Khái quát về thuế | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Bài viết cung cấp một khái quát chung về thuế, bao gồm khái niệm, đặc điểm cơ bản và phân loại của thuế. Nó cũng thảo luận về vai trò của thuế trong huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

Trường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 12 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Khái quát về thuế | Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Bài viết cung cấp một khái quát chung về thuế, bao gồm khái niệm, đặc điểm cơ bản và phân loại của thuế. Nó cũng thảo luận về vai trò của thuế trong huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.

56 28 lượt tải Tải xuống
I. Khái quát chung về thuế:
1.1 Khái niệm:
- Về phương diện phátp luật: Thuế khoản tiền cá nhân tổ chức bắt buộc
phải đóng góp theo nghĩa v vào ngân sách nnước theo luật định để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì phúc lợi của toàn hi, vì sự phát triển
của đất nước.
- Về phương diện kinh tế: Thế được hình thành qtrình phân phối và phân
phối lại tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.
Hin nay, khái niệm thuế đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện nsau:
Thuế một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với
các tổ chức và các nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nưc vì lợi
ích chung.
1.2 Đặc điểm bản của thuế.
- Thuế khoản thu mang tính bắt buộc: Đóng thuế nghĩa v bắt buộc được
thực hiện dựa trên pháp luật thuế do nhà nước ban hành. c doanh nghiệp phải
trách nhiệm hoàn thành nghĩa vnộp thuế. Trong luật quản thuế quy
định các biện pháp xử phạt, cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát
sinh khi nh vi vi phạm hành cnh trong nh vực thuế. Do đó, đối tượng
nộp thuế không quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình n đnh hay thoả
thun mức đóng góp của mình mà chỉ quyền chấp thuận. Những đối tượng
nộp thuế vi phạm luật sẽ bị quan nnước thẩm quyền xử vi phạm
hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật đbuộc họ phải làm tròn
nghĩa vụ np thuế.
- Thuế không mang tính bồi hoàn trực tiếp: Trước khi thu thuế, Nhà nước không
hề cung ng trực tiếp một dịch v nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế,
Nhà nước ng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người np thuế. Tuy
nhn một phần thuế được hn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các
hàng hóa công cộng, bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế- hi, chi y
dựng sở h tầng, và tòa án, viện kiểm soát, hệ thống quân đội, bảo đảm quc
phòng, an ninh, bảo đảm cuc sống cho mọi người; chi cho hệ thống giáo dục,
nghiên cứu khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; chi
cho hệ thng an sinh xã hội, chi hỗ trợ đảm bảo công bằng cho mọi người.
1.3 Phân loại thuế:
a, n cứ vào phương thức đánh thuế
- Thuế trực thu
Là loại thuế đánh trực tiếp vào khoản thu nhập hoặc tài sản của các đối
tượng nộp thuế. Thuế trực thu đặc điểm đối tượng nộp thuế cũng chính
đối tượng chịu thuế.
nước ta hiện nay, thuế trực thu bao gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghip
- Thuế thu nhập nhân,
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất...
- Thuế gián thu
loại không trực tiếp đánh vào thu nhập hoặc tài sản của đối ng nộp thuế
gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa dịch v khi lưu thông trên thị
trưng.
nước ta hiện nay, thuế gián thu bao gồm:
- Thuế giá trị gia ng
- Thuế tiêu th đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu,...
b, Căn cứ vào sở đánh thuế
- Thuế thu nhập: loại thuế n cứ tính thuế dựa trên thu nhập n
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhp doanh nghiệp.
- Thuế tiêu dùng: Là loại thuế có cơ sở nh thuế dựa trên giá trị ng a,
dịch vđưc tiêu thụ như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu.
- Thuế tài sản: Là loại thuế sở nh thuế giá trị tài sản của c th
nhân và pháp nhân. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng bị đánh
thuế, tùy thuc vào mc tiêu kinh tế - hội từng thời k mà mỗi quc
giasự lựa chọn các tài sản phải chịu thuế khác nhau.
c, n cứ vào biểu sut thuế
- Thuế suất toàn phần: Là loại thuế một hoặc nhiều loại thuế suất nhưng
không phân biệt đối tượng tính thuế quy mô ln hay nh, mà chỉ chu
một loại thuế suất như thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh
nghiệp.
- Thuế suất từng phần: Là loại thuế có nhiều mức thuế suất khác nhau
tương ứng vi từng đi tượng chịu thuế như lệ phí môn i, thuế thu nhập
cá nhân.
d, n cứ loại thuế suất
- Thuế sut tương đối: Là loại thuế được tính trên cơ scác thuế suất (%).
Các thuế sut này quy định thống nhất cho mọi đi tượng chịu thuế,
không phân biệt quy mô chịu thế n thuế GTGT, thuế TNDN, thuế
TTĐB,... Khi xác định số thuế phải np sẽ tính dựa vào giá tính thuế
thuế sut tương ứng.
- Thuế suất tuyệt đi: loại thuế được tính trên sở các mc thuế tuyệt
đối như thuế tài nguyên, thuế xuâts khẩu gạo, thuế xuất khẩu phân bón, ,,,
số thuế phải nộp bằng số lượng đơn vchịu thuế nhân với mức thuế tuyệt
đối tương ứng.
1.4 Vai trò của thuế
- Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nưc
- Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ
- Thuế công cụ điều a thu nhập, thực hiện công bằng hội trong
phân phối
- Thuế là công cụ kiểm tra kiểm st hoạt đng kinh doanh
| 1/3

Preview text:

I. Khái quát chung về thuế: 1.1 Khái niệm:
- Về phương diện phátp luật: Thuế là khoản tiền mà cá nhân và tổ chức bắt buộc
phải đóng góp theo nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước theo luật định để đáp ứng
các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì phúc lợi của toàn xã hội, vì sự phát triển của đất nước.
- Về phương diện kinh tế: Thế được hình thành ở quá trình phân phối và phân
phối lại tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.
Hiện nay, khái niệm thuế đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau:
Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với
các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung.
1.2 Đặc điểm cơ bản của thuế.
- Thuế là khoản thu mang tính bắt buộc: Đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc được
thực hiện dựa trên pháp luật thuế do nhà nước ban hành. Các doanh nghiệp phải
có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trong luật quản lý thuế có quy
định các biện pháp xử phạt, cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát
sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Do đó, đối tượng
nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả
thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng
nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm
hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế.
- Thuế không mang tính bồi hoàn trực tiếp: Trước khi thu thuế, Nhà nước không
hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế,
Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Tuy
nhiên một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các
hàng hóa công cộng, bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, chi xây
dựng cơ sở hạ tầng, và tòa án, viện kiểm soát, hệ thống quân đội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, bảo đảm cuộc sống cho mọi người; chi cho hệ thống giáo dục,
nghiên cứu khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; chi
cho hệ thống an sinh xã hội, chi hỗ trợ đảm bảo công bằng cho mọi người. 1.3 Phân loại thuế:
a, Căn cứ vào phương thức đánh thuế - Thuế trực thu
Là loại thuế đánh trực tiếp vào khoản thu nhập hoặc tài sản của các đối
tượng nộp thuế. Thuế trực thu có đặc điểm là đối tượng nộp thuế cũng chính là
đối tượng chịu thuế.
Ở nước ta hiện nay, thuế trực thu bao gồm:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân,
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất... - Thuế gián thu
Là loại không trực tiếp đánh vào thu nhập hoặc tài sản của đối tượng nộp thuế
mà gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa dịch vụ khi lưu thông trên thị trường.
Ở nước ta hiện nay, thuế gián thu bao gồm: - Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu,...
b, Căn cứ vào cơ sở đánh thuế
- Thuế thu nhập: Là loại thuế có căn cứ tính thuế dựa trên thu nhập như
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế tiêu dùng: Là loại thuế có cơ sở tính thuế dựa trên giá trị hàng hóa,
dịch vụ được tiêu thụ như thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu.
- Thuế tài sản: Là loại thuế có cơ sở tính thuế giá trị tài sản của các thể
nhân và pháp nhân. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng bị đánh
thuế, tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ mà mỗi quốc
gia có sự lựa chọn các tài sản phải chịu thuế khác nhau.
c, Căn cứ vào biểu suất thuế
- Thuế suất toàn phần: Là loại thuế có một hoặc nhiều loại thuế suất nhưng
không phân biệt đối tượng tính thuế có quy mô lớn hay nhỏ, mà chỉ chịu
một loại thuế suất như thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thuế suất từng phần: Là loại thuế có nhiều mức thuế suất khác nhau
tương ứng với từng đối tượng chịu thuế như lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân.
d, Căn cứ loại thuế suất
- Thuế suất tương đối: Là loại thuế được tính trên cơ sở các thuế suất (%).
Các thuế suất này quy định thống nhất cho mọi đối tượng chịu thuế,
không phân biệt quy mô chịu thế như thuế GTGT, thuế TNDN, thuế
TTĐB,... Khi xác định số thuế phải nộp sẽ tính dựa vào giá tính thuế và thuế suất tương ứng.
- Thuế suất tuyệt đối: Là loại thuế được tính trên cơ sở các mức thuế tuyệt
đối như thuế tài nguyên, thuế xuâts khẩu gạo, thuế xuất khẩu phân bón, ,,,
số thuế phải nộp bằng số lượng đơn vị chịu thuế nhân với mức thuế tuyệt đối tương ứng. 1.4 Vai trò của thuế
- Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước
- Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô
- Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối
- Thuế là công cụ kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh