Kịch Bản Lão Hạc - Tài liệu tổng hợp

Trong gian nhà nhỏ của lão Hạc, lão đang tỉ tê với cậu Vàng: Lão Hạc: Được ba năm rồi đấy. Có khi được 4 năm. Bố cậu mà về, bố cậu lấy vợ thì cậu chỉ có đường chết thôi cậu Vàng ạ. Cậu Vàng kêu lên. Lão Hạc lại tiếp tục: Lão Hạc:Này để ông nói cho mà nghe nhớ. Bố cậu về ý, ý là bố cậu làm đám cưới là sẽ đem cậu ra thịt, có hiểu không? Ông mà đưa con chó này cho bố cậu là cậu chỉ có đường chết thôi cậu vàng ạ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Môn:

Tài liệu Tổng hợp 1.3 K tài liệu

Trường:

Tài liệu khác 1.4 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 3 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kịch Bản Lão Hạc - Tài liệu tổng hợp

Trong gian nhà nhỏ của lão Hạc, lão đang tỉ tê với cậu Vàng: Lão Hạc: Được ba năm rồi đấy. Có khi được 4 năm. Bố cậu mà về, bố cậu lấy vợ thì cậu chỉ có đường chết thôi cậu Vàng ạ. Cậu Vàng kêu lên. Lão Hạc lại tiếp tục: Lão Hạc:Này để ông nói cho mà nghe nhớ. Bố cậu về ý, ý là bố cậu làm đám cưới là sẽ đem cậu ra thịt, có hiểu không? Ông mà đưa con chó này cho bố cậu là cậu chỉ có đường chết thôi cậu vàng ạ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

137 69 lượt tải Tải xuống
Trong gian nhà nhỏ của lão Hạc, lão đang tỉ tê với cậu Vàng:
Lão Hạc: Được ba năm rồi đấy. Có khi được 4 năm. Bố cậu mà về, bố cậu lấy vợ
thì cậu chỉ có đường chết thôi cậu Vàng ạ.
Cậu Vàng kêu lên.
Lão Hạc lại tiếp tục:
Lão Hạc:Này để ông nói cho mà nghe nhớ. Bố cậu về ý, ý là bố cậu làm đám cưới
là sẽ đem cậu ra thịt, có hiểu không? Ông mà đưa con chó này cho bố cậu là cậu
chỉ có đường chết thôi cậu vàng ạ.
Cậu Vang vẫy đuôi.
Lão Hạc : À cậu mừng à, cậu vẫy đuôi à, vẫy đuôi thì ông cũng giết, cho cậu chết.
Lão Hạc mắng yêu.
Cậu Vang kêu rên inh ỏi.
Lão Hạc vỗ về:
Lão Hạc: À không à không không. Ông không giết cậu Vàng của ông đâu nhờ. Cậu
Vàng của ông ngoan lắm, ông để nuôi, ông không cho giết.
Nói rồi lão Hạc quay xuống chỗ cậu Vàng nói:
Lão Hạc: Ông muốn ra ngoài hít thở không khí, đi cùng ông.
Lão Hạc: Đi ra ngoài về, cậu vàng ăn nốt cơm đi nhớ, nhày mai ông cho cậu Vàng
ăn thật nhiều cơm. Được không cậu Vàng?
Nói rồi lão Hạc đi ra ngoài cất giọng Lão Hạc: “Thằng Mực, Xiên hai đứa vào
đây”
Thằng Mực, Xiên: Lão gọi gì chúng tôi vậy.
Cậu Vàng đang ăn dỏng tai lên nghe.
Lão hạc: “Ngày mai, hai đứa đến đây, đúng thời điểm này, tôi sẽ cho cậu Vàng ăn
cơm, hai đứa bắt nó, nhớ đừng để nó đau nhé.
Thằng Mực, Xiên:Lão cứ nói nhiều, chuyện này để chúng tôi giải quyết là xong
ngay ý mà.
Lão quay vào rồi lại quay ra tâm trạng rối bời.
Cảnh 2: Sáng hôm sau
Thằng Mực, Xiên: Lão Hạc ơi, lão có nhà không vậy?-
Lão Hạc: Hai đứa đến rồi à?
Quay vào chỗ cậu Vàng:
-Vàng ơi, bữa cơm đã hứa từ hôm qua, ăn đi cậu Vàng.
Nói rồi hai thằng xông vào bắt cậu Vàng. Nói rồi bọn nó đưa tiền và nói:
-Tiền của lão đây, lão nhớ giữ cẩn thận vào.
Chuyển cảnh.
Lão Hạc đi sang nhà ông giáo:
Lão Hạc: Ông giáo có nhà không ạ?
Ông Giáo: Ô lão Hạc à, vào nhà đi.
Ông Giáo từ trong nhà vọng ra
Ngồi lên sập lão nói:
Lão Hạc: Tôi bán cậu Vàng rồi, khốn nạn, nó có biết gì đâu.
Lão cứ khóc mãi.
Lão Hạc : Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Ông giáo: ( mặt ngạc nhiên ) : Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?
Lão Hạc: ( gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch như sắp khóc )
Ông giáo: ( nhìn lão hạc ái ngại) : Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?
Lão Hạc : (bật khóc) : Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi
gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng
Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế
là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn
chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống
nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ
lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già
bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa
nó!
Ông giáo : ( vỗ nhẹ vào người lão an ủi ) : Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì
đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp
cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!
Lão Hạc : (gượng cười) : Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá
kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người
như kiếp tôi đây chẳng hạn! ông giáo : Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng
tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống
phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai,
uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!
Lão Hạc : ( vẻ mặt trang nghiêm) : Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn
nhờ ông giáo giúp cho một việc. ông giáo : Việc gì thế cụ?
Lão Hạc : Chuyện là thế này, ông giáo ạ!
Lão Hạc : Con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu
đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay.Lão nhờ ông trông coi hộ mảnh
vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện
thứ hai là lão muốn gửi ông giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút
hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng
biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho,
thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.
Ông giáo: ( trầm ngâm suy nghĩ ,nghĩ thầm ) Quái lạ ! Lão Hạc vốn là người khái
tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những
chuyện hệ trọng như thế?!
Ông giáo : Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế
nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?!
Lão hạc : ( giọng năn nỉ ) Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận
cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm!
Ông giáo : ( ra vẻ băn khoăn ) : Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ
mai lấy gì mà ăn
(Lão hạc ) :(xua tay) Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin
phép ông giáo, tôi về!
Ông giáo : Vâng! Cụ lại nhà!
(Người dẫn truyện ) Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn
theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng
đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang,
rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất
quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng
tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ
màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi.
Ông giáo : (lắc đầu, lẩm bẩm một mình) Rõ khổ!
Chuyển cảnh:
Ông giáo qua nhà binh Tư, một người làm nghề ăn trộm
Ông giáo: Chào anh binh Tư.
Binh Tư: Chào ông giáo, dạo này khỏe chứ? Sao trông trầm ngâm vậy? Có chuyện
gì hay sao?
Ông giáo: (Ngồi xuống) Tôi đang lấn cấn chuyện lão Hạc đó binh Tư ạ. Chả là
hôm trước lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết
văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về
thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông
coi cho nó. Mà có đồng nào, lão nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì lão lấy gì mà ăn? Tôi
cũng đã thỉnh thoảng ngấm ngầm giúp lão, nhưng lão hình như lão cũng biết vợ tôi
không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một
cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...
Binh Tư: (Bĩu môi) Ôi giời! Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế,
nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó...
Ông giáo: (Trố to đôi mắt, ngạc nhiên) Cái gì cơ? Sao lão lại làm thế?
Binh Tư: (Thì thầm) Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định
cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Ông giáo: Trời ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.
Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người
nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...
Vậy mà bây giờ cũng theo gót binh Tư đây để có ăn ư?
Binh Tư: Này! Tôi biết tôi không phải loại người tốt đẹp gì nhưng ít nhất thì ông
giáo cũng đừng có nói toẹt ra thế được không?
Chuyển cảnh
Lão Hạc đang ngồi trong nhà, trên tay cầm nắm bả chó
Lão Hạc: (Thở dài, nghĩ thầm) Thiết nghĩ thì mình cũng già rồi, có sống thêm nữa
thì cũng chẳng được gì, vừa ăn lạm vào số tiền mình dành giụm bao năm cho thằng
con mình, vừa làm phiền tới hang xóm láng giềng, đặc biệt là ông giáo. Chưa kể…
Lão Hạc: (Kêu lên) Cậu Vàng ơi! Ông thành thật xin lỗi cậu! Khi thằng con ông đi
đồn điền cao su, cậu là người duy nhất ở bên ông trong cái tuổi xế chiều này, vậy
mà ông lại nỡ lòng phản bội cậu. Đây có lẽ là thứ duy nhất ông có thể làm bây giờ
để tạ lỗi với cậu…
Nói xong, lão Hạc cho nắm bả chó vào miệng
Một lúc sau
Dân làng 1: (Đi qua, tình cờ ngó vào nhà lão Hạc) Ơ kìa, cụ Hạc đấy à? Này! Cụ
làm sao thế? Mọi người ơi! Cụ Hạc có chuyện rồi!
(Mọi người bắt đầu nhốn nháo chạy sang)
Chuyển cảnh
Ông giáo ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên
nhà lão Hạc. Ông mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn
xao ở trong nhà. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc
xệch, hai mắt long sòng sọc
Ông giáo: (xồng xộc chạy vào.) Cụ Hạc, cụ Hạc ơi! Tôi đây, ông giáo đây! Cụ làm
sao thế này? Cụ Hạc! Cụ Hạc!!
Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy
lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai
giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội.
Dân làng 1: Rốt cuộc ông cụ chết vì cái gì mà trông kinh khủng vậy nhỉ?
Dân làng 2: Chả biết nữa, nhưng dữ dội thật.
Ông giáo: (Nghĩ thầm) Có lẽ nào, là do nắm bả chó đấy…
Chuyển cảnh
Vài ngày sau, ở đám tang của lão Hạc
Binh Tư: (Nói thầm với ông giáo) Hóa ra đó là lí do lão mượn tôi ít bả chó nhỉ?
Tôi đã nghĩ lão quẫn quá nên tính làm liều, ai ngờ lại thành ra như thế này.
Ông giáo: Ừ. Tôi cũng đâu có ngờ.
Binh Tư: Thế nên tôi mới không ưa lão. Dù có chết nhưng lão vẫn luôn giữ cái bản
chất lương thiện và sự tự trọng của mình. Đúng là một con người đáng khâm phục.
Nói xong, binh Tư rời đi
Ông giáo: (Vẫn đứng trước mộ lão Hạc, nói nhỏ) Cụ Hạc, cụ hãy yên lòng mà
nhắm mắt. Đừng lo gì cho cái vườn của cụ nữa. Tôi sẽ cố giữ gìn cho cụ. Đến khi
con trai cụ về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn rằng: “Đây là cái vườn mà ông cụ
thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi
một sào”.
| 1/6

Preview text:

Trong gian nhà nhỏ của lão Hạc, lão đang tỉ tê với cậu Vàng:
Lão Hạc: Được ba năm rồi đấy. Có khi được 4 năm. Bố cậu mà về, bố cậu lấy vợ
thì cậu chỉ có đường chết thôi cậu Vàng ạ. Cậu Vàng kêu lên. Lão Hạc lại tiếp tục:
Lão Hạc:Này để ông nói cho mà nghe nhớ. Bố cậu về ý, ý là bố cậu làm đám cưới
là sẽ đem cậu ra thịt, có hiểu không? Ông mà đưa con chó này cho bố cậu là cậu
chỉ có đường chết thôi cậu vàng ạ. Cậu Vang vẫy đuôi.
Lão Hạc : À cậu mừng à, cậu vẫy đuôi à, vẫy đuôi thì ông cũng giết, cho cậu chết. Lão Hạc mắng yêu. Cậu Vang kêu rên inh ỏi. Lão Hạc vỗ về:
Lão Hạc: À không à không không. Ông không giết cậu Vàng của ông đâu nhờ. Cậu
Vàng của ông ngoan lắm, ông để nuôi, ông không cho giết.
Nói rồi lão Hạc quay xuống chỗ cậu Vàng nói:
Lão Hạc: Ông muốn ra ngoài hít thở không khí, đi cùng ông.
Lão Hạc: Đi ra ngoài về, cậu vàng ăn nốt cơm đi nhớ, nhày mai ông cho cậu Vàng
ăn thật nhiều cơm. Được không cậu Vàng?
Nói rồi lão Hạc đi ra ngoài cất giọng Lão Hạc: “Thằng Mực, Xiên hai đứa vào đây”
Thằng Mực, Xiên: Lão gọi gì chúng tôi vậy.
Cậu Vàng đang ăn dỏng tai lên nghe.
Lão hạc: “Ngày mai, hai đứa đến đây, đúng thời điểm này, tôi sẽ cho cậu Vàng ăn
cơm, hai đứa bắt nó, nhớ đừng để nó đau nhé.
Thằng Mực, Xiên:Lão cứ nói nhiều, chuyện này để chúng tôi giải quyết là xong ngay ý mà.
Lão quay vào rồi lại quay ra tâm trạng rối bời. Cảnh 2: Sáng hôm sau
Thằng Mực, Xiên: Lão Hạc ơi, lão có nhà không vậy?-
Lão Hạc: Hai đứa đến rồi à? Quay vào chỗ cậu Vàng:
-Vàng ơi, bữa cơm đã hứa từ hôm qua, ăn đi cậu Vàng.
Nói rồi hai thằng xông vào bắt cậu Vàng. Nói rồi bọn nó đưa tiền và nói:
-Tiền của lão đây, lão nhớ giữ cẩn thận vào. Chuyển cảnh.
Lão Hạc đi sang nhà ông giáo:
Lão Hạc: Ông giáo có nhà không ạ?
Ông Giáo: Ô lão Hạc à, vào nhà đi.
Ông Giáo từ trong nhà vọng ra Ngồi lên sập lão nói:
Lão Hạc: Tôi bán cậu Vàng rồi, khốn nạn, nó có biết gì đâu. Lão cứ khóc mãi.
Lão Hạc : Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
Ông giáo: ( mặt ngạc nhiên ) : Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?
Lão Hạc: ( gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch như sắp khóc )
Ông giáo: ( nhìn lão hạc ái ngại) : Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?
Lão Hạc : (bật khóc) : Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi
gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng
Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế
là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn
chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống
nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ
lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già
bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Ông giáo : ( vỗ nhẹ vào người lão an ủi ) : Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì
đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp
cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!
Lão Hạc : (gượng cười) : Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá
kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người
như kiếp tôi đây chẳng hạn! ông giáo : Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng
tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống
phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai,
uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!
Lão Hạc : ( vẻ mặt trang nghiêm) : Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn
nhờ ông giáo giúp cho một việc. ông giáo : Việc gì thế cụ?
Lão Hạc : Chuyện là thế này, ông giáo ạ!
Lão Hạc : Con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu
đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay.Lão nhờ ông trông coi hộ mảnh
vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện
thứ hai là lão muốn gửi ông giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút
hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng
biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho,
thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.
Ông giáo: ( trầm ngâm suy nghĩ ,nghĩ thầm ) Quái lạ ! Lão Hạc vốn là người khái
tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những
chuyện hệ trọng như thế?!
Ông giáo : Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế
nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?!
Lão hạc : ( giọng năn nỉ ) Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận
cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm!
Ông giáo : ( ra vẻ băn khoăn ) : Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn
(Lão hạc ) :(xua tay) Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về!
Ông giáo : Vâng! Cụ lại nhà!
(Người dẫn truyện ) Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn
theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng
đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang,
rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất
quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng
tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ
màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi.
Ông giáo : (lắc đầu, lẩm bẩm một mình) Rõ khổ! Chuyển cảnh:
Ông giáo qua nhà binh Tư, một người làm nghề ăn trộm
Ông giáo: Chào anh binh Tư.
Binh Tư: Chào ông giáo, dạo này khỏe chứ? Sao trông trầm ngâm vậy? Có chuyện gì hay sao?
Ông giáo: (Ngồi xuống) Tôi đang lấn cấn chuyện lão Hạc đó binh Tư ạ. Chả là
hôm trước lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết
văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về
thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông
coi cho nó. Mà có đồng nào, lão nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì lão lấy gì mà ăn? Tôi
cũng đã thỉnh thoảng ngấm ngầm giúp lão, nhưng lão hình như lão cũng biết vợ tôi
không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một
cách gần như là hách dịch. Và lão cứ xa tôi dần dần...
Binh Tư: (Bĩu môi) Ôi giời! Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế,
nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu. Lão vừa xin tôi một ít bả chó...
Ông giáo: (Trố to đôi mắt, ngạc nhiên) Cái gì cơ? Sao lão lại làm thế?
Binh Tư: (Thì thầm) Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định
cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
Ông giáo: Trời ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.
Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người
nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...
Vậy mà bây giờ cũng theo gót binh Tư đây để có ăn ư?
Binh Tư: Này! Tôi biết tôi không phải loại người tốt đẹp gì nhưng ít nhất thì ông
giáo cũng đừng có nói toẹt ra thế được không? Chuyển cảnh
Lão Hạc đang ngồi trong nhà, trên tay cầm nắm bả chó
Lão Hạc: (Thở dài, nghĩ thầm) Thiết nghĩ thì mình cũng già rồi, có sống thêm nữa
thì cũng chẳng được gì, vừa ăn lạm vào số tiền mình dành giụm bao năm cho thằng
con mình, vừa làm phiền tới hang xóm láng giềng, đặc biệt là ông giáo. Chưa kể…
Lão Hạc: (Kêu lên) Cậu Vàng ơi! Ông thành thật xin lỗi cậu! Khi thằng con ông đi
đồn điền cao su, cậu là người duy nhất ở bên ông trong cái tuổi xế chiều này, vậy
mà ông lại nỡ lòng phản bội cậu. Đây có lẽ là thứ duy nhất ông có thể làm bây giờ
để tạ lỗi với cậu…
Nói xong, lão Hạc cho nắm bả chó vào miệng Một lúc sau
Dân làng 1: (Đi qua, tình cờ ngó vào nhà lão Hạc) Ơ kìa, cụ Hạc đấy à? Này! Cụ
làm sao thế? Mọi người ơi! Cụ Hạc có chuyện rồi!
(Mọi người bắt đầu nhốn nháo chạy sang) Chuyển cảnh
Ông giáo ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên
nhà lão Hạc. Ông mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn
xao ở trong nhà. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc
xệch, hai mắt long sòng sọc
Ông giáo: (xồng xộc chạy vào.) Cụ Hạc, cụ Hạc ơi! Tôi đây, ông giáo đây! Cụ làm
sao thế này? Cụ Hạc! Cụ Hạc!!
Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy
lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai
giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội.
Dân làng 1: Rốt cuộc ông cụ chết vì cái gì mà trông kinh khủng vậy nhỉ?
Dân làng 2: Chả biết nữa, nhưng dữ dội thật.
Ông giáo: (Nghĩ thầm) Có lẽ nào, là do nắm bả chó đấy… Chuyển cảnh
Vài ngày sau, ở đám tang của lão Hạc
Binh Tư: (Nói thầm với ông giáo) Hóa ra đó là lí do lão mượn tôi ít bả chó nhỉ?
Tôi đã nghĩ lão quẫn quá nên tính làm liều, ai ngờ lại thành ra như thế này.
Ông giáo: Ừ. Tôi cũng đâu có ngờ.
Binh Tư: Thế nên tôi mới không ưa lão. Dù có chết nhưng lão vẫn luôn giữ cái bản
chất lương thiện và sự tự trọng của mình. Đúng là một con người đáng khâm phục. Nói xong, binh Tư rời đi
Ông giáo: (Vẫn đứng trước mộ lão Hạc, nói nhỏ) Cụ Hạc, cụ hãy yên lòng mà
nhắm mắt. Đừng lo gì cho cái vườn của cụ nữa. Tôi sẽ cố giữ gìn cho cụ. Đến khi
con trai cụ về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn rằng: “Đây là cái vườn mà ông cụ
thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”.