-
Thông tin
-
Quiz
Khái quát về Đào tạo luật ở Anh và Mỹ - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Khái quát về Đào tạo luật ở Anh và Mỹ - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật quốc tế (HVNG) 98 tài liệu
Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu
Khái quát về Đào tạo luật ở Anh và Mỹ - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Khái quát về Đào tạo luật ở Anh và Mỹ - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật quốc tế (HVNG) 98 tài liệu
Trường: Học viện Ngoại giao 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Ngoại giao
Preview text:
23:58 2/8/24
Khái quát về Đào tạo luật ở Anh và Mỹ
I, Khái quát về đào tạo luật ở Anh và Mỹ
1, Đào tạo luật ở Anh Lịch sử phát triển:
Thời kỳ tương đối bình yên trong lịch sử giáo dục pháp luật ở Vương
quốc Anh đã sớm kết thúc sau Thế chiến thứ hai. Sự mở rộng đáng kể của giáo
dục về pháp luật xảy ra từ năm 1945 đến năm 1960. Mặc dù các trường luật
không được các trường đại học hay chuyên nghiệp đánh giá cao, nhưng các
trường luật dần dần trở thành con đường chính để tiến vào nghề luật. Trong
những năm 1960, số lượng tuyển sinh trường luật tăng gấp đôi lần nữa, 244
người và lần đầu tiên phần lớn luật sư mới gia nhập nghề sau khi có bằng luật.
Giáo dục pháp luật ở Vương quốc Anh bắt đầu thay đổi vào giữa những năm
1960. Sự không hài lòng về các trường luật và hệ thống đào tạo và nâng cao
trình độ chuyên môn, đặc biệt là học nghề, tăng lên.
Vấn đề đào tạo luật:
Việc đào tạo luật ở Anh được thực hiện trong một số lĩnh vực nhất định
như sau: về đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật. Trong đó, đào tạo nghề luật
ở Anh thì gồm có đào tạo trong một số lĩnh vực như: đào tạo luật sư tư vấn, đào
tạo luật sư tranh tụng. Đào tạo cử nhân luật là quá trình đào tạo học viên ở bậc
đại học và thuộc về chức năng của các trường đại học đảm nhiệm; còn dạy nghề
là đào tạo học viên ở bậc sau đại học và thuộc về chức năng của các cơ sở đào
tạo được cấp phép bởi Đoàn luật sư (cơ sở đào tạo luật sư tranh tụng) và bởi Hội
luật gia (cơ sở đào tạo luật sư tư vấn).
Đối với việc đào tạo luật sư: Đây là đặc điểm khác biệt của Anh so với
các nước châu Âu lục địa khi Anh tiếp nhận đào tạo nghề luật cho cả những
người đã có bằng cử nhân luật và những người không có bằng cử nhân luật
nhưng phải có một bằng đại học khác. Ở Anh, việc đào tạo luật sư được chia
làm 02 nhánh: luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng, tùy thuộc vào sự lựa chọn
của người học mà việc đào tạo sẽ diễn ra với những hình thức, chương trình
khác nhau, bên cạnh đó còn có đào tạo thẩm phán.
2, Đào tạo luật ở Mỹ
Nghề luật ở Mỹ ra đời muộn hơn so với nghề luật ở các nước châu Âu như
Anh, Pháp, Đức. Trong thời kỳ thuộc địa ở Mỹ (1607-1776), không có các
trường luật để đào tạo những người quan tâm đến chuyên ngành luật. Một số
người trẻ tuổi đã đến Anh để theo học luật và tham gia vào các hội quán của Hội
luật gia Anh. Những hội quán này không phải là các trường luật chính thức, about:blank 1/2 23:58 2/8/24
Khái quát về Đào tạo luật ở Anh và Mỹ
nhưng chúng là một phần của văn hóa pháp lý Anh quốc và giúp cho các sinh
viên gần gũi hơn với luật pháp Anh. Những người mong muốn theo nghề luật
trong thời kỳ này thông thường được thực hiện thông qua hình thức học nghề
(apprenticeship), Trong thời gian học nghề, một thực tập sinh sẽ được tiền bối
của mình, vồn là một luật sư đang hành nghề, hướng dẫn đọc luật và truyền đạt kinh nghiệm trong nghề.
Mỹ là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới không có chương
trình đại học luật (thời gian học 4 năm) nhưng lại đào tạo cao học luật (Law
school) cho những người có bằng Đại học thuộc các chuyên ngành khác nhau.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng không có học viện tư pháp, nơi đào tạo chức danh tư
pháp (thẩm phán, luật sư, công tố viên) như nhiều nước trên thế giới. Thế
nhưng, nước Mỹ được biết đến không chỉ là cường quốc đứng đầu về kinh tế mà
còn là một trong những quốc gia có nền luật pháp hàng đầu, cái nôi đào tạo ra
những chính trị gia tầm cỡ không chỉ riêng ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới.
Mỹ là nhà nước liên bang nên ngoài hệ thống pháp luật liên bang còn có
50 hệ thống pháp luật của bang và quận Columbia. Trường học của một số bang
chỉ đào tạo luật của bang, có trường lại đào tạo cả luật liên bang, thậm chí
những sinh viên tốt nghiệp ở đó ra còn có thể hành nghề ở những nơi chấp nhận
Common Law. Chất lượng giữa các trường đào tạo luật cũng có sự khác biệt,
thể hiện cụ thể bởi các trường hàng đầu với sự đào tạo bài bản, chất lượng, khoa
học với cơ sở vật chất tốt, lực lượng giảng viên có năng lực chuyên môn và khả
năng giảng dạy hiệu quả như Harvard, Columbia,.. Bên cạnh đó có sự cạnh
tranh rất gay gắt về chất lượng cả trong việc tuyển dụng và đào tạo sinh viên
của các trường đào tạo luật tại Mỹ, nhằm đem lại danh tiếng cho trường mình.
Họ mời các tác giả, những người nổi tiếng trong lĩnh vực pháp luật về trường
nghiên cứu, giảng dạy nhằm thu hút sinh viên và các nguồn tài trợ. 3, Kết luận
Nhìn chung, dù thuộc cùng dòng họ common law và có nhiều điểm tương đồng,
nhưng việc đào tạo luật ở hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ cũng có những
điểm khác biệt làm nên nét đặc trưng cơ bản cho nước mình. Anh và Mỹ là hai
quốc gia thuộc hai Châu lục khác nhau, do khoảng cách địa lý là khá xa và mỗi
nước cũng có cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội đặc trưng riêng cho quốc gia mình
nên trong việc đào tạo luật ở hai nước này có sự khác biệt khá lớn. about:blank 2/2