Khái quát về nhân học đại cương là gì? | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Khái quát về nhân học đại cương là gì? | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Nhân học là gì? Anh (chị) hãy trình bày đối tượng, nhiệm vụ của nhân học. (Năm ngoái) -
Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên các phương diện sinh
học, xã hội, văn hóa của nhóm người , các cộng đồng dân tộc khác nhau, cả về quá khứ của con người cho tới hiện nay.
Ví dụ : các doanh nghiệp, tập đoàn hiện nay đang ngày càng trọng dụng các nhà nhân học. Lý do là họ
hiểu rằng thành công trong kinh doanh không phải chỉ dựa trên các tính toán doanh thu bằng excel,
hay những con số khô khan như mức thu nhập và các thông số kỹ thuật, mà còn là vấn đề thị hiếu, nhu
cầu, những thứ rất khác biệt ở mỗi vùng miền, bối cảnh và cần có nhà nhân học để khám phá. -
Đối tượng: con người tìm cách lí giải những nguyên nhân, tác động từ môi trường, tất cả các yếu tố
xung quanh để tạo nên 1 cơ thể sinh học. Điều đó được thể hiện trên 4 phương diện : Sinh học (Nhân
học hình thể), Văn hóa của đời sống con người như ăn, mặc, ở, ma chay, … (Nhân học văn hóa), Quá
khứ của con người: thông qua hiện vật tái hiện cuộc sống quá khứ (Khảo cổ học), Tư duy con người:
ngôn ngữ ảnh hưởng tư duy của con người (Nhân học ngôn ngữ), Nhân học ứng dụng
Con người với tư cách là thực thể sinh học-XH là khách thể, không phải là đối tượng nghiên cứu
riêng của từng ngành KH: con người tạo ra các khoa học
Con người xét tổng thể là khách thể, chưa là đối tượng nghiên cứu riêng của từng ngành khoa học
Nhân học nghiên cứu: toàn diện con người, về con người tự nhiên và con người xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của Nhân học không chỉ bó hẹp trong nghiên cứu phương diện sinh học của
con người mà cả văn hóa và xã hội của con người - Chức năng, nhiệm vụ :
Thông qua việc tìm hiểu để ý giải hiện tượng liên quan tới con người thông qua Khoa học, Nhân học
hướng tới sử dụng những tri thức đó để phục vụ cho mục đích sinh tồn của con người.
Câu 2: Trình bày nội dung của phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu trong điền dã
dân tộc học. Khi thực hiện các phương pháp này thì vấn đề đạo đức nghiên cứu được đặt ra như thế nào?
Phương pháp quan sát tham dự : -
Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành
vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu nhập những số liệu, sự
kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Quan sát là phương thức cơ
bản để nhận thức sự vật. -
Là một trong những phương pháp thu thập thông tin xã hội của nhân chủng học văn hóa được sử dụng
rộng rãi trong những nghiên cứu xã hội. Ví dụ: khi nghiên cứu về siêu thị, nhà nghiên cứu sẽ đi khắp nơi
trong siêu thị để lắng nghe khách hàng nói chuyện hoặc quan sát hành vi họ như thế nào? -
Quan sát thường bao gồm các hành vi :
Quan sát , ghi chép về những điều các nhà dân tộc quan tâm trên thực địa
Chụp ảnh, ghi hình, ghi âm , vẽ các sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong đời sống của các dân tộc
Khai thác các nguồn tư liệu thống kê về các dân tộc đó
Lập phiếu điều tra trên thực địa -
Theo mức độ chuẩn bị : 1
Quan sát có chuẩn bị : là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động những yếu tố nào của
hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập trung sự chú ý mình vào yếu tố đó. Thường sử
dụng cho việc kiểm tra kết quả cho thông tin nhận được từ phương pháp khác . Ví dụ : phân tích
những ghi chép có được trong thời gian trước đó hay trong hiện tại từ những bản quyết toán tài
chính , những dự liệu kinh doanh,….
Quan sát không chuẩn bị : là dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếu tố mà đề tài
nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử nghiệm. Ví dụ : đi khảo sát ghi chép
lại những thông tin ở các ngày khác nhau để khảo sát tình hình giao thông của Hà Nội vào giờ cao điểm. -
Theo sự tham gia của người quan sát :
Quan sát không tham dự : điều tra viên đứng bên ngoài để quan sát
Quan sát có tham dự : điều tra viên xuất hiện trong nhóm đối tượng quan sát (quan sát tham dự,
quan sát tham gia, quan sát hòa nhập) → tham gia vào cuốc sống địa phương để tìm hiểu “quan
điểm của người trong cuộc” và “phiên giải ý nghĩa” của sự vật, hiện tượng theo gốc độ người trong cuộc. -
Theo mức độ công khai của người đi quan sát :
Quan sát công khai : người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát . Hoặc người quan sát cho đối
tượng mình là ai , mục đích công việc của mình .
Quan sát ko công khai : người đi quan sát ko biết rõ mình đang bị quan sát . Hoặc là người quan sát
ko cho đối tượng biết là ai, đang làm gì . -
Một số loại quan sát khác :
Quan sát toàn diện, quan sát từng mặt (quan sát có chọn lọc)
Quan sát ngẫu nhiên, quan sát lâm sàng (có tính tương tư như cuộc thực nghiệm thăm dò)
Quan sát phát hiện, quan sát kiểm định …
Phương pháp phỏng vấn sâu : - Khái niệm :
Phỏng vấn là việc đưa ra thận trọng những câu hỏi phù hợp, có liên quan đến vấn đề nghiên cứu . Là
công việc trò chuyện giữa nhà nghiên cứu với người dân , vì vậy nhà nhân học có kiến thức ngôn
ngữ địa phương sẽ gặp nhiều điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp xúc với cộng đồng.
Phỏng vấn sâu là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu vấn đề chính trị,
kinh tế, xã hội, hay tìm hiểu về cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin
thông qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Ví dụ : phỏng vấn giáo sư Ngô Bảo Châu suy nghĩ của mình về dịch bệnh COVID-19 và hy vọng con
người sẽ thân thiện hơn với thiên nhiên.
Mục đích của phỏng vấn con người là để tìm thấy những gì đang diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm
của họ về một điều gì đó.
Có 3 loại phỏng vấn và trong thực tế, cả ba loại này thường đan xen với nhau: phỏng vấn ko có cấu
trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn có cấu trúc .
Có 6 loại hình câu hỏi phỏng vấn là : Câu hỏi về các thông tin cá nhân ; Câu hỏi về kiến thức; Câu hỏi
về kinh nghiệm/hành vi; Câu hỏi về quan điểm, giá trị; Câu hỏi về cảm xúc; Câu hỏi về cảm giác. -
Ưu và nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu: Ưu điểm: o
Thu thập thông tin 1 cách trực tiếp có thể loại bỏ sai số trung gian 2 o
Giảm tỉ suất rơi rụng thông tin xuống mức thấp nhất do gợi ý của người phỏng vấn o
Quá trình phỏng vấn có thể thu thập nhiều thông tin khác nhau (cả thông tin bề nổi và thông tin chiều sâu) o
Chức năng của câu hỏi kiểm tra phát huy tốt nhất và có thể biết thông tin nhờ phương pháp quan sát Nhược điểm: o
Để tiến hành phỏng vấn, những cán bộ điều tra phải được đào tạo và làm chủ đc những kĩ thuật
của phỏng vấn do đó chi phí đào tạo khá tốn kém o
Tronng một thời gian nhất định, nhà nghiên cứu chỉ có thể phỏng vấn một lượng hạn chế nhất
định của những người được điều tra o
Thái độ phỏng vấn ko khéo léo dẫn đến những mâu thuẫn , ko đồng tình với người phỏng vấn
từ đó họ sẽ trả lời không chính xác o
Thái độ của người phỏng vấn sẽ dẫn đến ảnh hưởng cuộc điều tra o
Xử lí thông tin phức tạp và tốn kém
Phỏng vấn ko có cấu trúc (tự do, sâu): -
Một cuộc phỏng vấn ko có cấu trúc là cuộc phỏng vấn trong đó người phỏng vấn sẽ dựa vào tiến triển
của cuộc phỏng vấn để đặt câu hỏi và tìm hiểu sâu vào những vấn đề liên quan mà không theo một
bảng câu hỏi cố định. Họ sẽ hỏi thêm những câu hỏi mở, cho phép thảo luận với người đọc với người
đọc phỏng vấn hơn là một câu hỏi và câu trả lời đơn giản. -
Người phỏng vấn có thể chuẩn bị một danh sách các câu hỏi nhưng ko nhất thiết phải yêu cầu tất cả
hoặc liên lạc với họ theo bất kì thứ tự cụ thể nào, sử dụng chúng thay vì hướng dẫn cuộc trò chuyện.
Trong một số trường hợp, người phỏng vấn sẽ chỉ chuẩn bị một danh sách các chủ đề chung, được gọi
là hướng dẫn phỏng vấn. -
Ví dụ : nghiên cứu các chủ đề nhạy cảm như là tình dục, mại dâm, ma túy hoặc HIV/AIDS,…. - Ưu điểm :
Linh hoạt trong phỏng vấn
Phát hiện cách đặt câu hỏi phù hợp cho phỏng vấn bán cấu trúc hoặc bộ câu hỏi
Xây dựng mối quan hệ tốt với người cung cấp thông tin
Hữu ích khi phỏng vấn các chủ đề tế nhị và nhạy cảm - Nhược điểm :
Người phỏng vấn cần tự tin và kỹ năng cao
Rất khó khi phân tích dữ liệu
Phỏng vấn bán cấu trúc (sâu) -
Phỏng vấn theo bản hướng dẫn các nội dung phỏng vấn -
Trình tự nội dung phỏng vấn có thể thay đổi -
Người phỏng vấn có thể thay đổi nội dung câu hỏi -
Ví dụ : phỏng vấn thủ tướng Vũ Đức Đam về việc ngăn chặn dịch bệnh covid 19. - Ưu điểm :
Đây là phương pháp phor biến trong các nghiên cứu điều tra
Tiết kiệm thời gian hơn phỏng vấn tự do
Có thể linh hoạt trong phỏng vấn
Việc phân tích số liệu dễ dàng hơn trong phỏng vấn tự do - Nhược điểm: 3
Cần phải có thời gian thăm dò vấn đề cần phỏng vấn
Thời gian chuẩn bị sườn câu hỏi cần phỏng vấn
Người phỏng vấn cần có kỹ năng cao trong khai thác thông tin và hiểu biết về vấn đề phỏng vấn.
Phỏng vấn có cấu trúc - Dùng bộ câu hỏi -
Theo một trình tự nhất định -
Người phỏng vấn ko đc tự ý thay đổi nội dung và trình tự câu hỏi -
Ví dụ : phỏng vấn người dân bằng cách lập phiếu điều tra - Ưu điểm :
Ko yêu cầu cao về kĩ năng
Tiết kiệm thời gian hơn trong việc phỏng vấn
Làm việc một cách hiệu quả hơn, khoa học hơn - Nhược điểm:
Ko linh hoạt, chủ động
Mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị bộ câu hỏi
Bị giới hạn nội dung phỏng vấn và ko đc chuyên sâu
Sử dụng ít kĩ năng hơn
Bị bó hẹp, ko đc gần gũi đến người được phỏng vấn
Quan sát tham dự và phỏng vấn là những phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác điền dã
dân tộc học mang tính chuyên biệt của ngành .
Vấn đề đạo đức được đặt ra : -
Quy tắc xử sự về đạo đức nghiên cứu là văn bản ghi nh n những quy ước đã trở thành chuẩn mực cho
tính chính trực và bảo đảm sự khả tín cho hoạt đ ng nghiên cứu khoa học. Nó bắt đầu bằng vi c định
nghĩa những khái ni m cơ bản để tránh vi c v n dụng hay suy diễn tùy ti n. -
M t công trình nghiên cứu được thực hi n “m t cách có trách nhi m”, là m t công trình thể hi n sự
trung thực và tính chính trực trong khi tiến hành hoạt đ ng nghiên cứu;thể hi n sự tôn trọng mọi đối
tượng tham gia vào vi c nghiên cứu, bao gồm con người, con v t, và môi trường; thể hi n sự trân
trọng và ghi nh n vai trò, công sức đóng góp của các c ng sự, đồng tác giả, những người đi trước; thực
hi n truyền thông về kết quả nghiên cứu m t cách có trách nhi m, và sử dụng nguồn ngân sách công
dành cho vi c nghiên cứu m t cách xứng đáng. -
Để có những công trình nghiên cứu được xem là “thực hi n m t cách có trách nhi m” như trên, vai
trò thúc đẩy, tạo điều ki n, khích l và giám sát của các tổ chức nghiên cứu khoa học (NCKH) là rất quan trọng, bao gồm:
Thúc đẩy nh n thức về các văn bản hướng dẫn và quy định hi n hành liên quan đến đạo đức nghiên cứu
Soạn thảo các tài li u hướng dẫn đơn giản và rõ ràng, tạo ra chính sách khích l và ngăn ngừa sự vi phạm.
Mỗi tổ chức NCKH cần có m t quy trình phù hợp với đ c điểm của mình để quản lý hoạt đ ng
nghiên cứu, bao gồm quy trình đánh giá chất lượng, sự an toàn, mức đ rủi ro, mức đ bảo v
quyền riêng tư, những vấn đề tài chính và đạo đức, sao cho mỗi vai tham gia vào hoạt đ ng NCKH
đều hiểu rõ trách nhi m của mình là gì và nghĩa vụ giải trình trách nhi m ấy sẽ được thực hi n như thế nào. -
Những quy tắc thực hiện trong nghiên cứu: 4
Tuân thủ các quy định yêu cầu sự chấp thuận và được thông tin đầy đủ của đối tượng tham gia nghiên cứu
Tôn trọng sự bảo mật và riêng tư
Quản lý dữ li u nghiên cứu Kết luận
Lợi ích của hoạt động NCKH là điều không ai có thể nghi ngờ, nhưng những lợi ích ấy chỉ có thể đạt được trong
một môi trường nghiên cứu lành mạnh, một môi trường bảo đảm cho quá trình tìm kiếm tri thức được thực
hiện với mức độ khả tín cao nhất và phản ánh những giá trị nền tảng của xã hội mà mọi tổ chức, cá nhân đều
có trách nhiệm gìn giữ. Trong bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu tăng trưởng nhanh
trong NCKH phải gắn với việc xây dựng nền tảng văn hóa học thuật vững mạnh; không có cái nền đó thì những
thành tựu đạt được chỉ là những lâu đài xây trên cát.
Câu 3: Trình bày mối quan hệ giữa nhân học với các môn khoa học xã hội khác.
a. Nhân học và triết học: Suy luận -
Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. -
Mối quan hệ giữa 1 ngành cụ thể với thế giới quan khoa học -
Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận để nghiên cứu con người -
Nhân học thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể để giải đáp những vấn đề
thực tiễn sinh động đến con người .
b. Nhân học và sử học: Hệ thống -
Nhân học có mối quan hệ chặt chẽ với sử học bởi nhân học nghiên cứu con người về các phương diện
sinh học, văn hóa, xã hội thường tiếp cận từ góc độ lịch sử (theo lịch đại) -
Những vấn đề nghiên cứu của nhân học ko thể tách rời bối cảnh lịch sử cụ thể cả về không gian và thời
gian lịch sử. Thiếu tri thức lịch sử, nhà nhân học ko thể tiến hành nghiên cứu có hiệu quả. Ngược lại,
các nhà sử học sử dụng tài liệu của nhân học để soi sáng những vấn đề lịch sử và văn hóa. -
Mối quan hệ nhân học và sử học là ở chỗ nhân học thường sử dụng phương pháp nghiên cứu của sử
học. VD: phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại. -
Sự khác nhau giữa nhân học và sử học là ở chỗ nhân học sử dụng tư liệu từ nghiên cứu tham dự sâu tại
cộng đồng còn sử học chủ yếu sử dụng tư liệu viết bằng văn bản để tái tạo lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ.
c. Nhân học và xã hội học: Điều tra xã hội -
Các nhà nhân học thường vận dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp để thu thập miêu tả, so
sánh phân tích bối cảnh, tình huống và đặc điểm chung của xã hội với tư cách là một chỉnh thể trọn vẹn. -
Các nhà xã hội học nghiên cứu các sự kiện, bằng chứng xảy ra trong bối cảnh xã hội đã cho, tức là trong
chỉnh thể xã hội hiện có. -
Về phương pháp nghiên cứu, các nhà nhân học hướng tới việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tham
dự sâu tại cộng đồng, sưu tập những dữ liệu định tính và tiến hành so sánh đối chiếu xuyên văn hóa -
Để tiếp cận vấn đề nghiên cứu, nhân học đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng của xã hội
học và phương pháp khác . Ngược lại các nhà xã hội học sử dụng khá quen thuộc những phương pháp
nghiên cứu của nhân học như phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu.
d. Nhân học với địa lý học: Liên hệ môi trường 5 -
Nhân học và địa lý học có mối quan hệ gắn bó với nhau hình thành lĩnh vực nghiên cứu nhân học sinh
thái( bao gồm sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn )nhằm giải quyết mối quan hệ tương tác giữa
con người với môi trường xã hội và nhân văn. -
Nhân học sinh thái liên quan với địa lý kinh tế trong việc phân vùng lãnh thổ mà các tộc người sinh
sống, địa- văn hóa để có cái nhìn tổng thể trong mối quan hệ đa chiều : tự nhiên- con người - kinh tế-
văn hóa và hành vi ứng xử.
e. Nhân học và kinh tế học : Cơ sở tồn tại hình thành nên nhân học kinh tế -
Nhân học kinh tế vận dụng một số quan niệm, phạm trù lý thuyết của kinh tế học và công tác nghiên
cứu của mình; ví dụ lý thuyết về vốn con người , vốn xã hội, vốn tự nhiên, thị trường v.v… -
Nhân học không đi nghiên cứu các quy luật của kinh tế học mà tập trung tiếp cận trên bình diện văn
hóa- xã hội của quá trình hoạt động kinh tế như cách thức chế tạo công cụ, hình thức tổ chức sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dùng mang yếu tố văn hóa tộc người, địa phương, nghề nghiệp phản ánh
truyền thống văn hóa tộc người.
f. Nhân học và tâm lý học : Phức hợp xuất hiện lĩnh vực nghiên cứu nhân học tâm lý hay tâm lý tộc người -
Trong tâm lý học, sự quan tâm chủ yếu dành cho việc phân tích những nét tâm lý của cá nhân trong
những kinh nghiệm nghiên cứu xuyên văn hóa; còn nhân học tập trung nghiên cứu tính cách dân tộc, ý
nghĩa của tính tộc người với tư cách là tâm lý học cộng đồng tộc người lại có ý nghĩa to lớn. -
Mối quan hệ giữa nhân học và tâm lý thể hiện xu hướng tâm lý trong nghiên cứu văn hóa và các lý
thuyết văn hóa theo xu hướng nhân học tâm lý trong những thập niên gần đây.
g. Nhân học và luật học : Luật, tục, định chế hình thành lĩnh vực nghiên cứu nhân học luật pháp -
Khác với luật học nghiên cứu các chuẩn mực và quy tắc hành động do cơ quan thẩm quyền chính thức
của nhà nước đề ra, nhân học luật pháp nghiên cứu những nhân tố văn hóa- xã hội tác động đến luật
pháp trong các nền văn hóa và các tộc người khác nhau. -
Nhân học luật pháp nghiên cứu đến luật tục là hiện tượng phổ quát của nhân loại trong thời kì phát triển tiền công nghệ -
Mối quan hệ giữa luật tục và luật pháp để từ đó vận dụng luật tục và luật pháp trong quản lý xã hội và phát triển cộng đồng
h. Nhân học và tôn giáo học : Văn hóa tâm linh hình thành lĩnh vực nhân học tôn giáo -
Tôn giáo đc coi như là một thành tố văn hóa tộc người, dĩ nhiên nhân học ko thể ko nghiên cứu tôn giáo -
Cộng đồng tộc người và cộng đồng tôn giáo là 2 dạng thức khác nhau của cộng đồng người và có mối
quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trong quá trình phát triển
Câu 4: Đặc trưng của tôn giáo là gì? Phân tích chức năng tâm lý và chức năng xã hội của tôn giáo. Lấy ví dụ cụ thể.
Đặc trưng tôn giáo: -
Tôn giáo được xem như là niềm tin và các hành vi của con người sử dụng để giải quyết những khó khăn
trong cuộc sống - khó khăn ko thể giải quyết bằng kinh tế hay công nghệ - công nghệ hướng tới thế lực
siêu nhiên .Ví dụ : thờ cúng các vị thần thông qua các hình thức khác nhau như cầu nguyện, hát xướng,
vũ điệu, hiến tế,… để giải quyết khó khăn -
Có các yếu tố thần thánh : các vị thần thánh, những điều thiêng liêng, tín ngưỡng. Ví dụ : thánh Ala trong Hồi giáo 6 -
Có các hoạt động tôn giáo : có thể bao gồm các nghi lễ, bài giảng, lễ kỉ niệm hay biểu hiện sự tôn kính,
tế tự,lễ hội, dịch vụ tang lễ, dịch vụ hôn nhân, thiền, cầu nguyện, âm nhạc, nghệ thuật, múa, dịch vụ
công cộng, hoặc các khía cạnh khác của văn hóa con người. Ví dụ : Đại lễ Phật Đản -
Có kinh sách thiêng liêng: có thể được bảo tồn trong các sách vở, ghi chép. Tôn giáo có thẻ chứa những
câu chuyện tượng trưng, đôi khi được những người tin theo cho là đúng, có mục đích phụ là giải thích
nguồn gốc của sự sống, vũ trụ và những thứ khác.Ví dụ : kinh Phật -
Có các vật thiêng : thánh tích, thần vật, các biểu tượng. Ví dụ : Thánh Gióng -
Có các cá nhân là người đại diện : đó là những người được coi là am hiểu, thành thạo trong vai trò là
trung gian để tiếp xúc với các lực lượng siêu phàm, giúp đỡ các thành viên khác thực hiện các nghi lễ
tôn giáo. Ví dụ : các thầy phù thủy
Chức năng của tôn giáo: Chức năng của tôn giáo là tập hợp những cách thức mà nó thể hiện vai trò của
mình đối với đời sống xã hội : a. Chức năng tâm lí : -
Giảm đi sự lo lắng bằng cách lý giải những điều mà con người chưa biết, cũng như đưa đến một niềm
tin rằng sự giúp đỡ, cứu rỗi của các thế lực siêu nhiên luôn luôn tồn tại trong các giai đoạn khủng
hoảng của cuộc đời con người -
Tạo ra và củng cố niềm tin cho con người -
Tạo ra những động lực cho cuộc sống cin người (thường là tâm lí mang tính hướng thiện, tích cực) b. Chức năng xã hội : -
Củng cố những nguyên tắc, tiêu chuẩn trong đời sống xã hội -
Trang bị những nền tảng về giá trị và mục đích chung, để cho cộng đồng xã hội được cân bằng, ổn định. -
Tăng cường sự gắn kết giữa các con người cùng tôn giáo khi cùng chia sẻ niềm tin -
Tạo XH cân bẳng, ổn định, duy trì sự gắn kết các thành viên trong xã hội
VD: Mỗi năm người ta sẽ đi chùa đầu năm để cầu bình an, thuận buồm xuôi gió, cầu tiền tài, danh lợi
Câu 5: Tôn giáo là gì? Hãy trình bày một số hình thái tôn giáo tương đối phổ biến và còn tồn tại đến hiện nay.
Khái niệm: Để có khái niệm đầy đủ về tôn giáo cần phải chú ý: -
Khi nói đến tôn giáo, dù theo ý nghĩa hay cách biểu hiện nào thì luôn luôn phải đề cập đến vấn đề hai
thế giới: thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết, thế
giới của những vật thể hữu hình và vô hình. -
Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do
thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con
người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một
cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có
phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải
Như vậy: Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp
nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế
cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch
sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng
những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Hình thái tôn giáo: 7 -
Tín ngưỡng vạn vật hữu linh:
Giai đoạn thời nguyên thủy con người cần phải chờ đợi sự giúp đỡ của thần linh
Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên dẫn tới mối quan hệ giữa con người với thần linh biểu hiện thành nghi lễ, tế tự
Người ta quan niệm mọi vật mọi vật đều có linh hồn nên những vật đó có thể gây tai họa hay đem
lại điều tốt lành cho con người, nên con người phải thờ nó và quan tâm nó
Thuyết vạn vật hữu linh điển hình cho những người nhìn nhận bản thân các động thực vật như là
một phần của tự nhiên hơn là người chủ của tự nhiên VD: người khơme tại Nam Bộ vẫn còn thờ
những hòn đá trong ngôi miếu nhỏ để cầu an - Tín ngưỡng vật tổ: totem giáo
Là một trong những hình thức tôn giáo đầu tiên đc công nhận trên sách báo dân tộc học và sách báo nói chung
Totem giáo là các nghi lễ chung cố kết cộng đồng xã hội, là động hoặc thực vật , thể hiện qua việc
cấm giết hoặc cấm dùng làm thức ăn
Người ta nghi ngờ vật tổ là thần linh của các cư dân sơ khai. Dẫu sao, tín ngưỡng vật tổ cho thấy
nghi lễ, tập tục và tổ chức cung cấp lương thực thường phối hợp nhau trong XHNT o
Mana: xuất xứ cư dân Melanesia
Là khía cạnh của niềm tin vào sự huyền bí, niềm tin này cho phép con người kiểm soát được
các thế lực vô hình quanh mình
Sự sợ hãi do mana khuấy động có liên hệ mật thiết với thần linh- linh hồn và nhận thức sự
hiện diễn của thần linh
Làm gia tăng phong tục và các mối quan hệ xã hội o Shaman giáo:
Là hình thái tôn giáo được thể hiện bằng phép thuật và các shaman là những người có khả
năng đưa mình vào trạng thái xuất thần
Ý thức, tinh thần và tâm lý của họ biến đổi và họ làm nhiệm vụ trung gian giữa con người với
thần linh để giao tiếp với thần linh, nương tựa vào sức mạnh của thế giới siêu nhiên để làm
những việc như hành lễ, chữa bệnh, phù phép, tiên báo hậu vận cho cá nhân hay cộng đồng
Hoạt động của Shaman giáo mang dấu ấn riêng của văn hóa dân tộc, là những sắc thái văn
hóa truyền thống thần cổ bí xưa nhất, có thể giới thiệu đc bản sắc văn hóa tộc người -
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Đức tin về linh hồn tổ tiên gắn liền với quan niệm phổ biến rằng con người được tạo thành từ hai
phần, phần xác và phần hồn
Quan niệm tuy tổ tiên đã qua đời nhưng vẫn có thể tham gia vào các công việc gia đình và dòng họ,
có vị trí như những thành viên khác trong gia đình mặc dù họ là vô hình, đặc biệt, linh hồn tổ tiên
có thể tái sinh (đầu thai) thành những thành viên mới trong gia đình họ.
Tóm lại, tri thức bản địa về các hình thái của tôn giáo sơ khai giúp cho ngành nhân học hiểu biết về sự
tồn tại của các hình thái tôn giáo ấy, nhất là trong xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo. Gạt bỏ khía cạnh mê
tín dị đoan, các hình thái tôn giáo ấy vẫn còn tồn tại và hấp dẫn con người trong xã hội công nghiệp
hiện đại, một xã hội mà khoa học đc mệnh danh là đóng vai trò vạn năng
Câu 7: Thế nào là quá trình hòa hợp giữa các tộc người? Quá trình này ở Việt Nam diễn ra như thế nào? 8
Khái niệm quá trình hòa hợp tộc người: là xu thế diễn ra ở các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa,
nhưng do kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài trong lịch sử đã xuất hiện những yếu tố
văn hóa chung bên cạnh đó vẫn giữ lại những đặc trưng văn hóa của tộc người. Quá trình này thường diễn
ra ở các khu vực lịch sử văn hóa hay trong phạm vi của một quốc gia đa dân tộc.
Quá trình diễn ra ở Việt Nam: diễn ra theo 2 khuynh hướng: Sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong
phạm vi của một vùng lịch sử - văn hóa và sự hòa hợp giữa các tộc người diễn ra trong phạm vi cả nước: -
Những đặc điểm văn hóa đó thể hiện qya phương thức mưu sinh, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần
và ý thức cộng đồng khu vực. VD: miền núi Việt Băc và Đông Bắc, Trường Sơn và Tây Nguyên, ... -
Bên cạnh khuynh hướng trên ở VN còn diễn ra xu hướng hòa hợp giữa các dân tộc trong một quốc gia
Việt Nam thống nhất. Sự tham gia vào quá trình dựng nước và giữa nước của các dân tộc ở nước ta là
cơ sở nền tàng cho sự hòa hợp giữa các dân tộc tạo nên tính thống nhất của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Lòng yêu nước là cơ sở của ý thức và tư tưởng về Tổ quốc Việt nam, dân tộc Việt Nam
Đảng ta đã đề ra đường lối chính sách cơ bản trong việc giải quyết vấn đề dân tộc là đoàn kết, bình
đẳng và tương trợ đã củng cố và thúc đẩy mạnh mẽ quá trình xích lại gần nhau giữa các dân tộc. Văn
hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng bao gồm tất cả các tinh hoa văn hóa của các
dân tộc kết hợp lại để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Câu 8: Chủng tộc là gì? Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm nhân chủng của các đại chủng. (Năm ngoái)
Chủng tộc là quần thể (hoặc tập hợp các quần thể) đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái,
sinh lý mà nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng liên quan đến một vùng địa vực nhất định. -
Nhận thức chủng tộc trên cơ sở quần thể (chứ ko phải cá thể ) là một bước tiến quan trọng trong lý
thuyết nhân chủng và sinh học. -
Các chủng tộc rất phong phú, các dạng trung gian do hỗn chủng sinh ra ngày càng nhiều -> làm thay
đổi và xóa nhòa ranh giới giữa các chủng tộc.
Đặc điểm nhân chủng các đại chủng: Căn cứ vào hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, mái tóc, mắt,
mũi...), các nhà khoa học đã chia dân cư thành ba chủng tộc chính: Môn-gô-lô-it (thường gọi là người da
vàng), Nê-grô-it (người da đen) và Ơ-rô-pê-ô-it (người da trắng). -
Chủng tộc Môn-gô-lô-it:
Số lượng chiếm khoảng 40% dân cư thế giới.
Tập trung chủ yếu ở châu Á và châu Mĩ. Đặc điểm chung : o Da vàng, nâu nhạt. o
Tóc màu đen, cứng và thẳng, lông và râu ít phát triển. o
Mắt màu đen và nâu không to, có khi nhỏ và xếch, thường mắt một mí, mắt có góc mi. o
Mặt to bè, xương gò má phát triển. o
Mũi trung bình, sống mũi ít dô. o
Răng hình bàn xẻng và hơi vẩu. o Môi trung bình và mỏng. o
Hình dạng đầu trung bình. o
Chiều cao ở mức trung bình, chân ngắn. -
Chủng tộc Nêgrô- Ôxtralôit:
Số lượng chiếm khoảng 12 % dân cư thế giới. Đặc điểm chung : 9 o
Màu da, tóc và mắt đều sẫm (đen hoặc nâu đen). o
Tóc xoăn hoặc dạng sóng, lông và râu thường rất ít. o
Mũi tẹt, cánh mũi rộng, lỗ mũi rộng và nằm gần ngang. o
Miệng rộng, môi dày, xương hàm trên rất dô. o
Vóc người cao và chân dài nhưng có tiểu chủng thấp nhất trên thế giới (Picme), đầu dài. -
Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it:
Số lượng chiếm khoảng 48 % dân cư thế giới. Đặc điểm chung: o Da trắng. o
Tóc xoăn dạng sóng, mềm; lông và râu thường rất phát triển. o Mũi cao và hẹp. o Môi mỏng, cằm dô. o
Mắt xanh xám hoặc nâu nhạt. o
Vóc người cao và chân dài
Câu 9: Anh (chị) hãy trình bày nội dung cơ bản của các tiêu chí tộc người.
KHÁI NIỆM TỘC NGƯỜI (ETHNICITY): là một tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình
thành trong lịch sử, dựa trên những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân
tộc thể hiện bằng 1 danh từ chung.
CÁC TIÊU CHÍ TỘC NGƯỜI GỒM: ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tự giác tộc người
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÁC TIÊU CHÍ TỘC NGƯỜI: -
Ngôn ngữ: Là dấu hiệu cơ bản để người ta xem xét sự tồn tại của một dân tộc và để phân biệt các dân tộc khác nhau.
Ngôn ngữ là hệ thống giao tiếp
Có vai trò trong việc cố kết cộng đồng tộc người
Tiếng mẹ đẻ truyền tải và lưu truyền các giá trị văn hóa
Bảo vệ ngôn ngữ là bảo vệ sự tồn tại của tộc người, dân tộc
Hiện tượng đa ngữ, song ngữ hiện nay rất phổ biến.
Vì vậy, ngôn ngữ là 1 tiêu chuẩn để xác định tộc người nhưng ko phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất. - Văn hóa:
Là tiêu chuẩn quan trọng để xác định tộc người.
Có 2 loại: văn hóa của tộc người và văn hóa tộc người: o
Văn hóa của tộc người là tổng thể những thành tựu VH thuộc về một tộc người nào đó, do
tộc người đó sáng tạo ra hay tiếp thu vay mượn của các DT khác trong quá trình LS o
VHTN là gồm tổng thể những yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể giúp cho việc phân biệt tộc
người này và tộc người khác. VHTN là tổng thể những yếu tố VH mang tính đặc trưng và đặc
thù TN, nó thực hiện chức năng cố kết TN, làm cho TN này khác với TN khác o
Không phải lúc nào cúng ta cũng phân biệt được rạch ròi VH của tộc người và Văn hoá tộc
người. Có nhiều hiện tượng văn hoá du nhập từ bên ngoài vào, trong quá trình tiếp biến văn
hoá nó được bản địa hoá, trở thành văn hoá tộc người, mang sắc thái tộc người. -
Ý thức tự giác tộc người: 10