









Preview text:
Khái niệm về hợp đồng bao tiêu sản phẩm ? Quy định của
pháp luật về hợp đồng bao tiêu sản phẩm ? Luật sư trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới bộ phận tư vấn luật của
chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau: Cơ sở pháp lý: - Bộ luật Dân sự 2015;
- Luật Thương mại 2005.Nội dung tư vấn:
Hoạt động bao tiêu sản phẩm là gì?
Bao tiêu sản phẩm được hiểu là việc cá nhân, tổ chức đứng ra nhận tiêu thụ (thu mua) toàn bộ
hoặc một phần sản phẩm từ một đơn vị sản xuất nào đó (có thể là cá nhân hoặc tổ chức) theo
những điều kiện nhất định. Bao tiêu sản phẩm được hiểu là việc cá nhân, tổ chức đứng ra nhận
tiêu thụ (thu mua) toàn bộ hoặc một phần sản phẩm từ một đơn vị sản xuất nào đó (có thể là cá
nhân hoặc tổ chức) theo những điều kiện nhất định.
Khái niệm bao tiêu sản phẩm thường được dùng trong lĩnh vực nông nghiệp như mua bán nông
sản mà hàng hóa thường là lúa, ngô, khoai, cà phê …
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được hiểu là một loại hợp đồng mua bán tài sản mà cụ thể hơn là
mua bán hàng hóa. Đặc biệt, khi xác lập hợp đồng này, bên mua sẽ đảm bảo đầu ra cho bên bán
đối với toàn bộ số lượng hàng hóa do bên bán sản xuất ra trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì chưa có một văn bản nào giải thích cụ thể
khái niệm “Hợp đồng bao tiêu sản phẩm”. Tuy nhiên, dựa trên các quy định của Bộ luật dân sự
và Luật Thương mại hiện hành thì chúng ta có thể định nghĩa về “Hợp đồng bao tiêu sản phẩm” như sau:
Hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự."
Luật Thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật dân sự để xác định
bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo quy định tại Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 về
Hợp đồng mua bán tài sản như sau:
"Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu
tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán."
Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản, từ đó cho thấy, hợp đồng mua
bán hàng hóa trong thương mại một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản.
Theo đó, Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được hiểu là một loại hợp đồng mua bán tài sản mà cụ thể
hơn là mua bán hàng hóa. Đặc biệt, khi xác lập hợp đồng này, bên mua sẽ đảm bảo đầu ra cho
bên bán đối với toàn bộ số lượng hàng hóa do bên bán sản xuất ra trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm thường được ký kết giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức:
Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại sản phẩm (sản phẩm thường là nông sản);
Bán vật tư mua lại sản phẩm;
Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm từ nhà sản xuất.
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm thường được các chủ thể ràng buộc bởi các điều kiện đặc thù như sau:
Chất lượng sản phẩm: Đây là điều kiện rang buộc quan trọng giúp bên mua đảm bảo chất lượng
đầu vào tối thiểu của mình. Bên mua chỉ tiếp nhận hàng hóa khi chất lượng sản phẩm đạt yêu
cầu tối thiếu của mình;
Năng suất tối thiểu: Điều kiện này giúp cho người mua đảm bảo được sản lượng hàng hóa tối
thiểu theo nhu cầu của mình;
Giá sàn: là mức giá thấp nhất mà bên bao tiêu chi trả cho một khối lượng sản phẩm nhất định.
Điều này đảm bảo việc bên bán ít có khả năng bị ép giá hơn;
Cam kết không được bán cho bên thứ ba trong phần diện tích bao tiêu nhằm đảm bảo việc tuân
thủ hợp giữa bên bán với bên mua và tránh thiệt hại cho bên mua;
Đối tượng của hợp đồng bao tiêu sản phẩm cũng mang tính đặc thù, cụ thể: Đối tượng của hợp
đồng bao tiêu sản phẩm là sản phầm hữu hình, thông thường là sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi.
Bao gồm: Lúa, cà phê, khoai, sắn, gà, vịt, trâu, bò…
Hình thức của Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được quy định rõ tại Điều 24 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
“1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập
bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn
bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Thông thường, hợp đồng bao tiêu sản phẩm được xác lập bằng hình thức văn bản đối với chủ thể
một bên là doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà phân phối. Tuy nhiên, đối với những cá nhân, hộ gia
đình sản xuất nhỏ lẻ thì hợp đồng thường được giao kết bằng lời nói.
Quyền và nghĩa vụ của các bên: Do Hợp đồng bao tiêu là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa,
vì vậy những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng giữa bên bán và bên mua trong hợp đồng này
tương tự như quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại.
Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm phát sinh những
vấn đề như: số lượng hàng hóa không được xác định trước khi giao kết hợp đồng bởi số lượng
này không cố định và phụ thuộc vào khối lượng bao tiêu theo diện tích sản xuất hoặc số lượng
đầu vào của sản phẩm (ví dụ như: giống cây trồng, giống vật nuôi...)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————–
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ……
HỢP ĐỒNG BAO TIÊU SẢN PHẨM Số: …/HĐBT
– Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
– Căn cứ: Bộ luật thương mại Số 36/2005/QH11;
– Căn cứ: Luật trồng trọt số 31/2018/QH14;
– Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.
Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ……., tại địa chỉ ………………………………., chúng tôi bao gồm:
BÊN A:…………………………………………………………………………….
Mã số thuế: ………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:………………………….
Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:……………………….
Chức danh: ………………………………………………………………………..
BÊN B :……………………………………………………………………………
Mã số thuế: ………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Email: ……………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên lạc: ……………………………Fax:………………………….
Đại diện:……………………………..……Theo căn cứ:……………………….
Chức danh: ………………………………………………………………………..
Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số …../HĐBT với những nội dung sau đây:
Điều 1: Nội dung của hợp đồng
1. Bên A và bên B kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo đó, bên B ứng vốn, công nghệ, kĩ
thuật để bên A nuôi trồng, sản xuất các mặt hàng nông sản sau đó giao bán lại cho bên B để tiêu
thụ đối với những sản phẩm như sau: (bảng dưới đây tổng hợp số liệu trong 01 mùa) Diện tích sản xuất Năng suất sản xuất Đơn giá STT Sản phẩm (ha) (tấn/ha) (VND/tấn) Thành tiền Khoai lang Nhật 1 Bản 200 20 5.000.000 20.000.000 2 Khoai lang đỏ 200 25 4.000.000 20.000.000 Khoai tây Hàn 3 Quốc 200 20 5.000.000 20.000.000 Tổng cộng 60.000.00
2. Bên A giao bán cho bên B theo định kì 3 lần/ năm tương ứng với mỗi mùa vụ của các sản phẩm.
Điều 2: Yêu cầu về sản xuất
1. Nguồn cây trồng: bên A đảm bảo nuôi trồng giống cây trồng có năng suất tốt, có khả năng
sinh trưởng cao, ít bị ảnh hương bởi dịch bệnh.
Giống cây trồng được kiểm tra trước khi đem vào nuôi trồng, Giống cây trồng phải đạt quy định
về quy chuẩn giống cây trồng trong nông nghiệp.
2. Sử dụng hóa chất: bên A cam kết sử dụng các hóa chất đúng thời vụ sử dụng, đúng cách thức
sử dụng theo các quy chuẩn, quy định theo pháp luật về sản xuất các sản phẩm trong hợp đồng.
3. Thu hoạch: bên A đảm bảo thu hoạch đúng quy trình, cách thức theo các quy chuẩn về thu hoạch.
4. Bên A có nghĩa vụ đảm bảo việc nuôi trồng, sản xuất một cách hiệu quả nhất, mang lại năng
suất cao, đúng theo các quy chuẩn kỹ thuật.
Điều 3: Yêu cầu về sản phẩm khi tiêu thụ
1. Đối với sản phẩm khoai lang Nhật Bản
1.1. Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài (bao gồm cả độ phát triển và độ tươi): …
1.2. Khối lượng sản phẩm: Nặng hơn 500gr/củ
1.3. Bảo quản sản phẩm
a. Trước khi vận chuyển: Được bảo quản trong kho với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
b. Trong khi vận chuyển: Được bảo quản trong từng hộp xốp với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
1.4. Thời hạn bảo quản sản phẩm: Sản phẩm có thể được sử dụng ít nhất trong vòng 2 tháng kể
từ khi nhận được sản phẩm.
1.5. Đóng gói sản phẩm:
– Đóng gói trong hộp xốp nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C
– Hộp xốp được đóng gói mỗi hộp 10kg khoai lang Nhật bản.
2. Đối với sản phẩm Khoai lang đỏ
1.1. Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài (bao gồm cả độ phát triển và độ tươi): …
1.2. Khối lượng sản phẩm: Nặng hơn 400gr/củ
1.3. Bảo quản sản phẩm
a. Trước khi vận chuyển: Được bảo quản trong kho với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
b. Trong khi vận chuyển: Được bảo quản trong từng hộp xốp với nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C, ít ánh sáng
1.4. Thời hạn bảo quản sản phẩm: Sản phẩm có thể được sử dụng ít nhất trong vòng 1,5 tháng kể
từ khi nhận được sản phẩm. 1.5. Đóng gói sán phẩm:
– Đóng gói trong hộp xốp nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C
– Hộp xốp được đóng gói mỗi hộp 10kg khoai lang Nhật bản.
3. Đối với sản phẩm khoai tây Hàn Quốc
3.1. Màu sắc, mùi vị và trạng thái bên ngoài (bao gồm cả độ phát triển và độ tươi): …
3.2. Khối lượng sản phẩm: Nặng hơn 200gr/củ
3.3. Bảo quản sản phẩm
a. Trước khi vận chuyển: Được bảo quản trong kho với nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C, ít ánh sáng
b. Trong khi vận chuyển: Được bảo quản trong từng hộp xốp với nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C, ít ánh sáng
3.4. Thời hạn bảo quản sản phẩm: Sản phẩm có thể được sử dụng ít nhất trong vòng 2 tháng kể
từ khi nhận được sản phẩm.
3.5. Đóng gói sản phẩm:
– Đóng gói trong hộp xốp nhiệt độ từ 6 đến 10 độ C
– Hộp xốp được đóng gói mỗi hộp 15kg khoai lang Nhật bản.
Điều 4: Yêu cầu về vận chuyển và nhận hàng
1. Sản phẩm được vận chuyển bằng Công-te-nơ đáp ứng đủ điều kiện về nhiệt độ như quy định tại Điều 2
2. Bên A chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng vận chuyển với bên vận chuyển, kinh phí vận chuyển
sẽ được bên A bao gồm trong phần thanh toán.
3. Địa điểm nhận hàng: tại kho hàng của bên B Địa chỉ: ….
4. Thời điểm nhận hàng: Chia làm ba đợt tương ứng với mỗi vụ mùa thu hoạch
4.1. Đợt một: Từ ngày … tháng… năm đến ngày … tháng… năm
4.2. Đợt hai: Từ ngày… tháng… năm đến ngày… tháng… năm
4.3. Đợt ba: Từ ngày… tháng… năm đến ngày… tháng… năm
5. Các giấy tờ và chứng từ của hàng hóa: Bên A có trách nhiệm giao cho bên A các chứng từ,
giấy tờ, giấy chứng minh sự đủ tiêu chuẩn của hàng hóa theo luật định và theo thỏa thuận giữa các bên
6. Kiểm tra sản phẩm: Khi sản phẩm được vận chuyển tới kho hàng của bên B, bên B có trách
nhiệm kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho.
– Trong trường hợp sản phẩm đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định, bên B
có nghĩa vụ nhập hàng hóa vào kho, đồng thời chuẩn bị các giấy tờ chứng minh sản phẩm đã được chuyển giao.
– Trong trường hợp sản phẩm không đủ tiêu chuẩn theo thỏa thuận của hai bên và theo luật định,
bên B có quyền hoàn trả lại các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Khi đó, bên A có nghĩa vụ giao
lại cho bên A số hàng đạt tiêu chuẩn mà bên B hoàn trả lại trong vòng 15 ngày kể từ khi hoàn trả.
Nếu bên A không thể thực hiện được thì bên A có nghĩa vụ bồi thường cho B số tiền đúng với
giá trị số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn mà bên B hoàn trả.
7. Sau khi bên B đã kiểm tra và nhận hàng, nếu có sự phát hiện hư hỏng hoặc không đạt tiêu
chuẩn về hàng hóa, hai bên sẽ tự thỏa thuận để có giải pháp giải quyết.
Điều 5: Ứng vốn và công nghệ sản xuất
1. Bên B có nghĩa vụ ứng vốn để bên A thực hiện sản xuất sản phẩm
2. Số vốn bên B cung cấp:
Vụ mùa đầu tiên: ……………………… VNĐ
Những vụ mùa tiếp theo: ……………………….. VNĐ
3. Bên B có nghĩa vụ cung cấp vật tư, kỹ thuật, công nghệ mà bên A yêu cầu để phục vụ việc sản xuất. Điều 6: Thanh toán
1. Bên B thanh toán cho bên A tương ứng với mỗi lần nhận hàng
2. Bên B thanh toán theo 2 đợt đối với mỗi đợt nhận hàng
– Đợt 1: Thanh toán 30% giá trị tổng sản phẩm trong vòng 15 ngày trước khi bên A giao hàng
– Đợt 2: Thanh toán 70% giá trị sản phẩm trong vòng 15 ngày sau khi bên B nhập sản phẩm vào kho.
3. Số tiền theo khoản 2 bên trên đã bao gồm chi phí vận chuyển
4. Số tiền theo khoản 2 bên trên chưa trừ chi phí vốn mà bên B đã bỏ ra. Tiền vốn sẽ được trừ
vào khoản tiền B thanh toán cho A theo đợt 2.
5. Cách thức thanh toán: Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
a. Bằng tiền mặt: Bên A thanh toán cho Họ và tên:……………
Đại diện:………………………
CMTND:……………Ngày cấp:……………………Nơi cấp:………… SĐT:……………………
b. Chuyển khoản: Bên A thanh toán vào tài khoản
Số tài khoản: ………………
Tên tài khoản: ………………
Ngân hàng: ……………Chi nhánh: …………
6. Mọi sự thay đổi về giá trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ thỏa thuận với nhau để
có một thỏa thuận về giá mới phù hợp với thực tế.
Điều 7: Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
1. Quyền lợi của bên A
– Được cung cấp vốn, công nghệ, kỹ thuật để thực hiện sản xuất
– Được thanh toán theo quy định của hợp đồng 2. Nghĩa vụ của bên A
– Thực hiện sản xuất hiệu quả, đúng tiến độ, đúng quy trình theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật
– Thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm về các nghĩa vụ của mình theo thoả thuận tại hợp đồng này
và theo quy định của pháp luật. 3. Quyền lợi của bên B
– Nhận sản phẩm theo đúng quy định của thỏa thuận để thực hiện hoạt động tiêu thụ 4. Nghĩa vụ của bên B
– Ứng vốn, công nghệ, kỹ thuật mà bên A yêu cầu để thực hiện sản xuất
– Thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nghĩa vụ thanh toán được quy định trong hợp đồng
Điều 8: Chấm dứt hợp đồng
1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Theo thoả thuận của hai Bên; – Do bất khả kháng;
– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;
– Theo quy định của pháp luật.
2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại
trước ba mươi ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và
hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn
phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia.
3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại
phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.
4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến
hành thanh lý hợp đồng bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và
nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.
5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các
chi phí Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.
6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên
còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng
Điều 9: Sự kiện bất khả kháng
1. Hợp đồng có thể bị tạm dừng thực hiện hoặc chấm dứt hiệu lực trong trường hợp xảy ra sự
kiện bất khả kháng. Hai bên tiến hành thỏa thuận trong vòng 01 tháng kể từ ngày được biết về sự
kiện xảy ra về việc tạm ngưng hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
2. Hai bên thỏa thuân về các điều khoản sau trong thỏa thuận tạm ngưng hợp đồng
– Thời gian tạm ngưng hợp đồng,
– Áp dụng các biện pháp khẩn cấp để giảm thiểu tổn thất
– Trách nhiệm của các bên để khắc phục hậu quả do sự kiện bất khả kháng gây ra -…
Thỏa thuận về việc tạm ngừng hợp đồng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên
3. Hai bên có thể thống nhất chấm dứt hợp đồng trong trường hợp không thể khắc phục hậu quả
do sự kiện bất khả kháng gây ra.
4. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều này quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:
– Sự kiện xảy ra một cách khách quan nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình
thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Điều 10: Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1. Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm
hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Bộ luật Dân sự.
2. Hai bên thỏa thuận phạt vi phạm đối với bất kỳ hành vi vi phạm hợp đồng như sau:
Vi phạm lần 1 với số tiền là ………………………….
Vi phạm lần 2 với số tiền là ………………………….
3. Nếu một bên vi phạm hơn 03 lần đối với một nghĩa vụ hoặc hơn 02 nghĩa vụ được quy định
trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đồng thời có quyền yêu cầu
bên vi phạm hợp đồng thanh toán phí vi phạm hợp đồng và bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.
4. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong hai bên có hành vi vi phạm hợp đồng gây
thiệt hại cho bên kia thì phải bổi thường thiệt hại, theo đó, bên gây thiệt hại phải chịu trách
nhiệm hoàn toàn và bồi thường thiệt hại đối với những thiệt hại mà hành vi vi phạm đó trực tiếp gây hậu quả.
Điều 11: Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có tranh chấp phát sinh các bên giải quyết trên tinh
thần hoà giải, thương lượng. Các bên tiến hành thương lượng, hòa giải ít nhất …..lần trong vòng
…….tháng kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.Trường hợp thương lượng bất thành, một trong
hai bên có quyền khởi kiện ra toà án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để giải quyết.
2. Hợp đồng này được xác lập và thi hành theo pháp luật của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Điều 12: Hiệu lực hợp đồng
1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày … tháng… năm đến ngày… tháng… năm.
2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị
vô hiệu do thoả thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của
Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.
Điều 13: Điều khoản cuối cùng
1. Hợp đồng này được kí kết tại ………………………………………………………..vào ngày …. tháng … năm ……
2. Hợp đồng được lập thành …..bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày …
tháng … năm ….. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có
giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.
…………….., ngày .. tháng ….năm ….. Bên A Bên B