Khái niệm về phản biện tổng hợp - Triết học Mac - Lenin | Đại học Văn Lang
Khái niệm về phản biện tổng hợp - Triết học Mac - Lenin | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Preview text:
Nội dung phản biện 1.Nội Dung 1.1 Ưu Điểm: 1.2 Nhược Điểm
Trong cặp phạm trù cái riêng-cái chung Thiếu nội dung
Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một sự vật,
hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
Mối quan hệ giữa biện chứng giữa cái riêng và cái chung:tìm đc nội dung khác nhóm bn
– Cái chung tồn tại trong cái riêng, vì cái chung là một mặt, một thuộc tính của cái riêng,
không có cái chung tồn tại bên ngoài cái riêng và nó liên hệ không tách rời cái đơn nhất.
VD: Không có con “động vật” nào tồn tại bên cạnh con chó, con mèo, con gà cụ
thể. Trong bất cứ trường hợp nào con chó, con mèo, con gà cũng bao hàm trong nó
thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
– Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, giữa cái đơn nhất và cái chung.
(Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất vừa là cái chung; các mặt cá
biệt, không lặp lại của sự vật, hiện tượng đó là biểu hiện cái đơn nhất. Còn các mặt lặp lại ở
nhiều sự vật hiện tượng thì biểu hiện cái chung).
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại
độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.Vì vậy để giải quyết vấn đề riêng không thể bất
chấp cái chung, đặc biệt là cái chung thuộc bản chất, quy luật phổ biến,…
VD: Nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng phong phú là những
cái riêng. Nhưng bất cứ nền kinh tế nào cũng bị chi phối bởi những quy luật chung
như quy luật sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, quy luật biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, Cái riêng là
cái toàn bộ, phong phú đa dạng hơn cái chung; cái chung là cái bộ
phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái
chung và cái đơn nhất còn cái chung biểu thị tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.
– Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái riêng nhưng nó sâu sắc
hơn cái riêng vì cái chung là những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở
nhiều cái riêng cùng loại.
– Cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Trong những
điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau: khi cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung
thì nó thể hiện cái mới ra đời và phát triển, khi cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất thì
nó thể hiện cái cũ, cái lỗi thời cần phải vứt bỏ.
VD: Ban đầu một cá thể riêng biệt có thể có một đặc tính riêng , do điều kiện môi
trường thay đổi và đặc tính riêng biệt đó trở nên phù hợp nên đặc tính đó sẽ được
bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc
tính không phù hợp với điều kiện mới sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
ý nghĩa phương pháp luận: nd khác nhóm bn
- Vì cái chung chỉ toàn tại trong cái riêng , thông qua cái riêng nên khi xây dựng cái chung
chúng ta phải xuất phát từ mỗi cái riêng, đồng thời cũng không xuất phát từ ý muốn chủ quan
của con người.Tráng tuyệt đối hóa cái chung, xa rời cái riêng.
- Vì cái riêng gắn bó chặt chẽ với cái chung .không tồn tại ở bên ngoài mối liên hệ dẫn đến
cái chung cho nên để giải quyết cái riêng cũng phải gắn với cái chung.Tráng tuyệt đói hóa cái
riêng coi thường cái chung , tránh chủ nghĩa cá nhân cực đoan tư tưởng địa pương cục bộ
- Vì cái đơn nhất có thể chuyển hóa thành cái chung và ngược lại nên cần phát hiện tạo điều
kiện cho cái đơn nhất, cái mới cái tiến bộ và tích cực phát triễn, phổ biến thành cái chung .
đồng thời cần hạn chế, đấu tranh loại bỏ thủ tiêu những cái chung đã cũ, lạc hậu, không còn phù hợp
Ý nghĩa vận dụng vào học tập và cuộc sống: nhóm bn ch trình bài
( tìm nội dung phần này nha)
Cặp phạm trù Nguyên nhân kết quả: thiếu nội dung
Nguyên nhân khác với nguyên cớ và điều kiện
Nguyên cớ là khái niệm dùng để chỉ những gì xảy ra trước kết quả, không sinh ra kết quả, có
liên quan không bản chất với kết quả và nằm ngoài sự vật, hiện tượng.
Điều kiện là khái niệm dùng để chỉ sự tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào
nguyên nhân, không tham gia vào kết quả, nhưng để có kết quả thì không thể thiếu nó.
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả: thiếu 1 nd
Mối quan hệ nhân-quả là mối quan hệ mang tính phức tạp:thể hiện là 1 nguyên nhân có thể
sinh ra một hoạt nhiều kết quả và một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.Nguyên
nhân có nhiều loại: cơ bản và ko cơ bản. Bên trong hoặc bên ngoài, chủ yếu và thứ yếu,...
,mỗi loại có vị trí vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. VD:
Ý nghĩa phương pháp luận : tìm đc nd khác nhóm bn
-Trong nhận thức và thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân-quả ,
không được lấy chủ quan thay thế cho quan hệ nhân-quả
Vd: kết quả học tập kém cần phải phân tích nguyên nhân, không nên đỗ lỗi
-Muốn tạo ra kết quả tốt cần phải tạo điều kiện cho những nguyên nhân tích cực, phù hợp, ra đời của kết quả
Vd:Muốn có 1 vụ mùa bộ thu cần phải dựa vào điều kiện đất nước,...phù hợp, lựa chọn giống tốt , chống sâu bệnh...
-Vì một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả và ngược lại nên trong nhận thức và thực
tiễn cần phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện và lịch sử- cụ thể trong phân tích giải quyết và
vận dụng mối quan hệ nhân-quả, tập trung giải quyết những nguyên nhân cơ bản, bên trong,
chủ yếu tác động trực tiếp tới sự ra đời của kết quả.
Vd: Ở địa phương nào đó do hạn chế trong phát triển KT-XH cần đánh giá toàn diện các
nguyên nhân , thấy nguyên nhân chủ yếu bên trong...
-Vì kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân nên cần làm tốt công tác tổng kết đánh giá rút
kinh nghiệm, phát huy những kết quả tích cực
Vd: Hiện nay coog cuộc đổi mới đất nước đạt nhiều thành tựu , chính điều này đã tác động
tích cực lại những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó như kinh tế, chính trị phát triển,...
Ý nghĩa trong học tập và cuộc sống: bổ sung thêm ý thấy nhóm bn làm hơi thiếu ý nha..
Ý nghĩa vận dụng cặp phạm trù trong học tập vài cuộc sống
1. Giúp cho con người nâng cao năng lực tư duy,phân tích và đưa ra các nguyên nhân để
dẫn đến kết quả hợp lý.
2. Luôn tiếp nhận kiến thức một cách khoa học và sáng tạo.Tư duy biện chứng sẽ giúp
học sinh có cái nhìn toàn diện,biết phân biệt đúng,sai chỉ ra nguyên nhân sai,khẳng
định và phát triển tri thức đúng
3. Xóa bỏ đi những tư duy siêu hình, cứng nhắc,bảo thủ,trì trệu,..
Vai trò của triết học Mác - Lênin trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay: Thứ nhất
Triết học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận,
nhân sinh quan, hệ thống giá trị văn hóa nhân văn cho sinh viên. Nó như một “la bàn” giúp
chúng ta có thể định hướng tính tích cực xã hội và chính trị của mình vào mục đích xây dựng, sáng tạo. Thứ hai
Thế giới quan là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. Là
thấu kính mà qua đó con người có thể xác định mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn
cách thức đạt mục đích đó. Triết học đem lại cho sinh viên tri thức về các mối quan hệ xã hội,
về bản chất, chức năng của nhà nước, của pháp luật, về mục đích tồn tại của con người, về cái
thiện và cái ác, về mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước và xã hội, về tự do và trách nhiệm…
Vì vậy, triết học có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển
nhân cách của sinh viên.
Giáo dục triết học Mác - Lênin còn góp phần xây dựng nhân sinh quan, cộng sản chủ
nghĩa cho sinh viên, xây dựng trong họ những quan niệm đúng đắn về cuộc đời, về ý nghĩa và
mục đích của cuộc sống. Cụ thể là triết học Mác - Lênin giúp sinh viên hiểu được mục đích
cao nhất của con người là xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong đó,
mọi người đều có một cuộc sống đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là một xã hội mà "sự
phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".
Giáo dục triết học Mác - Lênin góp phần xây dựng lý tưởng cộng sản cho các thế hệ sinh
viên Việt Nam. Lý tưởng giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách sinh
viên. Vì lý tưởng là mục đích cao đẹp nhất, tạo ra nghị lực giúp con người vượt qua mọi
thách thức đạt đến mục tiêu đề ra. Sinh viên khi tiếp nhận những tri thức khoa học Mác -
Lênin sẽ tìm kiếm được sức mạnh từ chính bản thân tri thức ấy để tự mình vươn lên, bồi
dưỡng lý tưởng cộng sản, tin tưởng vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Có niềm tin, có
hoài bão, sinh viên tất có ý chí thực hiện lý tưởng. Giúp sinh viên có tinh thần đấu tranh với
những hành vi lệch chuẩn của một bộ phận sinh viên sống thiếu trách nhiệm, mất phương
hướng, lòng tin, sa đà vào cuộc sống hưởng thụ, thực dụng chỉ nghĩ đến lợi ích riêng mình,
vô cảm với lợi ích của đồng loại, của dân tộc.
Do vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần tránh cả hai thái cực sai lầm:
Xem thường triết học sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với những biện pháp cụ
thể nhất thời, đi đến chỗ mất phương hướng, thiếu nhìn xa trông rộng, thiếu chủ động và sáng tạo trong công tác.
Tuyệt đối hóa vai trò của triết học sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng một cách máy
móc những nguyên lý, những quy luật vào từng trường hợp riêng mà không tính đến tình
hình cụ thể trong từng trường hợp riêng và kết quả là dễ bị vấp váp, thất bại.
Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng để phòng và chống chủ nghĩa chủ
quan, tránh phương pháp tư duy siêu hình, đó vừa là kết quả vừa là mụcđích trực tiếp của việc nghiên
cứu lý luận triết học nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng.
Vai trò của triết học Mác Lê-nin đối với mỗi cá nhân ?
Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hình thành thế
giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luận mới, những thành tựu KH-CN
của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư
tưởng lạc hậu, phản động.
Hiểu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, có cách nhìn xa
trông rộng, chủ động sáng tạo trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nôn
nóng đốt cháy giai đoạn và các sai lầm khác.
Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp sinh viên có động cơ học tập đúng đắn, thái
độ nghiêm túc trong rèn luyện đạo đức công dân, ý thức nghề nghiệp của người lao động tương lai.
Để đạt được mục đích đó người học cần chú ý liên hệ từng nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học
tập, rèn luyện từng bước vận dụng vào đời sống, xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
BỔ SUNG MQH GIỮA CÁI CHUNG VÀ RIÊNG
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn
cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có
cái đơn nhất. Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối
liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với
cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
Triết học Mác-Lenin đặt ra và giải quyết câu hỏi: Cái riêng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian có
hạn, vậy thì cái chung có tồn tại vĩnh viễn, vô hạn trong thời gian không?
Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ
không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại.
Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn
tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.