Khái niện Áp lực học tập | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Khái niện Áp lực học tập | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40420603
1.2.3.1. Sức ép học tập a.
Khái niệm Sức ép học tập là trạng thái tâm lý nảy sinh do áplực từ chính
bản thân, sự kỳ vọng trong học tập từ phía gia đình, nhà trường và xã hội. Sức ép
học tập ở mức độ vừa phải sẽ làm tăng tính tích cực hoạt động, thúc đẩy khả năng
giải quyết vấn đề trước những khó khăn thử thách trong học tập. Tuy nhiên, sức
ép học tập ở mức độ cao sẽ gây nên mệt mỏi, chán nản, sợ hãi, ảnh hưởng tiêu
cực tới hoạt động học tập và cuộc sống của học sinh. b.
Các kết quả nghiên cứu về sức ép học tập của học sinh
Nghiên cứu của Viện Tâm lý học Việt Nam tiến hành trên 270 phụ huynh
có con đang học lớp 3 và lớp 4 tại các trường Tiểu học đóng trên địa bàn Hà Nội
cho thấy học sinh Tiểu học chịu áp lực quá lớn về sức ép học hành: Trẻ phải học
quá nhiều môn học, học trước chương trình, lịch học hè kín mít,...
Kết quả nghiên cứu cũng cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới áp lực này là
do mức độ kì vọng quá cao của cha mẹ đối với con cái. Kết quả nghiên cứu của
các nhà tâm lý - giáo dục thuộc trường Đại học Sư phạm Đại học Huế trên 160
học sinh lớp 12 trường Trung học phổ thông Quốc học Huế cho thấy, hầu hết học
sinh lớp 12 đều trải nghiệm stress trong học tập ở mức độ tương đối cao: hơn 80%
học sinh đều ở mức độ từ “khá căng thẳng” đến “căng thẳng rất nhiều” vì những
tác nhân như khối lượng kiến thức cần tiếp thu lớn, lịch học dày đặc, nhiệm vụ
học tập quá nhiều, không có đủ thời gian để ôn tập và củng cố kiến thức đã học,
các kỳ kiểm tra/ kỳ thi. Đặc biệt, có tới 93% học sinh cho rằng họ căng thẳng vì
khối lượng kiến thức cần tiếp thu quá lớn.
Nghiên cứu “Đánh giá tác động của áp lực học tập đến sức khỏe tâm thần
của học sinh bậc Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh” với khảo sát
từ 270 học sinh đến từ 3 trường Trung học phổ thông của nhóm tác giả trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Gần
60% học sinh đánh giá chương trình học nặng so với khả năng của các em. Gần lOMoAR cPSD| 40420603
90% học sinh cảm thấy căng thẳng vì thời gian dành cho việc học quá nhiều, trong
đó mức độ rất căng thẳng chiếm trên 49%. Bên cạnh việc học chính khóa ở trường,
ở nhà các em còn học thêm với trên 43% số em học 1 - 2 buổi, trên 46% học từ 3
- 4 buổi; 6,29% số em học trên 5 buổi/tuần. Chỉ một tỉ lệ rất nhỏ (3,74%) trả lời
không tham gia học thêm. Đặc biệt, học sinh ở trường chuyên cảm nhận áp lực
cao hơn học sinh trường không chuyên.
Trả lời câu hỏi “Yếu tố nào ảnh hưởng đến căng thẳng của học sinh?”, có
đến 65,5% học sinh được khảo sát cho biết nguyên nhân từ học hành và 78,5% từ
việc thi cử. Đây là những con số được đưa ra trong báo cáo tại Hội thảo Tâm lý
học đường Quốc tế lần thứ VI được tổ chức từ ngày 31/7 - 2/8/2018 tại Đại học
Sư phạm Hà Nội. Theo các nhà tâm lý học có 2 nguyên nhân chính dẫn đến rối
nhiễm tâm lý tuổi học đường. Thứ nhất là nhóm nguyên nhân nội sinh do yếu tố
di truyền, nhưng nguyên nhân này chỉ chiếm tỷ lệ 1,2-3%. Dạng nguyên nhân thứ
2 là do các yếu tố ngoại sinh như những sang chấn tâm lý, sức ép học tập, các kỳ
thi,... Theo thống kê, cứ 10 trẻ đến tư vấn và điều trị các chứng rối nhiễu tâm lý
thì có đến 7-8 em có căn nguyên từ học đường.
Một công trình nghiên cứu toàn cầu với chủ đề “Hãy để trẻ tự do vui chơi”
của hai giáo sư tiến sĩ Jerome Singer và Dorothy G.Singer thuộc khoa tâm lý
trường Đại học Yale (Mỹ) vừa thực hiện trong năm 2007 trên 11 nước trong đó
có Mỹ, Anh, Pháp, Argentina, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Nam Phi và Việt Nam:
Khảo sát trực tiếp 1.650 bà mẹ có con dưới 12 tuổi về vấn đề “tự do vui
chơi” của con mình, có 91% bà mẹ Việt Nam tiết lộ phần lớn thời gian con họ gắn
với tivi (tỷ lệ này của thế giới là 71%). Chỉ có 4% cho rằng con mình có tham gia
vào các trò chơi vận động (trên thế giới là 22%). Còn những hoạt động ngoài trời
như khám phá thiên nhiên, chơi trò chơi tưởng tượng, sáng tạo cũng chỉ đạt tỷ lệ
rất thấp từ 5-6%. Rõ ràng trẻ em Việt Nam rất ít được tự do vui chơi, bị áp lực lOMoAR cPSD| 40420603
học hành căng thẳng, rất cần báo động đến các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục thuộc bộ, ngành liên quan. ... c. Biểu hiện -
Biểu hiện ở trường: Mệt mỏi trong lớp, ngủ gật, lơ đễnh,và
kết quả học tập thấp hơn so với những năm trước. -
Dấu hiệu về cảm xúc: Các em cảm thấy tức giận, tiếcnuối, thất
vọng và hụt hẫng khi nhận được điểm thi không như mong muốn hoặc nhận
xét không tích cực từ giáo viên. Các em cảm thấy thua kém và ghen tị do
cạnh tranh với bạn bè. Các em lo lắng và xấu hổ khi phải thông báo điểm
thi không như kì vọng của mình cho cha mẹ. Các em cảm thấy muốn bỏ học, bi quan, chán nản. -
Các dấu hiệu về thể chất: hay than vãn, khóc, chán ăn,ngủ
kém, gặp ác mộng, đau đầu, ngất, đau bụng, nôn ói… -
Đến mùa thi, đa phần học sinh phải chịu nhiều áp lựctâm lý.
Do khối lượng bài vở quá nhiều, thức khuya nên các em thường có những
biểu hiện mệt mỏi, lo âu,... Tình trạng này ổn định trở lại khi kết thức kỳ
thi thì đó chỉ là lo âu sinh lý (bình thường). Nhưng có nhiều em do căng
thẳng quá mức, dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, tâm thần. Biểu hiện
thường xuyên của bệnh là tình trạng kém ăn, mất ngủ, đau đầu, dễ cáu gắt,
lo âu, trầm cảm,... kèm theo đó là việc học tập bị giảm sút. Nghiêm trọng
hơn là những trường hợp có biểu hiện loạn thần, như: nói năng lung tung,
khóc cười vô cớ, hoảng sợ, trầm ngâm, ít tiếp xúc với mọi người... thậm
chí có em còn có ý định tự tử. -
Hai câu chuyện được kể lại từ Viện Sức khỏe tâm thần: Em
Nguyễn Thị Đ. (14 tuổi, Hà Nội) học rất giỏi, nhìn con miệt mài học tập
bố mẹ luôn lấy em làm tấm gương sáng cho mọi người trong gia đình. Tuy lOMoAR cPSD| 40420603
nhiên, 2 năm trở lại đây, gia đình thấy em bỗng trở nên xa lánh mọi người,
không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, thường khép nép khi mọi
người nói chuyện về em hay việc học tập của em. Em lơ là và không muốn
học nữa, em sợ đi học, mở sách ra là em thấy như bị áp lực đè lên người
nên hay bị đau đầu, bố mẹ động viên thì em bực tức khóc lóc. Kết quả học
tập những năm gần đây giảm sút. Ban đầu, gia đình cho đó là sự thay đổi
của tuổi học trò, nhưng đến khi thấy em không muốn đến trường nữa thì
bố mẹ mới hoảng hốt đưa con đến Viện.
Em Lê Ngọc Q. (20 tuổi, Thanh Hóa) cũng đang được điều trị tại Viện Sức
khỏe tâm thần. Sau khi học xong phổ thông, em có nguyện vọng tu luyện nước
ngoài. Do mong muốn của em quá mãnh liệt mà bản thân không đáp ứng được
nên em đã bị rối loạn lo âu: Sợ hãi việc học, lúc nào cũng lo lắng, bồn chồn, rối
loạn giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cảm giác mệt mỏi "kiệt
sức", khó tập trung, đầu óc như trống rỗng, tính tình thay đổi, căng cơ,… d. Ảnh hưởng -
Nổi lên trong nhiều nghiên cứu như một yếu tố rủi ro cơbản
cho sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên là sức ép
học tập. Sức ép học tập là một yếu tố nguy cơ đối với cả trầm cảm và tự tử ở học sinh. -
Áp lực học tập càng khiến các em khó hoàn thành
nhữngnhiệm vụ học tập được giao, kết quả học tập giảm sút. -
Sức khỏe thể chất giảm sút dẫn đến các em không đủsức để học tập, vui chơi. -
Một nghiên cứu xã hội học cho thấy vào mùa thi có đến15%
số các học trò có các biểu hiện rối loạn về cảm xúc cần được tư vấn và điều
trị. Mới đây một nghiên cứu của các nhà tâm thần trên 5 trường học lớn tại
Hà Nội, tỷ lệ trẻ có nguy cơ rối loạn cảm xúc là 5%, trong đó 2% số học lOMoAR cPSD| 40420603
sinh cần điều trị tại các cơ sở y tế. Đó là những con số đáng báo động về
tình trạng rối loạn cảm xúc và loạn thần do áp lực thi cử tuổi thanh thiếu
niên. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân trẻ rối loạn cảm
xúc sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, cụ thể là bệnh tâm thần. e. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan:
+ Các em đặt ra những mục tiêu quá cao dẫn đến tự tạo áp lực học tập lớn cho bản thân.
+ Bản thân các em không có hứng thú học tập, chưa tích cực, chủ động trong học tập
+ Các em không tự tin vào bản thân, kiến thức bị hạn chế.
+ Nhiều em tự tạo áp lực cho mình do không biết cách sắp xếp, phân bổ
thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý. Chẳng hạn như có nhiều em đển gần đến
ngày thi mới học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Thậm
chí, có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình ghi nhớ bị giảm sút. Một số
em lại không chú ý đến việc bổ sung chất dinh dưỡng mà lại sử dụng quá nhiều
các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,... Từ đó, có thể dẫn đến tình trạng rối
loạn lo âu, rối loạn tâm lý trong thời gian ôn thi. Thậm chí, tình trạng bệnh có thể
kéo dài dù các em đã hoàn thành xong kỳ thi (do tâm lý lo lắng khi làm bài thi
không tốt, sợ thi rớt,...). - Nguyên nhân khách quan:
+ Chương trình học quá tải, nhồi nhét kiến thức, khai thác năng lực ghi nhớ
hơn là sáng tạo. Nhiều môn học xa rời thực tế, xa rời cuộc sống nên học sinh thấy chán nản.
+ Tình trạng dạy thêm, học thêm khiến học sinh phải học thêm giờ, học
nhiều, thi nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Ngay từ khi còn đang học mẫu lOMoAR cPSD| 40420603
giáo, trẻ đã phải học quá nhiều môn: học vẽ, học nhạc, học chữ,... Việc học trước
chương trình hiện nay đang trở thành phổ biến đối với học sinh ở các thành phố
lớn. Dịp hè, thay vì nghỉ ngơi thì lại là dịp chạy đua đối với con trẻ bởi lịch học hè kín mít.
+ Áp lực thành tích từ phía nhà trường muốn học sinh đạt kết quả cao để
không ảnh hưởng đến chỉ tiêu, kế hoạch thi đua, khiến thầy cô chỉ tập trung vào
việc dạy kiến thức, tăng cường kiểm tra việc học, bồi dưỡng học sinh có khả năng,
phê bình các em học yếu trước lớp,...
+ Áp lực từ phía gia đình muốn trẻ phải thể hiện xuất sắc ở trường. Cha mẹ
đặt kỳ vọng cao vào trẻ, muốn các em học lên đại học và đạt điểm cao trong các
bài kiểm tra, tỏ ra thất vọng, so sánh với các anh chị em trong gia đình khi các em
không đạt được những kỳ vọng đó. Việc phải học tập theo mong muốn của các
bậc phụ huynh khiến các em không có hứng thú học, rất dễ dẫn đến các hành động
phản kháng, các hành động quá khích. Nhiều bậc cha mẹ luôn kêu ca về chương
trình học tập của con tại nhà trường là quá tải, quá vất vả, nhưng lại bắt ép con
em mình phải học mọi lúc, mọi nơi bất kể ngày thường hay ngày nghỉ. Nhiều em
thường bị cha mẹ nhiếc móc, la mắng mỉa mai vì điểm số học tập không được cao
như ý muốn của cha mẹ.
Nhiều bậc phụ huynh biết rất rõ mình đang tạo áp lực cho con nhưng họ
vẫn cho rằng không thể làm khác được vì sợ con thiệt thòi, thua kém bạn bè. Để
khắc phục tình trạng trên, trước khi kêu gọi những thay đổi từ phía nội dung,
chương trình, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá của nhà trường thì
hơn ai hết, các bậc phụ huynh phải thay đổi quan niệm, nhận thức về vấn đề này.