-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Khái quát về cách mạng công nghiệp - môn Quản lý học | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
I.
Khái quát về cách mạng công nghiệp 1. Khái niệm
2. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
3. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển II.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tư III.
Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Thành tựu đạt được 2. Hạn chế
3. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước I.
Khái quát về cách mạng công nghiệp 1. Khái niệm
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư
liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong
quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao
động xã hội cũng như tạo ra bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp
dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ vào đời sống xã hội.
2. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Cho tới nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu
cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư - cách mạng 4.0
*Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: (Cách mạng nông nghiệp)
Khởi nguồn: Nước Anh, từ giữa tk 18 đến cuối thế kỷ 19
Nội dung cơ bản: chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy móc
Đặc trưng: sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hóa sản xuất
Thành tựu chủ đạo: Cơ khí hóa sản xuất, năng lượng đốt than, động cơ hơi nước
Kết quả: Khởi đầu công nghiệp hóa, hình thành chủ nghĩa tư bản, nhưng vẫn
dựa trên các phương pháp quản trị thủ công.
*Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: (Cách mạng công nghiệp)
Khởi nguồn: Nước Mỹ, từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
Nội dung được thể hiện ở việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện,
chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang giai đoạn
tự động hóa cục bộ trong sản xuất
Đặc trưng: sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt
Thành tựu chủ đạo: Điện khí hóa sản xuất; năng lượng hạt nhân, dầu thô, khí
đốt; động cơ đốt trong; phương pháp tổ chức sản xuất dây truyền, tín hiệu
tương tự analog; chinh phục không gian (hàng không); công nghiệp luyện kim
Kết quả: Hạ tầng phát triển, hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, thúc đẩy thương mại quốc tế
*Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
Khởi nguồn: Nước Mỹ, từ cuối thế kỷ 20
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được gọi là Cách mạng Kỹ thuật số
với sự áp dụng phổ biến máy tính kỹ thuật số và lưu giữ hồ sơ kỹ thuật số
Đặc trưng: sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hóa sản xuất
Thành tựu chủ đạo: Công nghệ số thay cho analog; chinh phục vũ trụ; kết nối
không dây; tự động hóa; cá nhân hóa các thiết bị vi xử lý; Internet; công nghệ sinh học ADN
Kết quả: Bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa, đưa tới những tiến bộ kỹ thuật công nghệ
*Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
Khởi nguồn: Dự báo bùng nổ ở nhiều trung tâm vào khoảng giữa thế kỷ 21
Đặc trưng: liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất
Thành tựu chủ đạo: Năng lượng sạch, tái tạo (năng lượng mặt trời, gió,
hydro, sinh học); sản xuất và quản trị tự động; siêu cơ sở dữ liệu (Big Data),
siêu kết nối (IoT); trí tuệ nhân tạo AI; vật liệu mới; công nghệ cảm ứng; công
nghệ nuôi cấy tế bào, tái tạo sinh học …
Kết quả: Siêu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế tri thức thay cho kinh tế công nghiệp
3. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Về tư liệu lao động: từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động thủ công
cho đến sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai đoạn
tự động hóa, tài sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập trung
hóa sản xuất được đẩy nhanh.
Về nguồn nhân lực: nó vừa đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng lại
tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực.
Về đối tượng lao động: cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con
người vượt quá những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ
thuộc của sản xuất vào các nguồn năng lượng truyền thống.
Phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng các thành tựu khoa học công
nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Các thành tựu mới của khoa học
công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị,...
Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất
Trước hết là sự biến đổi về sở hữu tư liệu sản xuất. Ngay từ cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất, các nước đã phải điều chỉnh chế độ sở hữu, thực
hiện đa dạng hóa sở hữu, lấy sở hữu tư nhân làm nòng cốt đồng thời phát huy
sức mạnh và ưu thế tối đa của sở hữu nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước.
Cách mạng công nghiệp đặt ra những yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường, tạo điều kiện cho hội nhập kinh tế quốc tế và trao đổi thành tựu công
nghệ giữa các nước; làm cho lĩnh vực tổ chức, kinh doanh cũng có những
thay đổi to lớn, dễ dàng nhờ có các công nghệ như internet, trí tuệ nhân tạo,
mô phỏng, robot,... giúp nâng cao năng suất lao động và định hướng lại tiêu dùng.
Giúp việc phân phối và tiêu dùng trở nên nhanh chóng, làm thay đổi đời sống
xã hội con người. Tuy nhiên việc này lại làm gia tăng nạn thất nghiệp sự
phân hóa thu nhập ngày càng gay gắt, buộc các nước điều chỉnh chính sách
phân phối thu nhập và an sinh xã hội, nhằm giải quyết những mâu thuẫn cố
hữu trong phân phối của nền kinh tế thị trường
Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
Phương thức quản trị và điều hành của nhà nước được thực hiện thông qua
hạ tầng số và internet, cho phép người dân tham gia rộng rãi hơn vào việc
hoạch định chính sách. Các cơ quan công quyền có thể dựa trên hạ tầng công
nghệ số để tối ưu hóa hệ thống giám sát và điều hành xã hội theo mô hình
“chính phủ điện tử”, đô thị thông minh,...
Phương thức quản trị và điều hành của doanh nghiệp: các doanh nghiệp áp
dụng các phần mềm và quy trình trong quản lí, tiến hành số hóa các quá trình
quản trị, quá trình kinh doanh, bán hàng sẽ tiết giảm được chi phí quản lí,
điều hành; lấy công nghệ, trí tuệ đổi mới, sáng tạo làm nguồn lực nòng cốt,
từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công
nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao
trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng
để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
2. Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Đối với nước ta có nền kinh tế kém phát triển đi lên CNXH, không qua giai đoạn
phát triển TBCN thì việc xây dựng CSVC kỹ thuật, tiến hành CNH,HĐH là tất yếu và cần thiết.
Sự cần thiết phải CNH-HĐH:
Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH tất
yếu phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, đưa
đất thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, từng bước rút ngắn khoảng cách về sự phát
triển kinh tế nước ta và thế giới
Quá trình CNH, HĐH sẽ tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chế độ
mới, cơ cấu kinh tế hợp lý thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng
máy móc, kỹ thuật công nghệ tiên tiến trong toàn bộ nền kinh tế.
CNH, HĐH góp phần củng cố và tăng cường hệ thống chính trị quốc gia,
giữ được ổn định chính trị xã hội, bảo vệ đối lập chủ quyền và định hướng
phát triển xã hội chủ nghĩa
CNH, HĐH còn là yêu cầu khách quan của việc củng cố và tăng cường khả
năng quốc phòng, của sự thống nhất giữa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
Vai trò CNH, HĐH sẽ tạo cơ sở, nền tảng để hoàn thiện cơ sở QHSX. Việc
phát triển LLSX trong quá trình CNH, HĐH luôn gắn liền với việc xây dựng,
củng cố và hoàn thiện các QHSX XHCN mà nền tảng là kinh tế Nhà nước và
kinh tế hợp tác xã của người lao động. Công cuộc công nghiệp hóa này được
tiến hành một cách có ý thức dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ,dưới sự điều
hành và quản lý của một Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là bản chất
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta
3. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Thứ nhất là, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, trước hết bằng việc cơ khí hóa
nền sản xuất xã hội trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học công
nghệ. Thực hiện cơ khí hóa nền kinh tế quốc dân thay thế lao động thủ công bằng
lao động máy móc. Việc thực hiện cơ khí hóa toàn bộ nền kinh tế quốc dân là quá
trình lâu dài phải thực hiện từng bước, có trọng tâm, trọng điểm. Mức độ và tốc độ
tiến hành cơ khí hóa, trang bị kỹ thuật không giống nhau giữa các ngành, các vùng, các khâu.
Thứ hai là, quá trình CNH, HĐH cũng là quá trình chuyển đổi cơ cấu ktế theo
hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả hơn. Trong hệ thống các cơ cấu đó, cơ cấu
ngành là quan trọng nhất.
Thứ ba là, củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của QHSX XHCN, tiến tới xác lập
địa vị thống trị của QHSX XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cái bảo đảm
cho nền kinh tế quốc dân phát triển theo hướng của CNXH là ở chỗ cùng với việc
phát triển mạnh mẽ LLSX thì đồng thời phải coi trọng việc xây dựng, hoàn thiện
QHSX XHCN, mà nền tảng là chế độ công hữu về những TLSX chủ yếu, chỉ có
như vậy mới có cơ sở kinh tế để thực hiện quyền làm chủ vững chắc của người lao động.
4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
công nghiệp lần thứ tư
4.1. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp lần thứ tư
Thứ nhất: Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực
Thứ hai: Các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát huy sức sáng tạo của toàn dân
4.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Thứ nhất: Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo.
Thứ hai: Nắm bắt và đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ ba: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
III. Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
1. Thành tựu đạt được
- Duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân khá
Về cơ bản, từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng
trưởng bình quân khá. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 6,32%/năm,
giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân khoảng 5,82%/năm, giai đoạn 2015-2019 đạt bình quân 6,64%/năm
- Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp
khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng. Các
ngành dịch vụ phát triển đa dạng, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất
và đời sống.Trong đó, các ngành dịch vụ gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý, bưu chính viễn thông... phát triển
nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong GDP.
- Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực
Gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ tốt hơn các mục tiêu
CNH, HĐH. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh còn 38% năm 2019,
tỷ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng liên tục.
- Hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh
Việt Nam đã tham gia hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước tham gia
vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của doanh nghiệp và
nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu tăng nhanh và là động
lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch
theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng cho sản
xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thô và tài nguyên. Trong khi đó, cơ cấu
hàng nhập khẩu chuyển dịch theo hướng ưu tiên phục vụ sản xuất để xuất khẩu và
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu quả
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội. Công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo vượt mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ. GDP bình quân đầu người tăng mạnh, từ 113 USD năm
1991 lên 1.273 USD năm 2010 và đến năm 2019 đạt khoảng 2.786 USD. Người dân
cũng đã có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ công cơ bản,
trong đó đáng kể là dịch vụ y tế, giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt qua các năm,
kể cả khu vực nông thôn và thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn nghèo năm
2019 đã giảm còn dưới 4%. 2. Hạn chế
- Kinh tế phát triển chưa bền vững
- Nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực đang hiện hữu -
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu lao động đã“chững
lại” trong nhiều năm nhưng chậm có sự điều chỉnh phù hợp.
- Sự hợp tác, liên kết trong phát triển công nghiệp còn yếu, CNHT phát triển
còn chậm, sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, phụ liệu..
- Sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp, năng suất lao động có khoảng cách lớn
so với nhiều nước và chậm được cải thiện.
- Mức độ tham gia của các doanh nghiệp trong nước vào các chuỗi giá trị
toàn cầu còn rất hạn chế
3. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
a. Tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở
vật chất - kỹ thuật ngày một hiện đại, đòi hỏi phải có một nhiều vốn, trong đó nguồn
vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn bên ngoài là quan trọng.
Nguồn vốn bên ngoài được huy động dưới nhiều hình thức từ các nước trên thế
giới: vốn viện trợ, các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn vay ngắn hạn/dài hạn với các
mức lãi suất khác nhau của các nước và các tổ chức kinh tế; vốn đầu tư nước ngoài
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, liên doanh,...
b. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
b. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khoa học và công nghệ được xác định là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng.
d. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Việc mở rộng quan hệ kinh tế của nước ta tạo khả năng và điều kiện để phát triển.
Quan hệ kinh tế đối ngoại càng mở rộng và hiệu quả bao nhiêu thì sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa càng thuận lợi và nhanh chóng bấy nhiêu.
e. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
Đây là tiền đề quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
f. Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường