở quy phạm pháp luật này là “phải bồi
thường”
Chế tài kỷ luật có nội dung là những biện pháp cưỡng chế áp dụng
đối với cán bộ, công chức, người lao động vi phạm kỷ luật lao động hoặc nội
quy lao động.
Đối với cán bộ, công chức, chế tài kỷ luật bao gồm các biện pháp như:
khiến trách, cảnh các, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc
thôi việc.
Đối với người lao động, chế tài kỷ luật lao động bao gồm những biện
pháp như: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách
chức, sa thải.
Ví dụ: Điều 126, Bộ luật lao động 2012, áp dụng hình thức xử lý kỷ
luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
“ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng”. Nội dung chế tài
được nêu ở quy phạm pháp luật này là “kỷ luật sa thải”
2.3.2. Mục đích.
lOMoARcPSD| 45650915
Chế tài vừa có tác dụng trừng phạt đối với những ai không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đủ chỉ dẫn xử sự được nêu ở phần quy
định, vừa có tác dụng cảnh cáo, răn đe, giáo dục thái đô tôn trọng và ý thức
tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực ứng xử trong cuộc sống của các chủ thể.
2.3.3. Ý nghĩa.
Chế tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm
pháp luật, là công cụ để thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi
vi phạm pháp luật và cũng có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm
việc tuân thủ pháp luật, từ đó góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước
trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã
hội….
2.3.4. Yêu cầu.
Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các
quy định (những đòi hỏi, yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm
minh. Chính vì vây, việc xác định biện pháp cưỡng chế phù hợp với mức đ
nguy hiểm của hành vi của các chủ thể là yêu cầu quan trọng trong việc xây
dựng nội dung của phần chế tài. Nếu biện pháp cưỡng chế không đủ tính
răng đe sẽ dẫn đến hiện tượng “nhờn” luật hoặc cố tình làm trái những những
chuẩn mực sử sự để trục lợi. Nếu biện pháp cưỡng chế quá nghiêm khắc sẽ
khó thực thi vì thiếu tính thực tế.
Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này. Ví
dụ: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa,
cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).
Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn
cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao
dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.
lOMoARcPSD| 45650915
Quy định: “Quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu”.Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng
được nêu ở phần giả định.
Chế tài: không có.
| 1/10

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45650915
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Khái niệm quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc
chung phải thi hành hay thực hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên
quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của pháp luật theo cấu trúc.
Ví dụ: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người
đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm” (Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
2. Cơ cấu của quy phạm pháp luật.
Đến thời điểm hiện tại, vấn đề lý luận về cơ cấu của quy phạm pháp
luật vẫn còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng,
quy phạm pháp luật được kết cấu bởi hai thành phần là giả định và chỉ dẫn
hay quy tắc và bảo đảm. Cũng có quan điểm cho rằng quy phạm pháp luật
gồm hai phần: phần xác định điều kiện để áp dụng quy tắc và phần mô tả
chính quy tắc (nội dung quy tắc).
Bên cạnh đó, nhiều nhóm nghiên cứu lại ủng hộ quan điểm quy phạm
pháp luật được kết cấu bởi ba thành phẩn. Điều này thể hiện rõ trong các
giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật tại các cơ sở đào tạo luật tại Việt
Nam. Theo đó, ba thành phần quy pham pháp luật bao gồm: giả đinh, quy
định và chế tài. Cũng có nhóm nghiên cứu gọi tên ba thành phần này là già
định, quy định và bảo đảm. Nhóm tác giả cũng hoàn toàn ủng bộ quan điểm
này bởi lẽ việc kết câu quy phạm pháp luật phải phù hợp với chức năng
huớng dẫn xử sự và tính chất chuẩn mực về hành vi vốn có của quy phạm
pháp luật. Bất kỳ chủ thể nào không tiếp cận một quy phạm pháp luật đều đặt lOMoAR cPSD| 45650915
ra ba câu hỏi (i): chủ thể đó có thuộc sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật
này hay không? (ii) Nếu nằm trong sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật
này thì chủ thể có phải thực hiện hành vi xử sự như thế nào? (iii) nếu không
thực hiện đúng như yêu cầu về hành vi xử sự nêu tại quy phạm pháp luật này
thì hệ quả gì sẽ phát sinh đối với chủ thể đó? 2.1. Giả định. 2.1.1. Khái niệm.
Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác định chủ thể thuộc đối
tượng điều chỉnh của quy phạm, đồng thời cũng chỉ ra hoàn cảnh, điều kiện
gắn với các chủ thể đó. Bộ phận này chỉ ra môi trường pháp lí mà nhà nước
tác động tới các chủ thể. Nó được xây dụng trên cơ sở khái quát những hành
vi của con người được lặp đi lặp lại trong cuộc sống và có tính quy luật. Giả
định là bộ phận của quy phạm trả lời cho cầu hỏi: ai (cá nhân hay tổ chức
nào), khi nào (ở đâu, với điều kiện gì, trong hoàn cảnh nào).
Ví dụ: “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp và các loại
đất khác vào sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế nông nghiệp" (Điều 1
Pháp lệnh thuế nông nghiệp 1989).
Trong quy phạm này, bộ phận giả định là “Mọi tổ chức và cá nhân sử dụng
đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp". Phần này
nêu lên chủ thể là “Mọi tổ chức và cá nhân” trong hoàn cảnh, điều kiện “sử
dụng đất nông nghiệp và các loại đất khác vào sản xuất nông nghiệp”.
Đối với câu hỏi “ai”, câu trả lời có thể sẽ chỉ ra một loại chủ thể nào đó
là cá nhân hoặc tổ chức với một hoặc nhiều điều kiện trực tiếp kèm theo.
Đối với câu hỏi “khi nào”, bộ phận giả định có thể chỉ ra một hoặc
nhiều tình huống, điều kiện liên quan đến chủ thể.
Căn cứ vào định nghĩa trên, bộ phận giả định có thể chia thành hai loại: lOMoAR cPSD| 45650915
– Giả định đơn giản là giả định chỉ nêu một điều kiện, hoàn cảnh, tình
huống mà chủ thể gặp phải. Ví dụ: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú
ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy
định của pháp luật"(Điều 68 Hiến pháp 1992).
– Giả định phức tạp nêu nhiều điều kiện, hoàn cảnh, tình huống mà
chủ thể pháp luật có thể gặp phải. Ví dụ: “Người nào chiếm đoạt thư, điện
bảo, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông
và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật an toàn thư tín,
điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một
triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một
năm” (Khoản 1 điều 125 Bộ luật hình sự 1999). 2.1.2. Mục đích.
Bộ phận giả định dự kiến các khả năng có thể xảy ra trong tương lai, từ
đó đưa ra các biện pháp tác động hoặc điều chỉnh tương ứng để định hướng
hành vi của con người. Đồng thời, nó gắn với các tình huống mẫu có tính
điển hình để các chủ thể có thể đối chiếu và đưa ra cách ứng xử phù hợp với
quy định của pháp luật. 2.1.3. Ý nghĩa
Bộ phận giả định phản ánh mức độ toàn diện về khả năng của các nhà
làm luật trong việc phân tích hành vi, khả năng dự đoán các biển động trên
thực tế của các hoàn cảnh, dự liệu được các tình huống phát sinh trên thực tế.
Nó được thể hiện trong sự bao quát về thời gian, không gian, hoàn cảnh, xu
hướng vận động của các quan hệ xã hội. Điều đó giúp nhà nước có thể tác
động một cách toàn diện lên các quan hệ xã hội quan trọng và ảnh hưởng đến
lợi ích chung của quốc gia, hạn chế những “lỗ hổng” của pháp luật. 2.1.4. Yêu cầu. lOMoAR cPSD| 45650915
Những chủ thể, hoàn cảnh, điều kiện nêu trong giả định phải rõ ràng,
chính xác, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng nêu mập mở, khó hiểu
dẫn đến việc không hiểu hoặc hiểu sai lệch nội dung của quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, giả định phải dự kiến được tới mức tối đa những hoàn cảnh, điều
kiện về không gian, thời gian và đời sống thực tế. Trong đó, phải dự kiến
hành vi của những chủ thể pháp luật nào cần phải được điều chỉnh bằng pháp huật. 2.2. Quy định. 2.2.1. Khái niệm.
Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra cách xử sự hay
khuôn mẫu hành vi cho chủ thể được nêu trong phần giả định của quy phạm
mà họ có thể hoặc cần phải xử sự theo. Đây là bộ phận trung tâm của quy
phạm, xác định các quyền hoặc nghĩa vụ của các chủ thể được nêu trong bộ
phận giả định của quy phạm và cũng là bộ phận trực tiếp thể hiện ý chỉ nhà
nước. Vì vậy, quy định thường chỉ ra những việc mà chủ thể được làm
(quyền), những việc không được làm, những việc phải làm (nghĩa vụ) và
cách thức tiến hành các xử sự. Do đó, bộ phận giả định thưởng trả lời cho các
câu hỏi: “được làm gì", "không được làm gì", "phải làm gì" và “làm như thế nào”.
Ví dụ: “Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc
biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù
chung thân” (Khoản 4, điều 104 Bộ luật hình sự 1999). Bộ phận quy định
của quy phạm là "phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".
Hoặc: “Mọi tổ chức, cá nhân phải tuân theo quy hoạch xây dựng đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" (Khoản 5, diều 11, bộ luật
xây dựng 2003). Bộ phận quy định của quy phạm là “phải tuân theo quy
hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt". lOMoAR cPSD| 45650915
Bộ phận quy định có thể là sự cho phép (thể hiện bằng các từ: được
làm, được hưởng, có quyền...), sự bắt buộc (thể hiện bằng các từ phải làm,
phải chịu, phải có trách nhiệm...), sự cấm đoán (thể hiện bằng các từ cấm,
không được...) hoặc nêu lên các cách ứng xử khác nhau để chủ thể lựa chọn. 2.2.2. Mục đích.
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật đã thiết lập cho các chủ thể
tham gia quan hệ xã hội các quyền và nghĩa vụ nhất định, từ đó điều chỉnh
hành vi của công dân cho phù hợp với ý chí nhà nước. 2.2.3. Ý nghĩa.
Thông qua bộ phận qui định của quy phạm pháp luật các chủ thể pháp
luật mới biết được nếu như họ ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nếu trong phần
giả định của qui phạm pháp luật thì họ sẽ phải làm gì? được làm gì? làm thế
nào? hoặc không được làm gì?
Cách xử sự được nêu trong bộ phận quy định chính là mệnh lệnh của
nhà nước cho phép tổ chức hay cá nhân thực hiện hoặc buộc phải tuân theo
nó trực tiếp thể hiện ý chí của nhà nước. Nó là một trong những điều kiện
đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của các chủ thể pháp luật. 2.2.4. Yêu cầu.
Cách thể hiện của bộ phận quy định phải rõ ràng, chính xác, chặt chẽ,
một nghĩa, tránh biểu hiện mập mờ đa nghĩa đến không thể áp dụng hay vận
dung thống nhất pháp luật. 2.3. Chế tài 2.3.1. Khái niệm.
Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Chế tài
là bộ phận xác định hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm
ghi rõ trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.
Phần chế tài giúp trả lời cho câu hỏi: ai sẽ gánh chịu hậu quả gì nếu
như là chủ thể được nêu ở phần giả định nhưng lại không hành xử theo sự chỉ lOMoAR cPSD| 45650915
dẫn tại phần quy định? Chế tài là bộ phân rất quan trọng tạo nên sức mạnh
đặc thù của quy phạm pháp luật mà các quy phạm xã hội khác không có được.
Ví dụ: “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng, thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm
hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm” (Điều 102 Bộ luật Hình sự 1992).
Bộ phận chế tài ở đây là “thì phải bị phạt cải tạo không giam giữ đến một
năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.
Chế tài được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào sự
đánh giá của nhà nước đối với mức độ nguy hiểm đối với xã hội của hành vi.
Điểm chung của các biện pháp cưỡng chế khi có vi phạm là đều tạo nên một
sự bất lợi nhất định đối với chủ thể gánh chịu. Biện pháp cưỡng chế có thể là:
tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ, cảnh cáo, phạt
tiền, tước, hạn chế một, một số quyền nào đó của chủ thể hoặc buộc chủ thể
thực hiện một, một số nghĩa vụ nào đó đổi với xã hội, nhà nước, ...
Tùy vào những góc độ khác nhau, chế tài được phân thành nhiều dạng.
Dựa trên tiêu chí về tính nghiêm khắc của biện pháp cưỡng chế gắn với
những dạng quan hệ pháp luật cụ thể, thì có thể phân chế tài thành bốn dạng:
Chế tài hình sự có nội dung là những biện pháp cưỡng chế nghiêm
khắc nhất do nhà nước áp dụng đối với chủ thể thực hiện những hành vi nguy
hiểm cho xã hội theo quy định của luật hình sự và được xem là tội phạm. Nội
dung của biện pháp cưỡng chế bao gồm những biện pháp cưỡng chế chính và
biện pháp cưỡng chế bổ sung.
+Biện pháp cưỡng chế chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, trục xuấ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
+Biện pháp cưỡng chế bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ,
cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một lOMoAR cPSD| 45650915
số quyên công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt
chính, trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).
+Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một biện pháp
chế tài chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp chế tài bố sung.
Ví dụ: Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm
2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định về tội giết người như
sau: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: (a) Giết 02 người
trở lên; (b) Giết người dưới 16 tuổi; (c) Giết phụ nữ mà biết là có thai; …”.
Phần chế tài trong quy phạm pháp luật này là “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm”
Chế tài hành chính có nội dung là những biện pháp cưỡng chế do
nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về quản lý
nhà nước nhưng không phải là tội phạm.
Biện pháp cưỡng chế hành chính thường được áp dụng là: cảnh cáo,
phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật phương tiện được sử
dụng để vi phạm, hoặc trục xuất.
Ví dụ: Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 46/2016/NĐ-TP quy định: “Phạt
tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây: Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường,
trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường
cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe””. Phần chế
tài trong quy phạm pháp luật này là “Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng”
Chế tài dân sự có nội dung là những biện pháp cưỡng chế áp dụng
đối với những hành vi xâm phạm quyền dân sự của một cá nhân, pháp nhân nào đó. lOMoAR cPSD| 45650915
Chế tài dân sự có thể sẽ tác động đến quyền nhân thân, quyền tài sản
của chủ thể có thực hiện vi phạm. Thông thường, chế tài dân sự có thể do cá
nhân, pháp nhân bị xâm hại tự thực hiện và nhà nước bảo đảm cho quyền tự
thực hiện này hoặc nhà nước sẽ thực hiện theo yêu cầu của chủ thể bị xâm hại.
Chế tài dân sự có thể là những biện pháp như: buộc chấm dứt hành vi
xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ, buộc
bồi thường thiệt hại, ...
Ví dụ: Tại Khoản 2 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015: “Bên đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc
chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường”. Nội dung chế tài được nêu ở quy phạm pháp luật này là “phải bồi thường”
Chế tài kỷ luật có nội dung là những biện pháp cưỡng chế áp dụng
đối với cán bộ, công chức, người lao động vi phạm kỷ luật lao động hoặc nội quy lao động.
Đối với cán bộ, công chức, chế tài kỷ luật bao gồm các biện pháp như:
khiến trách, cảnh các, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
Đối với người lao động, chế tài kỷ luật lao động bao gồm những biện
pháp như: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải.
Ví dụ: Điều 126, Bộ luật lao động 2012, áp dụng hình thức xử lý kỷ
luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
“ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng”. Nội dung chế tài
được nêu ở quy phạm pháp luật này là “kỷ luật sa thải” 2.3.2. Mục đích. lOMoAR cPSD| 45650915
Chế tài vừa có tác dụng trừng phạt đối với những ai không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng, không đủ chỉ dẫn xử sự được nêu ở phần quy
định, vừa có tác dụng cảnh cáo, răn đe, giáo dục thái đô tôn trọng và ý thức
tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực ứng xử trong cuộc sống của các chủ thể. 2.3.3. Ý nghĩa.
Chế tài chính là một bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm
pháp luật, là công cụ để thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi
vi phạm pháp luật và cũng có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm
việc tuân thủ pháp luật, từ đó góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước
trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hoá, xã hội…. 2.3.4. Yêu cầu.
Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để đảm bảo cho các
quy định (những đòi hỏi, yêu cầu) của pháp luật được thực hiện nghiêm
minh. Chính vì vây, việc xác định biện pháp cưỡng chế phù hợp với mức độ
nguy hiểm của hành vi của các chủ thể là yêu cầu quan trọng trong việc xây
dựng nội dung của phần chế tài. Nếu biện pháp cưỡng chế không đủ tính
răng đe sẽ dẫn đến hiện tượng “nhờn” luật hoặc cố tình làm trái những những
chuẩn mực sử sự để trục lợi. Nếu biện pháp cưỡng chế quá nghiêm khắc sẽ
khó thực thi vì thiếu tính thực tế.
Tuy nhiên, không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận này. Ví
dụ: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa,
cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).
– Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe
dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn
cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao
dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa. lOMoAR cPSD| 45650915
– Quy định: “Quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu”.Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng
được nêu ở phần giả định. – Chế tài: không có.