Khái niệm về doanh nghiệp | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Khái niệm về doanh nghiệpĐiều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (17/6/2020): “Doanh nghiệp là tổ chứccó tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lậptheo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45148588
Khái niệm về doanh nghiệp
Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 (17/6/2020): “Doanh nghiệp là tổ chức
có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Kinh doanh là gì?
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Vai trò của doanh nghiệp
Thuế của DN là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách của các quốc gia.
Hàng hóa, dịch vụ của DN quyết định đối với tiêu dùng và sản xuất của một XH, quốc gia.
Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, của xã hội.
. Khái niệm quản trị doanh nghiệp
QTDN là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ DN tới
những NLĐ trong DN, sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến
hành hoạt động SXKD của DN nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo quy định của pháp
luật, yêu cầu XH và mục tiêu của tổ chức.
Đặc điểm của quản trị doanh nghiệp
Đảm bảo hiệu quả cao hơn trong hoạt động SXKD của DN. -
Là hoạt động không tạo ra sản phẩm, dịch vụ cụ thể mà mang tính chất định
hướng, triển khai, giám sát, phối hợp… để đạt mục tiêu đã đề ra từ trước. -
Là các hoạt động thực hiện chức năng quản trị trong DN như: dự báo, hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành, kiểm tra…
. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của môn học
Hoạt động QTDN diễn ra trên tất cả các cấp quản trị
- Một số hoạt động quản trị trọng yếu liên quan đến SXKD của DN (Vi mô)
Phương pháp nghiên cứu của môn học
Phương pháp duy vật biện chứng
* Phương pháp tiếp cận hệ thống
* Phương pháp mô hình hóa lOMoAR cPSD| 45148588
Nội dung nghiên cứu của môn học
/ Phần chung: Tổng quan về quản trị doanh nghiệp
b/ Phần riêng: một số lĩnh vực quản trị quan trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị sản xuất Quản trị chiến lược
Quản trị khoa học công nghệ Quản trị nhân lực Quản trị tài chính Quản trị chất lượng
Phân loại theo tính chất sở hữu tài sản
- Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
- Doanh nghiệp thuộc sở hữu cá nhân
- Doanh nghiệp đa sở hữu
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Là DN do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
- Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. - Có tư cách pháp nhân
- Không được quyền phát hành cổ phần trừ trường hợp để chuyển đổi thành CTCP.
- Được phát hành trái phiếu.t
Cơ cấu tổ chức: căn cứ theo yếu tố chủ sở hữu quyết định
1. Công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu (không phải DNNN) được tổ
chức, quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau: -
Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng GĐ -
Hội đồng thành viên (03 đến 07 TV), Giám đốc/TGĐ
Quản lý điều hành:
Có ít nhất 01 người ĐD theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh: Chủ
tịch HĐTV, Chủ tịch công ty hoặc GĐ/ TGĐ.
Điều lệ không có quy đinh khác thì Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty là người
đại diện theo pháp luật.
Có thể kiêm nhiệm GĐ/ TGĐ
2. Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ sở hữu lOMoAR cPSD| 45148588
Mô hình tổ chức: Chủ tịch công ty, Giám đốc/ TGĐ
- Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc/ TGĐ
CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Là DN có 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
- Thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. - Có tư cách pháp nhân.
- Không được quyền phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành Cty cổ
phần. Được phát hành trái phiếu
- Quy định về chuyển nhượng phần vốn góp.
Cơ cấu tổ chức: tùy theo yếu tố tỷ lệ nguồn vốn sở hữu
- Công ty TNHH 2 TV trở lên (không phải là DNNN) có: Hội đồng thành viên, Chủ
tịch HĐTV, Giám đốc/ TGĐ.
- Phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức
danh là Chủ tịch HĐTV hoặc Giám đốc/TGĐ.
- Điều lệ không quy định thì Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo PL CÔNG TY CỔ PHẦN
Là DN có tư cách pháp nhân, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. -
Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu 03 và
không hạnchế số lượng tối đa. -
Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn, có quyền tự do chuyển đổi cổ phần. (Lưu
ý: 03 năm đầu với cổ phần của Cổ đông sáng lập) -
Công ty có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Các loại _ Cổ phần phổ thông _ Nhà nước / DNNN
cổ phần_Cổ phần ưu đãi Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần
Trừ trường hợp pháp luật về thị trường chứng khoán có quy định khác, CTCP có
quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong 2 mô hình sau. lOMoAR cPSD| 45148588
Chủ tịch HĐQT CTCP đại chúng không được kiêm nhiệm Giám đốc/ Tổng GĐ.
Trường hợp CTCP đại chúng khuyết Chủ tịch HĐQT các thành viên HĐQT bầu 01
người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch HĐQT theo nguyên tắc đa số thành
viên tán thành cho đến khi có quyết định mới.
Có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% số cổ phần thì không
bắt buộc phải có Ban Kiểm soát
Ít nhất 20% số thành viên HĐQT là thành viên độc lập và có Ủy ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT.
Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức kiểm soát đối với
việc quản lý điều hành công ty -
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan
quyết định cao nhất của CTCP. -
Hội đồng quản trị (03-11 thành viên; nhiệm kỳ không quá 5 năm, có thể
bầu lại, không hạn chế nhiệm kỳ) là cơ quan quản lý C.ty, có toàn quyền nhân danh
C.ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của C.ty trừ các quyền, nghĩa vụ
thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ
Quản lý điều hành: -
Trường hợp công ty chỉ có 01 người ĐD theo pháp luật thì chủ tịch HĐQT
hoặc Giám đốc/ TGĐ là người đại diện. -
Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật. -
Trường hợp có hơn một người ĐD theo pháp luật thì Chủ tịch HĐQT và Giám
đốc/TGĐ đương nhiên là người ĐD theo pháp luật
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Là DN không có tư cách pháp nhân, do một cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân được quyền thành lập một DNTN, không được đồng thời là chủ hộ
KD, thành viên Cty hợp danh.
- DNTN không được quyền góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn ở các DN khác.
Vốn đầu tư của DNTN: do chủ DNTN tự đăng ký
- Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động KD, sử dụng lợi
nhuận sau thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. lOMoAR cPSD| 45148588
- Chủ DNTN trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hànhChủ DNTN là người
đại diện theo pháp luật của DNTN.
- Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ DNTN của mình nhưng phải thông báo
bằngvăn bản đến cơ quan đăng ký KD và chịu trách nhiệm với tư cách chủ sở hữu. CÔNG TY HỢP DANH
Là DN có tư cách pháp nhân trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu
chung của công ty cùng kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh), công
ty có thể có thêm các thành viên góp vốn. Cơ cấu tổ chức:
Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên.
HĐTV bầu 01 thành viên hợp danh làm Chủ tịch HĐTV, đồng thời kiêm Giám đốc/
TGĐ công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
Quản lý điều hành:
- Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành
hoạt động KD hàng ngày của Công ty.
- Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc chỉ có hiệu lực
đối với bên thứ ba khi người đó biết về hạn chế đó.
Thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
- Khi tất cả cùng thực hiện một số công việc KD thì quyết định thông qua theo
nguyên tắc đa số.
- TV HD hoạt động ngoài phạm vi hoạt động của Công ty không thuộc trách nhiệm
của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận
- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên công ty hợp danh phụ thuộc vào tư
cáchchủ thể của thành viên.
Tập đoàn kinh tế, tổng công ty
Là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. lOMoAR cPSD| 45148588
- Không phải là một loại hình doanh nghiệp
- Không có tư cách pháp nhân
- Không phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật
Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Sở hữu trên 50% vốn điều lệ, CP phổ thông
- Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ
- Có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Chương 2: quản trị sản xuất, quản trị khoa học - công nghệ, quản trị chiến lược trong doanh nghiệp
/ Khái niệm Chiến lược
Chiến lược là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Strategos” dựng trong quân sự,
nhà lý luận quân sự thời cận đại Clawzevit cũng cho rằng: Chiến lược quân sự là
nghệ thuật chỉ huy ở vị thế ưu thế. Một xuất bản của từ điển Larous coi: chiến lược là
nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để giành chiến thắng.
Chiến lược là những quyết định và hành động hướng tới mục tiêu để các năng lực và
các nguồn lực của doanh nghiệp đón nhận được các cơ hội và thích ứng được với
những thách thức từ bên ngoài
Bản chất của chiến lược
Bản chất của chiến lược là phác thảo hình ảnh tương lai của doanh nghiệp trong lĩnh
vực hoạt động và khả năng khai thác các nguồn lực
/ Vai trò của Chiến lược doanh nghiệp
Chiến lược đảm bảo cho các quyết định hàng ngày phù hợp với các vấn đề có tính
chiến lược của một doanh nghiệp
Chiến lược tạo ra và thúc đẩy sự nỗ lực chung cho mọi thành viên, bộ phận trong doanh nghiệp
Các cấp Chiến lược trong doanh nghiệp
Chiến lược cấp doanh nghiệp: Chiến lược cấp doanh nghiệp là chiến lược tổng thể
hướng tới các mục tiêu cơ bản dài hạn trong phạm vi cả DN
Chiến lược cấp (đơn vị) kinh doanh: Chiến lược cấp kinh đoanh là chiến lược liên
quan đến phương thức cạnh tranh thành công trên các thị trường kinh doanh sản lOMoAR cPSD| 45148588 phẩm
Chiến lược cấp chức năng: Chiến lược cấp chức năng liên quan đến hoạt động trong
từng bộ phận chức năng của DN
Khái niệm quản trị chiến lược Có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là quá trình xác định tầm nhìn, sứ mệnh xây dựng các mục tiêu
chiến lược, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung mang tính chiến lược
mà doanh nghiệp đã đề ra phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, trong môi
trường luôn biến động
Vai trò của quản trị chiến lược
Đạt được mục tiêu của doanh nghiệp về dài hạn (kinh doanh, trách nhiệm xã hội) một cách bền vững.
Xác định thị trường, phân khúc thị trường, chiến thuật kinh doanh của doanh nghiệp
Xác định các nguồn lực cần dùng để chiếm ưu thế so sánh với các đối thủ, với các khách hàng cụ thể.
Xác định các nguy cơ tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến thực thi chiến lược và các giá trị
mà doanh nghiệp sẽ mang lại.
các chiến lược cơ bản trong doanh nghiệp
1. Chiến lược tăng trưởng: CL tăng trưởng tập trung; CL đa dạng hóa; CL hội nhập; CL liên kết
Chiến lược phòng thủ: CL cắt giảm; CL bán bớt, CL đóng cửa
Chiến lược tăng trưởng/ C - Chiến lược HỘI NHẬP
Chiến lược hội nhập là những nỗ lực nhằm sở hữu (một phần hoặc hoàn toàn) hoặc
gia tăng khả năng kiểm soát đối với nhà cung cấp, nhà phân phối hoặc đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chiến lược tăng trưởng/ d - Chiến lược liên kết
Liên doanh (Joint venture): là hình thức liên minh chiến lược trong đó các bên tham
gia liên doanh (từ hai trở lên) cùng đóng góp nguồn lực và năng lực của mình để hình
thành một chủ thể kinh tế độc lập về mặt pháp lý. Hiệu quả trong các trường hợp sau:
+ Trong các mối quan hệ dài hạn;
+ Chuyển giao các kiến thức phi văn bản;
+ Tạo ra lợi thế cạnh tranh mới; lOMoAR cPSD| 45148588
+ Để xâm nhập vào thị trường mới có tính ổn định thấp.
Liên minh chiến lược thông qua hình thức sở hữu cổ phần (Equity strategic alliance):
Là hình thức liên minh chiến lược trong đó các bên đối tác sở hữu một tỷ lệ phần
trăm nhất định cổ phần của doanh nghiệp nhằm kết hợp các nguồn lực và năng lực để
tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên minh.
Dạng phổ biến: Đầu tư trực tiếp nước ngoài