Khái niệm về một số vấn đề cơ bản của Triết Học | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng
Khái niệm về một số vấn đề cơ bản của Triết Học | Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Triết học Mác - Lênin(THMLN260)
Trường: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Vấn đề cơ bản của Triết học
Theo Ph.Ăng ghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học
hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn.
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Trả lời cho hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thành các trường phái
triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học. 2. Vật chất
Khái niệm: Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
- Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật
chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất.
- Dù con người đã nhận thức được hay chưa, dù con người có mong muốn hay không
thì vật chất luôn tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ.
- Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp
hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản
ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
*Ý nghĩa định nghĩa về vật chất của Lênin:
– Phát hiện vật chất có trước và ý thức có sau.
Có thể thấy với các vận động và phát triển của ý thức mới thấy được vật chất dang
tồn tại. Bởi vậy mà các nhà duy tâm cho rằng ý thức có trước. Nhưng thực tế là từ
khi nhận thức được thì họ mới thấy được các tồn tại của vật chất. Bản chất phải là
vật chất có trước khi hình thành ý thức.
Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức con người. Tuy nhiên vẫn
mang đến các tính chất tồn tại song song và tác động lẫn nhau. Khi con người có nhu
cầu ăn, ở, mặc,… con người đã dùng ý thức để sử dụng vật chất. Từ đó mà vật chất
chính là nguồn gốc sâu xa dẫn đến các phát triển nền tảng của ý thức. Phải có các cơ
sở đó mới có ý thức của con người vận động.
Ý thức con người là sự phản ánh của thực tại khách quan đó. Với cơ sở và nền tảng
từ những cảm giác đối với vật chất. Con người có khả năng nhận thức thế giới. Từ đó
mà phát triển nhận thức cũng như mang đến các ứng dụng đối với vật chất sẵn có.
Dần dần họ sử dụng vật chất cho các nhu cầu cao hơn của mình.
– Bác bỏ quan điểm duy tâm.
Định nghĩa vật chất của Lênin đã bác bỏ quan điểm duy tâm về phạm trù vật chất với
sự phát hiện vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức là
nguồn gốc khách quan của cảm giác. Khi mà quan điểm duy tâm mang đến các khẳng
định cho sự xuất hiện và tác động của ý thức đến vật chất. Tất cả là sai về mặt bản
chất khi giải thích đối với nguồn gốc theo các nghiên cứu khoa học. Với các cơ sở
như thế nào, ý thức phải dựa trên nền tảng của vật chất làm cơ sở. Từ đó mà hình
thành các nhu cầu cao hơn đối với tồn tại của vật chất.
Với định nghĩa vật chất, Lê-nin đã giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học đó là
vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Đó là con
người có thể nhận thức được thế giới khách quan thông qua sự chép lại, chụp lại,
phản ánh của con người đối với thực tại khách quan. Định nghĩa vật chất của Lê-nin
đã tạo cơ sở nền tảng, tiền đề để xây dựng quan niệm duy vật về xã hội.
– Khắc phục hạn chế trong quan điểm đưa ra của các nhà khoa học trước đó:
Định nghĩa này khắc phục tính chất siêu hình, máy móc trong quan niệm về vật chất
của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Khi mà các nội dung trong chủ nghĩa duy vật cũng
chưa đưa ra nguồn gốc, tính chất và dạng tồn tại của vật chất. Cùng với sự tồn tại
độc lập và có trước của vật chất so với ý thức.
Bằng việc chỉ ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất là thuộc tính tồn tại khách
quan. Đã giúp chúng ta phân biệt được sự khác nhau căn bản giữa phạm trù vật chất
với tư cách là phạm trù triết học, khoa học chuyên ngành. Từ đó khắc phục được hạn
chế trong các quan niệm của các nhà triết học trước đó. Cung cấp căn cứ khoa học
để xác định những gì thuộc và không thuộc về vật chất. – Tính đúng đắn.
Bác bỏ quan điểm của chủ nghĩa duy vật (CNDV) tầm thường về vật chất, coi ý thức
là một dạng vật chất. Bởi về bản chất, ý thức có các tồn tại độc lập, với tính chất
riêng. Không thỏa mãn cho khái niệm vật chất được Lênin kết luận.
Định nghĩa này đã liên kết CNDV biện chứng với CNDV lịch sử thành một thể thống
nhất. Khẳng định đối với dạng tồn tại và vận động của vật chất. Vật chất trong tự
nhiên, vật chất trong xã hội đều là những dạng cụ thể của vật chất mà thôi, đều là thực tại khách quan.
3. Mối liên hệ phổ biến Khái niệm:
4. Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 5. Lượng, chất 6. Cái chung, cái riêng
7. Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với Trình độ phát triển của LLSX
8. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
9. Tồn tại XH, ý thức XH, mqh giữa chúng. Tính độc lập tương đối của ý thức XH