Khái niệm về bạo lực mạng hiện này - Xã hội học | Đại học Văn Lang
Khái niệm về bạo lực mạng hiện này - Xã hội học | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
1.Khái niệm
Bạo lực mạng/bắt nạt mạng (cyber bullying) hay quấy rối mạng (cyber harassment) là
một hình thức bắt nạt, quấy rối thông qua phương tiện điện tử. Hành vi bắt nạt này bao
gồm đăng tin đồn, đe dọa công kích cá nhân, quấy rối, tung thông tin cá nhân và cả dùng
từ ngữ thù ghét dán nhãn cho đối tượng. Những hành vi bắt nạt này được lặp đi lặp lại,
gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân, khiến nạn nhân gia tăng cảm
xúc tiêu cực, lo lắng bất an và có thể dẫn đến trầm cảm, thậm chí tự tử.
2.Thực trạng và con số
Theo kết quả nghiên cứu Microsoft công bố ngày 14-9 tình hình vẫn còn rất đáng ngại,
38% người dân ở 32 quốc gia nói rằng họ đã từng liên quan đến một vụ bắt nạt, với tư
cách là nạn nhân, người có hành vi bắt nạt hoặc là người chứng kiến. 3.Nguyên nhân
- Tội phạm: Bắt nạt khiến bản thân kẻ bắt nạt cảm thấy mình quan trọng hơn, được biết
đến nhiều hơn. Đối tượng này luôn có suy nghĩ bản thân luôn đúng.
- Nạn nhân: Nhiều lí do như bị ghen ghét, ganh tị, đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất
mặt xấu hổ, bodyshaming hoặc tra tấn bằng tinh thần qua tin nhắn, mạng Internet...
4. Hành vi bạo lực mạng.
- Những người phát ngôn, bình luận gây sự thù địch.
5. Đối tượng nạn nhân.
- Những người nổi tiếng
- Những người mắc sai lầm trong cuộc sống, chủ yếu là giới trẻ.
- Những người phát ngôn, bình luận gây sự thù địch.
- Những người có cá tính mạnh và có sở thích “khác” với mọi người.
- Những người đăng tải những hình ảnh/ video vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, xâm phạm thần phong mỹ tục.
6. Mục đích của việc bạo lực mạng. - Trả thù gián tiếp. - Đố kị ganh ghét.
- khẳng định bản thân, thể hiện quyền lực.
- Làm trò tiêu khiển trên mạng. - Giải tỏa cảm xúc. 7. Hậu quả.
Người bị công kích có thể cảm thấy như thể họ đang bị tấn công ở khắp mọi nơi, ngay cả
trong nhà riêng của họ và có vẻ như không lối thoát.
-Tinh thần: Cảm thấy khó chịu, xấu hổ, ngu ngốc và thậm chí là tức giận.
-Tình cảm: Cảm thấy chán nản hoặc mất hứng với những điều họ yêu thích.
-Thể chất: Mệt mỏi (mất ngủ) hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng và đau đầu.
8. Ảnh hưởng trực tiếp.
- Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh các cấp ở Nhật rơi vào trầm cảm do bạo lực
mạng không ngừng tăng lên. Những hành vi bạo lực này có thể đến từ con đường blog, phòng
chat, mạng xã hội hay thậm chí là email cá nhân. Theo một khảo sát thực hiện trên 899 học sinh
trung học phổ thông Nhật Bản (2015), có 22% học sinh là nạn nhân, 7,8% học sinh thừa nhận
các em đã tham gia bạo lực mạng. Một nghiên cứu thực hiện trên 2.599 học sinh tiểu học ở
Kyoto cho kết quả rằng, có 12,5% học sinh chịu bắt nạt và có 10,6% học sinh thừa nhận có hành
vi bắt nạt bạn bè. Có một sự khác biệt về giới tính trong việc bạo lực mạng. Cụ thể, theo một
cuộc khảo sát thực hiện trên 9 trường THCS ở phường Terado, Tominaga (Kyoto) và phường
Nagaura (tỉnh Kanagawa) vào năm 2010, có 8,7% trong số 5.357 học sinh tham gia vào việc bạo
lực mạng người khác. Thú vị hơn là tỷ lệ nữ sinh tham gia bạo lực mạng nhiều hơn nam sinh khoảng 10,9%.
- Sulli là một ví dụ điển hình của nạn nhân bạo lực mạng, nữ diễn viên thường xuyên nhận được
những bình luận tiêu cực trên mạng xã hội như “bệnh hoạn”, “thác loạn”, “ngu xuẩn”, “vô
học”...Trong nhiều chương trình thực tế, cô từng đưa ra lời cầu cứu, nhưng mọi nổ lực đều không
như mong muốn. “Tôi đã nói với họ mình kiệt sức rồi nhưng không một ai lắng nghe”. Vào ngày
14/10/2019, thông tin nữ ca sĩ đã ra đi mãi mãi ở tuổi 25 khiến nhiều người hâm mộ rất sốc. Việc
cô nàng ra đi khi sống thật với chính mình và tuổi đời còn quá trẻ đã khiến nhiều người không khỏi xót xa. 9. Giải pháp.
-Ngó lơ: Không đáp lại bất kỳ hành vi bắt nạt nào. Bọn bắt nạt thường chỉ muốn sự chú ý và sẽ
bỏ cuộc nếu bị phớt lờ.
-Tránh xa mạng xã hội và đặt điện thoại xuống: Chặn hoặc tắt thông báo từ bọn bắt nạt. Chặn là
cách tốt nhất nhưng nếu bạn lo sợ bị trả đũa, tắt thông báo là một chiến thuật khác.
- Chính phủ: Nên đưa ra các chính sách, quy định cụ thể hơn về nạn bắt nạt qua mạng. Tình trạng
này sẽ không có hồi kết nếu các cơ quan chức năng của Nhà nước không làm chặt, làm rõ và làm thực.
- Gia đình: Hãy thường xuyên giáo dục con em mình về tác hại và hậu quả khi dùng mạng xã hội
không đúng cách. Hãy giúp trẻ vui chơi theo đúng độ tuổi của chúng một cách trong sáng và lành mạnh nhất có thể.
*Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi đăng hoặc chia sẻ bất kì thứ gì trên mạng xã hội, hãy đứng lên
cất tiếng nói và bảo vệ bản thân cũng như người bị hại. Cẩn trọng và có trách nhiệm với mỗi lượt
like, share và comment. Đừng để mạng xã hội trở thành một công cụ của cyberbullying và đừng
để cho cyberbullying đánh mất tuổi trẻ và tâm hồn của chúng ta.