Khái quát về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Văn Lang
Khái quát về tín ngưỡng sùng bái tự nhiên - Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Văn Lang giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (hd555)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1.2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên
-Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển
của con người. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là sự sùng bái, thiêng
hóa các hiện tượng thiên nhiên qua đó thể hiện ước vọng, niềm
cầu mong mưa thuận gió hòa, cây cối xanh tốt. Vì người Việt sống
chủ yếu bằng nghề lúa nước, cho nên sự gắn bó, phụ thuộc vào tự
nhiên lại càng bền chặt hơn. Việc cùng lúc phải phụ thuộc vào
nhiều yếu tố tự nhiên dẫn đến việc người Việt theo tín ngưỡng đa
thần, tức là cùng một lúc thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.
-Tín ngưỡng này được thể hiện thông qua tục thờ các hiện tượng
tự nhiên. Người Việt từ thời xa xưa vẫn luôn tôn trọng và đề cao
yếu tố nữ cùng với chất âm tính của văn hóa nông nghiệp đã dẫn
đến việc đồng nhất các vị thần với Nữ thần. Vì thế mà số lượng nữ
thần trong văn hóa của người Việt luôn chiếm ưu thế. Nổi bật nhất
là các bà Mây, bà Mưa, bà Sấm, bà Chớp. Sau này khi Phật giáo
du nhập vào Việt Nam thì nhóm nữ thần này trở thành hệ thống
tín ngưỡng thờ Tứ Pháp – bốn vị thần tự nhiên có ảnh hưởng quyết
định đến đời sống nông nghiệp. Đó là bốn vị: Pháp Vân (thần
Mây), Pháp Vũ (thần Mưa), Pháp Lôi (thần Sấm), Pháp Điện (thần Chớp).
-Từ việc thờ các nữ thần mà hiện thân là các hiện tượng tự nhiên,
theo thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện, đây là hình thức sơ
khai cho đến các hình thức phát triển cao hơn là Mẫu tam phủ, tứ
phủ. Khi nói đến tín ngưỡng thờ Mẫu phải nói đến các hình thái
diễn xướng như âm nhạc, hát chầu văn, hát bóng, hầu bóng và lên đồng.
-Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên còn có tục thờ động vật và thực vật.
Các loại động vật mà người dân Việt thờ phụng thường là những
loài vật liên quan đến sông nước, nông nghiệp như: chim, rắn, cá
sấu…Những loài vật biểu trưng cho sức mạnh như: chim hạc,
rồng, rùa, hổ cũng xuất hiện trong đời sống của người Việt trên
những kiến trúc chạm khắc, điêu khắc ở đình chùa…Đối với các cư
dân sống ở ven biển họ có tục thờ cá để cầu mong những chuyến
ra khơi thuận lợi, có cuộc sống ấm no bình yên. Ngoài ra, tục thờ
ngựa và thờ voi cũng rất phổ biến trong các đền, chùa ở Việt Nam.
-Thực vật được tôn sùng nhất chính là cây lúa, tín ngưỡng thờ thần
lúa có mặt trên khắp cả nước, từ vùng của người Kinh cho đến các
dân tộc thiểu số. Ngoài cây lúa ra, người dân Việt cũng thờ một số
loại cây xuất hiện sớm như cây Cau, cây Đa, cây Dâu…