Khái niệm vật chất - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Tuấn và Thành là đôi bạn học cùng lớp thời cấp III. Tốt nghiệp phổ thông trung học, Tuấn vào học đại học Luật, còn Thành vào học đại họcKinh tế. Cả hai đều chăm học và ham hiểu biết. Năm học đầu tiên trôi qua, trong một lần về quê hai người gặp nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHÁI NIỆM VẬT CHẤT
- Tuấn và Thành là đôi bạn học cùng lớp thời cấp III. Tốt nghiệp phổ
thông trung học, Tuấn vào học đại học Luật, còn Thành vào học đại học
Kinh tế. Cả hai đều chăm học và ham hiểu biết. Năm học đầu tiên trôi
qua, trong một lần về quê hai người gặp nhau. Thành nhờ Tuấn giảng
thêm cho mình về khái niệm.
- Thành nói với Tuấn: Khi mình học môn triết học phần Các hình thức của
tư duy trừu tượng, thầy giáo có có giảng về khái niệm nhưng mình chưa hiểu lắm. Thầy
nói muốn hiểu sâu thêm phải đọc thêm sách logic. Nghe nói trường bạn có học môn đó,
bạn có thể nói cho mình rõ hơn được không?
- Tuấn trả lời: Khái niệm về đối tượng nào đó là hiểu biết về bản chất của đối
tượng này. Tất cả hiểu biết trong đầu ta là tồn tại ở dạng khái niệm. Chẳng hạn như cái
bàn, cái ghế, hình tam giác, vật chất …
- Bạn nói vật chất là một khái niệm? Thành hỏi lại.
- Tuấn nói: Đúng, khái niệm vật chất còn được gọi là phạm trù triết học vì nó
là khái niệm rộng đến cùng cực, vô hạn.
- Thành thắc mắc: Bạn nói vật chất là khái niệm hay một phạm trù triết học,
như vậy vật chất cũng là tinh thần. Vậy tại sao thầy dạy triết học của mình lại nói: nước,
lửa, đất, không khí,… đều là vật chất?
- Tuấn có vẻ miễn cưỡng: Mình học như vậy thì chỉ biết trả lời bạn vậy thôi. YÊU CẦU
- Trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất hãy giải
đáp thắc mắc của Thành Bài làm
- Thắc mắc của Thành là tại sao thầy dạy triết học lại nói “đất,
nước, không khí, lửa,
không khí,.. đều là vật chất và dựa theo Tuấn nói thì vật chất
cũng là tinh thần? Để giải đáp thắc mắc, trước hết cần giúp Thành
hiểu rõ về định nghĩa phạm trù vật chất. Dựa
trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất được
định nghĩa “là
một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Từ cơ sở trên, đất, nước, không khí và lửa là những thứ
con người nhìn thấy được (thị giác), giải thích chi tiết cho mệnh đề
“thực tại khách
quan được đem lại cho con người trong cảm giác”. Từ việc thấy được, con người có
thể nhớ, miêu tả, thể hiện rằng những thực tại khách quan nằm trong nhận thức của
con người. Điều này làm rõ mệnh đề “được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại,
phản ánh”. Cuối cùng, đất, nước, không khí, lửa đều tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác. Có nghĩa là cảm giác của con người về các thực tại khách quan trên có hay
không cũng không ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng. Từ đó, quan niệm trên chứng
minh cho Thành thấy “đất, nước, không khí, lửa, …” đều là vật chất.
- Còn về mệnh đề Thành suy ra từ giải thích của Tuấn rằng “vật chất cũng là tinh thần”,
có thể giải thích bằng một trong ba nội dung cơ bản trong định nghĩa phạm trù vật chất
của V.I.Lênin, có bao hàm “ý thức của con người là sự phản ánh
đối với vật chất, còn
vật chất là cái được ý thức phản ánh”. Thắc mắc của Thành được giải đáp rằng, tuy
nói “vật chất cũng là tinh thần” nhưng Thành cần cụ thể hơn là vật chất được phản ánh
từ ý thức con người. Từ nội dung này và quan niệm vật chất bên trên, Thành có thể
hiểu rõ hơn: đất, nước, không khí và lửa là vật chất và nó được phản ánh từ tinh thần
hay ý thức con người, nằm trong nhận thức chúng ta. Tuy không thể định nghĩa chúng
nhưng ta có thể nhận thức các thực tại khách quan thông qua cảm giác.