Khái quát chung về tâm lí học | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Khái quát chung về tâm lí học | Đại học Sư Phạm Hà Nội  với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

 

lOMoARcPSD| 40420603
ĐỀ CƯƠNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM Câu 1: Khái niệm giao tiếp sư
phạm
Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người
trao đôi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hướng tác động qua lại với
nhau.
Khái niệm giao tiếp sư phạm:
Theo nghĩa rộng: Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao đổi
thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập nên mối quan hệ đa chiều
giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để cùng thực hiện mục
đích giáo dục.
Theo nghĩa hẹp: Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng
giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng, kỹ xảo
nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
VD: Trong giờ dạy môn Giáo dục công dân của cô Hương, cả lớp 9C tỏ rõ thái độ chống đối, bất
hợp tác. đã đưa ra một số tình huống câu hỏi gợi mở nhưng không học sinh nào giơ tay
phát biểu. Cô chỉ định em Trung trả lời thì em nói: “Em không biết ạ.” và ngồi phịch xuống, còn
cả lớp thì cười rúc rích. Nếu là người giáo viên trong tình huống này, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Bài làm: Nếu là giáo viên trong tình huống này em sẽ giữ thái độ bình tĩnh và cư sử một cách nhẹ
nhàng và nói với các em là chắc do bài này hơi khó nên các em không biết làm đúng không? Vậy
thì cô sẽ gợi ý cho cả lớp mình nhé. Sau khi e gợi ý cả lớp không bạn nào trả lời được thì e sẽ trả
lời luôn câu hỏi đó. Đến cuối giờ thì em sẽ hỏi học sinh là tại sao lại có thái độ như vậy và tâm
sự với học sinh. Nếu cô có giảng dạy hay có phương pháp cô giảng không hiểu thì các em cứ nói
để cô sửa và để cô và các em cùng phát triển hơn nhé.
=) Kết luận sư phạm:
Nếu muốn có một giờ học không nhàm chán giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học và cách
truyền dạy kiến thức để các em có thể tiếp thu một cách không hời hợt.
Quan tâm đến các em học sinh hơn để biết lý do tại sao các em không chịu học môn của mình.
Trong giao tiếp giáo viên cần khai thác những ước muốn hay đam mê của các em để có thể áp
dụng cách dạy học một cách hợp lý
Câu 2: Đặc trưng của giao tiếp sư phạm :
- Giao tiếp sư phạm mang tính chuẩn mực (mẫu mực).
Tính chuẩn mực là một tất yếu trong giao tiếp sư phạm. Khi giảng bài, khi đánh giá học sinh và
khi gặp gỡ trò chuyện với học sinh, thầy luôn phải có sự mẫu mực, thống nhất giữa lời nói với
việc làm... phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên chú yếu tác động đến học sinh bằng tình cảm.
+) Giáo viên tác động bằng tình cảm của mình.
lOMoARcPSD| 40420603
+) Giáo viên tác động tới mặt tình cảm của học sinh. Các loại giao tiếp khác đòi hỏi cả lí và tình
hoặc thiên về lí, thậm chí chi có lí (nguyên tắc).
- Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên tác động đến học sinh bằng nhân cách của mình.
+) Giáo viên dùng nhân cách của mình làm công cụ tác động. Hiệu quả tác động bằng lời nói hay
hành động tới học sinh do nhán cách của giáo viên quy định.
+) Giáo viên không thể giáo dục một phẩm chất nào đó cho học sinh mà bản thân họ chưa có.
- Giao liếp sư phạm là giao tiếp xã hội được xã hội thừa nhận và tôn trọng.
+) Giao tiếp sư phạm diễn ra trong mỏi trường sư phạm - an toàn, lành mạnh.
+) Nhà nước và xã hội đều tôn trọng ngiròi thầy giáo.
Câu 3: Chức năng của giao tiếp sư phạm:
Chức năng trao đổi thông tin
Thông tin trong giao tiếp sư phạm trước hết là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các giá trị... mà
thầy giáo truyền đạt đến học sinh. Đó là nội dung bài học, món học, cách học..., hay nói rộng
hon, đó là kinh nghiệm xã hội lịch sử mà mỗi người đến trường cần được lĩnh hội để sống bình
thường trong xã hội. Để lĩnh hội được, học sinh phải thông qua giao tiếp với thầy giáo, với bạn
bè... Quá trình đó xét về chức năng của nó là quá trình giáo dục. Như vậy, qua giao tiếp sư phạm,
học sinh tiếp thu được tri thức của nhân loại để hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và trên ca
sở tri thức đó mà phát triển nền vãn hoá xã hội. Thông tin trong giao tiếp sư phạm còn là những
cảm xúc, là thế giới tâm hồn của những người tham gia giao tiếp. Mỗi con người là một thê giới
tâm hồn chứa đựng cảm xúc.
Chức năng tri giác lẫn nhau
Giao tiếp sư phạm luôn diễn ra sự nhận thức và hiểu biết nhau giữa giáo viên và học sinh. Đặc
tính quan trọng của tri giác lẫn nhau không chỉ là nhận thức về đối tượng giao tiếp mà còn nhận
thức được chính bản thân trong mối quan hệ đó. Tri giác lẫn nhau diễn ra trong suốt quá trình
giao tiếp, giúp mỗi người thu thập thông tin cả cảm tính (tư thế, tác phong, ánh mắt, nụ cười,
trang phục...) lẫn lí tính (phẩm chất, tính cách, tình cảm...) của đối tượng giao tiếp. Trong quá
trình giao tiếp sư phạm, giáo viên và học sinh hiểu biết lẫn nhau bằng cách cùng chia sẻ cảm xúc
của mình đối với những xúc động mạnh của người kia, bằng con đường đồng nhất hoá bản thân
mình vói người kia và bằng biện pháp suy nghĩ về người kia. Nhờ tri giác lẫn nhau mà giáo viên
hiểu rõ học sinh của mình hơn, chất lượng quan hệ cũng như hiệu quả của tác động giáo dục
nâng cao hơn. Tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm là một hình thức tri giác liên nhân cách.
Chức năng đánh giá lẫn nhau
Cùng với sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau trong quá trìrứi giao tiếp, con ngưòi luôn có sự đánh
giá lẫn nhau trên cơ sở định hướng giá trị của mình. Kết quả của nó ảnh hướng quyết định tới
tiến trình cũng như hiệu quả của quá trình giao tiếp. Chẳng hạn, từ chỗ hiểu nhầm dẫn đến đánh
giá sai về học sinh, giáo viên có thể căng thẳng trong cu xử với các em, và tất nhiên, giáo viên sẽ
lOMoARcPSD| 40420603
hứng chịu phản ứng có thể là trực tiếp hoặc ngấm ngầm không lấy gì là tốt đẹp tù phía học sinh,
thậm chí có thể phá vỡ quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh.
Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau
Mỗi người tham gia giao tiếp quan hệ vói người cùng giao tiếp với mình như là chủ thể có tâm
lí, ý thức. Nếu trong hoạt động thực tiễn có đối tượng, kết quả là vật chất (đối tượng được cải
tạo), thì trong giao tiếp kết quả trước hết liên quan đến những thay đổi này hay khác trong ý
thức, hành vi và phẩm chất của những người giao tiếp. Mỗi thành viên tham gia giao tiếp có thể
có kế hoạch nào đó, nhưng trong quá trìrứi giao tiếp trên thực tế có thể diễn ra khác với dự kiến
của kế hoạch cá nhân. Trong quá trình giao tiếp, các kế hoạch cá nhân được biến đổi và có thể
tạo ra một kế hoạch chung nào đó năng động hon, hoặc ngược lại, bất đồng hon. Như vậy, giao
tiếp dẫn đến sự thay đổi không chí là tư tưởng mà còn thay đổi cả chức năng tâm lí, trạng thái,
thuộc tính tâm lí của những người giao tiếp. Trong giao tiếp sư phạm, với chức năng xã hội là
người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhận thức cũng như quá trình hình thành nhân
cách của học sinh, giáo viên có ảnh hường vô cùng lớn tới học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi.
Tuy nhiên trong quá trình này, giáo viên củng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía học sinh (liên
hệ ngược). Một khía cạnh đặc biệt lưu ý là, giữa học sinh vói học sinh cũng có ảnh hưởng lẫn
nhau rất lớn trong quá trình các em giao tiếp với nhau (học thầy không tày học bạn).
Chức năng điều khiển hoạt động nhóm
Giao tiếp luôn mang ý nghĩa xã hội, đó là giao tiếp đảm bảo tổ chức mọi người tiến hành hoạt
động chung, đảm bảo cho sự liên hệ qua lại của họ. Đặc điểm cơ bản của chức năng này thể hiện
ở chỗ chính quá trình giao tiếp là quá trình trao đổi các ý đồ, tư tưởng, biểu tượng... Sự thống
nhất các ý đồ, tư tưởng... sẽ điều khiển hoạt động chung của nhóm, cộng đồng. Trong giao tiếp
sư phạm, sự thống nhất các ý đồ, tư tưởng... giữa giáo viên và học sinh là điều kiện lí tưởng đảm
bảo hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục, và điều này pliụ thuộc phần lớn vào nâng lực giao
tiếp của người giáo viên. Thông qua giao tiếp, giáo viên tổ chức các mối quan hệ, các tưcmg tác
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học
sinh - đó là khía cạnh bản chất của phương pháp dạy học tích cực.
Câu 4: Vai trò của giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm có vai trò đặc biệt to lớn đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Đối với sự
phát triển xã hội, giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đối với sự phát
triển cá nhân, giao tiếp là nguồn gốc, điều kiện và động lực để tâm lí, nhân cách phát triển. Cùng
với hoạt động, giao tiếp cũng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển nhân cách cá nhân
Giao tiếp sư phạm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và trong việc
hình thành nhân cách người giáo viên, nhân cách học sinh nói riêng * Đối với hoạt động sư
phạm:
- Giao tiếp sư phạm không chỉ là công cụ, phương tiện, điều kiện của hoạt động sư phạm,
mà cònlà bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm
- Giao tiếp sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm và là bản chất của quá trinh sư
phạm. Không có giao tiếp thì hoạt động sư phạm sẽ không thể diễn ra. Nếu coi hoạt động sư
lOMoARcPSD| 40420603
phạm với ba mục đích chính là: giảng dạy, giao dục và phát triển nhân cách, thì giao tiếp sư
phạm có vai trò:
+ Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giảng dạy, vì giao tiếp sư phạm đảm bảo sự tiếp xúc
tâm lí giữa giao viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, hình thanh động cơ tích cực học tập,
tạo bầu không khí tâm lí tập thể trong quá trình học tập. Quá trình dạy học sẽ không diễn ra nếu
không thông qua giao tiếp. Thực chất dạy học cũng là quá trình giao tiếp sư phạm giữa giáo viên
với học sinh và giữa học sinh với nhau theo mục đích định trước
+ Là sự đảm bảo tâm lí-xã hội cho quá trình giao tiếp, vì nhờ giao tiếp sư phạm mà hình thanh
được mối quan hệ giáo dục, tạo nên khuôn mẫu của lối sống, ảnh hưởng tới sự hình thanh, định
hướng, chuẩn mực, phong cách giáo viên học sinh sống của cá nhân thông qua sự tiếp xúc tâm lí
giữa giáo viên và học sinh. Giao tiếp sư phạm phải bảo đảm cho kết quả của hoạt động học tập,
khắc phục trở ngại tâm lí, hình thành các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể học sinh
+ Là phương pháp tổ chức mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh đảm bảo cho việc dạy
học và giáo dục có hiệu quả. Bởi vì, gtsp đã tạo ra hòan cảnh, tinh huống tâm lí, kích thích việc
tự học và tự giáo dục học sinh, khắc phục các yếu tố tâm lí kìm hãm sự phát triển nhân cách
trong quá trình giao tiếp như: thiếu tự tin, lúng túng trong giao tiếp,…
Như vậy, gtsp không phải là công cụ, phương tiện hay điều kiện để thực hiện mục đích sư
phạm mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là một thành phần chủ đạo trong cấu
trúc năng lực của người gv, góp phần tạo nên đặc trưng nhân cách của họ * Đối với người
giáo viên:
- GTSP là một thành phần trong cấu trúc nhân cách của người gv tạo nên đặc trưng cho nhân
cách của họ. GTSP có vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm của người gv, là
phương tiện thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giao dục và phát triển nhân cách cho học sinh
- Thông qua GTSP, nhà giáo mới tổ chức được hoạt động của mình, đồng thời GTSP cũng là
công cụ thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giao tiếp giữa thầy, cô giao trong nhà
trường
- Nhờ có GTSP mà nhà giáo dục đã đi sâu vào thế giới tinh thầnn của học sinh, thiết lập được
mối quan hệ gắn bó đối với học sinh, kích thích học sinh tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi
hoạt động giao tiếp để trở thành những nhân cách có ích cho xã hội và tự hòan thiện bản thân
- Trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển nhân cách, GTSP tạo ra các hoàn cảnh tâm lí kích
thíchviệc hoàn thiện bản thân và tự giao dục nhân cách. GTSP giữ một vị trí hết sức quan trọng
và nổi bật trong cấu trúc năng lực của sư phạm, trong dạy học và giáo dục * Đối với học sinh:
- GTSP có vai trò đặc biệt với học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách học sinh. GTSP sẽ tạo
racác mối quan hệ của học sinh. Thông qua việc hình thanh các mối quan hệ để học sinh phát
triển nhân cách, để điều chỉnh, điều khiển hành vi của bản thân, thay đổi những nhận thức, thái
độ, hành vi không phù hợp. GTSP là một khâu quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh và tập thể học sinh
lOMoARcPSD| 40420603
- GTSP là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa giáo viên với tập thể học sinh mà nội dung cơ bản là
trao đổi thông tin để tiến hành hoạt động giáo dục và học tập, việc tổ chức mối quan hệ lẫn
nhau, qua đó xây dựng và phát triển nhân cách của học sinh
- Ngoài ra, GTSP còn là một thành tố trong nội dung giáo dục. Chúng ta cần phải dạy cho học
sinh cả nghệ thuật giao tiếp. Nghệ thuật giao tiếp là điều kiện thành công của mỗi cá nhân
GTSP có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. Thông qua
GTSP, nhà giáo dục truyền đạt những tri thức khoa học, kinh nghiệm, trải nghiệm,… của mình
cho học sinh, người được giáo dục thì lĩnh hội tiếp thu tri thức, kinh nghiệm chuẩn mực đạo đức
để hình thành, phát triển tâm lí nhân cách cho chính minh. Qua trao đổi thông tin giữa nhà giáo
dục và người học đã giúp cho nhiều học sinh hình thành các phẩm chất của nhân cách như: ý
thức, trách nhiệm, tôn trọng tập thể, lòng tự trọng,…
Câu 5 : Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Những nguyên tắc chung :
Trong bất cứ lĩnh vực nào, khi giao tiếp, chúng ta cũng đều phải tuân theo một số nguyên tắc cơ
bán sau:
- Tính khoa học: nội dung, hình thức, phương pháp phải phù họp với mục đích, tính chất quá
trình giao tiếp.
- Tính đạo đức: quý trọng, tin tưởng, chia sẻ, tự trọng, khiêm tốn...
- Tính thẩm mĩ; đẹp, duyên...
- Tính dân tộc: thể hiện tâm lí dân tộc, bản sắc, tính cách dân tộcNhững nguyên tắc cụ thể:
a. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp là phải coi học sinh là một cá nhân, một con người và
đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, nhận thức,… với từng đặc điểm tâm lí riêng, bình
đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội.
- Học sinh đang hình thành và phát triển nhân cách, các em là chủ thể hoạt động tích cực, có đặc
điểm nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng (chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình) -
giáo viên không nên áp đặt, ép buộc các em phải tuân theo ý kiến thầy cô một cách máy móc.
duy ý chí.
Tôn trọng nhân cách học sinh được biểu hiện rất phong phú và đa dạng ớ các tình huống giao
tiếp sư phạm khác nhau.
- Tôn trọng nhận cách học sinh, được thể hiện ở chỗ: Biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình
bày ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng cúa mình...; không ngắt lời bằng các cử chỉ, điệu bộ như
phẩy tay, xem đồng hồ hoặc ngoảnh mặt đi chỗ khác với vẻ mặt khó chịu khi học sinh trình
bày; thường các em khó nói, khó diễn đạt, nên gợi ý nhẹ nhàng nếu thấy cần thiết hoặc biểu
hiện thái độ khích lệ, động viên các em nói được suy nghĩ, mong muốn cứa mình.
lOMoARcPSD| 40420603
- Tôn trọng nhân cách của các em, thể hiện rõ nhất qua hành vi, ngôn ngữ. Bất luận trong trường
họp nào, cũng không nên dùng những từ, câu xúc phạm đến nhân cách các em (ngay cả lúc bực
tức hoặc các em có sai lầm khuyết điểm trầm trọng), nhất là trước lóp học, nơi đông người, ví
dụ sỉ vả học sinh là ngu, dốt... - Tôn trọng các em còn thể hiện ở trang phục gọn gàng, sạch sẽ
và lịch sự. Quần áo lôi thôi, luộm thuộm, không sạch sẽ cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng học
sinh. b. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp
Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp sư phạm có nghĩa là nhân cách của người giáo viên luôn
luôn phải mẫu mực, có sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Thể hiện:
- Ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, trang phục của giáo viên thể hiện sự chuấn mực, làm gương
sáng cho học sinh noi theo ở mọi lúc, mọi nơi.
- Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau.
Để thể hiện được tính mô phạm trong giao tiếp, mỗi giáo viên phải ý thức rõ được vị trí, trách
nhiệm của mình trong nghề nghiệp, tích cực phấn đấu toàn diện về chuyên môn và lối sống, luôn
làm chủ được bản thân mình.
c. Có thiện chí trong giao tiếp
Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của thầy cô giáo đôi với học sinh, thể hiện ở sự yêu
thương, tin tưởng các em, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các em tích cực hoàn thành
tốt nhiệm vụ trong học tập và trong các hoạt động khác ờ nhà trường.
Thiện ý của giáo viên với học sinh thể hiện;
- Trong giao tiếp, giáo viên luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, chuẩn bị kĩ giáo án,
hướng dẫn các em tiếp thu tri thức bàng tất cả khả năng và lòng nhiệt tình của mình.
- Tin tưởng học sinh, khích lệ động viên các em. Không được định kiến với học sinh. Cho dù học
sinh có yếu kém thực sự về năng lực hay đạo đức thì cũng luôn nghĩ đó là tính cách chưa hoàn
thiện, được yêu thưong giúp đỡ, nhất định các em sẽ trở thành người tốt.
- Đánh giá, nhận xét bài làm của các em phải thực sự công bằng, khách quan, khích lệ, động viên
những em giỏi vươn lên, những học sinh trung bình và yếu cố gắng hết sức. Giáo viên có thể
cho điểm lẻ ở bài, ghi điểm chẵn vào sổ và công khai cho các em biết. Lời phê trong bài phải cô
đọng, súc tích; thể hiện sự động viên, khuyến khích, tạo niềm tin cho các em vào chính bản
thân mình.
- Tuỳ tình huống, hoàn cảnh, khả năng của từng em để giao những công việc phù hợp. Tuyệt đối
không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bại của các em.
- Mỗi khi giải quyết mâu thuẫn, sụ việc bất tường xảy ra trong lóp (học trò đánh nhau, mất đồ
dùng.. ) thấy cô phải phân xử công minh "hướng thiện và hành thiện”. Mọi hình thức xử phạt
đều xuất phát từ ý tốt, mong muốn học sinh tiến bộ, sao cho tất cả các em đều hài lòng, đồng
tình với cách giải quyết của giáo viên d. Đồng cảm trong giao tiếp
lOMoARcPSD| 40420603
Đồng cảm vói học sinh trong giao tiếp có nghĩa là giáo viên phải đặt mình vào vị trí của học
sinh, để hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của các em, từ đó mới có những hành vi ứng
xứ phù họp. Để đồng cảm với học sinh trong giao tiếp, giáo viên phải chú ý:
- Nắm vũng đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí riêng của từng học sinh, trên cơ sở đó phác
thảo được chân dung tâm lí của đối tượng giao tiếp.
- Đặt mình vào vị trí của học sinh trong những tình huống giao tiếp cụ thể, biết gợi lên những
điều học sinh muốn nói mà không dám nói và tạo điều kiện để thoả mãn nguyện vọng chính
đáng của các em.
Cũng nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có các biện pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu quả khi
uốn nắn, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của các em. Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân
mật, tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử
nhân hậu, độ lượng, khoan dung. Ngược lại với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý
chí: cứ nội quy học sinh mà thực hiện; bài kém thì cho điểm kém, không tìm hiểu gia đình, bản
thân các em
Những nguyên tác giao tiếp sư phạm trên đây bao giờ cũng thống nhất với nhau trong quá trình
giải quyết tình huống sư phạm cụ thể, chúng tác động qua lại biện chứng cho nhau. Vì vậy, để
giao tiếp với học sinh thành công, mỗi giáo viên phải luôn thực hiện triệt để các nguyên tắc này.
Câu 6: Phong cách giao tiếp sư phạm
a. Khái niệm
- Phong cách giao tiếp sư phạm là hệ thống những phưong pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng,
hành động tương đối bền vững, ổn định của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm
truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng, kĩ xảo học tập, lao động
và sinh hoạt, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh b. Các loại phong cách
giao tiếp * Phong cách dân chủ:
- Khái niệm
+ Bản chất của phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm là giữa giáo viên và học sinh luôn có
sự tôn trọng lẫn nhau; các thành viên trong tập thể đều có thể đưa ra ý kiến của mình, làm mọi
việc đều bàn bạc công khai (lấy ý kiến của tập thể).
+ Là phong cách giao tiếp mà thầy cô giáo coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống,
kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức
của học sinh.
+ Giáo viên thường sử dụng phong cách này nhằm đưa ra quyết định hay sự lựa chọn nào đó dựa
trên cơ sở đã thông báo rộng rãi và nhận được sự nhất trí, tự nguyện của số đông học sinh.
+ Nền tảng là sự tôn trọng, lắng nghe và đáp ứng phần nào nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
- Trường hợp sử dụng phong cách giao tiếp sư phạm dân chủ:
lOMoARcPSD| 40420603
+ Đa số học sinh trong tập thể lớp đã có khả năng tự ý thức tương đối tốt, trình độ của học sinh
tương đối đồng đều, …
Là cơ sở cho việc các em nhận thức đúng trước một vấn đề nào đó cần đưa ra quyết định.
Ý thức tổ chức kỉ luật, sự đoàn kết trong tập thể đã được hình thành ở một mức độ nhất định để
các em biết dung hòa các ý kiến, lắng nghe và điều chỉnh lẫn nhau, không đưa ra nhiều ý kiến
trái chiều, xung đột.
+ Các vấn đề cần quyết định thường liên quan đến những công việc không quá bắt buộc, hoặc
quá cấp bách và cho phép giải quyết bằng nhiều phương án khác nhau
Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để lấy ý kiến của tập thể học sinh, tạo không
khí hấp dẫn, vui vẻ mà vẫn đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuyết phục như: lấy ý kiến giơ
tay biểu quyết trực tiếp, lấy ý kiến ngay tại lớp hoặc giao nhiệm vụ về nhà suy nghĩ, … để học
sinh chia sẻ ý kiến thoải mái, chân thực nhất.
Ví dụ:
Sau kì nghỉ Tết, buổi học đầu tiên học sinh đến lớp, giáo viên đề nghị học sinh kiểm tra bài cũ.
Học sinh xin giáo viên không kiểm tra vì lí do: Ngày Tết vui xuân nên không học bài, quên hết
bài cũ. Giáo viên chờ cho những ý kiến của lớp lắng xuống, giáo viên nhẹ nhàng nói: “Thời gian
trôi qua không thể nào lấy lại được, đừng bỏ phí thời gian các em ạ. Nếu các em quên bài học cũ,
thì hôm nay cô dành thời gian để cho các em ôn lại bài, buổi học sau cô sẽ kiểm tra bài. Nhưng
các em nhớ lần sau cô không giải quyết như thế này nữa, các em phải chuẩn bị bài cũ trước khi
đến lớp”. Sau đó, cô trò vui vẻ chúc Tết đầu Xuân và bắt đầu vào tiết học.
* Phong cách độc đoán
- Khái niệm:
+ Phong cách độc đoán là phong cách giao tiếp mà giáo viên chỉ chú ý đến nội dung công việc và
giới hạn thời gian thực hiện công việc một cách cứng nhắc mà không chú ý đến đặc điểm chung
của đối tượng.
+ Phong cách độc đoán là quyền quyết định chủ yếu thuộc về giáo viên, cho dù trước đó, giáo
viên có tham khảo ý kiến của học sinh hay không.
- Trường hợp sử dụng phong cách giao tiếp sư phạm độc đoán
+ Đòi hỏi phải thực hiện một cách một kế hoạch hay công việc bắt buộc nào đó.
+ Phải đưa ra một quyết định chung để giải quyết công việc ngay lập tức, không có nhiều thời
gian để bàn bạc, lấy ý kiến.
+ Khi có nhiều ý kiến trái chiều, không thống nhất được giữa các thành viên trong lớp thì giáo
viên cần là người đưa ra quyết định cuối cùng.
- Ví dụ
lOMoARcPSD| 40420603
Thế là lần này nữa đa số học sinh nam của lớp đã không đi lao động. Đây là một hiện tượng mới
nảy sinh ở trong lớp - con gái và một số cậu con trai hiền lành đi lao động làm thêm cả phần việc
cho những người nghỉ.
Hôm sau cuối buổi học cô giáo chủ nhiệm tới lớp, cô nói một cách kiên quyết:
- Chiều nay, tất cả những hay chưa đi lao động sẽ đi bù. Công việc: cuốc đất trong vườn trường.
Dụng cụ: cuốc. Tôi cử em Quỳ nhóm trưởng, khi làm xong em báo cáo lại cho cô.
- Cả nhóm nhìn nhau ngao ngán và quay sang hỏi Quỳ:
+ Quỳ này, nếu đi lao động thì không có thời gian để tập bóng, mà ngày mai đội bóng thi đấu với
lớp 10D rồi.
+ Quỳ đáp lại: cả nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô chủ nhiệm, không có ý kiến gì hết. Lao
động trong cả nhóm tập bóng.
Buổi chiều cả nhóm đi lao động đầy đủ vào hoàn thành sớm nhiệm vụ.
* Phong cách tự do:
- Khái niệm: Phong cách tự do là phong cách mà giáo viên linh hoạt thay đổi cách ứng xử theo sự
thay đổi của hoàn cảnh giao tiếp
- Biểu hiện: Linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễ thay đổi theo đối tượng và hoan cảnh giao tiếp.
- Mục đích: Khi sử dụng phong cách tự do trong giao tiếp có mục đích chính là tạo ra sự thoải
mái, vui vẻ khi thực hiện công việc chung.
- Trường hợp khi sử dụng: Phong cách này phù hợp với những công việc không mang tính chất
bắt buộc, cấp bách mà có thể là những công việc khá linh hoạt, miễn là không vi phạm hoặc
làm ảnh hưởng đến quy định chung, hoạt động chung của trường, lớp.
- Ưu điểm: Phong cách này sẽ phù hợp với tập thể học sinh ở giai đoạn phát triển.Kích thích sự
tư duy độc lập của học sinh. Vì khi đó bản thân mỗi học sinh đã có khả năng tự ý thức và
chuyển hóa kỉ luật lớp học thành kỉ luật đối với bản thân. Các em cũng đã nhận ra được giới
hạn, khuôn khổ của sự tự do trong giao tiếp ở môi trường học đường. Mặt khác, nếu học sinh
xuất hiện thái độ hay hành vi chưa phù hợp thì dư luận tập thể cũng đủ mạnh để điều chỉnh
hành vi của học sinh đó.
- Nhược điểm: Không nên lạm dụng phong cách ngôn ngữ này trong giao tiếp sư phạm vì nếu
thực hiện thường xuyên, lâu dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh buông lỏng kỉ luật, ranh giới
giữa trách nhiệm và sự tùy hứng trở nên mờ nhạt, giáo viên đôi lúc sẽ không làm chủ được cảm
xúc của bản mình thậm chí có thể coi thường những yêu cầu của giáo viên. Vì vậy, giáo viên
chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải và trong một số tình huống phù hợp.
- Ví dụ: Trong thời gian 15 phút đầu giờ hoặc giờ sinh hoạt lớp, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi, giao lưu văn nghệ, thể hiện “tài lẻ” của học sinh làm cho không khí lớp học
trở nên thoải mái hơn mà vẫn đảm bảo phù hợp với khuôn khổ cho phép của hoạt động dạy và
học. Trò chơi đầu giờ sẽ giúp học sinh khởi động năng lượng, tăng hứng thú học tập cho học
sinh.
lOMoARcPSD| 40420603
Câu 7: Phương tiện giao tiếp sư phạm: ( phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ)
* Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tinh cảm,
mối quan hệ của mình trong cuộc giao tiếp. Hay nói cách khác, phương tiện giao tiếp là những
yếu tố trung gian giúp con người tiếp xúc với nhau, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, ảnh
hưởng, tác động qua lại với nhau trong quá trinh giao tiếp
* Phương tiện giao tiếp sư phạm là những yếu tố trung gian (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ,…) giúp
giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, ảnh
hưởng tác động qua lại với nhau trong quá trinh giao tiếp.
* Phương tiện ngôn ngữ:
- Khái niệm:
+ Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu, tín hiệu đặc biệt của loài người, được dùng làm phương tiện giao
tiếp và làm công cụ tư duy
- Chức năng: có 3 chức năng
+ Chức năng chỉ nghĩa: ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng mà nó nhắc đến.
Nhờ chức năng này mà các kinh nghiệm của loài người được cố định lại, lưu lại và truyền đạt lại
cho các thế hệ sau
+ Chức năng khái quát hóa: mỗi từ, ngữ không chỉ nhắc đến một sự vật, hiện tượng cụ thể, riêng
lẻ mà còn chỉ một nhóm, một loại, một phạm trù các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản
chất. Do đó, ngôn ngữ trở thanh phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ (trí nhớ, tư duy, tưởng
tượng,…)
+ Chức năng thông báo: Ngôn ngữ được con người dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, thể
hiện cảm xúc, qua đó, thúc đẩy, điều chỉnh hành động, hoạt động của mình và người khác - Ngôn
ngữ có 2 mặt:
+ Mặt biểu đạt: là quá trình chuyển từ ý đến lời. Quá trình biểu đạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
sự phong phú, sâu sắc của vốn kiến thức, kĩ năng tiến hành các thao tác trí tuệ, sự phong phú của
vốn từ, sắc thái tình cảm, cách nghĩ, nếp nghĩ,… Có thể gọi quá trình biểu đạt là quá trình mã
hóa
+ Mặt hiểu biểu đạt: là quá trình chuyển từ lời đến ý, hay còn gọi là quá trình giải mã.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người, bao gồm ngôn ngữ bên trong và
ngôn ngữ bên ngoài như lời nói, chữ viết
- Ngôn ngữ bên trong là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, hướng vào bản thân chủ thể, giúp chủ
thể điều khiển, điều chỉnh chính mình. Ngôn ngữ bên trong là phương tiện của hoạt động nhận
thức, phương tiện điều chỉnh tình cảm và ý chí của con người, đồng thời là phương tiện của
giáo dục. Ngôn ngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo như không phát ra âm thanh, thường
rút gọn được, cô đọng, tồn tại dưới dạng cảm giác vận động,… Bản thân ngôn ngữ bên trong
không phải là ngôn ngữ giao tiếp nhưng nó lại có liên quan mật thiết đến dạng ngôn ngữ bên
ngoài với tư cách là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất nên chúng ta cần phải có những hiểu biết
lOMoARcPSD| 40420603
về chúng. Ngôn ngữ bên ngoài phải dựa vào ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên trong được biểu
hiện nhờ ngôn ngữ bên ngoài. Do đó, ngôn ngữ bên trong vẫn gián tiếp phục vụ cho quá trình
giao tiếp
- Ngôn ngữ bên ngoài gồm: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Đặc trưng của ngôn ngữ bên ngoài
làhướng vào người khác, chuyển tải thông tin đến người khác. Ngôn ngữ bên ngoài là phương
tiện của giao tiếp đặc trưng và cơ bản nhất của con người
+ Phương tiện ngôn ngữ trong GTSP là lời nói và chữ viết giúp giáo viên, học sinh, các lực
lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, tác động qua lại với nhau trong
quá trình giao tiếp Ngôn ngữ nói:
Khái niệm: là ngôn ngữ hướng vào người khác để thực hiện mục đích cụ thể được biểu hiện bằng
âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ cổ sơ
nhất của loài người. Trong sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ nói xuất hiện trước ngôn ngữ viết
Phân loại: có 2 loại
- Ngôn ngữ nói đối thoại là ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người. Người nói và người
nghe có thể nhìn thấy nhau nên có thể trực tiếp quan sát phản ứng của nhau, từ đó, điều chỉnh
lời nói của minh
- Ngôn ngữ nói độc thoại là ngôn ngữ mà trong đó, một người nói và những người khác nghe
(đọc diễn văn, báo cáo,…). Đó là dạng ngôn ngữ liên tục, không có sự trao đổi qua lại. Ngôn
ngữ độc thoại có một số yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với ngôn ngữ đối thoại (người nói cần
chuẩn bị trước về tâm thế, mục đích, cấu trúc, nội dung, hình thức, hoan cảnh trình
bày,…những điều định nói)
Một số yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ nói:
- Nói rõ ràng, mạch lạc để các nội dung biểu đạt được đối tượng tiếp nhận chinh xác, đầy đủ
Câu 8: Kỹ năng giao tiếp sư phạm (KN lắng nghe, KN thuyết phục, KN quản lí cảm xúc, KN
giải quyết tình huống sư phạm) a, Kỹ năng lắng nghe
Nghĩa là tập trung chú ý , hướng hoạt động ý thức của chủ thể giao tiếp để lắng nghe đối tượng
giao tiếp nói , phát âm để hiểu nội dung ngôn ngữ nói . Đây không phải là việc dễ vì nghe không
phải thuần túy bằng tai mà nghe bằng con tim khối óc có như vậy mới hiểu được cả những điều
người ta không nói ra , mới dự đoán đúng ước muốn thầm kín hoặc rất cá nhân ở đối tượng giao
tiếp
Lắng nghe không phải chỉ làm thinh mà phải có thái độ khơi dậy sự tự tin , cởi mở ở đối tượng
giao tiếp . Không nên phê phán mà cố gắng hiểu tại sao họ hành động như vậy .
Lắng nghe là một nghệ thuật , một thái độ và đồng thời là một triết lý – ‘ im lặng là vằng , im
lặng là đáng quý , là hiểu ý” . Người biết lắng nghe hưởng được nhiều niềm vui , chia sẻ với
người khác , có bạn , thu thập được nhiều kiến thức . b. Kỹ năng thuyết phục
lOMoARcPSD| 40420603
Câu 9 : Các tình huống sư phạm và cách giải quyết
1 .Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh cá biệt, bạn đến gia đình em đó để thông báo cho phụ
huynh biết tình hình của con họ nhưng vị phụ huynh này lại khẳng định là con mình ngoan?
Trước tình huống đó ,bạn sẽ giải quyết như nào?Vì sao bạn giải quyết như vậy?
Đầu tiên, em sẽ không tranh luận với phụ huynh mà sẽ chỉ im lặng và ra về. Sau đó, em sẽ sử
dụng một số cách như sau:
Tìm hiểu rõ nguyên nhân và dùng sự mềm mỏng để cảm hóa học sinh
Không đặt nặng về kiểmđiểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác
động đến em HS đó làm cho em ấy mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội
qui, trong qui định xếp loại làm cho em ấy thấy được việc vi phạm ở mức độ nào và nêu ra
hướng cho em tự khắc phục
Nhờ hội phụ huynh tác động đến gia đình các em để cha mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm
đối với con cái của họ hơn
Phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, uớc mơ để sinh hoạt, học tập với
em hs này để dần dần đưa các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm
là HS hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40420603
ĐỀ CƯƠNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM Câu 1: Khái niệm giao tiếp sư phạm
Khái niệm giao tiếp: giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người
trao đôi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hướng tác động qua lại với nhau.
Khái niệm giao tiếp sư phạm:
Theo nghĩa rộng: Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao đổi
thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập nên mối quan hệ đa chiều
giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để cùng thực hiện mục đích giáo dục.
Theo nghĩa hẹp: Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa nhà giáo dục và đối tượng
giáo dục nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng, kỹ xảo
nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
VD: Trong giờ dạy môn Giáo dục công dân của cô Hương, cả lớp 9C tỏ rõ thái độ chống đối, bất
hợp tác. Cô đã đưa ra một số tình huống và câu hỏi gợi mở nhưng không học sinh nào giơ tay
phát biểu. Cô chỉ định em Trung trả lời thì em nói: “Em không biết ạ.” và ngồi phịch xuống, còn
cả lớp thì cười rúc rích. Nếu là người giáo viên trong tình huống này, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Bài làm: Nếu là giáo viên trong tình huống này em sẽ giữ thái độ bình tĩnh và cư sử một cách nhẹ
nhàng và nói với các em là chắc do bài này hơi khó nên các em không biết làm đúng không? Vậy
thì cô sẽ gợi ý cho cả lớp mình nhé. Sau khi e gợi ý cả lớp không bạn nào trả lời được thì e sẽ trả
lời luôn câu hỏi đó. Đến cuối giờ thì em sẽ hỏi học sinh là tại sao lại có thái độ như vậy và tâm
sự với học sinh. Nếu cô có giảng dạy hay có phương pháp cô giảng không hiểu thì các em cứ nói
để cô sửa và để cô và các em cùng phát triển hơn nhé. =) Kết luận sư phạm:
Nếu muốn có một giờ học không nhàm chán giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học và cách
truyền dạy kiến thức để các em có thể tiếp thu một cách không hời hợt.
Quan tâm đến các em học sinh hơn để biết lý do tại sao các em không chịu học môn của mình.
Trong giao tiếp giáo viên cần khai thác những ước muốn hay đam mê của các em để có thể áp
dụng cách dạy học một cách hợp lý
Câu 2: Đặc trưng của giao tiếp sư phạm :
- Giao tiếp sư phạm mang tính chuẩn mực (mẫu mực).
Tính chuẩn mực là một tất yếu trong giao tiếp sư phạm. Khi giảng bài, khi đánh giá học sinh và
khi gặp gỡ trò chuyện với học sinh, thầy luôn phải có sự mẫu mực, thống nhất giữa lời nói với
việc làm... phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Trong giao tiếp sư phạm, giáo viên chú yếu tác động đến học sinh bằng tình cảm.
+) Giáo viên tác động bằng tình cảm của mình. lOMoAR cPSD| 40420603
+) Giáo viên tác động tới mặt tình cảm của học sinh. Các loại giao tiếp khác đòi hỏi cả lí và tình
hoặc thiên về lí, thậm chí chi có lí (nguyên tắc).
- Trong giao tiếp sư phạm, người giáo viên tác động đến học sinh bằng nhân cách của mình.
+) Giáo viên dùng nhân cách của mình làm công cụ tác động. Hiệu quả tác động bằng lời nói hay
hành động tới học sinh do nhán cách của giáo viên quy định.
+) Giáo viên không thể giáo dục một phẩm chất nào đó cho học sinh mà bản thân họ chưa có.
- Giao liếp sư phạm là giao tiếp xã hội được xã hội thừa nhận và tôn trọng.
+) Giao tiếp sư phạm diễn ra trong mỏi trường sư phạm - an toàn, lành mạnh.
+) Nhà nước và xã hội đều tôn trọng ngiròi thầy giáo.
Câu 3: Chức năng của giao tiếp sư phạm:
Chức năng trao đổi thông tin
Thông tin trong giao tiếp sư phạm trước hết là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, các giá trị... mà
thầy giáo truyền đạt đến học sinh. Đó là nội dung bài học, món học, cách học..., hay nói rộng
hon, đó là kinh nghiệm xã hội lịch sử mà mỗi người đến trường cần được lĩnh hội để sống bình
thường trong xã hội. Để lĩnh hội được, học sinh phải thông qua giao tiếp với thầy giáo, với bạn
bè... Quá trình đó xét về chức năng của nó là quá trình giáo dục. Như vậy, qua giao tiếp sư phạm,
học sinh tiếp thu được tri thức của nhân loại để hình thành, phát triển trí tuệ, nhân cách và trên ca
sở tri thức đó mà phát triển nền vãn hoá xã hội. Thông tin trong giao tiếp sư phạm còn là những
cảm xúc, là thế giới tâm hồn của những người tham gia giao tiếp. Mỗi con người là một thê giới
tâm hồn chứa đựng cảm xúc.
Chức năng tri giác lẫn nhau
Giao tiếp sư phạm luôn diễn ra sự nhận thức và hiểu biết nhau giữa giáo viên và học sinh. Đặc
tính quan trọng của tri giác lẫn nhau không chỉ là nhận thức về đối tượng giao tiếp mà còn nhận
thức được chính bản thân trong mối quan hệ đó. Tri giác lẫn nhau diễn ra trong suốt quá trình
giao tiếp, giúp mỗi người thu thập thông tin cả cảm tính (tư thế, tác phong, ánh mắt, nụ cười,
trang phục...) lẫn lí tính (phẩm chất, tính cách, tình cảm...) của đối tượng giao tiếp. Trong quá
trình giao tiếp sư phạm, giáo viên và học sinh hiểu biết lẫn nhau bằng cách cùng chia sẻ cảm xúc
của mình đối với những xúc động mạnh của người kia, bằng con đường đồng nhất hoá bản thân
mình vói người kia và bằng biện pháp suy nghĩ về người kia. Nhờ tri giác lẫn nhau mà giáo viên
hiểu rõ học sinh của mình hơn, chất lượng quan hệ cũng như hiệu quả của tác động giáo dục
nâng cao hơn. Tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm là một hình thức tri giác liên nhân cách.
Chức năng đánh giá lẫn nhau
Cùng với sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau trong quá trìrứi giao tiếp, con ngưòi luôn có sự đánh
giá lẫn nhau trên cơ sở định hướng giá trị của mình. Kết quả của nó ảnh hướng quyết định tới
tiến trình cũng như hiệu quả của quá trình giao tiếp. Chẳng hạn, từ chỗ hiểu nhầm dẫn đến đánh
giá sai về học sinh, giáo viên có thể căng thẳng trong cu xử với các em, và tất nhiên, giáo viên sẽ lOMoAR cPSD| 40420603
hứng chịu phản ứng có thể là trực tiếp hoặc ngấm ngầm không lấy gì là tốt đẹp tù phía học sinh,
thậm chí có thể phá vỡ quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh.
Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau
Mỗi người tham gia giao tiếp quan hệ vói người cùng giao tiếp với mình như là chủ thể có tâm
lí, ý thức. Nếu trong hoạt động thực tiễn có đối tượng, kết quả là vật chất (đối tượng được cải
tạo), thì trong giao tiếp kết quả trước hết liên quan đến những thay đổi này hay khác trong ý
thức, hành vi và phẩm chất của những người giao tiếp. Mỗi thành viên tham gia giao tiếp có thể
có kế hoạch nào đó, nhưng trong quá trìrứi giao tiếp trên thực tế có thể diễn ra khác với dự kiến
của kế hoạch cá nhân. Trong quá trình giao tiếp, các kế hoạch cá nhân được biến đổi và có thể
tạo ra một kế hoạch chung nào đó năng động hon, hoặc ngược lại, bất đồng hon. Như vậy, giao
tiếp dẫn đến sự thay đổi không chí là tư tưởng mà còn thay đổi cả chức năng tâm lí, trạng thái,
thuộc tính tâm lí của những người giao tiếp. Trong giao tiếp sư phạm, với chức năng xã hội là
người hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển hoạt động nhận thức cũng như quá trình hình thành nhân
cách của học sinh, giáo viên có ảnh hường vô cùng lớn tới học sinh, đặc biệt là học sinh nhỏ tuổi.
Tuy nhiên trong quá trình này, giáo viên củng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ phía học sinh (liên
hệ ngược). Một khía cạnh đặc biệt lưu ý là, giữa học sinh vói học sinh cũng có ảnh hưởng lẫn
nhau rất lớn trong quá trình các em giao tiếp với nhau (học thầy không tày học bạn).
Chức năng điều khiển hoạt động nhóm
Giao tiếp luôn mang ý nghĩa xã hội, đó là giao tiếp đảm bảo tổ chức mọi người tiến hành hoạt
động chung, đảm bảo cho sự liên hệ qua lại của họ. Đặc điểm cơ bản của chức năng này thể hiện
ở chỗ chính quá trình giao tiếp là quá trình trao đổi các ý đồ, tư tưởng, biểu tượng... Sự thống
nhất các ý đồ, tư tưởng... sẽ điều khiển hoạt động chung của nhóm, cộng đồng. Trong giao tiếp
sư phạm, sự thống nhất các ý đồ, tư tưởng... giữa giáo viên và học sinh là điều kiện lí tưởng đảm
bảo hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục, và điều này pliụ thuộc phần lớn vào nâng lực giao
tiếp của người giáo viên. Thông qua giao tiếp, giáo viên tổ chức các mối quan hệ, các tưcmg tác
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học
sinh - đó là khía cạnh bản chất của phương pháp dạy học tích cực.
Câu 4: Vai trò của giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm có vai trò đặc biệt to lớn đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Đối với sự
phát triển xã hội, giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đối với sự phát
triển cá nhân, giao tiếp là nguồn gốc, điều kiện và động lực để tâm lí, nhân cách phát triển. Cùng
với hoạt động, giao tiếp cũng giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển nhân cách cá nhân
Giao tiếp sư phạm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và trong việc
hình thành nhân cách người giáo viên, nhân cách học sinh nói riêng * Đối với hoạt động sư phạm: -
Giao tiếp sư phạm không chỉ là công cụ, phương tiện, điều kiện của hoạt động sư phạm,
mà cònlà bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm -
Giao tiếp sư phạm gắn bó chặt chẽ với hoạt động sư phạm và là bản chất của quá trinh sư
phạm. Không có giao tiếp thì hoạt động sư phạm sẽ không thể diễn ra. Nếu coi hoạt động sư lOMoAR cPSD| 40420603
phạm với ba mục đích chính là: giảng dạy, giao dục và phát triển nhân cách, thì giao tiếp sư phạm có vai trò:
+ Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ giảng dạy, vì giao tiếp sư phạm đảm bảo sự tiếp xúc
tâm lí giữa giao viên với học sinh, giữa học sinh với nhau, hình thanh động cơ tích cực học tập,
tạo bầu không khí tâm lí tập thể trong quá trình học tập. Quá trình dạy học sẽ không diễn ra nếu
không thông qua giao tiếp. Thực chất dạy học cũng là quá trình giao tiếp sư phạm giữa giáo viên
với học sinh và giữa học sinh với nhau theo mục đích định trước
+ Là sự đảm bảo tâm lí-xã hội cho quá trình giao tiếp, vì nhờ giao tiếp sư phạm mà hình thanh
được mối quan hệ giáo dục, tạo nên khuôn mẫu của lối sống, ảnh hưởng tới sự hình thanh, định
hướng, chuẩn mực, phong cách giáo viên học sinh sống của cá nhân thông qua sự tiếp xúc tâm lí
giữa giáo viên và học sinh. Giao tiếp sư phạm phải bảo đảm cho kết quả của hoạt động học tập,
khắc phục trở ngại tâm lí, hình thành các mối quan hệ liên nhân cách trong tập thể học sinh
+ Là phương pháp tổ chức mối quan hệ qua lại giữa giáo viên và học sinh đảm bảo cho việc dạy
học và giáo dục có hiệu quả. Bởi vì, gtsp đã tạo ra hòan cảnh, tinh huống tâm lí, kích thích việc
tự học và tự giáo dục học sinh, khắc phục các yếu tố tâm lí kìm hãm sự phát triển nhân cách
trong quá trình giao tiếp như: thiếu tự tin, lúng túng trong giao tiếp,…
Như vậy, gtsp không phải là công cụ, phương tiện hay điều kiện để thực hiện mục đích sư
phạm mà còn là bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là một thành phần chủ đạo trong cấu
trúc năng lực của người gv, góp phần tạo nên đặc trưng nhân cách của họ * Đối với người giáo viên:

- GTSP là một thành phần trong cấu trúc nhân cách của người gv tạo nên đặc trưng cho nhân
cách của họ. GTSP có vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm của người gv, là
phương tiện thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giao dục và phát triển nhân cách cho học sinh
- Thông qua GTSP, nhà giáo mới tổ chức được hoạt động của mình, đồng thời GTSP cũng là
công cụ thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ giao tiếp giữa thầy, cô giao trong nhà trường
- Nhờ có GTSP mà nhà giáo dục đã đi sâu vào thế giới tinh thầnn của học sinh, thiết lập được
mối quan hệ gắn bó đối với học sinh, kích thích học sinh tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi
hoạt động giao tiếp để trở thành những nhân cách có ích cho xã hội và tự hòan thiện bản thân
- Trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển nhân cách, GTSP tạo ra các hoàn cảnh tâm lí kích
thíchviệc hoàn thiện bản thân và tự giao dục nhân cách. GTSP giữ một vị trí hết sức quan trọng
và nổi bật trong cấu trúc năng lực của sư phạm, trong dạy học và giáo dục * Đối với học sinh:
- GTSP có vai trò đặc biệt với học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách học sinh. GTSP sẽ tạo
racác mối quan hệ của học sinh. Thông qua việc hình thanh các mối quan hệ để học sinh phát
triển nhân cách, để điều chỉnh, điều khiển hành vi của bản thân, thay đổi những nhận thức, thái
độ, hành vi không phù hợp. GTSP là một khâu quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh và tập thể học sinh lOMoAR cPSD| 40420603
- GTSP là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa giáo viên với tập thể học sinh mà nội dung cơ bản là
trao đổi thông tin để tiến hành hoạt động giáo dục và học tập, việc tổ chức mối quan hệ lẫn
nhau, qua đó xây dựng và phát triển nhân cách của học sinh
- Ngoài ra, GTSP còn là một thành tố trong nội dung giáo dục. Chúng ta cần phải dạy cho học
sinh cả nghệ thuật giao tiếp. Nghệ thuật giao tiếp là điều kiện thành công của mỗi cá nhân
GTSP có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. Thông qua
GTSP, nhà giáo dục truyền đạt những tri thức khoa học, kinh nghiệm, trải nghiệm,… của mình
cho học sinh, người được giáo dục thì lĩnh hội tiếp thu tri thức, kinh nghiệm chuẩn mực đạo đức
để hình thành, phát triển tâm lí nhân cách cho chính minh. Qua trao đổi thông tin giữa nhà giáo
dục và người học đã giúp cho nhiều học sinh hình thành các phẩm chất của nhân cách như: ý
thức, trách nhiệm, tôn trọng tập thể, lòng tự trọng,…

Câu 5 : Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Những nguyên tắc chung :
Trong bất cứ lĩnh vực nào, khi giao tiếp, chúng ta cũng đều phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bán sau:
- Tính khoa học: nội dung, hình thức, phương pháp phải phù họp với mục đích, tính chất quá trình giao tiếp.
- Tính đạo đức: quý trọng, tin tưởng, chia sẻ, tự trọng, khiêm tốn...
- Tính thẩm mĩ; đẹp, duyên...
- Tính dân tộc: thể hiện tâm lí dân tộc, bản sắc, tính cách dân tộcNhững nguyên tắc cụ thể:
a. Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp
- Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp là phải coi học sinh là một cá nhân, một con người và
đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, nhận thức,… với từng đặc điểm tâm lí riêng, bình
đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội.
- Học sinh đang hình thành và phát triển nhân cách, các em là chủ thể hoạt động tích cực, có đặc
điểm nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng (chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình) -
giáo viên không nên áp đặt, ép buộc các em phải tuân theo ý kiến thầy cô một cách máy móc. duy ý chí.
Tôn trọng nhân cách học sinh được biểu hiện rất phong phú và đa dạng ớ các tình huống giao tiếp sư phạm khác nhau.
- Tôn trọng nhận cách học sinh, được thể hiện ở chỗ: Biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình
bày ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng cúa mình...; không ngắt lời bằng các cử chỉ, điệu bộ như
phẩy tay, xem đồng hồ hoặc ngoảnh mặt đi chỗ khác với vẻ mặt khó chịu khi học sinh trình
bày; thường các em khó nói, khó diễn đạt, nên gợi ý nhẹ nhàng nếu thấy cần thiết hoặc biểu
hiện thái độ khích lệ, động viên các em nói được suy nghĩ, mong muốn cứa mình. lOMoAR cPSD| 40420603
- Tôn trọng nhân cách của các em, thể hiện rõ nhất qua hành vi, ngôn ngữ. Bất luận trong trường
họp nào, cũng không nên dùng những từ, câu xúc phạm đến nhân cách các em (ngay cả lúc bực
tức hoặc các em có sai lầm khuyết điểm trầm trọng), nhất là trước lóp học, nơi đông người, ví
dụ sỉ vả học sinh là ngu, dốt... - Tôn trọng các em còn thể hiện ở trang phục gọn gàng, sạch sẽ
và lịch sự. Quần áo lôi thôi, luộm thuộm, không sạch sẽ cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng học
sinh. b. Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp
Đảm bảo tính mô phạm trong giao tiếp sư phạm có nghĩa là nhân cách của người giáo viên luôn
luôn phải mẫu mực, có sự thống nhất giữa lời nói và hành động. Thể hiện:
- Ngôn ngữ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, trang phục của giáo viên thể hiện sự chuấn mực, làm gương
sáng cho học sinh noi theo ở mọi lúc, mọi nơi.
- Lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau.
Để thể hiện được tính mô phạm trong giao tiếp, mỗi giáo viên phải ý thức rõ được vị trí, trách
nhiệm của mình trong nghề nghiệp, tích cực phấn đấu toàn diện về chuyên môn và lối sống, luôn
làm chủ được bản thân mình.
c. Có thiện chí trong giao tiếp
Thiện ý trong giao tiếp sư phạm là ý tốt của thầy cô giáo đôi với học sinh, thể hiện ở sự yêu
thương, tin tưởng các em, tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các em tích cực hoàn thành
tốt nhiệm vụ trong học tập và trong các hoạt động khác ờ nhà trường.
Thiện ý của giáo viên với học sinh thể hiện;
- Trong giao tiếp, giáo viên luôn đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết, chuẩn bị kĩ giáo án,
hướng dẫn các em tiếp thu tri thức bàng tất cả khả năng và lòng nhiệt tình của mình.
- Tin tưởng học sinh, khích lệ động viên các em. Không được định kiến với học sinh. Cho dù học
sinh có yếu kém thực sự về năng lực hay đạo đức thì cũng luôn nghĩ đó là tính cách chưa hoàn
thiện, được yêu thưong giúp đỡ, nhất định các em sẽ trở thành người tốt.
- Đánh giá, nhận xét bài làm của các em phải thực sự công bằng, khách quan, khích lệ, động viên
những em giỏi vươn lên, những học sinh trung bình và yếu cố gắng hết sức. Giáo viên có thể
cho điểm lẻ ở bài, ghi điểm chẵn vào sổ và công khai cho các em biết. Lời phê trong bài phải cô
đọng, súc tích; thể hiện sự động viên, khuyến khích, tạo niềm tin cho các em vào chính bản thân mình.
- Tuỳ tình huống, hoàn cảnh, khả năng của từng em để giao những công việc phù hợp. Tuyệt đối
không nhạo báng, giễu cợt, chê bai trước những thất bại của các em.
- Mỗi khi giải quyết mâu thuẫn, sụ việc bất tường xảy ra trong lóp (học trò đánh nhau, mất đồ
dùng.. ) thấy cô phải phân xử công minh "hướng thiện và hành thiện”. Mọi hình thức xử phạt
đều xuất phát từ ý tốt, mong muốn học sinh tiến bộ, sao cho tất cả các em đều hài lòng, đồng
tình với cách giải quyết của giáo viên d. Đồng cảm trong giao tiếp lOMoAR cPSD| 40420603
Đồng cảm vói học sinh trong giao tiếp có nghĩa là giáo viên phải đặt mình vào vị trí của học
sinh, để hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của các em, từ đó mới có những hành vi ứng
xứ phù họp. Để đồng cảm với học sinh trong giao tiếp, giáo viên phải chú ý:
- Nắm vũng đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và đặc điểm tâm lí riêng của từng học sinh, trên cơ sở đó phác
thảo được chân dung tâm lí của đối tượng giao tiếp.
- Đặt mình vào vị trí của học sinh trong những tình huống giao tiếp cụ thể, biết gợi lên những
điều học sinh muốn nói mà không dám nói và tạo điều kiện để thoả mãn nguyện vọng chính đáng của các em.
Cũng nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có các biện pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu quả khi
uốn nắn, sửa chữa những sai lầm, khuyết điểm của các em. Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân
mật, tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử
nhân hậu, độ lượng, khoan dung. Ngược lại với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý
chí: cứ nội quy học sinh mà thực hiện; bài kém thì cho điểm kém, không tìm hiểu gia đình, bản thân các em
Những nguyên tác giao tiếp sư phạm trên đây bao giờ cũng thống nhất với nhau trong quá trình
giải quyết tình huống sư phạm cụ thể, chúng tác động qua lại biện chứng cho nhau. Vì vậy, để
giao tiếp với học sinh thành công, mỗi giáo viên phải luôn thực hiện triệt để các nguyên tắc này.

Câu 6: Phong cách giao tiếp sư phạm
a. Khái niệm
- Phong cách giao tiếp sư phạm là hệ thống những phưong pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng,
hành động tương đối bền vững, ổn định của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp xúc nhằm
truyền đạt, lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kĩ năng, kĩ xảo học tập, lao động
và sinh hoạt, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở học sinh b. Các loại phong cách
giao tiếp
* Phong cách dân chủ:
- Khái niệm
+ Bản chất của phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm là giữa giáo viên và học sinh luôn có
sự tôn trọng lẫn nhau; các thành viên trong tập thể đều có thể đưa ra ý kiến của mình, làm mọi
việc đều bàn bạc công khai (lấy ý kiến của tập thể).
+ Là phong cách giao tiếp mà thầy cô giáo coi trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn sống,
kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và các mức độ tích cực nhận thức của học sinh.
+ Giáo viên thường sử dụng phong cách này nhằm đưa ra quyết định hay sự lựa chọn nào đó dựa
trên cơ sở đã thông báo rộng rãi và nhận được sự nhất trí, tự nguyện của số đông học sinh.
+ Nền tảng là sự tôn trọng, lắng nghe và đáp ứng phần nào nhu cầu, nguyện vọng của học sinh.
- Trường hợp sử dụng phong cách giao tiếp sư phạm dân chủ: lOMoAR cPSD| 40420603
+ Đa số học sinh trong tập thể lớp đã có khả năng tự ý thức tương đối tốt, trình độ của học sinh
tương đối đồng đều, …
Là cơ sở cho việc các em nhận thức đúng trước một vấn đề nào đó cần đưa ra quyết định.
Ý thức tổ chức kỉ luật, sự đoàn kết trong tập thể đã được hình thành ở một mức độ nhất định để
các em biết dung hòa các ý kiến, lắng nghe và điều chỉnh lẫn nhau, không đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, xung đột.
+ Các vấn đề cần quyết định thường liên quan đến những công việc không quá bắt buộc, hoặc
quá cấp bách và cho phép giải quyết bằng nhiều phương án khác nhau
Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để lấy ý kiến của tập thể học sinh, tạo không
khí hấp dẫn, vui vẻ mà vẫn đảm bảo tính công khai, minh bạch, thuyết phục như: lấy ý kiến giơ
tay biểu quyết trực tiếp, lấy ý kiến ngay tại lớp hoặc giao nhiệm vụ về nhà suy nghĩ, … để học
sinh chia sẻ ý kiến thoải mái, chân thực nhất. Ví dụ:
Sau kì nghỉ Tết, buổi học đầu tiên học sinh đến lớp, giáo viên đề nghị học sinh kiểm tra bài cũ.
Học sinh xin giáo viên không kiểm tra vì lí do: Ngày Tết vui xuân nên không học bài, quên hết
bài cũ. Giáo viên chờ cho những ý kiến của lớp lắng xuống, giáo viên nhẹ nhàng nói: “Thời gian
trôi qua không thể nào lấy lại được, đừng bỏ phí thời gian các em ạ. Nếu các em quên bài học cũ,
thì hôm nay cô dành thời gian để cho các em ôn lại bài, buổi học sau cô sẽ kiểm tra bài. Nhưng
các em nhớ lần sau cô không giải quyết như thế này nữa, các em phải chuẩn bị bài cũ trước khi
đến lớp”. Sau đó, cô trò vui vẻ chúc Tết đầu Xuân và bắt đầu vào tiết học.
* Phong cách độc đoán - Khái niệm:
+ Phong cách độc đoán là phong cách giao tiếp mà giáo viên chỉ chú ý đến nội dung công việc và
giới hạn thời gian thực hiện công việc một cách cứng nhắc mà không chú ý đến đặc điểm chung của đối tượng.
+ Phong cách độc đoán là quyền quyết định chủ yếu thuộc về giáo viên, cho dù trước đó, giáo
viên có tham khảo ý kiến của học sinh hay không.
- Trường hợp sử dụng phong cách giao tiếp sư phạm độc đoán
+ Đòi hỏi phải thực hiện một cách một kế hoạch hay công việc bắt buộc nào đó.
+ Phải đưa ra một quyết định chung để giải quyết công việc ngay lập tức, không có nhiều thời
gian để bàn bạc, lấy ý kiến.
+ Khi có nhiều ý kiến trái chiều, không thống nhất được giữa các thành viên trong lớp thì giáo
viên cần là người đưa ra quyết định cuối cùng. - Ví dụ lOMoAR cPSD| 40420603
Thế là lần này nữa đa số học sinh nam của lớp đã không đi lao động. Đây là một hiện tượng mới
nảy sinh ở trong lớp - con gái và một số cậu con trai hiền lành đi lao động làm thêm cả phần việc cho những người nghỉ.
Hôm sau cuối buổi học cô giáo chủ nhiệm tới lớp, cô nói một cách kiên quyết:
- Chiều nay, tất cả những hay chưa đi lao động sẽ đi bù. Công việc: cuốc đất trong vườn trường.
Dụng cụ: cuốc. Tôi cử em Quỳ nhóm trưởng, khi làm xong em báo cáo lại cho cô.
- Cả nhóm nhìn nhau ngao ngán và quay sang hỏi Quỳ:
+ Quỳ này, nếu đi lao động thì không có thời gian để tập bóng, mà ngày mai đội bóng thi đấu với lớp 10D rồi.
+ Quỳ đáp lại: cả nhóm thực hiện theo yêu cầu của cô chủ nhiệm, không có ý kiến gì hết. Lao
động trong cả nhóm tập bóng.
Buổi chiều cả nhóm đi lao động đầy đủ vào hoàn thành sớm nhiệm vụ. * Phong cách tự do:
- Khái niệm: Phong cách tự do là phong cách mà giáo viên linh hoạt thay đổi cách ứng xử theo sự
thay đổi của hoàn cảnh giao tiếp
- Biểu hiện: Linh hoạt, cơ động, mềm dẻo, dễ thay đổi theo đối tượng và hoan cảnh giao tiếp.
- Mục đích: Khi sử dụng phong cách tự do trong giao tiếp có mục đích chính là tạo ra sự thoải
mái, vui vẻ khi thực hiện công việc chung.
- Trường hợp khi sử dụng: Phong cách này phù hợp với những công việc không mang tính chất
bắt buộc, cấp bách mà có thể là những công việc khá linh hoạt, miễn là không vi phạm hoặc
làm ảnh hưởng đến quy định chung, hoạt động chung của trường, lớp.
- Ưu điểm: Phong cách này sẽ phù hợp với tập thể học sinh ở giai đoạn phát triển.Kích thích sự
tư duy độc lập của học sinh. Vì khi đó bản thân mỗi học sinh đã có khả năng tự ý thức và
chuyển hóa kỉ luật lớp học thành kỉ luật đối với bản thân. Các em cũng đã nhận ra được giới
hạn, khuôn khổ của sự tự do trong giao tiếp ở môi trường học đường. Mặt khác, nếu học sinh
xuất hiện thái độ hay hành vi chưa phù hợp thì dư luận tập thể cũng đủ mạnh để điều chỉnh
hành vi của học sinh đó.
- Nhược điểm: Không nên lạm dụng phong cách ngôn ngữ này trong giao tiếp sư phạm vì nếu
thực hiện thường xuyên, lâu dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng học sinh buông lỏng kỉ luật, ranh giới
giữa trách nhiệm và sự tùy hứng trở nên mờ nhạt, giáo viên đôi lúc sẽ không làm chủ được cảm
xúc của bản mình thậm chí có thể coi thường những yêu cầu của giáo viên. Vì vậy, giáo viên
chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải và trong một số tình huống phù hợp.
- Ví dụ: Trong thời gian 15 phút đầu giờ hoặc giờ sinh hoạt lớp, giáo viên có thể tổ chức cho học
sinh chơi trò chơi, giao lưu văn nghệ, thể hiện “tài lẻ” của học sinh làm cho không khí lớp học
trở nên thoải mái hơn mà vẫn đảm bảo phù hợp với khuôn khổ cho phép của hoạt động dạy và
học. Trò chơi đầu giờ sẽ giúp học sinh khởi động năng lượng, tăng hứng thú học tập cho học sinh. lOMoAR cPSD| 40420603
Câu 7: Phương tiện giao tiếp sư phạm: ( phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ)
* Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện thái độ, tinh cảm,
mối quan hệ của mình trong cuộc giao tiếp. Hay nói cách khác, phương tiện giao tiếp là những
yếu tố trung gian giúp con người tiếp xúc với nhau, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, ảnh
hưởng, tác động qua lại với nhau trong quá trinh giao tiếp
* Phương tiện giao tiếp sư phạm là những yếu tố trung gian (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ,…) giúp
giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, ảnh
hưởng tác động qua lại với nhau trong quá trinh giao tiếp.
* Phương tiện ngôn ngữ: - Khái niệm:
+ Ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu, tín hiệu đặc biệt của loài người, được dùng làm phương tiện giao
tiếp và làm công cụ tư duy
- Chức năng: có 3 chức năng
+ Chức năng chỉ nghĩa: ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng mà nó nhắc đến.
Nhờ chức năng này mà các kinh nghiệm của loài người được cố định lại, lưu lại và truyền đạt lại cho các thế hệ sau
+ Chức năng khái quát hóa: mỗi từ, ngữ không chỉ nhắc đến một sự vật, hiện tượng cụ thể, riêng
lẻ mà còn chỉ một nhóm, một loại, một phạm trù các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản
chất. Do đó, ngôn ngữ trở thanh phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ (trí nhớ, tư duy, tưởng tượng,…)
+ Chức năng thông báo: Ngôn ngữ được con người dùng để truyền đạt và tiếp nhận thông tin, thể
hiện cảm xúc, qua đó, thúc đẩy, điều chỉnh hành động, hoạt động của mình và người khác - Ngôn ngữ có 2 mặt:
+ Mặt biểu đạt: là quá trình chuyển từ ý đến lời. Quá trình biểu đạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
sự phong phú, sâu sắc của vốn kiến thức, kĩ năng tiến hành các thao tác trí tuệ, sự phong phú của
vốn từ, sắc thái tình cảm, cách nghĩ, nếp nghĩ,… Có thể gọi quá trình biểu đạt là quá trình mã hóa
+ Mặt hiểu biểu đạt: là quá trình chuyển từ lời đến ý, hay còn gọi là quá trình giải mã.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất của con người, bao gồm ngôn ngữ bên trong và
ngôn ngữ bên ngoài như lời nói, chữ viết
- Ngôn ngữ bên trong là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ, hướng vào bản thân chủ thể, giúp chủ
thể điều khiển, điều chỉnh chính mình. Ngôn ngữ bên trong là phương tiện của hoạt động nhận
thức, phương tiện điều chỉnh tình cảm và ý chí của con người, đồng thời là phương tiện của
giáo dục. Ngôn ngữ bên trong có một số đặc điểm độc đáo như không phát ra âm thanh, thường
rút gọn được, cô đọng, tồn tại dưới dạng cảm giác vận động,… Bản thân ngôn ngữ bên trong
không phải là ngôn ngữ giao tiếp nhưng nó lại có liên quan mật thiết đến dạng ngôn ngữ bên
ngoài với tư cách là phương tiện giao tiếp cơ bản nhất nên chúng ta cần phải có những hiểu biết lOMoAR cPSD| 40420603
về chúng. Ngôn ngữ bên ngoài phải dựa vào ngôn ngữ bên trong, ngôn ngữ bên trong được biểu
hiện nhờ ngôn ngữ bên ngoài. Do đó, ngôn ngữ bên trong vẫn gián tiếp phục vụ cho quá trình giao tiếp
- Ngôn ngữ bên ngoài gồm: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Đặc trưng của ngôn ngữ bên ngoài
làhướng vào người khác, chuyển tải thông tin đến người khác. Ngôn ngữ bên ngoài là phương
tiện của giao tiếp đặc trưng và cơ bản nhất của con người
+ Phương tiện ngôn ngữ trong GTSP là lời nói và chữ viết giúp giáo viên, học sinh, các lực
lượng giáo dục tiếp xúc, trao đổi thông tin, nhận thức lẫn nhau, tác động qua lại với nhau trong
quá trình giao tiếp Ngôn ngữ nói:
Khái niệm: là ngôn ngữ hướng vào người khác để thực hiện mục đích cụ thể được biểu hiện bằng
âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ cổ sơ
nhất của loài người. Trong sự phát triển của lịch sử ngôn ngữ nói xuất hiện trước ngôn ngữ viết Phân loại: có 2 loại
- Ngôn ngữ nói đối thoại là ngôn ngữ diễn ra giữa hai hay một số người. Người nói và người
nghe có thể nhìn thấy nhau nên có thể trực tiếp quan sát phản ứng của nhau, từ đó, điều chỉnh lời nói của minh
- Ngôn ngữ nói độc thoại là ngôn ngữ mà trong đó, một người nói và những người khác nghe
(đọc diễn văn, báo cáo,…). Đó là dạng ngôn ngữ liên tục, không có sự trao đổi qua lại. Ngôn
ngữ độc thoại có một số yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với ngôn ngữ đối thoại (người nói cần
chuẩn bị trước về tâm thế, mục đích, cấu trúc, nội dung, hình thức, hoan cảnh trình
bày,…những điều định nói)
Một số yêu cầu đối với việc sử dụng ngôn ngữ nói:
- Nói rõ ràng, mạch lạc để các nội dung biểu đạt được đối tượng tiếp nhận chinh xác, đầy đủ
Câu 8: Kỹ năng giao tiếp sư phạm (KN lắng nghe, KN thuyết phục, KN quản lí cảm xúc, KN
giải quyết tình huống sư phạm) a, Kỹ năng lắng nghe
Nghĩa là tập trung chú ý , hướng hoạt động ý thức của chủ thể giao tiếp để lắng nghe đối tượng
giao tiếp nói , phát âm để hiểu nội dung ngôn ngữ nói . Đây không phải là việc dễ vì nghe không
phải thuần túy bằng tai mà nghe bằng con tim khối óc có như vậy mới hiểu được cả những điều
người ta không nói ra , mới dự đoán đúng ước muốn thầm kín hoặc rất cá nhân ở đối tượng giao tiếp
Lắng nghe không phải chỉ làm thinh mà phải có thái độ khơi dậy sự tự tin , cởi mở ở đối tượng
giao tiếp . Không nên phê phán mà cố gắng hiểu tại sao họ hành động như vậy .
Lắng nghe là một nghệ thuật , một thái độ và đồng thời là một triết lý – ‘ im lặng là vằng , im
lặng là đáng quý , là hiểu ý” . Người biết lắng nghe hưởng được nhiều niềm vui , chia sẻ với
người khác , có bạn , thu thập được nhiều kiến thức . b. Kỹ năng thuyết phục lOMoAR cPSD| 40420603
Câu 9 : Các tình huống sư phạm và cách giải quyết
1 .Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh cá biệt, bạn đến gia đình em đó để thông báo cho phụ
huynh biết tình hình của con họ nhưng vị phụ huynh này lại khẳng định là con mình ngoan?
Trước tình huống đó ,bạn sẽ giải quyết như nào?Vì sao bạn giải quyết như vậy?
Đầu tiên, em sẽ không tranh luận với phụ huynh mà sẽ chỉ im lặng và ra về. Sau đó, em sẽ sử
dụng một số cách như sau:
Tìm hiểu rõ nguyên nhân và dùng sự mềm mỏng để cảm hóa học sinh
Không đặt nặng về kiểmđiểm, phê bình, mà phải tìm ra và xác định đúng nguyên nhân đã tác
động đến em HS đó làm cho em ấy mắc sai lầm, vi phạm, vận dụng những điều khoản trong nội
qui, trong qui định xếp loại làm cho em ấy thấy được việc vi phạm ở mức độ nào và nêu ra
hướng cho em tự khắc phục
Nhờ hội phụ huynh tác động đến gia đình các em để cha mẹ các em quan tâm và có trách nhiệm
đối với con cái của họ hơn
Phân công một nhóm bạn tốt, cùng hoàn cảnh, cùng sở thích, uớc mơ để sinh hoạt, học tập với
em hs này để dần dần đưa các em hòa nhập vào các cuộc chơi bổ ích, từ đó xóa bỏ các mặc cảm
là HS hư để rồi cùng với các thành viên trong lớp xây dựng tập thể vững mạnh