Khái niệm vật chất, ý thức - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc và khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, vào năm 1908, trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ
Ý THỨC
1. Khái niệm vật chất, ý thức
1.1 Định nghĩa vật chất
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc và khái quát những thành tựu mới nhất của
khoa học tự nhiên, kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, vào năm 1908,
trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I. Lênin đã nêu ra
định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” . Định nghĩa này bao hàm
1
những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan.
Đối lập với những quan niệm duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, V.I. Lênin nhấn
mạnh: "đặc tính" duy nhất của vật chất - mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền với
việc thừa nhận đặc tính này - là cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn
tại ở ngoài ý thức của chúng ta.
Nhắc đến vật chất là nhắc đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu bên ngoài hiện
thực cuộc sống, bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải hư
vô và hiện thực này là khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan (tức ý thức). Mọi
sự vật, hiện tượng của thế giới, dù có “kỳ lạ” đến đâu, nhưng đã tồn tại với tính cách là
hiện thực khách quan thì đều là các dạng khác nhau của vật chất. V.I. Lênin đã chỉ ra
được một “ ” thoả mãn được mọi vấn đề - đặc trưng cho đặc tính duy nhất của vật chất
mọi dạng vật chất, phân biệt được sự khác nhau giữa vật chất và ý thức, đồng thời chỉ rõ
tính thứ nhất của vật chất so với ý thức - đó chính là đặc tính tồn tại với tính cách là hiện
thực khách quan.
1 Trích dẫẫn t V.I. Lênin: Toàn t p, NXB. Tiêến b , Mátxc va, 1980, t18, tr.151. 85 ơ
Thứ hai, vật chất là tất cả sự vật, hiện tượng, quá trình mà khi tác động vào các
giác quan thì mang lại cho ta cảm giác.
Vật chất luôn biểu hiện đặc tính “ ” của mình thông qua sự tồn tại hiện thực khách quan
của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là thông qua các . Nhắc đến vật chất là nhắcthực thể
đến thực thể, đến của nó. Tính chất thực thể là một trong những đặc trưng tính thực thể
chung của các sự vật, hiện tượng vật chất trong sự khác biệt với các hiện tượng ý thức.
Do tồn tại dưới dạng các thực thể nên khi tác động vào các giác quan của con người theo
một cách nào đó (gián tiếp hay trực tiếp) các sự vật, hiện tượng vật chất mới được đem
lại cho con người trong cảm giác. Và chính là theo phương thức đó mà con người có thể
nhận thức được thế giới vật chất nói chung.
Thứ ba, vật chất - cái mà ý thức của con người có được là hình ảnh của nó do phản
ánh mang lại.
Các loại hiện tượng vật chất tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan, không lệ
thuộc vào hiện tượng tinh thần. Thế giới này là duy nhất và thống nhất nên các hiện
tượng tinh thần tất yếu phải có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và xét về thực chất
chúng chỉ là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại các hiện tượng vật chất. Nói theo một cách
khác, vật chất là cái cấu thành nội dung của ý thức hay ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh
đã được cải biến của thế giới vật chất bên trong bộ óc con người.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử, thông qua một định nghĩa khoa học về vật chất,
V.I. Lênin đã giải quyết được trọn vẹn cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường của chủ nghĩa duy vật triệt để, từ đó, vừa chống lại được những quan điểm duy
tâm, thuyết bất khả tri, vừa khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước
Mác về phạm trù vật chất. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin không những góp phần đưa
chủ nghĩa duy vật lên một tầm cao mới, góp phần vào việc làm rõ quan niệm về vật chất
trong lĩnh vực xã hội, mà còn góp phần khắc phục sự khủng hoảng về mặt thế giới quan
trong đội ngũ các nhà triết học và khoa học tự nhiên, qua đó thúc đẩy họ tiếp tục đi sâu
tìm hiểu thế giới vật chất, củng cố thêm mối liên minh chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên và
chủ nghĩa duy vật triết học.
1.2 Định nghĩa ý thức
Ý thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức phản ánh của một dạng vật
chất đặc biệt, có tổ chức cao - đó là bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan giới khách
quan.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức con người là sản phẩm của
quá trình phát triển tự nhiên và xã hội. Ý thức ra đời từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc
xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là "óc người". Ý
thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.
Con người là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơ đến
hữu cơ, từ đơn bào đến đa bào, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. Bộ óc con
người là sản phẩm phát triển cao nhất của vật chất có cấu tạo rất tinh vi, là cơ quan vật
chất của ý thức. Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong bộ não người, trên cơ sở các quá trình
sinh lý thần kinh của bộ não.
Ý thức là thuộc tính của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não.
Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này, những đặc điểm của hệ
thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Thuộc tính phản ánh gắn
với sự tiến hoá của hệ thống vật chất từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát
triển của các hình thức phản ánh từ thấp đến cao tương ứng với trình độ kết cấu của thế
giới vật chất, phản ánh ý thức của con người là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới
vật chất.
Như vậy, não người và sự tác động của thế giới vật xung quanh lên bộ não là nguồn
gốc tự nhiên của chất ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức.
Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội của ý thức.
Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản
phẩm phục vụ cho các nhu cầu của mình, là quá trình trong đó bản thân con người đóng
góp vai trò môi giới điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa con người và tự
nhiên.
Thông qua lao động đã cải biến thế giới tự nhiên, sáng tạo ra con người và xã hội;
cùng với quá trình đó các giác quan con người ngày càng phát triển, hoàn thiện và khả
năng phản ánh của ý thức sẽ ngày càng cao.
Thông qua lao động con người chế tạo ra công cụ lao động, nối dài các giác quan.
Công cụ càng phát triển càng làm tăng khả năng của con người tác động vào tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mình, buộc thế giới khách quan bộc lộ các thuộc tính để con người
nhận thức, cải tạo thoả mãn nhu cầu.
Trong quá trình lao động, con người có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm với nhau từ đó
ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là " " của tư duy, là công cụ của cái bỏ vật chất
tư duy để con người phản ánh khái quát hoá, trừu tượng hoá các sự vật hiện tượng của thế
giới khách quan. Ngôn ngữ là phương tiện để lưu truyền tri thức từ thế hệ này sang thế hệ
khác, giúp loài người và mỗi người nhanh chóng hình thành, phát triển ý thức.
Lao động cùng với ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội hình thành ý thức có mối quan hệ
chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Chúng là cơ sở, tiền đề cho nhau tồn tại phát
triển, trong đó nguồn gốc xã hội luôn giữ vai trò quyết định đối với sự ra đời, phát triển
của ý thức.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bảo đảm tính toàn diện. Trên cơ sở
nguồn gốc xã hội, phải quan tâm đúng mức đến nguồn gốc tự nhiên. Tránh tuyệt đối hoá,
hoặc tách rời các nguồn gốc với nhau, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống quan điểm
coi nhẹ hoặc phủ nhận nguồn gốc xã hội. Điều đó có nghĩa, cùng với phát triển trí lực, thể
lực con người cần phải quan tâm đúng mức tới các hoạt động xã hội, tạo điều kiện môi
trường xã hội tốt đẹp cho con người hoạt động và phát triển.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vạn vật xung quanh chúng ta đều được cấu thành từ nhiều thực thể muôn hình vạn
trạng. Nhưng mặc cho có tính đa dạng và phong phú tới đâu thì cũng hội tụ về hai lĩnh
vực: vật chất và ý thức. Có thể nói: Vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng được gọi
là vấn đề cơ bản vì:
Trước hết, đây là một vấn đề tổng quan, khái quát, trải dài trong mọi nội dung nghiên
cứu Triết học. Bên cạnh đó, nó còn là vách ngăn giúp ta phân biệt được các trường phái
Triết học khác nhau. Ngoài ra, nó cũng là một nan đề để thử thách các trường phái Triết
học phải hiểu được trước khi đi vào các vấn đề khác.
Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, không ít các quan điểm triết học đã đề cập
đến nhưng có lẽ đầy đủ và chính xác nhất là quan điểm Triết học Mác Lê-nin. Quan điểm
ấy chỉ ra rằng vật chất là cái có trước, quyết định sự khai sinh của ý thức, ý thức là cái có
sau nhưng đồng thời cũng tác động trở lại vật chất.
Theo chủ nghĩa Duy tâm: Ý thức được coi là tồn tại duy nhất, tuyệt đối về “linh
hồn”, “tinh thần”. Tuy nhiên, chủ nghĩa Duy vật siêu: Vật chất sinh được tuyện đối hóa,
coi vật chất sinh ra ý thức, ý thức thụ động và phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức,
không thấy được tính năng động, sáng tạo và vai trò của ý thức. Ta có thể thấy vật chất và
ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất, nhưng chủ nghĩa Duy vật biện chứng
thì cho rằng chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, ý thức được quyết
định bởi vật, ý thức có tính độc lập tương đối và có vị trí vô cùng to lớn trong việc tác
động trở lại vật chất nhằm cải tạo thế giới khách quan và để hiểu rõ hơn về quan điểm
trên, chúng ta chia làm hai phần.
2.1 Vật chất quyết định sự khai sinh của ý thức
Lê-nin đã đưa ra một định nghĩa hoàn toàn sắc bén, đa chiều và khoa học về phạm trù
vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại phản ánh và
được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
2
. Từ định nghĩa của Lê-nin ta thấy được, vật
chất quyết định nguồn gốc của ý thức, tồn tại một cách khách quan và là cái có trước, ý
thức là cái có sau, được sinh ra từ vật chất. Bộ óc con người là một dạng vật chất có cấu
tạo đặc biệt, là nền tảng của ý thức thông qua hoạt động sinh lý thần kinh của não bộ
trong quá trình phản ánh thế giới xung quanh, là sự tương tác giữa não với thế giới khách
2 Trích dẫẫn t V.I.Lênin: Toàn t p, t.18, Nxb. Tiêến b , M., 1980, tr.151
quan. Vậy nên, một khi bộ não của người không còn hoạt động được nữa thì nó đồng
nghĩa với việc phần ý thức đó sẽ không còn tồn tại. Hẳn ai trong chúng ta cũng được
nghe qua câu chuyện một cậu bé bị bỏ lại ở rừng xanh sâu thẳm, cậu bé được nuôi dưỡng
bởi một đàn sói trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng, cho đến khi cậu được trả về xã
hội loài người thì cậu hoàn toàn không biết cách cư xủa của con người, khả năng giao
tiếp cũng như hành động của cậu hoàn toàn chỉ như một chú sói, nói cách khác, phần ý
thức trong cậu không hề tồn tại.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người, là hình ảnh chủ quan của hiện
thực khách quan. Vì vậy, nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
Hơn thế nữa, vật chất còn quyết định bản chất của ý thức, ý thức phản ánh hiện thực
khách quan nhưng không vận hành như một chiếc máy ảnh, một chiếc gương soi mà là
một sự phản ánh có chiều sâu và tính cực, nhằm giúp nhân loại từ đó kiến tạo tự nhiên
một cách tốt đẹp hơn. Lao động và ngôn ngữ, đây có thể coi là nguồn gốc xã hội của ý
thức, là phương tiện giúp con người cải biên thế giới khách quan, là hạn mức quyết định
sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan con
người phát triển mạnh mẽ để phản ánh thấu đáo hơn về hiện thực, trong khi đó ngôn ngữ
lại là cầu nối để trao đổi cảm xúc, là phương tiện để thể hiện ý thức.
Tóm lại, vật chất là đối tượng, là khách thể hay thậm chí cũng là một tiền đề cho sự
tồn tại và phát triển của ý thức. Nó quy định nguồn gốc, nội dung, bản chất cũng như sự
vận động và phát triển của ý thức. Vật chất có ra sao thì ý thức sẽ như thế ấy, nếu vật chất
biến đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo. Điển hình như ở một số bệnh
nhân, vật chất tức bộ não của họ bị tổn thương thì phần ý thức trong họ cũng đã biến đổi
theo, chúng rối loạn, mất kiểm soát và hầu như các hoạt động diễn ra trên cơ chế sinh lý
thần kinh não bộ không còn được coi là bình thường. Chính vì thế, vật chất là cái có
trước, quyết định sự ra đời của ý thức.
2.2 Sự tác động trở lại của ý thức lên vật chất
Như ta đã biết, ý thức là do vật chất sinh ra nhưng không vì thế mà nó phụ thuộc hoàn
toàn vào vật chất, nó luôn có quy luật riêng để vận động và phát triển. Về mặt cơ bản, ý
thức có tính động lập tương đối so với vật chất.
Trong ý thức luôn có sự năng động và sáng tạo thông qua các hoạt động thực tiễn của
con người. Hay nói khác hơn “Mọi hoạt động của con người đều thông qua bộ óc chỉ
đạo
3
” nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi một thực thể nào đó
mà nó trang bị cho con người tầm nhìn tri thức về thực tại, trên cơ sở ấy con người mới
có thể hình thành nên các hoạt động tinh thần như: tình cảm, cảm xúc, thói quen, tư
tưởng, lý luận,.. đồng thời cũng học được cách xác định mục tiêu, đề ra phương án, lập kế
hoạch, chọn lựa các phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện,… để thành công hóa
mục tiêu của mình. Ở đây, chính ý thức đã thể hiện sự tác động to lớn của mình đối với
vật chất.
Tuy nhiên, không phải sự phản ánh nào của ý thức cũng hoạt động một cách suông sẻ
mà nó diễn ra theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Ý thức phản ánh đúng về hiện thực
khách quan thì sẽ giúp nhân loại cải tiến hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển của thế
giới. Ngược lại, nếu ý thức của con người phản ánh sai lệch về hiện thực, bản chất, quy
luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã kìm hãm tất cả các
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới và mang đến ảnh hưởng tiêu cực. Ta có thể thấy rõ sự
tiêu cực và tích cực trên thông qua vô vàn câu chuyện và hình ảnh được ghi lại trong tình
hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra căng thẳng như hiện nay. Từ một số câu chuyện
điển hình trên các trang mạng xã hội được kể lại rằng, trong một khu phố với số dân cư
lên đến hàng trăm con người, không may thay, một trong số đó có kết quả xét nghiệm
dương tính với COVID-19, chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu thái độ của mọi người
xung quanh đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân không vượt quá giới hạn. Trong
nhận thức của mọi người lúc bấy giờ, đây là một mối nguy hiểm to lớn và cần phải tránh
xa, đề phòng cho bản thân nhưng mọi người lại thái quá lên và có cái nhìn tiêu cực hơn
về thực tại, họ bắt đầu kì thị, xa lánh hay thậm chí tệ hơn là nói ra những lời không mấy
3 Trích dẫẫn slide bài gi ng ch ng II Triêết h c Mác Lê-nin c a GV: TS. Đỗẫ Văn Thăếng (ĐH Tỗn Đ c Thăếng) ươ
tốt đẹp, làm áp lực tinh thần bệnh nhân cũng như người thân của họ. Vấn đề này cũng đã
nói lên phần nào về việc ý thức trong họ đã phản ảnh về hiện thực khánh quan một cách
tiêu cực hóa thay vì tích cực hóa lên bằng cách cảm thông, an ủi và se chia nhưng vẫn giữ
an toàn cho bản thân mình. Như vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất hoàn toàn
dựa vào các điều kiện khách quan và chủ quan thông qua việc định hướng cho hoạt động
của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại, hữu ích hay vô ích. Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển thì vai trò ý
thức càng lớn mạnh. Có thể nói : “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà ở đó tri thức xã
hội phổ biến không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mà còn là lực lượng sản
xuất chủ yếu và quan trọng nhất
4
.
Tóm lại, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ đối đáp 2 chiều, vật chất
sản sinh ra ý thức nhưng đồng thời ý thức cũng tác động trở lại vật chất trên cơ sở khách
quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta nhận thấy rằng vật chất quyết định ý thức,
mọi hoạt động nhận thức, hành động thực tiễn của con người đều phải xuất phát từ hiện
thực khách quan và phải tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quan
điểm khách quan trong nhận thức hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, chúng ta không
nên trông chờ, ỷ lại điều kiện khách quan, đồng thời hạn chế sự chủ quan, duy ý chí,
tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, tinh thần. Vậy nên, dựa vào Chủ nghĩa Duy vật biện
chứng C.Mác – Ăngghen đề ra, ta rút ra được nguyên tắc phương pháp luận: “Tôn trọng
tính thực tiễn khách quan phải kết hợp tính năng động, sáng tạo; không thụ động, cũng
không duy ý chí
5
.”
4 Trích dẫẫn slide bài gi ng ch ng II Triêết h c Mác Lê-nin c a GV: TS. Đỗẫ Văn Thăếng (ĐH Tỗn Đ c Thăếng) ươ
5 Trích dẫẫn slide bài gi ng ch ng II Triêết h c Mác Lê-nin c a GV: TS. Đỗẫ Văn Thăếng (ĐH Tỗn Đ c Thăếng) ươ
| 1/9

Preview text:

CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1. Khái niệm vật chất, ý thức
1.1 Định nghĩa vật chất
Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc và khái quát những thành tựu mới nhất của
khoa học tự nhiên, kế thừa những tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, vào năm 1908,
trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I. Lênin đã nêu ra
định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại
khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”1. Định nghĩa này bao hàm
những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan.
Đối lập với những quan niệm duy tâm chủ nghĩa về phạm trù này, V.I. Lênin nhấn
mạnh: "đặc tính" duy nhất của vật chất - mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền với
việc thừa nhận đặc tính này - là cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn
tại ở ngoài ý thức của chúng ta.
Nhắc đến vật chất là nhắc đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu bên ngoài hiện
thực cuộc sống, bên ngoài ý thức của con người. Vật chất là hiện thực chứ không phải hư
vô và hiện thực này là khách quan chứ không phải hiện thực chủ quan (tức ý thức). Mọi
sự vật, hiện tượng của thế giới, dù có “kỳ lạ” đến đâu, nhưng đã tồn tại với tính cách là
hiện thực khách quan thì đều là các dạng khác nhau của vật chất. V.I. Lênin đã chỉ ra
được một “đặc tính duy nhất của vật chất” thoả mãn được mọi vấn đề - đặc trưng cho
mọi dạng vật chất, phân biệt được sự khác nhau giữa vật chất và ý thức, đồng thời chỉ rõ
tính thứ nhất của vật chất so với ý thức - đó chính là đặc tính tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan. 1 Trích dẫẫn t
ừ V.I. Lênin: Toàn t p, NXB. Tiêến b ậ , Mátx ộ c v ơ a, 1980, t18, tr.151. 85
Thứ hai, vật chất là tất cả sự vật, hiện tượng, quá trình mà khi tác động vào các
giác quan thì mang lại cho ta cảm giác.
Vật chất luôn biểu hiện đặc tính “hiện thực khách quan” của mình thông qua sự tồn tại
của các sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là thông qua các thực thể. Nhắc đến vật chất là nhắc
đến thực thể, đến tính thực thể của nó. Tính chất thực thể là một trong những đặc trưng
chung của các sự vật, hiện tượng vật chất trong sự khác biệt với các hiện tượng ý thức.
Do tồn tại dưới dạng các thực thể nên khi tác động vào các giác quan của con người theo
một cách nào đó (gián tiếp hay trực tiếp) các sự vật, hiện tượng vật chất mới được đem
lại cho con người trong cảm giác. Và chính là theo phương thức đó mà con người có thể
nhận thức được thế giới vật chất nói chung.
Thứ ba, vật chất - cái mà ý thức của con người có được là hình ảnh của nó do phản ánh mang lại.
Các loại hiện tượng vật chất tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan, không lệ
thuộc vào hiện tượng tinh thần. Thế giới này là duy nhất và thống nhất nên các hiện
tượng tinh thần tất yếu phải có nguồn gốc từ các hiện tượng vật chất và xét về thực chất
chúng chỉ là sự chép lại, chụp lại, phản ánh lại các hiện tượng vật chất. Nói theo một cách
khác, vật chất là cái cấu thành nội dung của ý thức hay ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh
đã được cải biến của thế giới vật chất bên trong bộ óc con người.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử, thông qua một định nghĩa khoa học về vật chất,
V.I. Lênin đã giải quyết được trọn vẹn cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập
trường của chủ nghĩa duy vật triệt để, từ đó, vừa chống lại được những quan điểm duy
tâm, thuyết bất khả tri, vừa khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước
Mác về phạm trù vật chất. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin không những góp phần đưa
chủ nghĩa duy vật lên một tầm cao mới, góp phần vào việc làm rõ quan niệm về vật chất
trong lĩnh vực xã hội, mà còn góp phần khắc phục sự khủng hoảng về mặt thế giới quan
trong đội ngũ các nhà triết học và khoa học tự nhiên, qua đó thúc đẩy họ tiếp tục đi sâu
tìm hiểu thế giới vật chất, củng cố thêm mối liên minh chặt chẽ giữa khoa học tự nhiên và
chủ nghĩa duy vật triết học.
1.2 Định nghĩa ý thức
Ý thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức phản ánh của một dạng vật
chất đặc biệt, có tổ chức cao - đó là bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan giới khách quan.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức con người là sản phẩm của
quá trình phát triển tự nhiên và xã hội. Ý thức ra đời từ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất đặc biệt, có tổ chức cao là "óc người". Ý
thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.
Con người là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơ đến
hữu cơ, từ đơn bào đến đa bào, từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. Bộ óc con
người là sản phẩm phát triển cao nhất của vật chất có cấu tạo rất tinh vi, là cơ quan vật
chất của ý thức. Hoạt động ý thức chỉ diễn ra trong bộ não người, trên cơ sở các quá trình
sinh lý thần kinh của bộ não.
Ý thức là thuộc tính của bộ não người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não.
Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện của hệ thống vật chất này, những đặc điểm của hệ
thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng. Thuộc tính phản ánh gắn
với sự tiến hoá của hệ thống vật chất từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát
triển của các hình thức phản ánh từ thấp đến cao tương ứng với trình độ kết cấu của thế
giới vật chất, phản ánh ý thức của con người là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất.
Như vậy, não người và sự tác động của thế giới vật xung quanh lên bộ não là nguồn
gốc tự nhiên của chất ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức.
Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội của ý thức.
Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản
phẩm phục vụ cho các nhu cầu của mình, là quá trình trong đó bản thân con người đóng
góp vai trò môi giới điều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa con người và tự nhiên.
Thông qua lao động đã cải biến thế giới tự nhiên, sáng tạo ra con người và xã hội;
cùng với quá trình đó các giác quan con người ngày càng phát triển, hoàn thiện và khả
năng phản ánh của ý thức sẽ ngày càng cao.
Thông qua lao động con người chế tạo ra công cụ lao động, nối dài các giác quan.
Công cụ càng phát triển càng làm tăng khả năng của con người tác động vào tự nhiên, xã
hội và chính bản thân mình, buộc thế giới khách quan bộc lộ các thuộc tính để con người
nhận thức, cải tạo thoả mãn nhu cầu.
Trong quá trình lao động, con người có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm với nhau từ đó
ngôn ngữ ra đời và phát triển cùng với lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là "cái bỏ vật chất" của tư duy, là công cụ của
tư duy để con người phản ánh khái quát hoá, trừu tượng hoá các sự vật hiện tượng của thế
giới khách quan. Ngôn ngữ là phương tiện để lưu truyền tri thức từ thế hệ này sang thế hệ
khác, giúp loài người và mỗi người nhanh chóng hình thành, phát triển ý thức.
Lao động cùng với ngôn ngữ là nguồn gốc xã hội hình thành ý thức có mối quan hệ
chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Chúng là cơ sở, tiền đề cho nhau tồn tại phát
triển, trong đó nguồn gốc xã hội luôn giữ vai trò quyết định đối với sự ra đời, phát triển của ý thức.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bảo đảm tính toàn diện. Trên cơ sở
nguồn gốc xã hội, phải quan tâm đúng mức đến nguồn gốc tự nhiên. Tránh tuyệt đối hoá,
hoặc tách rời các nguồn gốc với nhau, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống quan điểm
coi nhẹ hoặc phủ nhận nguồn gốc xã hội. Điều đó có nghĩa, cùng với phát triển trí lực, thể
lực con người cần phải quan tâm đúng mức tới các hoạt động xã hội, tạo điều kiện môi
trường xã hội tốt đẹp cho con người hoạt động và phát triển.
2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Vạn vật xung quanh chúng ta đều được cấu thành từ nhiều thực thể muôn hình vạn
trạng. Nhưng mặc cho có tính đa dạng và phong phú tới đâu thì cũng hội tụ về hai lĩnh
vực: vật chất và ý thức. Có thể nói: Vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng được gọi là vấn đề cơ bản vì:
Trước hết, đây là một vấn đề tổng quan, khái quát, trải dài trong mọi nội dung nghiên
cứu Triết học. Bên cạnh đó, nó còn là vách ngăn giúp ta phân biệt được các trường phái
Triết học khác nhau. Ngoài ra, nó cũng là một nan đề để thử thách các trường phái Triết
học phải hiểu được trước khi đi vào các vấn đề khác.
Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, không ít các quan điểm triết học đã đề cập
đến nhưng có lẽ đầy đủ và chính xác nhất là quan điểm Triết học Mác Lê-nin. Quan điểm
ấy chỉ ra rằng vật chất là cái có trước, quyết định sự khai sinh của ý thức, ý thức là cái có
sau nhưng đồng thời cũng tác động trở lại vật chất.
Theo chủ nghĩa Duy tâm: Ý thức được coi là tồn tại duy nhất, tuyệt đối về “linh
hồn”, “tinh thần”. Tuy nhiên, chủ nghĩa Duy vật siêu: Vật chất sinh được tuyện đối hóa,
coi vật chất sinh ra ý thức, ý thức thụ động và phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức,
không thấy được tính năng động, sáng tạo và vai trò của ý thức. Ta có thể thấy vật chất và
ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất, nhưng chủ nghĩa Duy vật biện chứng
thì cho rằng chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, ý thức được quyết
định bởi vật, ý thức có tính độc lập tương đối và có vị trí vô cùng to lớn trong việc tác
động trở lại vật chất nhằm cải tạo thế giới khách quan và để hiểu rõ hơn về quan điểm
trên, chúng ta chia làm hai phần.
2.1 Vật chất quyết định sự khai sinh của ý thức
Lê-nin đã đưa ra một định nghĩa hoàn toàn sắc bén, đa chiều và khoa học về phạm trù
vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại phản ánh và
được tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác2”. Từ định nghĩa của Lê-nin ta thấy được, vật
chất quyết định nguồn gốc của ý thức, tồn tại một cách khách quan và là cái có trước, ý
thức là cái có sau, được sinh ra từ vật chất. Bộ óc con người là một dạng vật chất có cấu
tạo đặc biệt, là nền tảng của ý thức thông qua hoạt động sinh lý thần kinh của não bộ
trong quá trình phản ánh thế giới xung quanh, là sự tương tác giữa não với thế giới khách 2 Trích dẫẫn t V
ừ .I.Lênin: Toàn t p, t.18, Nxb. Tiêến b ậ , M., 1980, tr ộ .151
quan. Vậy nên, một khi bộ não của người không còn hoạt động được nữa thì nó đồng
nghĩa với việc phần ý thức đó sẽ không còn tồn tại. Hẳn ai trong chúng ta cũng được
nghe qua câu chuyện một cậu bé bị bỏ lại ở rừng xanh sâu thẳm, cậu bé được nuôi dưỡng
bởi một đàn sói trong suốt quãng thời gian dài đằng đẵng, cho đến khi cậu được trả về xã
hội loài người thì cậu hoàn toàn không biết cách cư xủa của con người, khả năng giao
tiếp cũng như hành động của cậu hoàn toàn chỉ như một chú sói, nói cách khác, phần ý
thức trong cậu không hề tồn tại.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người, là hình ảnh chủ quan của hiện
thực khách quan. Vì vậy, nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
Hơn thế nữa, vật chất còn quyết định bản chất của ý thức, ý thức phản ánh hiện thực
khách quan nhưng không vận hành như một chiếc máy ảnh, một chiếc gương soi mà là
một sự phản ánh có chiều sâu và tính cực, nhằm giúp nhân loại từ đó kiến tạo tự nhiên
một cách tốt đẹp hơn. Lao động và ngôn ngữ, đây có thể coi là nguồn gốc xã hội của ý
thức, là phương tiện giúp con người cải biên thế giới khách quan, là hạn mức quyết định
sự hình thành, tồn tại và phát triển của ý thức. Nhờ có lao động mà các giác quan con
người phát triển mạnh mẽ để phản ánh thấu đáo hơn về hiện thực, trong khi đó ngôn ngữ
lại là cầu nối để trao đổi cảm xúc, là phương tiện để thể hiện ý thức.
Tóm lại, vật chất là đối tượng, là khách thể hay thậm chí cũng là một tiền đề cho sự
tồn tại và phát triển của ý thức. Nó quy định nguồn gốc, nội dung, bản chất cũng như sự
vận động và phát triển của ý thức. Vật chất có ra sao thì ý thức sẽ như thế ấy, nếu vật chất
biến đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo. Điển hình như ở một số bệnh
nhân, vật chất tức bộ não của họ bị tổn thương thì phần ý thức trong họ cũng đã biến đổi
theo, chúng rối loạn, mất kiểm soát và hầu như các hoạt động diễn ra trên cơ chế sinh lý
thần kinh não bộ không còn được coi là bình thường. Chính vì thế, vật chất là cái có
trước, quyết định sự ra đời của ý thức.
2.2 Sự tác động trở lại của ý thức lên vật chất
Như ta đã biết, ý thức là do vật chất sinh ra nhưng không vì thế mà nó phụ thuộc hoàn
toàn vào vật chất, nó luôn có quy luật riêng để vận động và phát triển. Về mặt cơ bản, ý
thức có tính động lập tương đối so với vật chất.
Trong ý thức luôn có sự năng động và sáng tạo thông qua các hoạt động thực tiễn của
con người. Hay nói khác hơn “Mọi hoạt động của con người đều thông qua bộ óc chỉ
đạo3” nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi một thực thể nào đó
mà nó trang bị cho con người tầm nhìn tri thức về thực tại, trên cơ sở ấy con người mới
có thể hình thành nên các hoạt động tinh thần như: tình cảm, cảm xúc, thói quen, tư
tưởng, lý luận,.. đồng thời cũng học được cách xác định mục tiêu, đề ra phương án, lập kế
hoạch, chọn lựa các phương pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện,… để thành công hóa
mục tiêu của mình. Ở đây, chính ý thức đã thể hiện sự tác động to lớn của mình đối với vật chất.
Tuy nhiên, không phải sự phản ánh nào của ý thức cũng hoạt động một cách suông sẻ
mà nó diễn ra theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Ý thức phản ánh đúng về hiện thực
khách quan thì sẽ giúp nhân loại cải tiến hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển của thế
giới. Ngược lại, nếu ý thức của con người phản ánh sai lệch về hiện thực, bản chất, quy
luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã kìm hãm tất cả các
hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới và mang đến ảnh hưởng tiêu cực. Ta có thể thấy rõ sự
tiêu cực và tích cực trên thông qua vô vàn câu chuyện và hình ảnh được ghi lại trong tình
hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra căng thẳng như hiện nay. Từ một số câu chuyện
điển hình trên các trang mạng xã hội được kể lại rằng, trong một khu phố với số dân cư
lên đến hàng trăm con người, không may thay, một trong số đó có kết quả xét nghiệm
dương tính với COVID-19, chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu thái độ của mọi người
xung quanh đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân không vượt quá giới hạn. Trong
nhận thức của mọi người lúc bấy giờ, đây là một mối nguy hiểm to lớn và cần phải tránh
xa, đề phòng cho bản thân nhưng mọi người lại thái quá lên và có cái nhìn tiêu cực hơn
về thực tại, họ bắt đầu kì thị, xa lánh hay thậm chí tệ hơn là nói ra những lời không mấy
3 Trích dẫẫn slide bài gi ng ch ả ng II T ươ riêết h c Mác Lê-nin c ọ a GV ủ
: TS. Đỗẫ Văn Thăếng (ĐH Tỗn Đ c Thăếng) ứ
tốt đẹp, làm áp lực tinh thần bệnh nhân cũng như người thân của họ. Vấn đề này cũng đã
nói lên phần nào về việc ý thức trong họ đã phản ảnh về hiện thực khánh quan một cách
tiêu cực hóa thay vì tích cực hóa lên bằng cách cảm thông, an ủi và se chia nhưng vẫn giữ
an toàn cho bản thân mình. Như vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất hoàn toàn
dựa vào các điều kiện khách quan và chủ quan thông qua việc định hướng cho hoạt động
của con người, ý thức có thế quyết định hành động của con người đúng hay sai, thành
công hay thất bại, hữu ích hay vô ích. Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển thì vai trò ý
thức càng lớn mạnh. Có thể nói : “Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà ở đó tri thức xã
hội phổ biến không chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mà còn là lực lượng sản
xuất chủ yếu và quan trọng nhất4.
Tóm lại, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ đối đáp 2 chiều, vật chất
sản sinh ra ý thức nhưng đồng thời ý thức cũng tác động trở lại vật chất trên cơ sở khách
quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta nhận thấy rằng vật chất quyết định ý thức,
mọi hoạt động nhận thức, hành động thực tiễn của con người đều phải xuất phát từ hiện
thực khách quan và phải tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quan
điểm khách quan trong nhận thức hiện thực khách quan. Bên cạnh đó, chúng ta không
nên trông chờ, ỷ lại điều kiện khách quan, đồng thời hạn chế sự chủ quan, duy ý chí,
tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, tinh thần. Vậy nên, dựa vào Chủ nghĩa Duy vật biện
chứng C.Mác – Ăngghen đề ra, ta rút ra được nguyên tắc phương pháp luận: “Tôn trọng
tính thực tiễn khách quan phải kết hợp tính năng động, sáng tạo; không thụ động, cũng không duy ý chí5.”
4 Trích dẫẫn slide bài gi ng ch ả ng II T ươ riêết h c Mác Lê-nin c ọ a GV ủ
: TS. Đỗẫ Văn Thăếng (ĐH Tỗn Đ c Thăếng) ứ
5 Trích dẫẫn slide bài gi ng ch ả ng II T ươ riêết h c Mác Lê-nin c ọ a GV ủ
: TS. Đỗẫ Văn Thăếng (ĐH Tỗn Đ c Thăếng) ứ