-
Thông tin
-
Quiz
Khái niệm Thiên hạ của người Trung Quốc xưa - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Khái niệm Thiên hạ của người Trung Quốc xưa - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quan hệ quốc tế (73102) 141 tài liệu
Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu
Khái niệm Thiên hạ của người Trung Quốc xưa - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Khái niệm Thiên hạ của người Trung Quốc xưa - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quan hệ quốc tế (73102) 141 tài liệu
Trường: Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Học viện Ngoại giao
Preview text:
Khái niệm “Thiên h ” ạ
trong quan niệm của người Trung Quốc xưa
Vi Thị Như Quỳnh1 Tóm t t ắ
“Thiên hạ” được nhắc đến như một khái niệm dùng để cai trị đất nước
trong lịch sử Trung Quốc. “Thiên hạ” được sử dụng xuyên suốt chiều dài lịch
sử Trung Quốc cổ đại và phong kiến. Khái niệm này không chỉ có phép Trung
Quốc danh chính ngôn thuận quản lý một vùng lãnh thổ rộng lớn mà còn tác
động mạnh mẽ đến các quốc gia láng giềng khác bằng quan hệ sách phong và
hệ thống triều cống. Mối quan hệ ban giao bất bình đẳng này là nét đặc trưng cho hoạt động ngo i
ạ giao của các quốc gia với Trung Quốc xưa. Trước sự bành trướng c a
ủ phương Tây, hệ thống thiên hạ sụp đổ và người ta nuối tiếc
về một thời kỳ hoàng kim của Trung Hoa. Không ít học giả đặt ra viễn tưởng
về một trật tự thế giới lấy Trung Quốc làm vai trò lãnh đạo như thiên hạ trước
kia. Tuy nhiên, ý thức về dân chủ càng mạnh mẽ và viễn tưởng về phục h i ồ
“Thiên hạ” dường như là không thể.
Từ khóa: Thiên hạ, Trung Quốc, triều cống, trật tự thế giới Mở đ u ầ
“Thiên hạ” (天下) tức bên dưới trời xuất hiện thời nhà Chu, do Chu Văn Vương
đưa ra từ thuyết Thiên mệnh. Chu Văn Vương dùng khái niệm 天 (Thiên) về sự tồn tại
của đấng tối cao trên trời là thượng đế để thuyết phục lòng dân về tính chính danh c a ủ
một vị vua. Vua là Thiên tử (天子) tức con trời, là người phụng sự trời để cai quản và ổn ị đ nh thiên ạ
h . Thiên tử chỉ có một vì vậy vua cũng chỉ có một và được truyền từ
đời này qua đời khác. Là một nhà cầm quyền, vua cũng phải ứng xử đúng với luân
thường đạo lý, phải thuận theo ý trời, là một nhà cầm quyền đức độ, nhân từ,... Với
khái niệm “Thiên hạ”, các vị vua danh chính ngôn thuận có được quyền lực cai trị.
Thuyết Thiên mệnh đã giúp cha con Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương mở ra triều đại
lâu nhất lịch sử Trung Quốc - Nhà Chu.
1 Lớp TQH49A4, Ngành Châu Á - Thái Bình Dương ọ
h c, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại
giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao. MSV: CATBD49A40122 1
“Thiên hạ” được hiểu là tất cả bên dưới trời nhưng theo quan niệm của người
Trung Quốc xưa, không gian mà họ gọi là thiên hạ có phần hẹp hơn. Từ Trung Qu c ố
đã được sử dụng từ thời kỳ Thương Chu nhưng với ộ
n i hàm khác với Trung Qu c ố
ngày nay. Trung Quốc xưa không phải tên một quốc gia mà được dùng để chỉ một khu
vực lấy vùng trung nguyên làm trung tâm. Trung Quốc là cách đối ứng của “tứ
phương”, là nơi điều khiển “tứ phương”. Thiên hạ trong quan niệm người Trung Qu c ố
xưa bao gồm vùng trung nguyên - khởi nguồn văn minh Hoa Hạ của người Hán và cả
vùng các dân tộc thiểu số khác ở bốn phía. Văn minh Hoa Hạ của người Hán có sự
phát triển vượt trội bởi vậy người Hán được coi là người văn minh nhất. Mỗi dân tộc
khác ở từng phương vị, người Hán gắn với họ một tính từ để chỉ sự hung hãn, man rợ,
thiếu văn minh của các dân tộc đó: Bắc Địch (kẻ thù), Nam Man (kém văn minh),
Đông Di (man rợ), Tây Nhung (dữ dằn , khó cai trị).
“Thiên hạ” trong quan niệm xưa của người Trung Quốc không chỉ có hàm ý về
không gian mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của người cai trị và cả người dân lúc bấy giờ.
Ảnh hưởng của khái niệm “Thiên hạ” đến quá cai trị của Trung Qu c ố
Với quyền uy của một Thiên triều, người đứng đầu các dân tộc khác xung
quanh Hoa Hạ để có thể hợp thức hóa vị trí cai trị của mình cũng cần đến sự đồng ý
của vua Trung Quốc. Điều này được đặc trưng bởi hệ thống triều cống cũng là đặc
trưng của ngoại giao lúc bấy giờ. Người cai trị các dân tộc khác đến thăm triều đình,
thực hiện nghi thức khấu đầu tỏ lòng thành kính, dâng tặng sản vật địa phương để làm
quà. Đổi lại, họ được nhận lịch và vật phẩm đặc trưng cho văn minh Hoa Hạ thượng
đẳng, vị trí cai trị của họ được hợp thức hóa. Kết quả của việc cho và nhận này tạo ra
đại đồng hay sự hòa hợp vĩ đại. Mô hình này được coi là trụ cột trong “Trật tự thế giới
của Trung Hoa” thời hiện đại.
Người Triều Tiên là những người chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ thiện hạ.Trong
lịch sử quan hệ hai nước, triều Minh được coi là thời kỳ quan trọng trong quan hệ
bang giao Triều - Trung. Trong thời kỳ này, Lý Thành Quế (1335 - 1408) chủ trương
chính sách Sự đại trong mối quan hệ với triều Minh. Chính sách Sự đại là phương 2
thức ứng phó của nước nhỏ với nước lớn trong “trật tự truyền thống văn hóa Trung
Hoa” để bảo vệ quốc gia. Sự đại là nguyên tắc, là tư tưởng chỉ đạo, là thái độ được c c ụ
thể hóa bằng hành động triều cống. Trong 277 năm triều Minh, có 1252 đoàn sứ thần
Triều Tiên đến Trung Quốc. Trước đó, nếu tính từ triều Tây Hán (năm 206 TCN) đến
khi nhà Minh thành lập (năm 1368), trong 1574 năm chỉ có 1031 đoàn sứ thần Triều
Tiên đến Trung Quốc. Sau khi Vương triều Cao Ly thống nhất bán đảo Triều Tiên đến
cuối nhà Nguyên, có 453 đoàn sứ thần Triều Tiên đến Trung Quốc. Vương triều Cao
Ly tồn tại cùng triều Minh trong 25 năm đã có 105 đoàn đến Trung Quốc.2 Điều này
cho thấy Triều Tiên đặc biệt chú trọng mối quan hệ ban giao với Trung Quốc thời kì
này. Trước triều Minh, các sứ đoàn này đến Trung Quốc với lý do cống nạp nhưng đến
triều Minh, nhiệm vụ của họ được mở rộng đến các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa,...
Điều quan trọng hơn cả là nhận được sách phong của triều Minh, bảo vệ quốc gia
tránh sự uy hiếp của một nước lớn. Đến thời nhà Thanh, mặc dù vẫn gửi triều cống
nhưng Triều Tiền vẫn giữ lại lịch của triều Minh3. Trong hệ th ng ố
các nước Đông Nam Á, Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ
hệ thống “trật tự truyền thống văn hóa Trung Hoa”. Trong Lịch triều hiến chương loại
chí, Phan Huy Chú có nhận xét: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với nước láng giềng là
việc lớn…Nước Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, Tuy
nhân dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoại thì
xưng vương, vẫn chịu phong hiếu, xét lý thế lực phải như thế.”4 Hoạt động cầu phong
của Việt Nam với Trung Quốc diễn ra từ thời Ngô Xương Ngập (thế kỷ X). Việt Nam
thực hiện triều cống, xin sách phong bởi thực tế là một nước nhỏ sát một nước lớn
thường xuyên muốn thôn tính Việt Nam. Việt Nam cần hòa hiếu với Trung hoa để bảo
toàn lợi ích quốc gia dân tộc bằng việc nhận được sự công nhận chính thống, hợp pháp
tồn tại của triều đại mình từ Thiên triều. Từ triều Ngô, Đại Việt đã bắt đầu thực hiện
việc xin sách phong và được duy trì xuyên suốt các triều đại sau này. Theo thông lệ,
cứ mỗi vị vua lên ngôi, nước ta lại phái sứ đoàn sang Trung Quốc xin phong vương.
Ngoại nghi lễ xin sách phong, Việt Nam cũng thực hiện triều cống với Trung Hoa.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại, nhà Tống luôn đòi hỏi Đại Việt cống nạp
những sản vật quý như vàng bạc, voi, ngựa, ngọc trai,... Đến triều Minh, nhà Trần là
2 Đỗ Tiến Quân, 2016. “Quan hệ Triều Tiên - Trung Quốc thời Minh xét dưới góc độ chủ nghĩa Sự đại”, Tạp chí khoa học.
3 Peter Perdue, “Rethinking the Chinese World Order: Historical Perspectives on the Rise of China,” Journal of
Contemporary China, forthcoming, p. 12. 4
Phan Huy Chú, 1961.“ Lịch triều hiến chương loại chí – Bang giao chí”, Bản dịch. Nxb Sử học, Hà Nội. 3
một trong những vương triều đầu tiên được Vương Thái Tổ Chu Nguyên Chương c a ủ
sứ sang báo tin chiến thắng và thành lập triều Minh. Đáp lại, nhà Trần cũng cử sứ sang
chúc mừng và thiết lập quan hệ bang giao với triều Minh. Tuy vậy, quan hệ giữa nhà
Minh và Đại Việt chỉ thuận lợi trong những năm đầu Chu Nguyên Chương cầm quyền.
Tranh chấp biên giới hai nước, xung đột Đại Việt với Chăm pa,... đã ảnh hưởng đến
quan hệ sách phong, triều cống của hai nước nước trong thời kỳ này. Quan hệ sách
phong, triều cống Minh - Đại Việt có nhiều điểm tương đồng với các quốc gia “ngoại
vi” khác nhưng cũng không ít những điểm riêng biệt. Sự thăng trầm của mối quan hệ
bang giao này tùy vào thế và lực của hai bên ở cách thời kỳ khác nhau và hai bên có
sự thỏa hiệp khi mối quan hệ đi vào căng thẳng, gián đoạn.
Đặc trưng của Thiên hạ với hệ thống triều cống đã thể hiện uy quyền của một Trung
Hoa hùng mạnh, điều khiển “tứ phương” theo “trật tự truyền thống văn hóa Trung
Hoa”. Trung Quốc đã tạo ra một thời kỳ huy hoàng, một mình điều khiển một cõi
trước sự phát triển và xâm chiếm từ phương Tây.
Phục hồi “Thiên hạ” cho thế giới ngày nay
Cai trị thiên hạ là trật tự lý tưởng và với một số học giả tiêu biểu là Zhao
Tingyang, để chấm dứt tình trạng các quốc gia có sự đấu tranh lẫn nhau thì cần ph c ụ
hồi “Thiên hạ” với Trung Quốc là vai trò phán quan trong thiên hạ đó.5 Tuy nhiên, suy
nghĩ này vấp phải nhiều tranh cãi và thậm chí phủ nhận.
Nho giáo không phù hợp cho một thế giới toàn cầu hóa. Quan hệ xã hội trong Nho
giáo được duy trì bằng đẳng cấp, các mối quan hệ càng xa mối quan hệ gia đình càng
bị hạn chế hay không được coi trọng. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng để ch ng ố
man di là biểu tượng cho chủ nghĩa biệt lập ở Trung Quốc xưa. Hơn thế, Nho giáo hạn
chế vị trí của phụ nữ và thương gia. Những quan niệm này đã không còn được hưởng
ứng nhiều ở thời điểm hiện tại và tương lai cũng vậy.
Ý thức dân tộc ở các quốc gia đã được nâng cao và với một nhà hoạch định
chính sách, một tương lai bình đẳng vẫn có sức hút hơn so với việc phải phụ thuộc vào
một bên nào đó. Hơn thế, nếu thực sự có vai trò của một phán quan trong thiên hạ thì
cũng rất ít khả năng Bắc Kinh được trao quyền này.6
5 Tingyang Zhao, “A Political World Philosophy in Terms of All-Under-Heaven (Tian-xia)”, Diogenes, 221 (2009), pp. 155
6 June Teufel Dreyer, 2014. “China’s Tianxia: Do all under heaven need one arbiter?”, Yale. 4
“Ai sẽ giám sát người giám sát”? Hệ thống thiên hạ của Trung Quốc xưa được
cai trị bởi một vị vua nhân từ. Vì vậy, cũng thật khó để hình dung Tập Cận Bình hay
những người kế nhiệm sau này trong vai trò của một phán quan nhân từ. Họ có thể nhân từ tới đâu? Một số nhận xét
Không thể phủ nhận rằng “Thiên hạ” đã tạo ảnh hưởng lớn không chỉ đến
Trung Quốc mà còn có các quốc gia trong hệ th ng ố
chư hầu của Trung Quốc xưa.
Khái niệm này không những hợp thức hóa quyền năng của người cai trị mà còn tạo
sức thuyết phục đến người bị trị. Đó là một trong những lý do tạo nên một Trung Hoa
hùng mạnh, đầy tiềm lực từ xa xưa.
Trong lịch sử, “Thiên hạ” đã giúp Trung Quốc có một trật tự cai trị lý tưởng.
Tuy nhiên, viễn tưởng về một trật tự hòa bình kiểu Trung Hoa và cai trị thiên hạ trong
tương lai là điều khó có thể xảy ra. Winston Churchill từng nói về dân chủ rằng chủ
quyền có lẽ là dạng quản trị thế giới tệ nhất nhưng còn tốt hơn tất cả những dạng khác.
Thiên hạ với những bất cập của nó thì chủ quyền vẫn sẽ là lựa chọn được nhiều người ủng ộ h . Các qu c
ố gia độc lập với lãnh thổ riêng, thể chế riêng, văn hóa riêng, lịch sử riêng được qu c
ố tế công nhận có quyền tự quyết mọi vấn đề liên quan đến quốc gia
của mình và không một quốc gia nào có thể xâm phạm lãnh thổ hay tự ý can thiệp vào
vấn đề của các quốc gia khác. Đó là nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia
mà trật tự lý tưởng “Thiên hạ” không thể đáp ứng. Kết lu n ậ
Trong quá khứ, khái niệm “Thiên hạ” đã tạo nhiều lợi ích để Trung Quốc phát
triển thành một trong những nền văn minh lâu đời, vĩ đại nhất thất thế giới. Trung
Quốc đã thực sự từng xưng bá một phương với quyền uy của một Thiên triều, điều
khiển “tứ phương” bằng luật chơi của mình. Nhưng trước xâm chiếm của phương Tây,
trật tự lý tưởng ấy đã bị phá vỡ, Trung Quốc phải thay đổi cuộc chơi trước sự cấp thiết
của thời đại. “Thiên hạ” đã phát huy rất tốt vai trò của nó trong quá khứ, tạo một 5
Trung Hoa phồn vinh, hùng mạnh nhưng sẽ khó để nói rằng “Thiên hạ” sẽ trở thành
trật tự thế giới trong tương lai như một số học giả nhận định bởi những bất cập của nó trong thời đại mới. 6 Tài liệu tham kh o ả Tiếng Việt
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2014. “Vấn đề Sách phong trong quan hệ bang giao giữa các triều đại Việt Nam với Trung Quốc”.
https://nghiencuulichsu.com/2014/01/09/van-de-sach-phong-trong-quan-he-ban
g-giao-giua-cac-trieu-dai-viet-nam-va-trung-quoc/
Đỗ Tiến Quân, 2016. “Quan hệ Triều Tiền - Trung Quốc thời Minh xét dưới góc độ
chủ nghĩa Sự đại”. Nghiên cứu khoa ọ h c
Chi, Trương Khởi. n.d. Mười lăm bài giảng về lịch sử Trung Quốc. NXB Đại ọ h c quốc gia Hà N i ộ .
Phan Huy Chú, 1961.“ Lịch triều hiến chương loại chí – Bang giao chí”, Bản dịch. Nxb Sử học, Hà Nội.
Hà Hữu Nga, 2011. “Khái niệm Thiên hạ - Ngữ nghĩa và lịch sử. Trường Đại h c ọ
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia TP.HCM.
http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
Vũ Đức Liêm, 2019. “Đừng để Triều cống đánh lừa: Quan hệ Trung Hoa và Đông
Nam Á thời Tống. Nghiên cứu quốc tế Tiếng Anh
Peter Perdue, “Rethinking the Chinese World Order: Historical Perspectives on the
Rise of China,” Journal of Contemporary China.
Tingyang Zhao, 2009. “A Political World Philosophy in Terms of All-Under-Heaven
(Tian-xia)”, Diogenes.
June Teufel Dreyer, 2014. “China’s Tianxia: Do all under heaven need one arbiter?”, Yale. Tiếng Trung
汀阳, 2019。“天下究竟是什么?”。 博古睿研究院。
https://www.berggruen.org.cn/article/zhao-ting-yang-what-is-the-world 周桂
,2021。“中国古代天下主 的千年 :演 ,内涵和特征”。世界 与政 治
。http://acc.gzu.edu.cn/2021/0415/c5685a149569/page.htm 7 ABSTRACT
The concept of "Heaven" in ancient Chinese thinking
“Thien Ha” is mentioned as a concept used to govern the country in
Chinese history. “Thien Ha” was used throughout ancient and feudal Chinese
history. This concept not only allows China to legitimately manage a large
territory but also has a strong impact on other neighboring countries through
feudal relations and tribute systems. This unequal exchange relationship is a
characteristic feature of the diplomatic activities of countries with ancient
China. In the face of Western expansion, the system collapsed and people
regretted the golden age of China. Many scholars have posited the vision of a
world order that takes China as the leader like before. However, the sense of
democracy is stronger and the vision of restoring "Thien Ha" seems impossible.
Key word:Heaven, China, tribute, world order 8